Tin tức Việt

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Tố Hữu, Nhà Thơ Biết Tiên Tri

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tố Hữu, Nhân Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Trung Quốc


(Đại thi hào Tố Hữu, Nguyên Phó Thủ Tướng VNDCCH, Uỷ Viên Trung Ương Đảng –


Trích Tập Thơ Gió Lộng – Xuất bản 1961 tại Hà Nội -)


(GNA: Tuần này, xin giới thiệu bài Thoát Á Luận của Yukichi đã thay đổi tư duy của cả một dân tộc để xây dựng một nước Nhật ngày nay. Khoảng 100 năm sau, nhà tư tưởng Tố Hữu cũng viết những bài thơ gây nhiều hiệu ứng tương tự. Đó là Việt Nam ngày nay.)


BacHo-ToHuu1234-11195


Đường Sang Nước Bạn


Đường sang nước bạn chiều xuân

Con tàu liên vận vui chân dặm trường

Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường

Song song đôi mặt như gương với hình

Bên ni biên giới là mình

Bên kia biên giới cũng tình quê hương…


Chào Trung-quốc, giang sơn hùng vĩ,

Quê Hồng-quân Vạn Lý Trường Chinh!

Hồn các anh xưa, những người chiến sĩ,

Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.

Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam-Ninh,

Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi,

Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi,

Vai làm thang, lưng làm cầu.

Rừng thẳm sông sâu,

Không thể gì ngăn được!

Ôi tiếng sáo Ly Quê thuở trước,

Hồng-quân đi đến đâu

“Sông phải rẽ nước,

Núi phải cúi đầu”


Các anh đi, lay động địa cầu.
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ,

Máu Xô-viết mới đầm đià đất Nghệ.

Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người,

Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời.

Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi!


Từ ấy, đã biết bao đèo suối,

Chúng tôi đi, theo lối các anh đi,

Mười lăm năm trường kỳ kháng chiến,

Như các anh đã đi, đã đến,

Như các anh, giành biển, giành trời,

Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi,

Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội.
Hôm nay tôi đi từ Hà Nội,

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Con tàu đưa tôi đến Trung-hoa:

Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất,

Ồ tất cả của ta đây, sướng thật !


Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay

Cuốn hồn ta như tỉnh như say,

Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép

Đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp.
Ôi buổi bình minh dày dọc đường

Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương,

Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết,

Ngạt ngào đồng xanh mịn phấn hương.

Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy,

Hoa đào đôi bím nở trong sương.

Làng hay phố đó, tường vôi mới,

Băng đá tan trên dòng Trường-giang…

Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi,

Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi!

Em mặc áo hoa, cúi đi hài ấm,

Em nói em cười má em đỏ thắm;

Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành,

Phơi phới đời em cao vút như dương xanh.


Trung-quốc đó: Sức thanh xuân bừng dậy,

Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy

Mấy nghìn năm đày đọa tháp Lôi-phong

Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng!

Trung-quốc đó: Bàn tay nào huyền diệu

Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu,

Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn,

Như mặt người tươi dần những đường nhăn,

Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy,

Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!

Văn Thiên Tường ơi!

Nếu anh sống lại

Đến bến bờ Bột-hải

Thăm Sơn-hải-quan

Anh sẽ không còn khóc mãi

Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông

Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng

Đắp Trường Thành Vạn Lý

Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị

Khắp công trường rộn rã như ong

Vui chồng vui vợ

Vai gánh vai gồng

Bạt núi khơi sông
Mùa đông không lạnh nữa

Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm

Cướp thời gian thay búa thay liềm!

Ôi hai chữ Tự-do: Đôi hài vạn dặm,
Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm

Tôi đã trông, tôi đã thấy: Nơi đây

Hai mươi năm nhảy vọt một ngày

Sáu trăm triệu bàn tay: Một núi

Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi!

Quang vinh thay Đảng những con người

Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm trời


“Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng”


Mao Trạch Đông!

Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng

Đẹp như một ngọn cờ Hồng

Trên mặt người, mặt đất mênh mông.


Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó

Một tia lửa nhỏ

Trong xóm nhỏ Tương-đàm (a)

Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam

Thành ngọn lửa hôm nay: Trung-quốc !

Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc,

Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười

Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người.


Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa

Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả!


Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao

Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!


******************************************


(a) Tương-đàm: Quê hương Mao chủ tịch.


(b) People’s Liberation Army của Trung Quốc khai sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1927




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

18 tác phẩm videography rất độc đáo

Nguồn tin: dohoavn

18 tác phẩm videography rất độc đáo


VideoGraphy là 1 thể loại nghệ thuật kết hợp giữa ĐỘNG và TĨNH của một bức ảnh và Video . Với thể loại này, người làm ra nó phải biết khéo léo để kết hợp giữa 2 yếu tố trong 1 khung cảnh, thường thi tác phẩm vừa được chụp và vừa được quay, sau đó đem vào vi tính để xử lý kỹ xảo , và tác phẩm cuối cùng bạn sẽ thấy là một sản phẩm kết hợp độc đáo giữa Photo và Video


Hôm nay Dohoafx.com xin mời bạn xem 18 tác phẩm VideoGraphy độc đáo này







































The post 18 tác phẩm videography rất độc đáo appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

15 photoshop action làm hiệu ứng rỉ sáng đẹp mắt

Nguồn tin: dohoavn

15 photoshop action làm hiệu ứng rỉ sáng đẹp mắt


Hiệu ứng này sử dụng rất hiệu quả với các ảnh chân dung thời trang , nó đưa vào bức ảnh của bạn 1 nguồn sáng theo kiểu ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào sensor của máy ảnh, gây ra hiện tượng cháy màu (hay xảy ra trên máy phim) , nhưng khi ta áp dụng hiệu ứng này vào ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ có những ấn tượng bất ngời cho ảnh của bạn THÔNG TIN SẢN PHẨM



