Tin tức Việt

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Đại Gia …Kiên Định Với OPM

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Ba lần phá sản của đại gia ‘lâu đài trắng’ Thanh Hóa

Đại gia Cao Tiến Đoan – ông chủ của TCty Đông Á – nhân vật bị răng băng rôn đòi nợ 52 tỷ giữa phố, từng xuất hiện nhiều lần trên truyền thông với hình ảnh doanh nhân thành đạt…

DSPL – Vietnamnet – 31 May 2015

Thông tin trên báo Lao động, chiều 26/5, chiếc xe Toyota Hilux BKS 89C-06820 căng băng rôn… đòi nợ xuất hiện trong khuôn viên toà nhà TCty Bất động sản Đông Á (số 11, đại lộ Lê Lợi, TP.Thanh Hoá). Băng rôn đòi nợ mang dòng chữ: “Yêu cầu ông Cao Tiến Đoan phải trả cho công ty KVS 31 tỉ và trả cho ông Cao Văn Sơn 21 tỷ”. Phía đòi nợ còn căng to ảnh đại gia Hà Nội Cao Tiến Đoan – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TCty bất động sản Đông Á rồi dán bên cạnh băng rôn.

Ngay khi xuất hiện chiếc xe có băng rôn với nội dung xưa nay ít thấy ở Thanh Hoá, rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem, chỉ trỏ. Khi một số nhà báo có mặt, chuẩn bị tác nghiệp liền bị một nhóm thanh niên xưng là bảo vệ của TCty Đông Á ngăn cản, nhóm thanh niên này đe doạ “nếu chụp ảnh sẽ bị thu máy”. Hầu hết phóng viên đều dạt ra ngoài, sau đó bí mật tác nghiệp bằng nhiều cách khác nhau.

Các lực lượng chức năng như công an, cảnh sát giao thông, dân phòng cũng có mặt kịp thời đảm bảo an ninh trật tự. Đến cuối giờ chiều, không có bất cứ vụ việc va chạm, to tiếng nào

Hai nhân vật chính của cả hai phía đòi nợ và bị đòi nợ đều là những người nổi tiếng. Đây là những người từng được truyền thông nhiều lần gọi là đại gia Việt. Đặc biệt, cả hai vị đại gia này đều có thú chơi máy bay cá nhân.

20150531081457-cao-tien-doan-1

Theo đó, phía bị đòi nợ – ông Cao Tiến Đoan – ông chủ của TCty Đông Á từng xuất hiện nhiều lần trên truyền thông với hình ảnh doanh nhân thành đạt. Dư luận biết đến ông là một người đi lên từ trẻ chăn trâu chân lấm tay bùn nhưng bằng ý chí, nghị lực ông đã vượt lên. Qua nhiều thử thách, nhiều bận trắng tay nhưng đến nay, ông là một trong những doanh nhân “chịu chơi” nhất xứ Thanh. Ông đang sở hữu toà biệt thự hoành tráng rộng hơn 50.000m2 ở xã Quảng Châu, Quảng Xương, Thanh Hoá.

Cao Tiến Đoan sinh năm 1960, ở huyện Quảng Xương – Thanh Hóa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 21 tuổi, ông Đoan quyết định thoát cảnh con trâu cái cày, từ chàng nông dân lên anh công nhân bằng con đường thợ xây và khởi nghiệp thầu xây dựng.

Tính khí mạnh mẽ, thích hứng trách nhiệm và không muốn làm chân sai vặt cho cánh thợ “ma cũ” nên chàng trai Cao Tiến Đoan khi ấy tập hợp một đội mấy chục thanh niên và được trai làng phong làm “ông cai thầu”. Nhưng do sốc nổi và thiếu hiểu biết về xây dựng như bổ trụ, xây viên gạch ngang, gạch dọc ra sao, bê tông trộn mấy cát, mấy sỏi… nên nên năm 1981 bắt đầu khởi nghiệp thì năm 1983 ông “cai thầu” Cao Tiến Đoan đã lâm vào vỡ nợ.

Ông chủ bạch dinh nổi tiếng xứ Thanh 

Năm 1984, ông Đoan khởi nghiệp lại bằng nghề sửa chữa ô tô, định đổi đời bằng “công nghiệp hoá”. Đội thợ kéo quân đi đại tu sửa chữa xe tới tận nhà cho khách. Xe sửa xong, chưa vận hành được bao lâu lại hỏng, thu được đồng nào đổ vào bảo hành đồng ấy. Cuối 1985, “ông chủ” Cao Tiến Đoan chính thức vỡ nợ lần thứ 2. Đã thiếu càng thiếu hơn, đã nợ lại nợ nhiều hơn. Ông Đoan cho biết, ngày đó sau khi dự án sửa chữa xe phá sản, ôm một đống nợ, ông lại theo bạn bè quay lại với nghề xây dựng và lại lên làm chủ lần thứ 3.

Năm 1988, ông Đoan bắt tay thi công công trình nền đường từ ngã 3 Lễ Môn đến TP Thanh Hoá. Không biết do số phận hay do trời thử thách nhưng khởi công 1988 thì 1989, đợt trượt giá vật liệu khiến ông Đoan trở tay không kịp. Ông Đoan cho biết, để thi công đoạn đường đó, ông đã phải vay vốn bằng vàng của rất nhiều người trong khi đó vàng đang từ 170.000 đồng/ 1 chỉ vọt lên 540.000 đồng/chỉ. Tình thế trên cộng với bên A chậm thanh toán đã đẩy Cao Tiến Đoan xuống vực phá sản lần thứ 3.

Cố công gắng sức để thoát nghèo, gần 10 năm, 3 lần tay trắng, nghèo chưa thoát mà còn nghèo hơn. Ngôi nhà, nơi cả gia đình sinh sống bị chủ nợ san phẳng trong 2 ngày, một bãi đất phẳng không còn dấu tích. Đó chỉ là 3 trong 7 lần Doanh nhân Cao Tiến Đoan rơi xuống vực thẳm của tiền bạc nhưng điều đáng nói là ước mơ làm giàu vẫn không hề nhụt.

Sau những lần thất bại này ông chợt nhận ra mình không đủ sức quản lý công việc và tự tìm các loại sách kinh tế, sách về quản lý, đào tạo nhân lực và đọc rất nhiều. Năm 1996, ông chính thức thành lập Cty Bất động sản – Tư vấn Xây dựng Đông Á (Đông Á) – doanh nghiệp với bộ máy và hoạt động bài bản, có định hướng chiến lược rõ ràng. Tới nay, từ số vốn vài trăm triệu, tài sản của DN đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Khởi đầu sự nghiệp, Công ty Đông Á thắng thầu cột tiếp sóng của Đài Truyền hình Thanh Hoá trên đồi Quyết Thắng trị giá 70 triệu đồng. Và sau đó nhờ vào làm ăn có uy tín, Công ty liên tiếp thắng thầu các công trình xây dựng điện, thuỷ lợi, giao thông… Tiếng tăm của Đông Á ngày càng được khẳng định, có bước phát triển mạnh mẽ với 6 xí nghiệp thành viên, đội ngũ người lao động tay nghề cao và rất chuyên nghiệp. Cũng từ những công việc đặc thù đó, dần dần Đông Á bước vào lĩnh vực bất động sản và thành công cho đến ngày hôm nay.

Doanh nhân Cao Tiến Đoan nổi tiếng không chỉ vì những thành công trên thương trường, mà còn bởi những gì ông “hưởng thụ” từ khối tài sản của mình.

 

Ông nổi tiếng với lâu đài “Bạch Dinh” sang trọng tọa lạc trên khuôn viên 50.000m2 với thiết kế sang trọng, tinh tế bằng gam màu trắng.

Trước đó, đại gia đình ông sống trong một khu biệt thự xây dựng vài tỷ đồng. Để xây dựng khuôn viên mới, Cao Tiến Đoan đã bỏ tiền mua thêm đất của nhà dân xung quanh đồng thời đập bỏ không thương tiếc ngôi nhà cũ mới qua hơn một năm sử dụng.

Doanh nhân này cũng đang ấp ủ đầu tư một dàn máy bay trực thăng để làm “taxi hàng không” phục vụ nhu cầu đi lại cho doanh nhân, khách du lịch…

Năm 2011, đại gia xứ Thanh gây sốc cho dư luận khi đặt mua về Việt Nam 4 chiếc máy bay trực thăng dưới danh nghĩa công ty Hành tinh Xanh – nơi ông là thành viên HĐQT. Trong 4 máy bay, 2 chiếc dạng cánh bằng do CH Czech sản xuất và 2 chiếc trực thăng còn lại do Mỹ sản xuất.

Ông Đoan cũng nổi tiếng với thú chơi xe cổ. Bộ sưu tầm xe của ông Đoan gồm 13 chiếc phần lớn là Mercedes. Từ chiếc xe là chiếc Mercedes cổ 190 từ những năm 50 cho đến chiếc sang trọng nhất S55 AMG.

(Theo ĐSPL)

 

The post Đại Gia …Kiên Định Với OPM appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chuyện Cây và Người

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tiền về nơi đâu?

Tác Giả : Cao Huy Huân – VOA – 29 May 2015

Mấy hôm nay, cư dân mạng xã hội chia sẻ với nhau thông tin “giật mình” về vụ chi 18 tỷ chăm sóc cây xanh tại một quận ở Cần Thơ. Tôi lập tức nhớ lại lại bài nhạc chế “tiền về nơi đâu” bằng cả sự chua chát và thấm thía về một quốc gia vừa thoát ngưỡng nghèo về mặt chỉ số kinh tế, nhưng người dân cần lao vẫn vất vả quanh năm.

cay xanh

Chăm cây xanh hay chăm “chủ” cây xanh?

 

Nhiều người cho rằng báo chí thích giật tít bẻ tựa để “câu view” hay “câu like”. Nhưng vụ 18 tỷ đổ vào việc chăm sóc cây xanh, với tôi không chỉ là một chuyện “giật mình” mà là kinh tởm. Không kinh tởm sao được khi công ty trúng thầu hơn 18 tỷ, trong khi thuê công ty ngoài thực hiện chỉ ngót 5 tỷ đồng cho một năm. Một đứa trẻ con cũng có thể thấy số tiền trúng thầu cao hơn 300% số tiền thực tế, nếu không muốn nói “phô trương” hơn một chút là 400%. Bản thân tôi xin “nhẹ tay” đặt dấu chấm hỏi về luật pháp, quy định chi tiêu và đạo đức nghề nghiệp đối với các vị quản lý số tiền hơn chục tỷ còn lại. Hơn chục tỷ tôi nhẫm tính sẽ đổi lấy được không ít nhà tình nghĩa, tình thương, học bổng cho trẻ em nghèo, công trình phúc lợi công cộng, hay hàng tá thứ khác và tôi chắc mẫm nếu các vị quan chức thực hiện thì không thiếu người dân vỗ tay hoang nghênh, có khi còn “đội” các vị lên đầu như những đấng cứu rỗi cuộc sống nghèo nàn và khốn nạn.