  • 100% Customizable

  • All adjustment layers

  • Will work and scale to any image

  • Does not destroy the image. It is left untouched

  • Tested on hundreds of images before release

  • Hướng dẫn sử dụng action


lightleakspromo-o mainpromoleaks2-o mainpromoleaks3-o mainpromoleaks-o


TẢI FILE ACTION NÀY TẠI Ô SAU


The post 15 photoshop action làm hiệu ứng rỉ sáng đẹp mắt appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Giáo trình học vẽ chiến binh robot sexy

Nguồn tin: dohoavn

Giáo trình học vẽ chiến binh robot sexy


Bạn chắc hẳn đã xem nhiều tác phẩm vẽ tay trên thiết bị kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Painting , hôm nay Dohoafx.com xin giới thiệu với bạn đọc một giáo trình dạy vẽ một chiến binh robot trên phần mềm Photoshop , kèm theo đó là các loại brush dùng để phụ trợ trong việc vẽ và 1 file PSD kết quả của tác giả . Nếu bạn là người yêu thích vẽ trên Photoshop hoặc là người đang học vẽ, thì đây là một giáo trình không thể bỏ qua.


Giáo trình học vẽ chiến binh robot sexy


Giáo trình học vẽ Digital Art này dài 3 giờ 20 phút với chất lượng HD rõ nét . Bạn hãy chuẩn bị một con chuột thật nhạy hoặc 1 bảng vẽ điện tử (table của wacom hoặc genius) để hỗ trỡ vễ dễ dàng hơn . Mời bạn xem giáo trình sau






DOWNLOAD THƯ VIỆN BRUSH VÀ PSD KÈM THEO BÀI HỌC


The post Giáo trình học vẽ chiến binh robot sexy appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Bản chất của thành công

Nguồn tin: Walking Alone

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.


***


Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.


Ban chat cua thanh cong Bản chất của thành công


Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?


Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.


Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?


Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.


Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.


Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.


Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!


Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.


Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.


Hà Minh Ngọc




WalkingAlone Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Trí tuệ của kẻ ngốc

Nguồn tin: Walking Alone

Con người đúng là cần đến trí tuệ, nhưng nghĩ quá nhiều rất dễ sợ đầu sợ đuôi, cuối cùng mất đi dũng khí tiến lên phía trước, sẽ bị rơi xuống vực thẳm.


***


Ngày xửa ngày xưa, có một ngọn núi vàng, dẫn vào núi chỉ có duy nhất một con đường: cầu dây sắt.


Những người vào núi đào vàng trước đây qua qua lại lại rất nhiều, chẳng mấy chốc cây cầu đã bị hỏng, chỉ còn lại đúng một sợi xích sắt đung đưa, bên dưới cây cầu là vực thẳm sâu hàng vạn trượng. Thế nhưng không ít người bất hạnh đã vượt qua cây cầu này để đi đào vàng. Và cũng rất nhiều người rơi xuống vực thẳm.


Một hôm, có một kẻ ngốc và một người thông minh phải đi qua cây cầu này để vào trong núi đào vàng.


Kẻ ngốc hăm hở giẫm lên sợi xích sắt, lảo đảo bước lên cầu. Người thông minh đứng ở bên cạnh quan sát, trán vã mồ hôi: sợi xích sắt nhỏ thế này, bất cẩn một cái là rơi ngay xuống vực thẳm, tan xương nát thịt như chơi, quá nguy hiểm!


Nhưng kẻ ngốc trên cầu đâu có nghĩ ngợi nhiều như thế, mắt của anh ta vẫn đang nhắm đến ngọn núi vàng, một lòng nghĩ đến chuyện đào vàng, anh ta vẫn lảo đảo qua được cầu an toàn. Chẳng bao lâu sau, anh ta quay lại, trên vai vác một túi vàng nặng trĩu.


Người thông minh vô cùng ngưỡng mộ, đắn đo giây lát, cuối cùng không thể cưỡng lại được sức cám dỗ của vàng, anh ta liền đi lên cây cầu sắt.


tri tue cua ke ngoc Trí tuệ của kẻ ngốc


Sau khi lên cầu, hai mắt anh ta cứ dán chặt vào sợi xích sắt, chỉ sợ bất cẩn sẽ rơi xuống vực. Nhưng dường như, sợi xích sắt cứ cố tình chống đối với anh ta nên lắc lư rất mạnh. Người thông minh lại nhìn xuống vực thẳm hun hút kia. Dường như anh ta có thể thấy rất nhiều bộ xương trắng, đôi chân anh ta bất giác run lên không sao kiểm soát được.


Anh ta muốn bất chấp tất cả để tiến lên phía trước như kẻ ngốc nọ, nhưng không sao kiểm soát được nỗi sợ trong lòng mình. Anh ta sợ hãi tột độ, định quay trở lại nhưng đôi chân đã không nghe theo lệnh của anh ta nữa. Cuối cùng, người thông minh sợ đến mức toàn thân mềm nhũn, sẩy chân, ngã xuống vực thẳm.


—–

Con người đúng là cần đến trí tuệ, nhưng nghĩ quá nhiều rất dễ sợ đầu sợ đuôi, cuối cùng mất đi dũng khí tiến lên phía trước, sẽ bị rơi xuống vực thẳm.


Nhiều lúc, chúng ta cũng cần như kẻ ngốc, liều mạng, bất chấp tất cả, gạt bỏ hết tạp niệm, một lòng một dạ hướng đến mục tiêu, quyết đoán tiến về phía trước, nhẹ nhàng hướng đến thành công.




WalkingAlone Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Xem bộ ảnh thời trang sáng tạo của Macke

Nguồn tin: dohoavn

Bộ ảnh thời trang sáng tạo của Macke


(Dohoafx.com) Trong lĩnh vực ảnh thời trang có rất nhiều thể loại cho bạn khám phá, tuy nhiên phần nhiều vẫn thiên về thể loại ảnh chân dung và chụp thời trang ứng dụng cho sản phẩm. Hôm nay dohoafx.com xin giới thiệu đến bạn đọc một số tác phẩm của Macke về phong cách sáng tạo trong ảnh thời trang chân dung , có thể xem qua nó, bạn sẽ có chút gì đó thay đổi về cái nhìn nhiếp ảnh của mình, mời bạn xem qua 3 bộ ảnh sau


img2_src_8883425 img2_src_8883426 img2_src_8883427 img2_src_8883428 img2_src_8883429 img2_src_8883430


The post Xem bộ ảnh thời trang sáng tạo của Macke appeared first on Đồ họa và nhiếp ảnh Việt Nam.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Hai bờ sông, hai cuộc sống

Nguồn tin: Walking Alone

Nó không hiểu, trong trí óc non trẻ không hiểu, dượng và má có quan hệ như thế nào, chỉ thấy má ôm dượng, nói yêu, rồi khoác tay dượng như hồi đó hay làm với cha vậy. Thằng Thẹo thì học theo mấy bà trong xóm, nói má theo trai, rồi nó quay qua nhìn em nó, vẻ cũng không hiểu, hai anh em lè lưỡi, quên khuấy chuyện trong đầu, đua nhau coi ai chạy nhanh nhất.


***


Thằng Thẹo và thằng Chỏm sinh ra và lớn lên ngay miền sông nước, quanh năm nghe tiếng nước rúc rích thành lời ru. Cha nó là người tận cù lao An Bình, gặp má nó tại một phiên chợ nổi ở Cần Thơ, hai người bén duyên, cha nó người miền tây rám nắng vạm vỡ, còn má được người ta khen là bông bưởi miệt vườn. Đám cưới nghèo, vài mâm cơm, có gia đình hai bên, trời đất chứng cho đôi vợ chồng trẻ. Má nó bỏ con đò quang gánh, bỏ miền Cần Thơ tráng lệ theo cha về cù lao mà sống.


Cuộc sống nghèo cực khổ, nhưng cha chưa để má phải cực một ngày nào: “Bây biết không? Thằng Út nó đi làm quần quật, làm sức của ba bốn người làm, nó không để má bây làm một việc gì…” Bà nội nhai trầu bỏm bẻm rồi ngồi kể lại trong nước mắt.


Nhưng, duyên trời đứt gãy, cha nó qua đời khi thằng Chỏm mới được ba tuổi, thằng Thẹo năm tuổi nhỏ dại, cha bỏ mà ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Má thằng Chỏm là một phụ nữ đẹp, trước giờ sống trong thương yêu cưng chiều của cha, hầu như người phụ nữ ấy, khi mất đi chỗ dựa duy nhất, thế giới hoàn toàn sụp đổ trước chân. Có lẽ, không chịu nổi sự cô đơn, hoặc người đàn bà kia muốn đi thêm một bước để tìm trụ cột cho mình, ít lâu sau, chừng bốn năm sau cha nó mất, nhang tàn khói lạnh, má nó lấy người đàn ông xóm trên, đã từng có vợ. Dượng nó là một người đàn ông không hề biết tới, cuộc đời ông ta chỉ rong ruổi theo những gánh hát dọc theo miền tây, hoặc họa chăng, cũng đi buôn bán, ít khi nào ở nhà. Ngay cả người vợ ông ta khi trước, dân xóm làng chỉ biết là người phụ nữ mảnh khảnh, tóc dài quá lưng, chỉ được gặp trong một buổi ông đưa về, giới thiệu là vợ, rồi ít lâu sau đó, ông về một mình và nói đã thôi vợ. Không hiểu sao má gặp được dượng, chỉ biết, khi thằng Chỏm và thằng Thẹo chọi chim ngoài ruộng về, một người đàn ông cao to, có râu quai nón, hai mắt sụp lại, bàn tay gân guốc nổi lên đang đứng trước nhà nội bưng khay rượu, trà. Rồi thằng Chỏm thấy bà nội khóc, má nó cũng khóc, bà nội gật đầu một cái, từ đó, người đàn ông lạ đó đưa má nó và anh em nó lên xóm trên, người mà má nó ép nó: ” Từ rày phải kêu dượng nghe chưa!”


hai anh em Hai bờ sông, hai cuộc sống


Từ đây muốn về nhà nội, đi qua một con sông rất rộng, đứng bên này sông, nhìn qua bên kia, chỉ thấy một màu nước đục của phù sa, chỉ thấy xanh um của những rặng dừa nước. Thằng Chỏm nhớ nội lắm! Thằng chỏm nhớ cô Ba lắm, nhớ cả cái Mén hay rủ chơi đồ hàng. Còn thằng Thẹo nhớ cái ná chim của nó ở nhà cũ, cái nhà lá mà ngày đi, dượng châm lửa đốt đi. Cha nó được má mang về đây thờ, lâu nay, cũng ít thấy má nhang khói cho cha. Thằng Chỏm bắt đầu khóc, còn thằng Thẹo, nó muốn khóc, nhưng anh mà, không lẽ em khóc nó cũng khóc theo? Nó giả bộ làm người lớn, ôm em:


- Mày nín đi! Ít bữa tao lớn, tao mượn ghe chèo cho mày về nội chơi nghen?


- Chừng nào anh hai lớn?


- Không lâu đâu, nín đi, con trai khóc như mấy đứa con gái quá.


- Út không phải gái! Út nhớ nội thôi!


- Nhớ thì cũng nín. Khóc mít ướt quá trời. Đi, tao với mày đi hái lá dừa xếp cào cào chơi.