 

Nhưng tôi tính sao bằng các phép tính của các vị. Khi các ngành chức năng chưa giải thích cho rõ ràng tung tích hơn chục tỷ/năm, chưa tính số tiền “chăm sóc cây” nhiều năm trước đó, tôi thử tưởng tượng nếu “ai đó” sử dụng số tiền đó để phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, thì sẽ có bao nhiêu biệt thự được xây lên, xe hơi sang chảnh, nền nhà rộng tít tắp, cửa hiệu sang trọng được mở, vàng bạc đầy tủ, thậm chí là hàng tá cuộc nhậu nhẹt xa xỉ với những món ăn đắt tiền mà người dân có nằm mơ cũng chẳng dám chạm miệng hoặc sờ môi.

 

Từ đầu năm 2015, Hà Nội, Sài Gòn rộ chuyện chặt cây cổ thụ, trồng cây “vàng tâm”, vốn là những cây mỡ èo uột và yếu ớt. Trong một ngày, con đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) từ màu xanh chuyển sang màu… nắng. Cái không khí ô nhiễm nặng nề tiếng ồn, khói bụi nay mất hẳn cây xanh càng khiến đất trời oi bức và phẫn nộ thay cho dòng người vẫn lũ lượt nhích xe giữa giờ cao điểm để kiếm kế mưu sinh. Trong khi đó, những gả vốn phải nếm trải cái nắng, cái gió thì được ngồi trong những chiếc xe sang trọng được gắn máy lạnh phì phò như tiếng thở nặng nhọc của những người dân cứ mãi cắm đầu cày cấy để đóng thuế “song phẳng” cho nước nhà. Và rồi những hàng cây nằm xuống, chẳng biết số “củi” chất lượng cao ấy sẽ về đâu? Hay lại là những chiếc bàn, chiếc ghế, bộ sofa quý giá được trưng bày trong những ngôi nhà sang trọng mà Tổng thống Obama có đến thăm chắc cũng phải “thèm thuồng”.

 

Và nay đến chuyện bỏ hàng chục tỷ “chăm cây xanh” một cách vô thưởng vô phạt và khó hiểu đến mức người dân có thể tưởng tượng ra bất cứ thứ tiêu cực nào đang âm ĩ phía sau những bộ hồ sơ tuyển nhà thầu và màn “lại quả”. Đến chuyện chăm sóc, quản lý cây xanh – tưởng chừng đơn giản – mà các ngành chức năng cũng phải khiến dân đắn đo và lo nghĩ cho số phận đồng tiền xương máu mà họ cực khổ góp lại. Hơn chục tỷ, các vị không chăm sóc cây, thì các vị chăm sóc ai?

 

Văn hóa “quỹ đen”

lut ngap

Tôi phải “thán phục” nhiều quan chức nhà mình vẫn sống hoài với cái văn hóa “quỹ đen” hay “lại quả”. Dẫu biết tính quy chụp không mang đến sự tích cực tuyệt đối, nhưng xin thưa sau hàng loạt vụ “ăn kê” tương tự, như vụ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Ngân hàng Thế giới… tố quan chức Việt Nam tham nhũng, hối lộ, lập quỹ đen trong các công trình lớn, thì bản thân tôi cũng không còn đặt nhiều niềm tin về tính minh bạch phía sau những gói thầu.

 

Báo chí và chuyên gia nói hết lời, tốn không biết bao nhiêu giấy mực về chuyện minh bạch phía sau những gói thầu trong cơ chế thầu của Việt Nam hiện tại. Cơ chế đấu thầu kiểu gì mà “người mua” lại sẵn sàng chấp nhận một cái giá cao gấp 3 đến 4 lần so với giá thực? Minh bạch ở đâu khi hầu hết các gói thầu “dính nghi án tham nhũng” đều thể hiện rõ sự nhập nhằng trong chi tiêu và chồng chéo về mặt quản lý? Tại sao khi xã hội hiện đại với hàng loạt các hệ thống kế toán, chính phủ điện tử, giám sát công trình tiên tiến… thì nhiều dự án thầu tại Việt Nam vẫn “khó hiểu” về chuyện tài chính lẫn chất lượng? Để rồi dân phải chấp nhận những “ván bài” của các nhà quan, vốn tiền mất tật mang, đất nước mãi chẳng thoát được cảnh đầu tư nhiều mà dân chẳng hưởng được bao nhiêu.

 

Vào giai đoạn 2010, tôi làm việc tại một doanh nghiệp chuyên tổ chức sự kiện lớn, trong đó khách hàng là các tỉnh khu vực miền tây Việt Nam. Vốn được phân công quản lý mảng tài chính và báo giá, tôi hiểu thừa cái trò “quỹ đen” và “lại quả” của các quan nhà mình. Các sự kiện do huyện, thành phố, tỉnh đăng cai đều được rao với giá trên trời, có khi trên mức chục tỷ đồng. Và “luật chơi” cũng do các quan đưa ra, với mức 10-15%, thậm chí có khi lên đến 20-25% tổng giá trị chương trình sẽ được chuyển về tay của một vài “ông lớn” vốn có quyền quyết định ai sẽ trúng thầu. Để bù số tiền dôi ra này, doanh nghiệp được quyền “kê giá”. Ví dụ, thuê ca sĩ chục triệu đồng, doanh nghiệp nhắm mắt kê gấp ba, gấp bốn. Hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí tầm vài chục triệu, thì giá sẽ được báo là hơn trăm triệu. Thế nhưng các quan vẫn nhắm mắt ký lấy ký để, và rồi nhịp tay nhận tiền “lại quả”. Sếp tôi thỏ thẻ “phải biết điều với mấy anh quản lý”, nhất là trước và sau sự kiện; dịp lễ tết và những ngày “mấy ổng” thấy buồn. Lượng tiền dôi ra mỗi sự kiện để “lại quả” nếu ít thì vài trăm triệu, nhiều thì lên mức tiền tỷ chứ chẳng phải chuyện đùa.

 

Quyền giám sát của dân ở đâu?

 

Ở các nước lớn, kính thưa các đồng chí rằng việc giám sát tài chính rất ngặt nghèo. Hãy thử nhìn cảnh Tổng thống Obama phải làm việc không lương khi Hạ viện Mỹ không quyết chi ngân sách. Sẽ không có chuyện nhà nước cứ âm thầm chi rồi âm thầm quyết toán, để rồi khi dân biết thì mọi chuyện đã rồi. Một doanh nghiệp Mỹ lắc đầu ngán ngẫm khi kể về văn hóa “quỹ đen” của quan chức Việt. Tại Mỹ, doanh nghiệp chi bất kỳ thứ gì cũng phải có lý lo và minh chứng, trong khi “đút tiền hối lộ” thì hóa đơn đỏ đâu ra? Nhưng hãy thử không chung chi, thì hàng hóa nhập cảng sẽ cứ ì ạch mãi không ra được. Thế nên doanh nghiệp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.

 

Nhiều ý kiến đề xuất phải có cơ chế giám sát tài chính được quy định trong Hiến pháp. Nhưng bản thân tôi nghĩ “đường đi ấy còn xa”, bởi không phải dễ triệt tiêu các quan điểm của lợi ích nhóm. Nhưng nếu cứ mãi sống trong cái cơ chế chi tiêu quốc gia – vốn lấy tiền mồ hôi nước mắt của dân – thì chẳng biết đến bao giờ dân mới có quyền giám sát?

 

Cao Huy Huân

The post Chuyện Cây và Người appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Con người và lời nói

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Con người và lời nói

Alan Phan

28 March 2013

(“Nước trong thuyền lấp lánh; nước ngoài biển tối đen. Những sự thật nhỏ bé mang theo ngôn từ trong sáng; sự thật vĩ đại chỉ chứa đựng im lặng – The water in a vessel is sparkling; the water in the sea is dark. The small truth has words which are clear; the great truth has great silence.” – Rabindranath Tagore )

“Lời nói định nghĩa cá tính cùa con người và những hành động tiếp theo…” (Richard Reeves)

giao tiep

Khi tôi làm Chủ Tịch và CEO của Hartcourt, khi công ty đạt thị giá khoảng 700 triệu USD trên sàn chứng khoán Mỹ vào 1999, các thành viên của HĐQT và các nhà tư vấn gần như buộc tôi phải ghi tên vào học một lớp kỹ năng “tạo hình ảnh” (image buiding) ở Los Angeles, với giá là 20.000 USD cho 6 tháng, mỗi tuần 2 giờ.

 

Tôi phải học cách ăn nói cho đúng điệu trước công chúng và trong các buổi giao tiếp riêng; phải học cách đi đứng và kiểu trang phục nhằm gây ấn tượng; cách pha và uống rượu cũng như ăn uống như người lịch lãm và những chuyện linh tinh khác quá vụn vặt và khôi hài nhằm “làm dáng thượng lưu” để lấy sự hài lòng của mọi người (trừ tôi). Sau 2 tháng, tôi bỏ học.

 

Tôi muốn phơi bày trước thiên hạ con người thực của tôi, không phải làm một diễn viên hay con rối để lòe mắt người khác trong giây lát. Sau cùng, về lâu dài, “con người thực” của tôi mới là cá thể phải thực thi những gì mình hứa hay đặt mục tiêu; và với công ty, những con số tài chánh và tăng trưởng lợi nhuận quan trọng hơn là những bài PR trên mạng truyền thông.Tuy vậy, dù không phải là “người thượng lưu” như các đồng nghiệp mong muốn, tôi vẫn có nhiều đối tác tốt, khách hàng trung thành, nhân viên giỏi và bạn bè chân tình, thông hiểu và giúp đỡ tôi rất nhiều, nhất là khi đối diện với những khó khăn thử thách của các tình thế hiểm nghèo.

Phần lớn cho biết là họ thích “con người thực” của tôi, qua lời nói và việc làm, về lâu về dài, tạo sự tin cậy cần thiết để họ coi là “bạn, không giỏi nhưng tốt”. Quan trọng nhất là những lời nói tôi chia sẻ qua các câu chuyện hàng ngày và sự minh bạch trung thực thể hiện trong các hành động sau đó.

Một người phụ tá cũ nhận xét khi theo làm việc suốt ngày qua nhiều năm với tôi, ông để ý các câu nói tôi hay thốt ra thường xuyên nhất là:

1. Tôi không biết

Một câu chuyện khôi hài ngày xưa khi chưa có google. Mọi người dùng Bách Khoa Toàn Thư (encyclopedia) để truy cứu các dữ kiện thông tin. Một mẩu quảng cáo nhỏ trên mục rao vặt, “Cần bán bộ encyclopedia toàn tập 26 cuốn, với giá rẻ bằng 10% giá vốn. Mới lấy vợ…không cần dùng nữa vì … vợ biết mọi thứ”.