Phải dụ đến độ đó, thằng Chỏm mới thút thít, nín khóc hẳn, lon ton chạy sau lưng anh nó. Trước mắt nó, cuộc sống là một màu hồng tươi đẹp, còn những chuyện khác, nó chưa hề bận tâm đến. Mỗi tối, hai anh em ngủ ở chai bếp sau nhà, còn má ngủ trong phòng với dượng. Nhiều khi đang ngủ mà quơ tay trúng củi than trong lò, sáng ra hai anh em nó như hai ông Táo chui khỏi bếp vậy. Dượng nó lại tiếp tục đi theo những gánh hát, những buôn lái làm ăn xa. Hầu như mùa trăng mới về một lần, má nó ở nhà khi không có dượng thì đi đánh tứ sắc với mấy bà trong xóm. Chỏm không biết má nó đánh tứ sắc khi nào, mà cũng không biết, má nó sao bỏ cả hai anh em đói meo ruột mà đi chơi. Nó thấy lạ. Kể từ ngày nó qua đây với má, má nó thay đổi hẳn đi rất nhiều. Hồi còn bên nhà cũ, má hay ôm thằng Chỏm vào lòng mà nựng yêu: ” Mặt y chang cha mày vậy đó!” mỗi lần nó đi chọi chim hay coi ruộng với nội về, má luôn để phần cơm trắng cho nó, giục nó ăn đi kẻo nguội. Còn nay, thậm chí nó nói nó đói, má nó quát nhặng lên: ” Đói tự đi nấu mà ăn! Hai đứa mày lớn rồi chứ nhỏ đâu bắt tao hầu hoài!” Rồi má xách cái giỏ nhỏ, lân la đi chơi tứ sắc hoặc bài Tây với mấy bà không công rỗi nghề. Thằng Thẹo đi đào khoai hoang, lùi vào rơm nướng lên, chia cho em nó một củ lớn, còn nó ăn củ nhỏ. Ăn xong, chúng nó lại đứng ở mẩu đất nhô ra sông bên này, nhìn sang bên kia, nhìn về những ngày còn nội và những ngày còn được thương yêu.


Dượng về, kéo theo những ngày kinh hoàng về đến. Dượng nói phải ở nhà một thời gian dài, dạo này công an lùng quá. Nghe má nói loáng thoáng, dượng buôn thuốc từ biên giới qua. Còn thằng Chỏm ngồi co ro dưới bộ ván nghe chuyện. Dượng nó chỉ nằm ở nhà, suốt ngày phơi bụng trên bộ ván hút thuốc phì phèo, nghe mấy bài cải lương rồi chiều lại cùng má đi chơi tứ sắc, bài Tây. Nó không hiểu, trong trí óc non trẻ không hiểu, dượng và má có quan hệ như thế nào, chỉ thấy má ôm dượng, nói yêu, rồi khoác tay dượng như hồi đó hay làm với cha vậy. Thằng Thẹo thì học theo mấy bà trong xóm, nói má theo trai, rồi nó quay qua nhìn em nó, vẻ cũng không hiểu, hai anh em lè lưỡi, quên khuấy chuyện trong đầu, đua nhau coi ai chạy nhanh nhất.


Sập tối, dượng về, còn má chắc vẫn mê ở lại. Ông ta lao ngay xuống bếp giở hết nồi này đến nồi kia, sáng má nó không hề đi chợ nấu cơm. Nói đoạn, mắt ông ta đỏ ngầu như máu, quay qua hầm hực với anh em nó:


- Hai đứa mày ở nhà sao không biết nấu cơm?


- Dạ…má hay nấu. Tụi con hổng biết nấu…


- Đồ vô dụng y chang thằng cha yểu mạng của mày!


Dượng nắm toẹt cái cổ áo thằng Thẹo rồi kéo tay thằng Chỏm sền sệt lên nhà trước. Ông ném thằng Thẹo xuống bộ ván, rồi xách thằng Chỏm lên theo. Từ sau tủ thờ, ông rút ra cây roi da dài, xước, lăm le đến gần. Thằng Thẹo ôm em nó, ôm cứng, còn thằng Chỏm lơ ngơ, chưa biết gì xảy ra cả. Ông ta bắt đầu vụt, chỗ nào cũng vụt, vừa vụt vừa chửi trên đầu từ nội xuống tới cha, những lời thô tục cay độc nghiến sâu vào tâm hồn của thằng Thẹo. Nó sợ đau, nhưng nó sợ bị chửi hơn sợ đau, nó ngước nhìn bài vị cha mãi không ngớt, nó rớt nước mắt, cha nó có lỗi gì? Thằng Chỏm bị trúng hai roi do anh nó không ôm trọn được nó, khóc thét lên vì đau. Càng khóc, dượng càng mạnh tay hơn, có lẽ, trong mắt ông ta, hai anh em nó là những cái gai cần được rút bỏ.


Ngày hôm sau, và những ngày sau nữa, thằng Thẹo phải lau dọn quét tước nấu cơm, nó không để thằng Chỏm làm, nó thương em nó quá. Những chiều, dọn cơm lên cho má với dượng ăn xong, phần thừa, mới đến lượt nó ăn. Hầu như cơm thừa không nhiều, vét mãi được một chén hơn, nó đưa em nó một chén, còn nó ăn lửng còn lại. Nhìn em nó cắm đầu ăn lấy ăn để, thằng Thẹo thương em đứt ruột! ” Trời ơi! Phải chi cho con lớn đủ cầm nổi cây sào, con sẽ đưa thằng Chỏm về nội!” Nói đoạn, nó quay đi ra ngoài sau hè, khóc tức tưởi, thấy đau đau trong lòng. ” Hèn quá! Nhục quá!”


Người ta lại đồn, hồi má nó có thằng Chỏm được một, hai tuổi, trong một lần về thăm ngoại ở Ninh Kiều, má nó gặp dượng, rồi sinh tư tình, đến khi cha nó mất mới đến chính thức với nhau. Thằng Chỏm ngồi co ro ở gốc mít sau nhà, nghe thằng Thẹo kể, mà nó thấy mang máng hiểu. Nghĩa là khi cha còn sống, má đã qua lại với người đàn ông này rồi. Thằng Thẹo thì tức, tay nó nắm chặt hình nắm đấm, gân cổ nổi lên, mặt đỏ tía như gà chọi: ” Cha hiền quá nên má mới vầy! Chứ thử như ông Chín xóm dưới, bà vợ ra đường lén phén cái là bị trói liền thì má đâu như vầy.” Nó vừa nói vừa đưa tay ngắt lá mít, một hồi, lá mít đầy dưới chân, mủ dính tay đen ngòm. Má nó- một người đàn bà không giữ trọn đạo nghĩa phu thê, không giữ trọn bổn phận làm mẹ thiêng liêng, nhưng thằng Chỏm, vẫn muốn được sà vào lòng má như ngày nào, được má hôn khắp mặt, má nó thơm lắm! Mùi thơm mà không phải người nào cũng có. Rồi nó dựa gốc mít gác tay lên trán như người lớn, nó bắt đầu suy tư nhiều, bảy tuổi, đáng lẽ nó được đi học, được yêu thương, nhưng cuộc sống nó đã sớm nhuốm màu thua thiệt và éo le.


Hai anh em nó ăn đòn roi nhiều hơn ăn cơm, mỗi lần dượng nó đến sau tủ thờ, thằng Chỏm bắt đầu khóc, còn thằng Thẹo, sợ run nhưng không thể khóc trước mắt em nó. Má thấy anh em nó bị đánh mấy lần, lúc đầu, cũng nói đỡ, rồi sau đó, má bầu em Yến, má phớt lờ luôn hai đứa: ” Hai thằng này như giặc trời! Phá như toi! Đánh cho nó chừa!”. Thằng Chỏm ngồi thắc mắc với anh nó:


- Hai ơi! Sao má không bênh nữa?


- Má có bầu, má mệt. Mà tao với mày phá quá má không bênh nữa chứ gì.


- Má có em Yến rồi hổng thương Út nữa hả Hai?


- Bậy, má mệt thôi. Chứ má thương mày lắm Út.


Thằng Chỏm dựa vào anh nó ngủ, lâu lâu, những vết thương gặp gió xót, thằng Chỏm khẽ rùng mình, nhưng thằng Thẹo xoa xoa, nó ngủ tiếp. Cả đêm, thằng Thẹo nhai lá thuốc đắp cho em, vừa nhai vừa khóc thầm. Phải chi có nội, nội đã lao vào ôm anh em nó lại, hồi đó cha đánh, nội ôm cháu vừa suýt xoa vừa chửi cha. Cha đánh yêu, đánh khẽ bằng cây roi nhỏ nhưng tần mẫn gọt kĩ nhẵn bóng, cha sợ dầm trong cây đâm vào thịt con. Nó muốn về bên nhà nội, nhưng, con sông dài quá, còn nó thì nhỏ quá, nó bơi qua thì được, còn thằng Chỏm thì sao? Không lẽ để em nó ở lại. Nghĩ một hồi, nó nằm xuống cạnh em, đưa tay vuốt tóc cháy vàng hung của em nó.


Thằng Chỏm mê bắt ếch, bồ tọt, nó dầm tàn cây mưa về bệnh nằm sốt run cầm cập. Má đi đánh bài, dượng thì đi qua nhà mấy ông hàng xóm nghe chim hót. Thằng Thẹo lấy hết áo anh em nó trong túi, choàng lên người em, vẫn nghe thằng Chỏm nói lạnh. Nó sốt ruột quá! Em nó chưa được ăn gì ngoài chén cơm hôm qua đến tận giờ. Ngoài sau bếp, dượng sai nó luộc con gà tý có mấy ông qua nhậu, nước sôi sùng sục, gà chín mềm, nó run quá! Nó muốn xé cho em nó một miếng ăn, nhưng biết là ăn xong, nó và thằng Chỏm bị một trận nhừ tử. Nó làm sao đây? Em nó phải làm sao đây? Nó đứng dậy, tiến gần bếp, tay nó run run mở nắp nồi, gà thơm quá, thịt mềm, da vàng bóng lưỡn, nó đưa tay vào nồi, nồi đang rất nóng, xé vội cái đùi rồi chạy nhanh lên nhà, đưa vào tay em nó:


- Mày ăn đi! Đi ra ngoài mà ăn! Ăn xong qua cô Tám xin miếng lá thuốc uống. Đi đi.


Thằng Chỏm như đói ăn, suốt cả năm qua đây nó chưa được thấy miếng ngon, nay có nguyên đùi gà đang nóng hổi, nó chụp vội, bàn tay nó dơ chụp lên miếng ăn cũng bẩn theo, nó không hỏi anh nó đâu ra, nó lao vội ra ngoài, ngoài trời đang mưa lâm râm, chạy một đoạn xa, nó ngồi chồm hổm dưới trời mưa mà ăn ngấu nghiến cái đùi, mưa xói vào miếng thịt lạnh tanh, nhưng, nó vẫn ngồm ngoàm cho vào miệng một cách ngon lành…


*****


Cô Tám cho nó miếng lá thuốc đắng ngòm rồi châm đèn lên cho ấm. Nhìn nó, xót xa:


- Sao mày không về nội mà ở? Ở đây làm gì cho người ta hành hạ?


- Hai nói hai lớn, hai chèo ghe cho anh em về nhà.


Cô Tám thở dài. Phận con ghẻ con lạnh thì mười đứa, chín đứa bị hất hủi. Cô Tám nhìn thằng nhỏ ốm tong, duy đôi mắt rất sáng, ngồi co ro trên ghế tre đưa tay hơ vào cây đèn lấy ấm mà thấy chạnh lòng. Phận phụ nữ, cô cũng thương lòng trắc ẩn cho người mẹ cô đơn tìm chốn dựa, nhưng, cô cũng ghét cho người mẹ sống buông theo người mới mà nới đi nghĩa tình chồng cũ, ngay cả con mình, còn không dám thương yêu. Cơm sôi réo dưới bếp, cô xới một chén to, gắp cho nó một con cá vàng ươm:


- Nè, ăn đi. Sau này có đói thì qua tao cho ăn.


Nó nhìn chén cơm, nhìn rất lâu, rồi bẽn lẽn ngỏ lời:


- Cô Tám cho con xin gói về nghen. Nãy con ăn còn no lắm.


- Mày gói về chi cho nguội, ăn được ăn luôn đây đi.


- Con gói về cho Hai của con. Chắc Hai chưa được ăn gì. Nghen cô Tám!