Câu nói khó nhất qua cửa miệng những người “ngu dốt” là thú nhận mình không biết. Mặc cảm và sĩ diện là 2 nhân cách hàng đầu của dân thích “nổ”, rất phổ cập với người Á châu .

Chữ “tôi không biết” thực ra giúp tôi giải hóa nhiều tình huống khó khăn.

Người đối diện thấy tôi thành thực; tôi có thì giờ thêm để tìm hiểu hay nghiên cứu sâu về một đề tài mới; và với nhân viên, ý tôi là nhắc khéo các anh chị phải lo làm việc hăng say hơn để tìm câu trả lời.

Nếu đối tác và khách hàng cho tôi là ngu dốt, tôi cũng được lợi, vì trong kinh doanh, người ta hay “thương” người ngu và sợ người “khôn”. Một giải pháp quá đẹp và đơn giản.

2. Tôi không hứa

Trong mọi cuộc thương lượng làm ăn, tôi dị ứng nhất với các lời hứa bậy. Tôi cho rằng đây là lĩnh vực nên để dành riêng cho các ngài chánh trị gia. Lời hứa quan trọng hơn vàng bạc châu báu vì khi thiên hạ mất niềm tin vào mình thì coi như mình sẽ mất tất cả. Khởi đầu với bạn bè, khách hàng, nhân viên, đối tác…rồi từ đó, tài sản, quyền lực và danh tiếng.

Cái quý giá của lời hứa bắt chúng ta phải thật hà tiện, ngay cả khi mình dự đoán chắc đến 70-80%. Tương lai chứa nhiều bất ngờ với cả trăm yếu tố ảnh hưởng kết quả ngay ở những điều nhỏ nhặt.

Một việc tầm thường như khi hẹn giờ cho các buổi họp, tôi luôn đúng giờ, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng (may mà điện thoại di động ngày nay giúp tôi báo trễ nếu gặp sự cố).

Tôi gần như không làm ăn với những đối tác luôn trễ hẹn và trong các buổi tiệc cưới, tôi thường ái ngại cho các cô dâu chú rể khi họ thề thốt là sẽ “yêu và sống với nhau suốt đời”, mặc cho giàu hay nghèo, khỏe hay bệnh, hay mọi khác biệt về tính tình hay sở thích.

3. Tôi có thể sai

Khi làm một kế hoạch kinh doanh, mọi người dựa vào những căn cơ mang tính cách định kiến, chủ quan và khó xác định độ chuẩn. Cho nên câu nói thường xuyên của tôi trong mọi trình bày, diển giải, tôi phải thòng trước và sau câu, “tôi có thể sai”.

Tôi không muốn nói ra vậy vì nó có thể giết chết hay trì hoãn phi vụ, nhưng tôi cho rằng tôi phải tôn trọng sự thông minh của đối tác và khách hàng khi cảnh báo họ điều này.                        

Khi biết nhận mình có thể sai trong các kết luận mà chỉ có tương lai mới trả lời được cũng giúp tôi chăm chỉ và cẩn thận hơn khi đặt giả thuyết hay khi thu nhặt dữ kiện.

4. Tôi xin lỗi

Tôi nhận xét thấy trong các xã hội văn minh tiến bộ, các công dân đối xử với nhau lịch sự và nói câu “xin lỗi” (sorry) rất thường xuyên. Ngay cả khi họ vô tình bước qua hay đứng trước mặt mình trong thang máy, hay xe buýt…chữ sorry được dùng thoải mái để giữ hòa khí.

Trong những chuyện lớn hơn, tôi đã từng lái xe hơn 200 cây số để đến nhà một nhân viên dưới quyền cũ để “xin lỗi” về một sai lầm trong nhân định 8 năm trước khiến anh ta phải xin thôi việc. Anh cảm động nói ngay sau sự cố, anh muốn đón đường nện tôi một trận, nhưng dằn lại. Rồi anh lại may mắn tìm được một việc làm tốt hơn. Bây giờ, chúng tôi là 2 người bạn tốt.

Khi tôi nằm đợi mổ tim 12 năm trước, tôi ghi lại tên những người mà tôi tự hứa là sẽ đi gặp và xin lỗi nếu sống sót. Sau đó, tôi đã thực hiện lời hứa, dù không liên hệ được với 1/3 tổng số.

5. Tôi cám ơn

Biết ơn là cốt lõi của bản chất con người tôi. Mỗi sáng ngủ dậy, khi thân thể không đau yếu, khi nhìn mặt trời lung linh qua bức màn, cùng tiếng chim hót, tôi cảm tạ Ơn Trên đã ban phúc lộc cho tôi sống thêm một ngày. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi ngồi thiền và nhớ lại những giúp đỡ hay kiến thức tôi đã nhận trong ngày từ người thân hay sơ, và tự nhủ lời cám ơn.

Mỗi giây phút trên thế gian, tôi cảm nhận sự nhiệm màu của Tạo Hóa, cái chân tình của những tấm lòng con người và sự thiêng liêng của một thiên nhiên trong sạch. Dĩ nhiên, đôi khi thất vọng cũng tràn đầy, với mình và với người; đôi khi phải đối diện với cái Xấu, cái Ác, cái Giả Dối, cái Vô Cảm, cái Bất Trí…nhưng những giây phút “biết ơn” phủ trùm tất cả. Tôi quên được những thất bại thua lỗ trên đường đời nhờ lòng biết ơn.

Năm câu nói như năm lời kinh, lặp đi lặp lại hàng ngày hàng giờ. Rồi mọi thứ trở thành thói quen và ăn sâu trong tiềm thức. Lớp học 20.000 USD có giá trị của nó, nhưng môn đó chỉ dành cho những ai quan tâm đến ấn tượng hời hợt bên ngoài.

Với các bạn trẻ đang tiếp nối con đường sự nghiệp kiểu của tôi, bạn chỉ cần nhắc đi nhắc lại vài ngàn lần 5 câu nói trên. Và nếu các bác lãnh đạo, đại gia…thông suốt được triết thuyết bình dân, rẻ tiền…qua 5 câu nói trên, tôi tin chắc là một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với đất nước.

Đối xử tử tế với người tử tế; và tử tế ngay cả với người không tử tế. Từ đó, tử tế hiện thực. Đối xử chân tình với người thành thực; và chân tình ngay cả với người dối trá. Từ đó, chân thành hiện thực – Treat those who are good with goodnes, and also treat those who are not good with goodness. Thus goodness is attained. Be honest to those who are honest, be also honest to those who are not honest. Thus honesty is attained. – Lão Tử)

The post Con người và lời nói appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia

Tác giả: Kami – RFA – 28 May 2015

gai viet

 

“Phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia”là một khái niệm rất thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi với mỗi người, song ở Việt nam còn ít người để ý và quan tâm. Vì ít người biết rằng, một khi phẩm giá của từng cá nhân được tôn trọng, tự khắc đất nước của mình sẽ giữ được sự tự tôn.

Khi có dịp đến các quốc gia trong khu vực, như Singapore, Malayxia, Thái lan và thậm chí cả Campuchia hay Lào thì không khó các bạn có thể gặp rất nhiều những người Việt bỏ quê hương xứ sở sang những miền đất ấy để kiếm ăn. Song qua ánh mắt của những người này, bạn dễ dàng thấy rằng họ thiếu một vẻ tự tin khi họ là người Việt nam. Những người Việt ở đó, họ làm rất nhiều nghề miễn là có tiền, có thể là buôn bán nhỏ, lao động làm thuê trong các ngành xây dựng, hay bán hàng thuê… Khó có thể biết rằng ở mỗi nơi đó có người Việt nam tất cả là bao nhiêu người, là hàng nghìn, hàng vạn hay nhiều vạn. Song chỉ biết là nhiều lắm, đi đâu cũng thấy, cũng biết qua giọng nói hay các biển hiệu ở các quán cũng như cửa hàng.

 

Thực ra, từ trước kia chứ chẳng phải bây giờ, chuyện người ta đi ra nước ngoài để kiếm việc làm hay đi làm thuê ở các nước giàu có là chuyện tương đối phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước nghèo ở khu vực này như Myanmar, Campuchia, Lào, Philippines, Việt nam hay Indonexia thậm chí cả Thái lan một quốc gia được coi khá phát triển so với Việt nam đều có người đi làm thuê ở các nước khác. Tuy nhiên đa số lao động người Thái lan đi ra nước ngoài làm thuê là họ kén nghề làm việc, họ không làm những nghề đơn giản, lương thấp như các công dân các nước khác trong khu vực thường làm, ví dụ như như người giúp việc, trông trẻ…. Mà chủ yếu họ là những lao động có tay nghề, được nhà nước đào tạo tham gia lao động trong các lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng…

 

Sở dĩ có tình trạng như trên vì Thái lan là một nước thiếu rất nhiều lao động, hàng năm Thái lan phải thuê khoảng 4 triệu lao động phổ thông từ các nước Myanmar, Campuchia, Lào, Việt nam. Với mức lương tối thiểu cho một lao động phổ thông là 300 baht/ngày (tương đương 10$ Mỹ/ngày). Chính vì thế hầu như người Thái lan không chịu tham gia các công việc lao động nặng nhọc như đánh cá, xây dựng… mà theo họ những công việc đó để dành cho lao động từ các nước Myanmar, Campuchia.

 

Nếu hiểu, mọi người khi đã sinh ra thì phải bươn trải kiếm sống để tồn tại, và sinh tồn là bản năng của con người thì mọi chuyện sẽ là bình thường. Tuy vậy, trên cuộc đời này mỗi người cũng có mỗi hoàn cảnh khác nhau, cũng bởi vì họ có các cơ hội khác nhau, đó là điều người ta thường an ủi nhau cho rằng đó là số phận. Nếu nói như thế thì chuyện người ta đi đây, đi đó kể cả ra nước ngoài để kiếm sống thì cũng là chuyện bình thường không có gì đáng nói. Tuy vậy, trong một xã hội bất công, thiếu bình đẳng và nhà nước không quan tâm đến cuộc sống của dân chúng như ở Việt nam, thì điều đó hoàn toàn đúng như nó đã và đang xảy ra.

 

Gần đây người ta bảo, có một nghề hình như là độc quyền và trở nên rất nổi tiếng của các cô gái Việt nam thời bây giờ. Đó là nghề bán dâm hay còn gọi là nghề làm đĩ. Chuyện cánh đàn ông Việt nam khi đi ra nước ngoài du lịch hay công tác, trong những cuộc nhậu nhẹt hay trò chuyện vui vẻ, bạn thường được những người bản xứ giới thiệu một vài địa điểm ăn chơi nổi tiếng như Geyleng ở Singapore, Beach Club ở Kuala Lumpur, Patphong ở  Bangkok… Đau lòng hơn là chuyện đó xảy ra cả ở Viêng chăn hay Pnompenh là những quốc gia kém phát triển hơn Việt nam, và bao giờ người ta cũng kèm theo câu quảng cáo “Ở đó con gái Việt nam nhiều, rẻ lắm tha hồ mà chọn”.

 

Mà đúng thế thật, phụ nữ Việt nam bây giờ đã trở thành là nhân lực chủ yếu cho kỹ nghệ tình dục ở khu vực Đông Nam Á. Bạn có thể dễ dàng gặp họ trong các phố du lịch đèn đỏ, trong các quán bar, pub… hay các tiệm massage , kể cả trong các quán ăn. Đó là các cô gái Việt nam ở độ tuổi 18-22, thậm chí chỉ là 15-16 tuổi nếu gặp ở Phnompenh hay Viengchan. Qua tiếp xúc để trò chuyện những cô gái trẻ và đẹp ấy, được biết họ là sinh ra và lớn lên ở những miền quê khác nhau ở Việt nam. Mỗi người với mỗi hoàn cảnh khác nhau, song họ có mục đích chung là kiếm tiền để nuôi bản thân và gia đình. Họ nói với chúng tôi rằng “Là con người, ai mà không muốn ở nhà với cha mẹ, anh em và bạn bè. Nhưng nếu ở Việt nam những người như chúng em biết làm gì để sống?”. Nghĩa là họ đã không còn sự lựa chọn khác.

 

Tất nhiên, là nhà báo thì phải biết chuyện “Đừng nghe ca ve kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày”, song cá nhân tôi thích cách đánh giá về những người phụ nữ đó của nhà báo Tưởng Năng Tiến. Khi ông dẫn Nhà văn Alexander Solzhenitsyn, tác giả các cuốn “Quần đảo ngục tù” (the Gulag Archipelago) khi nhắc đến phụ nữ của nước Nga Xô viết, vào thời Stalin có viết rằng “Họ là những người mẹ, người chị đã tảo tần thương khó để giữ cho dân tộc này chưa đến nỗi bị diệt vong.”. Vì tôi nghĩ rằng, những con người đó họ không thể đánh mất đi bản tính chịu thương, chịu khó và thương chồng thương con của người phụ nữa Việt nam. Đồng thời tôi tin rằng, nếu ở Việt nam có một môi trường làm việc tốt, đồng lương kiếm đủ sống nuôi bản thân và gia đình, thì tin chắc rằng những người phụ nữ đó sẽ không còn phải bỏ nước ra đi để làm những nghề tủi nhục như vậy.

 

Ai đã từng đến Beach Club ở thủ đô Kuala Lumpur đều được giới thiệu rằng “Beach Club này rất nổi tiếng. Trước đây, toàn bộ là con gái Thái Lan làm việc. Sau đó, mấy cô Philippines sang thay thế và chiếm lĩnh. Vài năm gần đây, là đến lượt mấy cô Việt Nam đang làm chủ.”. Từ hiện tượng nói trên, câu hỏi được đặt ra một cách nghiêm túc là “Nguyên nhân do đâu, việc phụ nữ Việt nam ra nước ngoài để làm nghề bán dâm lại là chuyện hết sức phổ biến?”“Ai là người phải chịu trách nhiệm về tình trạng này?”. Cũng như chuyện người Việt nam trở nên nổi tiếng trong việc ăn cắp hàng trong các siêu thị ở Nhật bản, ở Thái lan, ở Hàn quốc v.v…

 

Một điều ai cũng muốn biết là vì sao ở các nước khác, kể cả các nước nghèo hơn Việt nam nhưng công dân nước họ hầu như hoặc rất ít dính đến những việc xấu xa như vậy? Gần đây, nhà nước Indonesia đã cấm phụ nữ nước này ra nước ngoài làm nghề giúp việc để bảo vệ “phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia”. Nên chăng VN cũng cần quan tâm để có các giải pháp tương tự.

 

Nhiều người viện dẫn câu “Đất lành chim đậu”, để biện minh cho hiện tượng người Việt nam di cư đi khắp bốn phương trời để kiếm sống, theo họ câu đó không chỉ để nói về loài chim mà để nhắc nhở con cháu của mình muốn sống tốt thì hãy cố kiếm một mảnh đất yên lành để sinh sống. Nhưng tôi vẫn tự hỏi, tại sao những người lãnh đạo nhà nước Việt nam trong nhiều chục năm qua vẫn không làm đúng trách nhiệm và bổn phận của một nhà nước tử tế, để biến Việt nam – một đất nước biển bạc, rừng vàng để trở thành một miền đất lành để cho không chỉ loài chim mà để cả tất cả những con dân nước Việt được trú ngụ yên ổn để làm ăn sinh sống? Để họ không phải bỏ nước ra đi để làm những nghề bị người ta coi rẻ như hiện nay.

 

Các nước trong khu vực đã lần lượt giải quyết xong và thành công vấn nạn này. Cách đây khoảng 20 năm, chuyện người Malayxia đã từng phải ồ ạt vào Thái lan để làm thuê thì nay đã ngược lại, khi kinh tế của Malayxia phát triển nhảy vọt thì người Thái lan (chủ yếu là người theo đạo Hồi) lại sang làm thuê ở Malayxia. Đồng thời tình hình phụ nữ Thái lan đi ra nước ngoài hành nghề mại dâm đã giảm đi rất nhiều. Có nghĩa là việc đó hoàn toàn có thể làm được và làm thành công nếu kinh tế Việt nam phát triển và nhà nước quan tâm chú ý đến những người này.

 

Đã đến lúc nhà nước Việt nam cần coi trọng vấn đề “phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia” của người Việt nam để đề cao danh dự. Thiết nghĩ làm được việc đó thì mỗi người Việt nam sẽ tự tin và tự hào vì tôi là người Việt nam.

 

 

The post Phẩm hạnh và lòng tự tôn quốc gia appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chuyện Dài Bong Bóng Trung Quốc

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

6 “nút thắt cổ chai” đang bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc

Tác Giả: Chuyên gia kinh tế Hà Thanh Liên (Trung Quốc) – 28 May 2015

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại – các số liệu thực tế đã chỉ ra rất rõ ràng. Nhưng để xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, rất nhiều trở ngại lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Một chuyên gia kinh tế nổi tiếng người Trung Quốc đang sinh sống tại Hoa Kỳ đã xác định 6 vấn đề có thể chấm dứt sự tăng trưởng kinh tế của nước này.

chinauntitled

Phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức bởi Tập đoàn Tài chính Shenglin tại Vancouver vào ngày 3/5, chuyên gia kinh tế Hà Thanh Liên cho biết có 6 “nút thắt cổ chai” chính – trong đó chỉ cần 3 yếu tố là có thể lật đổ một đảng ở một nước dân chủ – có thể có tác động mạnh mẽ tới tương lai của Trung Quốc nếu nó không được giải quyết, bà cho hay. Sau đây là nội dung bài phân tích đã được chỉnh sửa và rút gọn lại của bà.

 

Đánh mất vị thế “công xưởng của thế giới”

 

Cái gì đi lên thì đều phải đi xuống: Sự bùng nổ của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc, được thúc đẩy từ năm 2001 đến năm 2010 với một cái giá phải trả khổng lồ đối với hệ sinh thái và người dân của nước này, đang không ngừng suy giảm.

 

Thành phố Đông Quan, một thành phố công nghiệp quan trọng thuộc tỉnh phía nam Trung Quốc – Quảng Châu, đang trải qua làn sóng sụp đổ doanh nghiệp thứ hai – ít nhất 4.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động vào năm ngoái. Từ năm 2008 đến 2012, dữ liệu chính thức cho thấy 72.000 doanh nghiệp đã bị đóng cửa.

 

Hơn nữa, 3 đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc – đầu tư, ngoại thương, và nhu cầu nội địa – gần như đã sụp đổ, có thể thấy từ sự suy giảm 15% của cán cân thương mại trong quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Bất động sản đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 20 năm qua. Chính quyền và các doanh nghiệp đã liên kết với nhau để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường nhà đất, nhưng vài chục ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn của lĩnh vực bất động sản đã rơi vào tình trạng dư thừa sản suất từ năm 2013. Tình trạng dư thừa sản phẩm được mô tả như là một “mối đe dọa hạt nhân” đối với nền kinh tế Trung Quốc, vốn có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế bất cứ lúc nào.

 

Những vấn đề này cho thấy việc tái cơ cấu nền kinh tế của Trung Quốc là vô vọng. Cái gọi là điều chỉnh cơ cấu kinh tế không thể giải quyết mọi thứ như chính quyền Trung Quốc kỳ vọng. Ngay từ năm 2005, tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu thay thế các ngành công nghiệp thâm dụng lao động bằng các ngành công nghiệp công nghệ cao. Kết quả là ngành công nghiệp sản xuất đã chuyển dịch khỏi Đồng bằng Châu Giang.

 

Số lao động thất nghiệp lớn

 

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức, chiếm khoảng 4,5% tổng số lao động Trung Quốc, là không chính xác, bởi vì con số này chỉ bao gồm những người đã đăng ký với chính quyền địa phương trong khi chưa tính đến số nông dân thất nghiệp vốn mới là thành phần đóng góp chính vào lực lượng lao động.

 

Ở Trung Quốc hiện nay, những người thất nghiệp có thể được chia thành bốn nhóm: lao động nông nghiệp dư thừa do quá trình chuyển dịch đảo ngược (ví dụ, về quê) khi các nhà máy đóng cửa; nhóm lao động thành thị cổ cồn trắng bị mất việc do sự rút vốn của nước ngoài; sinh viên bỏ học giữa chừng; và học sinh trung học thôi học.

 

Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã ước tính số người thất nghiệp đứng ở mức 200 triệu người vào tháng 3/2010. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos tháng 3 vừa qua, cựu Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) – ông Justin Lin cho biết có 124 triệu công nhân Trung Quốc tại các nhà máy đang muốn chuyển sang các nước đang phát triển khác để tìm kiếm mức lương cao hơn.

 

Với 940 triệu người trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc hiện nay, một khi có 300 triệu người thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế là tương đương với 32% – gấp 7 lần so với con số dự kiến chính thức.

 

Khủng hoảng tài nguyên

 

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã làm cho nguồn nước, đất đai và không khí ô nhiễm như một sự cảnh tỉnh – một điều gì đó sẽ quay trở lại ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai và gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn lực nước ngoài.

 

Không phải là Trung Quốc không được dựa vào các nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy nền kinh tế – nước này nhập khẩu hơn 60% lượng dầu tiêu thụ của mình, và phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu sắt, đồng, kẽm cũng như các loại quặng kim loại khác.

 

Lượng lương thực tự cung cấp của Trung Quốc đạt 87% – các mặt hàng chủ lực như đậu nành, ngô và lúa mì đều phải nhập khẩu. Viễn cảnh về tình hình sản xuất lương thực của Trung Quốc trong tương lai là có gần 200 triệu người sẽ phải dựa vào nguồn lương thực nhập khẩu.