Tự dưng, cô Tám rớt nước mắt. Cô thương nó quá chừng! Cô đưa tay quệt nước mắt lén, rồi dằn giọng:


- Con ăn đi. Cơm còn nhiều lắm. tý Tám gói về cho Hai con một túi.


Nghe đến đó, thằng Chỏm mừng ra mặt, nó cầm đũa lên và cơm một cách ngon lành. Cô Tám ngồi vá lại những mảnh áo rách lớn, rồi đưa nó đùm cơm gói trong lá chuối, nó cảm ơn rối rít, ôm bọc cơm trong lòng như vàng, rồi đi khỏi, cô Tám nhìn theo đến khi nào, không còn thấy bóng nó thì mới vào nhà.


*****


Thằng Chỏm lén lút ngó vào gian nhà trước, ngay trước bài vị cha nó, dượng rút cây roi da ra vụt vào thằng Thẹo. Mặc cho thằng Thẹo khóc thét, quỳ xuống lạy lấy lạy để, trong cơn say, ông ta vẫn mạnh tay mà đánh bất kể chỗ nào: mặt, đầu, tay, chân, lưng rướm máu lằn theo từng vết roi. Thằng Chỏm sợ lắm! Nó rớt nước mắt mà không biết làm sao kéo anh nó ra khỏi đó, cũng tại nó, cũng do nó nên thằng Thẹo mới bị đánh.


- Chỏm! Mày làm gì ngoài đó?


Nó giật mình, dượng đi liêu xiêu cầm chặt cây roi da trên tay tiến ra cửa, ông ta vừa đi vừa chửi rủa không ngớt lời. Thằng Chỏm bắm chặt cột nhà, tay nó bấu chặt đến nỗi, đầu ngón tay bắt đầu chảy máu.


- Chạy đi Chỏm! Mày chạy ngay đi!


Thằng Thẹo đang nằm bẹp dưới gạch, máu của nó chảy tứa ra từ các vết roi, nó hét lên, đưa sức lực cuối cùng vẫy tay cho em nó chạy. Thằng Chỏm nhìn anh nó, lấy hết sức bình sinh chạy thật nhanh đến tủ thờ, nhảy thót lên kéo bài vị cha nó xuống, ôm vào lòng, rồi quay ra cổng, cắm đầu chạy. Nó chỉ biết chạy, chạy và chạy, những viên sỏi trên đường đâm, cắt vào bàn chân trần non nớt của nó đau điếng, nhưng nó biết, nếu nó dừng lại, thì số phận nó cũng giống như anh nó. Chiều sụp hẳn, bóng nó khuất dần sau bụi tre kéo dài…




WalkingAlone Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Yêu thương không lời

Nguồn tin: Walking Alone

Hôm nay là ngày họp phụ huynh cho Tí, mẹ tất tưởi chạy sang nhà hàng xóm mượn đôi dép lành lặn để mang, tự nhiên Tí thấy xấu hổ quá. Dép mẹ cũ lắm rồi, đứt cả rồi , thế mà chẳng bao giờ mẹ nghĩ đến việc sẽ mua một đôi dép mới, thời buổi này còn đi mượn dép, Tí thấy nhà mình nghèo đến thế là cùng.


Tí học lớp tám, cái tuổi bắt đầu cảm thấy ngượng ngùng với chúng bạn. Biết nhà mình nghèo, Tí cũng giản dị lắm, đâu có đua đòi gì. Tí chỉ sợ bọn bạn nhìn thấy mẹ, mẹ chẳng bao giờ biết chăm chút cho bản thân, tối ngày đầu tắt mặt tối. Mẹ đạp chiếc xe đạp cà tàng đến trường, chiếc xe lạc lõng giữa những hàng xe máy sang trọng. Mẹ cũng lạc lõng giữa các bà mẹ khác của các bạn cùng lớp, mẹ không tô son, mẹ mặc chiếc áo sơ mi cũ bạc màu, và mẹ đi đôi dép mượn…Giữa muôn cái tên đẹp đẽ mĩ miều, nào Thanh Hương, nào Mĩ Ly, Lệ Hằng…tên Tí quê mùa đến vô cùng, Nguyễn Thị Tí, mẹ nghĩ làm sao mà đặt tên xấu đến thế, bà ngoại bảo lúc nhỏ Tí ốm yếu, nghe người ta bảo đặt tên xấu sẽ dễ nuôi nên mẹ mới đặt như vậy để hi vọng Tí mạnh khỏe hơn, thế nhưng Tí vẫn không chấp nhận vì cái tên nghe xấu quá. Là con gái, tên đẹp cũng quan trọng lắm chứ, mẹ thật chẳng biết gì cả. Cô giáo nói về công nghệ thông tin mà mẹ cũng chẳng biết là gì, mẹ lạc hậu dữ! Tí xấu hổ, rồi đâm ra trách mẹ,Tí chán mẹ lắm, Tí ước ao có một người mẹ khác trí thức, giàu có và sang trọng.


Tí ngã xe đạp bị trầy xước tay chân, mẹ nhìn thấy liền bật khóc, mẹ chỉ hỏi bị làm sao rồi nước mắt ngắn dài, mẹ không nói được một câu an ủi, Tí cáu với mẹ


- Con bị đau không khóc thì thôi, mẹ có đau đâu mà khóc dữ rứa, mẹ nín đi, khóc lóc thấy mệt!


Mẹ không nói, cái tính ít nói của mẹ cứ làm Tí thấy bực, mẹ lẳng lặng đi lấy dầu xoa cho Tí.


Tí thầm trách ông trời thật bất công, Tí cũng xinh xắn dễ thương đó chứ, học hành thì có thua ai đâu, vậy mà sinh ra nhằm gia đình nghèo rớt mồng tơi, mẹ thì lem lút , lam lũ, chẳng bao giờ nói được một lời ngọt ngào rằng ” mẹ yêu con” hay biết con đạt học sinh giỏi cũng không khen một tiếng, chỉ dặn thằng út noi gương chị mà học thôi. Mẹ con Na thưởng ngay cho nó một chuyến đi biển, Tí thấy mà thèm. Tại nhà Tí nghèo, Tí cũng biết thế, nhưng vẫn buồn và trách mẹ , ước gì mẹ giàu hơn thì Tí cũng sướng hơn rồi, thế là với Tí, nghèo là cái sai của mẹ.