 

Bất kỳ biến động về giá ngũ cốc của Trung Quốc đều sẽ ảnh hưởng tới giá cả thị trường quốc tế, và bất kỳ thảm họa tự nhiên hay chiến tranh tại một đất nước sản xuất ngũ gốc sẽ làm giảm nguồn cung và khiến giá ngũ cốc tại Trung Quốc tăng lên.

 

Không phải là chính quyền Trung Quốc không nhận được cảnh báo về các vấn đề lương thực. Trong cuốn sách của Lester Brown, “Who Will Feed China”, (Tạm dịch: Ai sẽ cung cấp lương thực cho Trung Quốc), chuyên gia phân tích môi trường này đã từng cảnh báo chính quyền Trung Quốc từ cách đây 20 năm rằng họ sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực. Nhưng chính quyền Trung Quốc nói báo cáo này là một âm mưu của “các thế lực chống đối Trung Quốc”.

 

Nợ của chính quyền địa phương đang tăng dần

 

Công ty tư vấn McKinsey & Company đã công bố vào ngày 8/5 rằng tổng nợ của Trung Quốc đã ở mức 282% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hầu hết khoản nợ này được tạo thành từ nợ của chính phủ và doanh nghiệp – nợ cá nhân chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó.

 

Nợ của chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ lớn nhất, với giá trị ước tính vào khoảng 20 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số nợ của Trung Quốc đã liên tục bị báo cáo thiếu – trong khi quan chức của Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, ông Li Tie thừa nhận rằng con số chính thức 18 nghìn tỷ nhân dân tệ là ít hơn một nửa so với số nợ thực tế. Các cuộc điều tra cho thấy hầu hết các chính quyền địa phương đều chỉ báo cáo từ 10% đến 30% số nợ thực tế của họ, nghĩa là con số thực tế cao hơn một cách đáng kể.

 

Khủng hoảng tài chính tiềm tàng

 

Các khoản nợ, tỷ lệ vỡ nợ gia tăng, và thặng dư thanh khoản lớn do các chính sách của ngân hàng trung ương có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính.

 

Trung Quốc hiện đang trải qua giai đoạn đỉnh điểm của các khoản nợ xấu lần thứ 3 do thị trường bất động sản gây ra. Lần thứ nhất diễn ra vào thời kỳ Chu Dung Cơ khi khoản nợ 170 tỷ USD đã phải mất tới 6 năm để trả hết. Cuộc khủng hoảng thứ 2 là vào giữa những năm 2000, và đã được gánh bớt bởi các ngân hàng nước ngoài. Nhưng sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi một nguồn cung tiền mới được in liên tục trong nhiều năm qua, và với lượng tăng cung tiền quá lớn, dư thừa thanh khoản có thể bắt đầu trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Điều này nổi bật trong những tháng gần đây với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán khi thị trường này được sử dụng như một kho chứa vốn dư thừa – một chính sách tất yếu không bền vững.

 

Chênh lệch thu nhập

 

Bất bình đẳng ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua do sự phớt lờ của chính quyền và các doanh nghiệp. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc của Đại học Bắc Kinh đã công bố một nghiên cứu vào năm 2014, cho thấy hệ số Gini của Trung Quốc đã đạt 0,73 vào năm 2012 – điều này có nghĩa là 1% các hộ gia đình giàu có nhất Trung Quốc đã nắm hơn 1/3 lượng của cải của cả quốc gia, trong khi 25% các hộ gia đình nghèo nhất chỉ có 1% số tài sản quốc gia.

 

Gần 60% người dân Trung Quốc là người nghèo, một tình trạng bất ổn đủ để gây ra sự mất ổn định xã hội.

 

(Thu Hiền biên dịch theo bản chỉnh sửa của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

 

The post Chuyện Dài Bong Bóng Trung Quốc appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Bài học về undo

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Bài học về undo

Tác Giả: Tuấn Khanh – Blog TK – 27 May 2015

miss canada

 

Trong một giờ học về trách nhiệm với cộng đồng, bà giáo già nói với các học sinh rằng hãy trả lời các câu hỏi bằng cách cẩn thận viết ra trên máy tính – nhưng sai thì cứ để nguyên và viết lại – chứ đừng dùng chức năng sửa hoặc undo.

 

Đó là một trong những câu chuyện giáo dục đem lại thật nhiều điều để ngẫm nghĩ. Bà giáo già người Mỹ dạy kèm cho các học sinh đủ màu da, nói rằng bà muốn tập cho thế hệ mới thói quen chín chắn, quyết định và hành động có trách nhiệm hơn là lười biếng dựa vào phần undo để nhanh chóng sửa chữa sai lầm của mình.

 

“Cuộc sống thật không có chuyện undo, khi sai lầm thì người ta phải đối diện và chịu trách nhiệm với nó”, bà giáo nói. Quả vậy, buổi học về ý thức xã hội đó cho thấy thế giới ảo rất khác với đời thật. Cuộc sống thật khắc nghiệt hơn nhiều, đầy đủ các mặt giá trị phải chấp nhận mà không phép màu nào có thể bôi xoá.

 

Undo trong ngôn ngữ điện toán, được dịch là hoàn tác vụ. Ý nghĩa là con người có khả năng thay đổi, sửa sai tức thì – cũng như giấu đi phần vừa thất bại của mình. Trong đời sống, không phải sai lầm nào cũng có thể giấu đi, nhất là sai lầm được ghi nhận trong lịch sử con người.

 

Mới đây, trang ntd.tv cho biết, hoa hậu Canada, người gốc Trung Quốc là Anastasia Lin đang bị chính quyền Trung Quốc gây áp lực với gia đình còn đang ở trong đại lục, vì cô có những quan điểm bảo vệ tự do và nhân quyền. Trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, đây rõ là phần không thể undo, và là một vết nhơ thật khó tả.

 

Ngày 16/5, ngay khi có tin Anastasia Lin nhận giải Miss World Canada tại Torornto ở tuổi 25, điều đầu tiên làm người ta ngạc nhiên là sự tức giận của chính quyền Trung Quốc. Ngay lập tức, hệ thống công an mạng đã rầm rập ra quân, ngăn chận tin tức và hình ảnh của Anastasia Lin không cho đến với người dân Trung Quốc.

 

Nguyên nhân của chuyện oái ăm này, là do Anastasia Lin đã tham gia đóng trong một vài bộ phim, mà nội dung thì chính quyền Trung Quốc không vui. Trong đó có một phim về đề tài động đất ở Tứ Xuyên năm 2008. Nhân vật chính mà Lin thể hiện, là một nạn nhân trong việc chính quyền tham nhũng khiến các toà nhà cao tầng yếu ớt đổ sụp nhanh chóng, chôn vùi hàng ngàn người. Dù đây là chuyện có thật được kể lại, nhưng Lin bị xem là thành phần phản động khi chỉ trích nạn tham nhũng ở Trung Quốc.

 

Vài bộ phim khác cũng khiến cô vào “sổ bìa đen” của chính quyền Bắc Kinh, là những phim nói về nạn buôn bán nội tạng bất hợp pháp tại Trung Quốc (The Bleeding Edge, Destined) và gần đây là phim Red Lotus, nói về nạn đàn áp và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Ngoài việc là một cô gái Châu Á xinh đẹp nên dễ nhận được vai diễn, Anastasia Lin còn là sinh viên về ngành quan hệ quốc tế nên ý thức về xã hội, đất nước… hình thành trong cô rất rõ. Dù di dân đến Canada khi chỉ vừa 13 tuổi, nhưng bản thân Anastasia Lin luôn ngóng về quê hương, kêu gọi việc bảo vệ con người, xây dựng một Trung Quốc tốt đẹp hơn.

 

Thật trớ trêu, nhiều nhóm công an chìm đã đến nhà cha của cô Anastasia Lin, đe doạ và nói nếu gia đình không ngăn cấm Lin đóng phim hay tuyên bố về quyền con người, cha của cô sẽ phải bị triệu tập và hứng chịu các cuộc đấu tố không khác gì thời cách mạng văn hoá.

 

Điều khó tin là ở thời đại này, chính quyền Bắc Kinh không những muốn đàn áp con người trong nước, lại còn muốn vươn tay dài hơn để hăm doạ phần còn lại của thế giới. Tấn công Anastasia Lin hay ráo riết đâm chìm tàu ngư dân Việt Nam tại biển Đông cũng chỉ là một sách lược được nhân rộng của một hệ thống không còn màng đạo nghĩa, dù chính nơi đó là vùng đất từng sản sinh ra các luận thuyết cao quí nhất về đạo nghĩa.

 

Dĩ nhiên, như một máy tính hư hỏng không còn khả năng undo, Bắc Kinh đang đi sâu vào con đường hầm tăm tối của họ. Theo yêu cầu của Tập Cận Bình, trong 3 năm tới, nước này sẽ chi hơn 180 tỉ USD, nhằm kiện toàn một hệ thống internet, theo tuyên bố của Tập Cận Bình nhằm chống lại “các thế lực thù địch phương Tây” và giới bất đồng chính kiến. Chỉ riêng trong năm 2015, sẽ có 70 tỉ USD được Trung Quốc chi ra nhằm hoàn thiện tường lửa, kiểm duyệt trên mạng – một hệ thống mà các chuyên gia tin học gọi tên đó “Great Firewall” (Vạn lý Hoả Thành) vì sự tinh vi và chằng chịt ngăn cấm, truy đuổi danh tính người dùng… Con số 70 tỉ này có được từ tiền đóng thuế của nhân dân Trung Quốc, và dùng để chống lại những con người Trung Quốc, như Anastasia Lin.

 

Dường như bài học nhỏ về nhân cách và trách nhiệm với cuộc đời mà bà giáo già dạy cho lũ trẻ nhỏ, chưa bao giờ được áp dụng với những người lãnh đạo ở Trung Quốc.

 

Không ai có thể dát vàng được lịch sử của mình, nhưng ít nhất cũng đừng tự làm nhơ nhuốc vì sự gian trá và chống lại con người. Và chống lại con người như với Anastasia Lin hay những ngư dân Việt Nam, sẽ mãi là những điều không thể nào xoá nhoà được trong lịch sử Trung Quốc hay của cả thế giới.

 

Một chính quyền như vậy, sao có thể là bạn? Quá khứ của những ai chọn kẻ ác làm bạn, sẽ không thể có khả năng xoá đi hay undo về lựa chọn sai lầm làm mãi mãi thương tổn bộ nhớ của dân tộc mình.

 

Tuấn Khanh

 

The post Bài học về undo appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nghề Làm Quan ở Việt Nam

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Nghề Làm Quan

Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có cả ngàn tỉ đồng, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa

phong kien

 

Theo TTHN – 27 May 2015

BLA: Kính chuyển ý kiến này lên Ban phòng chống tham nhũng Trung Ương. Đây là thông tin tội phạm gây choáng váng cho toàn xã hội. Nhất là khi đất nước hãy còn rất nghèo, nợ công con cháu sợ trả không nổi. Đất nước tôi sao lại có giai đoạn thế này, khi mà người ta luôn hô hào chống tham nhũng, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Tại phiên thảo luận ở tổ đại biểu Quốc hội về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) chiều ngày 26-5-2015, nhiều ĐBQH không đồng tình quan điểm bỏ hình phạt tử hình đối với nhóm tội phạm tham nhũng. Trong phần phát biểu của mình thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, phó giám đốc Học viện Quốc phòng (đại biểu Bến Tre) đã đưa ra những thông tin gây shock khi cho rằng làm cán bộ mấy năm mà có hàng vài ba trăm tỷ đồng (tức là mấy chục triệu USD), còn kinh khủng hơn địa chủ tư sản ngày xưa!

 

Cụ thể, báo Tuổi Trẻ đăng nguyên văn phát biểu của ĐBQH Nguyễn Xuân Tỷ như sau:

 

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ rất gay gắt:

 

“Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân”.

 

Dẫn ví dụ từ cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi” của Trung Quốc đã phát hiện nhiều con “hổ lớn” phải dùng xe vận chuyển cả tấn tiền, vàng, ngọc… ông Tỷ cho rằng: “Ở ta cũng có thể có những cỡ đó nhưng vì chưa tìm ra mà thôi. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng.

 

Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa. Chúng ta quyết tâm chống tham nhũng nhưng chưa có chuyển biến gì nhiều. Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.

 

Kinh khủng khiếp!

 

(Blog Người Đồng Bằng)

 

 

The post Nghề Làm Quan ở Việt Nam appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Thành Công Với Bánh Ngọt Tại Mỹ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đế chế bánh ngọt của ông chủ gốc Việt

Theo Hà Thu – Vnexpress (Fortune)  – 25 May 2015

Andrew Ly và các anh em đã biến Sugar Bowl Bakery từ một cửa hàng nhỏ thành nhà cung cấp cho nhiều chuỗi siêu thị nổi tiếng như Wal-Mart hay Costco với doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.

sugarbowl bakery

Gia đình Ly có một cửa hàng tạp hóa nhỏ tại một ngôi làng ở miền Nam Việt Nam. Năm 17 tuổi, anh cả của ông xin vào làm trong một nhà máy may ở Sài Gòn, còn người anh thứ hai làm trong một hiệu bánh ở Bạc Liêu. Ly cũng bỏ học từ năm lớp 6 để phụ giúp gia đình.

Năm 1979, cả gia đình ông chuyển tới Fairfield, California (Mỹ) với hai bàn tay trắng. Các anh trai của ông làm việc tại nhà hàng và giao báo, trong khi vợ của họ làm thợ may. Ly cũng làm việc vào ban đêm, học tiếng Anh ban ngày và theo học bằng kế toán tại Đại học San Francisco State. Trong một thời gian dài, cả nhà 7 người phải sống trong một căn hộ một phòng ngủ tại Tenderloin. Họ luôn tiết kiệm và chẳng dám tiêu xài như những người bình thường.

Năm 1984, một người bạn của Ly cho ông biết về một quán cà phê nhỏ đang rao bán. Vì thế, cả nhà Ly gom hết tiền tiết kiệm để mua với giá 40.000 USD. Nó có tên Sugar Bowl Bakery và gia đình ông quyết định giữ nguyên tên đó. Người bán đã dạy họ cách làm một số loại bánh đơn giản, như bánh rán hay bánh tai voi. Sau đó, họ bắt đầu bán bánh cho các quán cà phê và chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Elevens xung quanh. Doanh thu bắt đầu tăng lên và cửa hàng nhanh chóng tiết kiệm được cả trăm nghìn USD

Năm 1986, một số thành viên trong gia đình muốn phát triển việc làm ăn. Trong khi đó, người khác lại muốn tăng tiền tích cóp bằng cách đầu tư vào bất động sản. Ly đã thuyết phục các anh trai rằng họ có thể vừa có bất động sản, vừa mở rộng kinh doanh. Vì thế, họ tìm mua một tòa nhà. Khi chọn được một địa điểm tại Daly City, họ đã đề nghị chính người bán cho vay tiền. Gia đình Ly trả trước 60.000 USD và trả dần hơn 2.200 USD mỗi tháng trong 10 năm.

Sau đó, đều đặn hàng ngày, Ly và một người lái xe thay phiên nhau giao bánh. Họ nhận tiền hàng vào những ngày cuối tuần. Năm 1989, Ly mua tòa nhà thứ 3 với 360.000 USD, lần này dùng vốn vay ngân hàng. Mục tiêu của Ly là mỗi anh em quản lý một cửa hàng.

Ly muốn mở rộng mạng lưới và tìm cách thu hút khách hàng. Vì thế, ông bắt đầu tham gia nhiều sự kiện ẩm thực. Năm 1992, Ly phát hiện ra các khách sạn thường mua bánh bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Vì thế, họ bắt đầu bán loại bánh Parc 55 với giá 22 cent, và bắt đầu mở dịch vụ thực phẩm mới với khoản vay 500.000 USD từ Cơ quan quản lý Doanh nghiệp nhỏ Mỹ.

Tuy nhiên, họ không được đào tạo căn bản để làm bánh. Ly từng đưa một chiếc bánh kiểu Trung Quốc cho một đầu bếp. Người này đã cười ông và nói không thể bán loại bánh này cho các khách hàng đã quen ăn bánh ngọt Pháp. Vì thế, Ly cử một người cháu trai tới Học viện Ẩm thực Mỹ ở Thung lũng Napa để học làm thợ bánh. Trước khi người cháu tốt nghiệp, Ly và một người anh trai tiếp tục tìm cách cải thiện loại bánh sừng bò hiện tại bằng cách nghiên cứu sản phẩm của các đối thủ.

Họ cố tìm ra công thức đã được sử dụng, nhưng thất bại. Rất may là sau đó, họ thuê được một trong những người thợ làm bánh của các cửa hàng trên.

Sau đó, họ lập Tập đoàn Ly Brothers, Ly làm CEO. Ông là người duy nhất có thể nói tốt tiếng Anh và có suy nghĩ độc đáo. Vì thế, ông được cả gia đình tin tưởng lãnh đạo công ty.

Sau khi thành công trong việc bán hàng cho các khách sạn, bệnh viện và doanh nghiệp công nghệ trong thị trấn, họ bắt đầu hướng tới các hãng bán lẻ lớn. Năm 2000, họ thuê một người môi giới, giới thiệu mình cho Costco. Phải mất 2 năm, họ mới tìm ra sản phẩm có thể bán ổn định tại đây – bánh tai voi.

Đó cũng là lúc Ly quyết định tập trung vào các hãng bán lẻ số lượng lớn như Safeway, Kroger và Wal-Mart. Khi đã có 7 điểm bán lẻ, họ bắt đầu gặp khó trong việc quản lý các mô hình kinh doanh khác nhau. Vì thế, sau khủng hoảng tài chính 2008, họ bán bớt các mảng kinh doanh, giảm gần hết số dòng sản phẩm để hạ chi phí và tăng biên lợi nhuận. Ngày nay, công ty ông đã có doanh thu 100 triệu USD mỗi năm.

Ly tiết lộ khi khách hàng không muốn thử sản phẩm mới, ông đặt mẫu thử và giấy nhắn vào hộp giao hàng. Ly cho rằng nếu không kiên trì, ông sẽ bị các đối thủ lấn át. Bên cạnh đó, để khuyến khích nhân viên, ông cũng thưởng điểm cho các ý tưởng tốt. Nếu tích đủ điểm, họ có thể đổi lấy rất nhiều phần quà, như bữa trưa hay iPad.

Năm 2013, trong một bài phát biểu tại San Francisco, Tổng thống Mỹ – Barrack Obama còn lấy ví dụ về công ty của Ly khi nói tới những người nhập cư. Khi tới đây, Ly chẳng có tiền bạc và cũng không biết tiếng Anh. Nhưng ông tự hào khi đã dẫn dắt cả gia đình tới địa vị mà ngày xưa họ chẳng dám mơ tới. Vì thế, khi dạy những người trẻ, ông thường khuyên họ đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy làm việc chăm chỉ, có lương tâm và kỷ luật. Đó là công thức để thành công.

 

The post Thành Công Với Bánh Ngọt Tại Mỹ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Hè Đến Rồi Sao?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

HÈ ĐẾN RỒI SAO?

Alan Phan

26 May 2015

(Khi hành động, bạn nên “đốt cháy” toàn diện, như một ngọn lửa trại lớn, để xóa tan dấu vết của mình – When you do something, you should burn yourself up completely, like a good bonfire, leaving no trace of yourself – Shunryu Suzuki)

phu quoc

Thấm thoát ngày lễ dài Memorial Day đã qua. Ở Mỹ, đây là báo hiệu của một mùa hè sắp đến. Các trường đại học bận rộn với lễ mãn khóa và những bài diễn văn “commencement” (từ giã và khởi sự) của các tên tuổi; cha mẹ học sinh lo chương trình chơi hè cho con em vì không thể để chúng quậy phá suốt ngày khi trường đóng cửa; thị trường tài chính chậm lại  vì các tay tay chơi quan trọng đang thong dong du lịch; và ngay cả chính trị, đây là lúc những chuyên gia tranh cử lo vận động tiền bạc sau hậu trường chuẩn bị cho cuộc chiến sẽ khởi động vào mùa thu.

Một bài hát ngày xưa nói lên tất cả tâm trạng của người và vật, “those hazy, lazy, crazy days of summer”. Cá nhân tôi cũng gần như đóng cửa với ngoại cảnh: giao lại công việc kinh doanh và cả blog Góc Nhìn cho các bạn phụ tá trẻ, tìm vài cuốn tiểu thuyết để thư giãn đầu óc thay vì lan man với những headlines của mạng lưới truyền thông, chăm sóc sức khỏe thường xuyên hơn vì cần hồi phục nhanh trong mùa nghỉ và tập luyện tâm thần mỗi ngày, mong đạt được cái “bình an nội tại”, một ước muốn lớn nhất bây giờ.

Dĩ nhiên, những Emails và điện thoại từ Việt Nam của bạn bè cũng như những BCA tiếp tục theo đuổi. Ngoài các tin hậu trường, ai cũng muốn nghe những bình luận, phân tích về chuyện Nga-Mỹ-Trung, chuyện Biển Đông, chuyện đại hội, chuyện TPP, chuyện tỷ giá…Tôi chỉ vắn tắt,” con thiên nga đen đã bay mất rồi”. Hãy chuẩn bị cho những nhàm chán của tháng ngày lê thê…hãy học cách sống chung và an phận với ô nhiễm và trì trệ…hãy định vị lại đời mình và tìm một kế hoạch sáng tạo hơn, có thể là trong một môi trường mới.  

Tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc khoảng 9 bài viết về các đề tài “ Khi bắt đầu bằng zero” trong mùa hè này. Trong cái nhìn tích cực về tương lai, tôi đã bỏ qua những sự kiện lặt vặt của điều kiện vĩ mô (không bao giờ theo dự đoán hay mong muốn của mình) để chăm chú vào những nguyên lý căn bản cho một thành công bền vững của sự nghiệp cá nhân; và ngay cả cho gia đình và xứ sở. Tôi cũng cần cho riêng mình, sự đúc kết, tóm lược và nghiên khảo thêm về những gì quan trọng hơn trong cuộc sống “thực”; thay cho những chém gió, dù lề Đảng hay lề “phản động”, chỉ để tiêu hao tháng ngày.

Một vài điều cần nhớ trước khi bắt đầu:

-          Định vị lại thế đứng hiện tại và đừng hoang tưởng

Tôi sẽ nói nhiều về câu hỏi, “thực sự bạn muốn gì cho mình” trong những bài tới. “Biết” đích đến của hành trình là đã vẽ được một bản đồ có phương hướng, khoảng cách… để khởi hành. Nhưng dĩ nhiên, phải biết mình đang ở đâu trên cái “road map” để hiểu rõ thêm thời gian, công sức và sự hổ trợ cần thiết để hoàn tất con đường định mệnh.

Cái “tôi” (ego=bản ngã) luôn luôn to đùng, nhất là ở các ông. Nhiều lúc, già rồi, tôi vẫn còn tật xấu là hay hoang tưởng về những thành bại hay ảnh hưởng của mình trên xã hội.

Một chuyện khá buồn cười tôi vẫn kể cho bạn bè. Cách đây 2 năm gì đó, tôi đón một chiếc taxi từ đường Nguyễn Trãi Q3 về trung tâm thành phố. Khi xuống xe, móc tiền ra trả, bác tài không nhận, nói cuốc xe này cho tôi hân hạnh mời “người nổi tiếng”. Mũi tôi phồng to vì một bạn lái xe suốt ngày mà có thì giờ đọc bài của ông già Alan? “Anh nhận xét về tôi như thế nào?” Bác tài đáp,” Đôi khi Hoài Linh nó diễu hay hơn ông; nhưng tôi thích lối hài của ông hơn. Mà xin lỗi, tôi không sao nhớ được tên ông? Thanh Việt gì đó phải không?” Tôi chống chế cho qua,” Không, tôi là Hoài Linh đây mà”. Tôi và ông cùng cười, lắc đầu rồi chia tay. Có khuôn mặt giống một “vua hề” của sân khấu Việt cũng tiết kiệm cho tôi được 60 ngàn đồng (3 đô la).

Gần đây, báo Người Việt xuất bản lại cuốn “42 Năm Làm Ăn Tại Mỹ và Trung Quốc” của tôi, trong một phiên bản Mỹ đầy đủ hơn bản Việt Nam đã bị ban tuyên giáo kiểm duyệt khá nhiều. Tôi hào hứng viết thêm vài đoạn cùng hình ảnh nhậy cảm cho hải ngoại. Khi hoàn tất, tôi hỏi anh bạn phụ trách phát hành về những thành công của nhà sách Người Việt? Đáp,’’ Cuốn sách Bên Thắng Cuộc của Huy Đức bán hơn 20 ngàn cuốn…” “Best-seller của các anh hả?” “Không, cuốn Chuyện Cười (tổng hợp 500 chuyện tiếu lâm trên Net) bán chạy hơn nhiều…” “Còn cuốn sách của tôi? Các anh nghĩ là sẽ tiêu thụ được bao nhiêu?” “May lắm sẽ bán được 500 cuốn cho chú”. Thêm một “humble pie” mình phải nuốt trựng vậy.

Một thực thể lớn hơn như một gia đình hay một quốc gia cũng không nằm ngoài thông lệ. Chúng ta luôn hãnh diện quá cường độ về những lời khen, dù đó chỉ là những câu nói trong phép ứng xử lịch sự. Tệ hại nhất là khi bộ máy tuyên truyền trả tiền (hay qua một trao chác quyền lợi nào khác) để có những PR bơm thổi cho thực tại cần che giấu. Sau một thời gian, chính mình lại tin rằng những lời dối trá ban đầu mới chính là “sự thực”. Đây là một hoang tưởng rất phổ biến trong giới chính trị, show-biz và “chuyên gia, trí thức”.

Câu nói của Tôn Tử về “biết mình, biết người” nghe đơn giản, nhưng là một trở ngại lớn cho những “ego” quá cao.

 

-          Không có hành động thì không thể thay đổi được điều gì

Phải biết phân biệt rõ ràng về “nói và làm”. Đây là một tật xấu tôi vẫn hay phạm phải khi lười biếng và thờ ơ. Nhất là khi kế hoạch mình hoàn tất tốt hơn dự tính, khi các biện luận trở nên thuyết phục và quá nhiều người khen thưởng sau khi nhận giải trình. Say men thành tựu, tôi lè phè trong việc thực hiện, thích giao việc lại cho người khác và tự cho là kế hoạch hay đến vậy thì một “thằng ngu” cũng đạt mục tiêu.

Tôi đã vỡ mặt nhiều lần khi rơi vào tình thế này. Lời “nói” có tuyệt vời đến đâu cũng không tạo nên cơm cháo gì nếu việc “làm” không tích cực, năng động và bền bỉ. Hành động là yếu tố tối ưu cho mọi thành công.

Thực tình, tôi luôn băn khoăn về sự bùng nổ của thông tin và ý kiến trong thời đại số. Dù biết rằng quy trình nghiên khảo không thể khả dụng nếu chất lượng và số lượng không bao trùm đầy đủ cho đề tài; nhưng khi chúng ta quá chú tâm vào “lời nói”, dù dưới dạng giải pháp (luôn phức tạp), chúng ta quên đi rằng “hành động” mới là con thuyền vận chuyển đưa chúng ta ra khơi. Mà hành động thì lúc nào cũng nhiêu khê, không trơn tru như trên trang giấy vẽ.

Trên bình diện quốc gia, tôi để ý là những xứ nào “léo nhéo” suốt ngày, không để yên cho người dân yên ổn “làm việc” thường là những quốc gia tâm thần, yếu kém và tự ti. Lãnh đạo ở những nơi này thích đọc diễn văn với những lời hoành tráng vô nghĩa, thích cắt băng khánh thành dự án này kia, thích lên TV báo chí, thích dự hội nghị tiệc tùng lễ hội , thích ký quyết nghị công văn (chưa bao giờ đọc qua)…và quan trọng nhất, là thích các phong bì đủ loại từ đàn em. Tôi có nói là nếu chúng ta mua 1 triệu con rô bót để thay thế, số tiền đầu tư sẽ có tỷ lệ hoàn trái rất cao, khi so với “lương và lộc” của các ông bà quan chức này. Ít nhất, chúng ta còn có thể “program” cho rô bót ít nói lại (dĩ nhiên bác sĩ chuyên về bệnh thính giác sẽ mất khách gần hết).

 

-          Muốn độc lập thì phải tự lập, đừng trông đợi vào người khác hay ngoại cảnh mới

Sau hơn chục năm lăn lộn trên trường kinh doanh và làm việc cho các công ty, tôi học được một điều là “không nên tin hoàn toàn vào một lời hứa hay cam kết nào của bất cứ ai”; dù từ những người bạn thân nhất hay những thành viên gia đình gần nhất. Có thể họ rất thành thực khi hứa và không thay đổi ý định, nhưng tình huống có thể thay đổi và họ không sao giữ lời được. Ngay cả với những hợp đồng hay bảo đảm ký kết trên giấy tờ. Rất nhiều lần, tôi có thể thắng kiện dễ dàng khi đối thủ phạm lỗi; nhưng như người Mỹ thường nói,” you can’t get blood from a stone” (bạn khổng thể rút máu từ một cục đá). Tôi đành phải ngậm bò hòn làm ngọt và chịu lỗ.

Sự nghiệp cá nhân của bạn hay thịnh vượng của doanh nghiệp bạn tùy thuộc phần lớn vào khả năng nội tại và bản lĩnh biết thay đổi để thích hợp với môi trường. Một nền kinh tế vĩ mô và một cơ chế hay chính sách của quốc gia có thể đảo lộn những dự tính của kế hoạch, nhưng một doanh nhân bén nhậy phải có Plan B nằm sẵn trong túi. Hiểu rằng trong một quốc gia “khó tính” như Việt Nam luôn chứa đựng nhiều bất ngờ và mình thì có thể không đủ quyền lực hay quen biết để giải quyết. Cũng may là phần lớn các bạn trẻ chưa đủ “lông cánh” để kinh doanh trên diện “đại gia”, nên ảnh hưởng của biến động cũng nhỏ và dễ đối phó hơn. Hãy nhớ bài học của các con khủng long triệu năm trước: chúng bị hủy diệt nhanh chóng trong khi những con côn trùng nhỏ có thể sống sót thêm vài trăm năm rồi biến thể.

Hãy tự xây thành lũy bảo vệ sự nghiệp và doanh nghiệp bằng những cải thiện thường xuyên cho kỹ năng và hiệu quả. Xây bằng chính đôi tay mình; để có tự tin khi phải cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm nhất. Tùy thuộc quá nhiều vào một đối tác, vào một nhà cung cấp, vào một khách hàng, vào một ngân hàng…là tiềm năng cho những hiểm họa đợi chờ.

Nếu đang đối mặt với suy sụp, săn tay áo lên và thực hiện những thay đổi cần thiết. Đừng đợi chờ một hoàn cảnh nào mới và tươi đẹp hơn sẽ xuất hiện để cứu mình ra khỏi hố sâu. Như tôi nói từ đầu,”có lẽ con thiên nga đen đã bay mất rồi?”

Tôi hơi buồn cười khi đọc những bình luận gần đây về phe thân Mỹ và phe thân Trung Quốc trong trò đu dây của Việt Nam. Một bạn cho rằng nhược tiểu luôn phải lựa chọn để đứng về phe của một siêu cường. Mỹ, Trung Quốc, Liên Âu, Nhật-Hàn hay ASEAN …luôn luôn có nhiều thứ để đổi chác với chúng ta vì lợi ích quốc gia của họ. Không có bữa ăn nào miễn phí. Hãy bình tâm mà chơi trò barter (đổi chác) trong nghiêm túc, thành thực và dựa trên lợi ích của chính mình. Giải pháp duy nhất là cải tiến thường trực bằng “hành động” những khả năng nội tại để mình không còn là “nhược tiểu”.  Những ‘xin-cho”, mặc cảm tự ti, năn nỉ ỉ ôi, khoác loác… chỉ làm đối thủ khinh thường. Chúng ta không cần theo Mỹ, theo Trung hay thoát Mỹ, thoát Trung. Chúng ta chỉ cần thoát khỏi cái mặc cảm nhược tiểu như Singapore, Hàn Quốc đã làm; và hành xử theo lợi ích của đa số người dân.