Trưa, gà le te gáy, Tí cuộn mình trong chiếc chăn mỏng nghĩ ngợi, Tí chẳng thích ngủ trưa, thế mà ngày nào mẹ cũng bắt phải ngủ cho được ba mươi phút, Tí chui vào mền, bật đèn pin đọc truyện, mãi rồi mẹ đưa đi khám, mắt Tí cận đến một độ rưỡi, phải đeo đôi kính chần ngần. Phải chi nghe lời mẹ ngủ đi thì đâu ra nông nỗi này, Tí thấy mình cũng lì lợm quá, gà lại gáy le te, Tí ngủ thiếp đi…


Yeu Thuong Khong Loi Yêu thương không lời


Xình …xịch…chiếc ô tô trắng bóng loáng dừng nơi cổng làng, người đàn bà bước xuống, đôi giày cao gót màu đen, đôi chân trắng ngà thon thả trong chiếc váy bó màu đen, áo vest cũng màu đen và mái tóc búi cao gọn gàng sang trọng. Bà mang cái tuí xách cùng tông với màu xe, cũng láng bóng. Bà bước đi, mùi giàu sang thoảng trong làn gió. Cả làng nhìn theo, bà đi đâu thế? Bà qua bờ kênh, vào nhà Tí, ai đấy nhỉ? Mắt thằng út tròn xoe, mắt Tí cũng tròn xoe.


- Đây có phải nhà bà Hoa không?


Mẹ đang làm bếp liền vội vả chạy ra đón khách, mẹ mang đôi dép nhựa cột đầy dây thép, quần mẹ vẫn còn xăn tới gối, áo cánh mẹ mặc thấm mùi mồ hôi mặn chát, tóc mẹ đầy tro bếp. Một khoảng sân, hai con người đối lập nhau đến đau lòng! Tí thấy thương mẹ quá, cả đời mẹ chưa bao giờ được mặc vest, chưa bao giờ mẹ có giày cao gót để đi…


Mẹ mời khách vô nhà, bà khách giàu nói gì đó với mẹ rất nhỏ, rồi mẹ gọi


- Tí! Ra đồng cắt cho mẹ mấy gùi rau lang!


Tự nhiên mẹ sai đi cắt rau lang, Tí chẳng thích, Tí còn chưa biết bà nhà giàu là ai, đến nhà Tí làm gì cơ mà, mẹ lại dục:


- Tí! Nhanh đi con!


Tí ngúc ngoắc mang giỏ ra ruộng, hình ảnh bà khách giàu vẫn mông lung trong đầu


Thoắt cái, Tí quay về với một giỏ rau đầy, chiếc ô tô trắng vẫn còn trước cổng làng, Tí đặt giỏ rau xuống, lại sờ soạn, ngắm nghía chiếc xe, từ nhỏ đến giờ Tí chưa được đi ô tô, chắc là sướng lắm, ghế kia chắc là êm lắm, bao giờ nhà Tí mới có một chiếc như thế? Chắc chẳng bao giờ, Tí nghĩ ngợi, Chắc ông Ba Bành giàu nhất làng còn chưa đủ tiền mua nỗi, huống chi nhà Tí ăn ba bữa cũng chẳng đủ no.


- Chị Tiiii..í! chị Tí ơi!


Thằng cu út chạy như ma đuổi ra đồng, giọng như năn nỉ


- Chị Tí đừng đi, ở lại với út, với má nghe chị!


- Ơ cái thằng ni, hâm vừa thôi, đi mô mà đi?


Tí chẳng hiểu gì cả, cũng chẳng nghĩ ra điều gì,


- Về thôi! Khiêng rau giúp Tí !


Hai chị em khiêng giỏ rau qua bờ kênh trước nhà, thằng út thút thít, méo oẹt


- Bà kia, hức…bà kia nói đem chị ..hức.. đi …hức…!


Tí không đáp, kéo em đi thật nhanh, về nhà để xem chuyện gì đang xảy ra. Tí vừa về thì mẹ gọi vào, Tí vòng tay lễ phép đứng bên mẹ, mẹ nghẹn ngào:


- Tí! Đây là mẹ ruột của con!


Tí ngẫn người, như chưa nghe rõ những điều mẹ nói, bà nhà giàu mắt đỏ hoe nhìn Tí làm thân, Tí nhìn bà rồi nhìn mẹ, mẹ không nhìn Tí, mẹ vẫn lau nước mắt, bà khách ngọt ngào:


- Ta về đây xin mẹ con cho ta đón con đi, về phố với ta con sẽ có điều kiện học hành hơn, ta sinh ra con mà chưa nuôi con được lấy một ngày, ta muốn bù đắp…


Mắt Tí hiện ra một khung cảnh thành phố phồn hoa, Tí được ở trong một ngôi nhà cao tầng sang trọng, có đầy đủ mọi thứ, Tí được đưa đến trường bằng chiếc ô tô trắng , Tí có một người mẹ giàu sang…rồi Tí nhìn lại ngôi nhà mình đang ở, mái tôn đã rỉ rét lợp trên giàn cột kèo sắp mục, mưa thì dột mà nắng thì nóng bức, vách gỗ mối mọt lỗ chỗ trông đến thảm. Chiếc xe đạp cà tàng mẹ thường đi bán rau lang nằm bên góc, chiếc xe ấy Tí cũng dùng để đi học…Nơi Tí đến sẽ làm thay đổi cuộc đời Tí, người phụ nữ xưng là mẹ ruột kia sẽ làm thay đổi cuộc đời Tí. Tí tự hỏi rằng mình có tham không? Có tham phú phụ bần? Rồi tự trấn an mình, bà kia là mẹ ruột Tí cơ mà, đó là những gì đúng ra Tí được hưởng, và chẳng phải đó là điều Tí mơ ước từ lâu sao? Nhưng mà sao Tí lại đau thế này? Nước mắt Tí chảy xuống, Tí không khóc nấc lên như mọi khi, Tí thấy nghẹn cứng nơi cuốn cổ, rồi Tí nói với bà khách:


- Giá mà mẹ con và cu út cũng được đi!


Bà khách sững sờ, mẹ cũng sững sờ, thằng cu út đứng nép bên vách nảy giờ cũng hiểu rằng chị Tí của nó không hề muốn xa mẹ và nó, không hề muốn hưởng hạnh phúc một mình. Chiều buồn như chưa bao giờ buồn như thế.


- Hãy đi với mẹ của con, bà ấy là người sinh ra con, bà ấy có quyền mang con đi, và bà ấy sẽ cho con một cuộc sống tốt đẹp – mẹ sụt sùi.


- Không! Mẹ là người nuôi con lớn, mẹ mới có quyền quyết định cuộc đời con – tí cứng đầu cãi lại.


- Mẹ chỉ nuôi giúp mẹ con thôi, vốn dĩ con không thuộc về nơi này!con đi đi!


- Mẹ đuổi con đó sao?


- Ừ, mẹ không cần con nữa!


Mẹ quay mặt đi, không dám nhìn vào mắt Tí, vì mẹ đang nói dối, Tí biết mẹ rất đau đớn trong lòng, như cái ngày cha đi, mẹ đã cứng rắn, dứt khoác để cha đi theo người đàn bà khác mà không hề níu kéo, để rồi sau đó mẹ bị sốc và ốm, phải nằm viện gần một tháng trời, rồi mỗi lần nhớ cha, mẹ lại đóng cửa khóc một mình, Tí biết hết, biết tất cả.


Mẹ tự tay xếp áo quần cho Tí rồi lôi Tí ra đầu làng, chiếc ô tô trắng và người đàn bà giàu có đã đợi ở đấy, chiếc xe nổ máy xình xịch, thằng út chạy theo khóc thảm thiết, Tí khóc đến nỗi không còn sức để kháng cự, tay mẹ mạnh đến vô cùng. Mẹ đẩy Tí vào xe, xe đóng cửa rồi chuyển bánh, nhìn lui, Tí thấy mẹ ngồi ôm mặt khóc giữa đường, mẹ gầy hanh hao, tóc mẹ búi rối, mẹ mang đôi dép nhựa cột đầy dây thép.


Tí hét toán lên, đập vào cửa xe ầm ầm:


- Không! Con không muốn! Mẹ ơi!


Tất cả những gì giàu sang chỉ là xa hoa vô nghĩa, Tí chẳng còn mơ đến nữa, Tí chỉ muốn mẹ, người đã nhịn ăn để Tí được ăn no, nhịn mặc để Tí có quần áo mới đi học, người đã khóc nức nở khi Tí bị ngã trầy hết tay chân, người đã lam lụng quên cả bản thân mình vì chị em Tí. Tí thương mẹ, Tí chỉ muốn mẹ thôi!


- Mẹ ! mẹ ơi!con không muốn một người mẹ nào khác nữa! Cho con về với mẹ! Mẹ ơi!


Tí hét thất thanh khi chiếc ô tô xa dần con đường làng đầy sỏi đá, bóng mẹ nhỏ dần giữa bóng chiều mênh mông đổ.


Chị Tí! Chị Tí ơi! Thằng út nắm tay Tí lay lay, Tí choàng tỉnh giấc, vẻ sợ hãi vẫn còn trên mặt. Mồ hôi rịn ra trên tráng, tóc rối lơ thơ, Tí nhảy khỏi giường chạy đi tìm mẹ.


- Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?


Mẹ đang nhổ cỏ cho vườn cải, mẹ ngẫn lên đáp lại


- Đây! Chuyện chi mà oang oang lên rứa nà?


Tí cười ngượng ngịu, buộc lại mái tóc còn rối tung


- Không có chi mô mẹ, để con nhổ cỏ với!


Mẹ mắng:


- Con gái con lứa, ngủ chừ mới chịu dậy, lười đến thế là cùng!


Mẹ mắng sao mà yêu đến thế, bây giờ Tí chỉ sợ không được nghe mẹ mắng nữa, ở bên mẹ ấm áp và hạnh phúc quá mà sao giờ Tí mới nhận ra. Tí lén nhìn mẹ, mắt mẹ sâu trũng, nhăn nheo in hằng bao lo toan vất vả, dáng mẹ gầy, tóc mẹ búi rối…mà sao Tí thấy mẹ đẹp vô cùng, đẹp hơn cả người đàn bà giàu sang lúc nảy. Tí muốn ôm chầm lấy mẹ, hôn lên má rồi thì thầm với mẹ rằng ” con thật mang tội lỗi vì đã từng ao ước có một người mẹ khác, con đã không biết rằng mẹ đã yêu thương con đến nhường nào, con xin lỗi, thật lòng xin lỗi mẹ, con không bao giờ muốn đổi mẹ để lấy bất kì một ai khác trên cõi đời này, con yêu mẹ nhiều lắm!”


- Mẹ!


Tí bất giác kêu lên, muốn nói mà chẳng thốt nên những lời yêu thương từ sâu trái tim mình.


- Chi nữa hử?- Mẹ đáp như mọi khi vẫn đáp.


Tí sợ một cái gì đó mơ hồ, hỏi như để dò la:


- Hồi mẹ sinh con, đau lắm phải không mẹ?


- Ừ! Khi mô sinh con rồi cô sẽ biết!


Tí thấy trong lòng vui quá! Mây chiều sà sà ôm lấy núi, vườn hoa cải vàng ươm, mấy chú gà con quấn quanh chân gà mẹ, Tí ước mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho mẹ, ước mẹ cũng được mặc áo vest, được ở nhà xây, và được đi giày cao gót. Tí thì thầm:


- Con đã mơ, một cơn ác mộng, mẹ ạ!


…………


Thùy Dương




WalkingAlone Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin


Nguồn Tin Mới