Bài học cần nhớ là Mexico và Canada đều là láng giềng của siêu cường Mỹ. Canada tương đối ít dân và ít tài nguyên hơn Mexico nhiều. Tuy nhiên, Mỹ xem Canada như một đồng minh ngang hàng; trong khi Mexico bị dè bỉu và lợi dụng? Lý do: sức mạnh nội tại.

 

-          Hành trình nào cũng đầy những hoa hồng và gai nhọn: chân phải cứng đá mới mềm.

Sau cùng, trước khi khởi hành, phải biết là mình sẽ đối mặt thường xuyên với thử thách và khó khăn từ mọi phía. Trong khi chúng ta đợi chờ để hưởng thụ trái quả ngọt ngào của hạt giống vừa trồng, chu kỳ sinh tồn và tăng trưởng sẽ hứng chịu nhiều vấn nạn, từ sâu bọ đến thời tiết. Rồi cuối cùng, lại tùy thuộc vào thời điểm của thị giá hay xu hướng tiêu dùng. Chu kỳ chỉ vài tuần cho cây hành, nhưng lên đến nhiều thập niên cho cây sâm. Hoài bão càng cao thì rủi ro càng lớn.

Không có một thành tựu nào bền vững mà không đòi hỏi sự kiên nhẫn và ý chí bám trụ. Để vượt qua những thất vọng và mất mát, chúng ta cần con tim đam mê và tinh thần sắt thép. Cuộc chiến bây giờ trở thành một tranh đấu bằng tâm linh và niềm tin. Nó khó khăn hơn ngàn lần những thu tóm về tài sản hay quyền lực. Sức mạnh mềm vô hình nhưng lại là yếu tố quyết định cho mọi đổi thay trong thế trận và định mệnh.

Sau khi thoát ra khỏi gộng kềm của các lãnh đạo chân đất và giáo điều 20 năm trước, Việt Nam đã cố gắng “đổi mới”, nhưng lại theo kiểu chém gió lười biếng. Sao chép kế hoạch kinh tế đã thành công tại Trung Quốc, các vị lãnh đạo mới nghĩ rằng quốc gia sẽ tăng trưởng tự nhiên bằng nghị quyết và khẩu hiệu. Các nhóm lợi ích thì khôn ngoan rút tỉa thâu nhặt mọi trái quả vừa chín tới, không kiên nhẫn đợi mùa thu hoạch. Cả nước “nhậu nhẹt” mừng đại thắng, vay mượn tứ phương để “đầu tư” kiểu OPM, mà quên phát triển kỹ năng nội tại hay tài sản mềm. Hậu quả có lẽ là phải chịu sự lệ thuộc vào FDI và ông anh Trung Quốc, phải “hy sinh” thêm vài thế hệ để thay đổi tư duy và văn hóa, phải xếp hàng sau cùng trong ảnh hưởng kinh tế toàn cầu.

Không muốn trả giá bằng mồ hôi và công sức, chúng ta sẽ trả bằng nước mắt và lòng tự trọng.

bonfire on beach

&&&&&&&&

Dù sao, hè đã đến. Những cành phượng vĩ chắc đã bắt đầu khoe sắc màu rực rỡ ở quê nhà. Gió biển California cũng đã bắt đầu ấm lên và những cánh hải âu săn mồi chí chóe ngay vừa rạng sáng. Hè là thời gian của thiền tịnh và suy tư về những lựa chọn khi chúng ta quay về với công việc vào đầu tháng 9. Liệu chúng ta có can đảm và nghị lực để thay đổi? Theo kinh nghiệm quá khứ, câu trả lời có lẽ là “không”. Nhưng ít nhất, ông già Alan cũng tự sướng là mình đã đốt lên một que diêm, thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối. Bao nhiêu bạn trẻ sẽ theo tôi?

Những “bonfires” (lửa trại) tại các bờ biển vào những đêm không trăng sao vẫn luôn là biểu tượng của những ngày hazy, lazy, crazy days of summer.

Alan Phan

 

 

The post Hè Đến Rồi Sao? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Những Dấu Hiệu Xấu Cho Tỷ Giá

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

HSBC: Dự trữ ngoại hối không đủ cho ngân sách vay

Thanh Thanh Lan – VNExpress – 22 May 2015

Nhận định dự trữ ngoại tệ khoảng 35 tỷ USD vẫn thấp hơn nhiều mức cần thiết tối thiểu là 3 tháng nhập khẩu, HSBC cho rằng khoản tiền này khó đáp ứng thêm nhiệm vụ cho vay đầu tư của Chính phủ.

ty gia tang

Đề xuất của Chính phủ cho phép ngân sách đi vay dự trữ ngoại hối để đầu tư vừa được HSBC đề cập trong báo cáo công bố ngày 22/5. Ngân hàng này cho rằng ý tưởng này khó thực hiện nếu xem xét đến khả năng khả dụng của dự trữ ngoại hối hiện nay.

Trong lần công bố gần đây nhất, nhà điều hành cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng 35 tỷ USD. Theo HSBC, mức dự trữ khoảng 2,5 tháng nhập khẩu này thấp hơn nhiều mức tối thiểu cần thiết ba tháng nên dường như Ngân hàng Nhà nước không có dư địa để cho Chính phủ vay. Nguồn dự trữ này theo đánh giá của HSBC là thấp hơn so với thông lệ và ngay cả với các nền kinh tế khác như Bangladesh, Sri Lanka – những nước có cơ chế quản lý ngoại tệ tương tự. “Việc Ngân hàng Nhà nước phải dùng dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá và tài trợ vốn cho các dự án Chính phủ sẽ khiến VND rơi vào thế bấp bênh”, báo cáo của HSBC nhận định và cho rằng không nên cho ngân sách vay như đề xuất.

Ngân hàng Nhà nước duy trì một biên độ giao dịch hẹp cho cặp tỷ giá USD/VND (+/-1%) mang ý nghĩa rằng nguồn dự trữ ngoại tệ là một công cụ để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, con số 35 tỷ USD vẫn dưới mức trung bình 3 tháng nhập khẩu. “Tình hình còn tồi tệ hơn khi cán cân thương mại đã chuyển từ ngưỡng dương sang âm 3,3 tỷ USD từ đầu năm đến nay, một con số chưa từng thấy từ năm 2011. Điều này sẽ càng gây khó khăn cho dự trữ ngoại hối và tiền tệ”, các chuyên gia của HSBC nói.

Theo ngân hàng ngoại này, khả năng nhà điều hành phải dùng nguồn dự trữ ngoại tệ để can thiệp thị trường từ nay đến cuối năm có thể xảy ra, nhất là trong bối cảnh đồng đôla có thể mạnh lên khi FED tăng lãi suất vào cuối năm. Bên cạnh đó, theo cam kết của Thống đốc năm ngoái, tỷ giá năm 2015 điều chỉnh không quá 2% và đến nay sau hai lần điều chỉnh đã hết dư địa. “Nếu nguồn dự trữ ngoại tệ được đưa vào sử dụng cho các dự án phát triển của Chính phủ thì điều này sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước thiếu cơ sở để duy trì các cam kết và giữ vững uy tín của mình”, HSBC phân tích.

Sở dĩ Chính phủ phải nêu ra đề xuất chưa từng có tiền lệ này ở Việt Nam và hiếm xảy ra trên thế giới này là từ những khó khăn về huy động vốn trên thị trường tài chính. Riêng trong tháng 5, theo số liệu của HSBC, cả 7 phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ đều thất bại. Trong 250.000 tỷ đồng kế hoạch phát hành của năm 2015, Bộ Tài chính mới chỉ phát hành thành công 66.000 tỷ đồng (tương đương 27% kế hoạch).

Lý do trái phiếu ế ẩm như hiện nay xuất phát từ Nghị quyết 78, quy định về việc chỉ cho phép phát hành trái phiếu có thời hạn từ 5 năm trở lên, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho việc trả nợ. Tuy nhiên, năm 2013, 2014, trái phiếu kỳ hạn nhỏ hơn 5 năm chiếm từ một nửa đến hai phần ba tổng lượng phát hành. Trong khi đó, với trái phiếu dài hạn, thị trường tỏ ra không hào hứng.

Do đó, HSBC hy vọng kỳ họp Quốc hội lần này sẽ đưa ra những giải pháp theo hướng sửa đổi Nghị quyết 78 thay vì cho phép ngân sách vay dự trữ ngoại hối để tháo nút thắt trên thị trường trái phiếu Chính phủ. “Nếu như Nghị quyết 78 không được sửa đổi, chúng tôi vẫn không kỳ vọng Chính phủ thông qua quy định cho phép mượn tiền từ nguồn dự trữ ngoại tệ. Sẽ có nhiều nguy cơ lớn chất chứa”, HSBC nêu trong báo cáo.

Bộ Tài chính lo biến động tỷ giá tác động tới nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ

Tác Giả: Minh Huệ – BizLIVE – 25 May 2015

Báo cáo Quốc hội về nợ công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ vẫn trong giới hạn cho phép, song đang có xu hướng gia tăng

“Trong đó, dư nợ nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng dư nợ Chính phủ, nếu có sự biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ có thể thúc đẩy gia tăng nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ tương ứng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lo ngại.

Nợ công đang tiến sát trần

Bộ trưởng cho biết đến cuối năm 2013, dư nợ công tăng khá nhanh (năm 2010/2009 tăng 27%; năm 2011/2010 tăng 24,8%; năm 2012/2011 tăng 18,3%; năm 2013/2012 tăng 18,6%).

Theo bộ trưởng, có 3 nguyên nhân tác động tới nợ công. Thứ nhất, nguồn thu ngân sách gặp khó khăn, chỉ đạt khoảng 95% mục tiêu do khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế trong nước suy giảm.

Thứ hai, sức ép về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng và đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

Thứ ba, giá trị VND liên tục suy giảm trong thời gian qua. Mặc dù cuối năm 2012 đã có tín hiệu cải thiện nhưng chưa thật sự bền vững nên đã làm cho trị giá các khoản dư nợ công bằng ngoại tệ quy đồng Việt Nam tăng lên.

“Việc nợ công đang tiến dần tới ngưỡng cần được chú ý và giám sát chặt chẽ”, bộ trưởng cảnh báo.

Ngoài ra, ông Dũng cũng lưu ý nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ tuy vẫn trong giới hạn cho phép, song đang có xu hướng gia tăng. Năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và dự kiến năm 2015 là 16,1% so với thu Ngân sách Nhà nước (giới hạn cho phép không quá 25% thu Ngân sách Nhà nước hàng năm).

Bộ trưởng cho biết trong danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ có gần 10% dư nợ vay với lãi suất thả nổi. Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp cũng đang đặt ra thách thức trong tiếp cận nguồn vốn ODA với thời hạn vay dài, lãi suất thấp (vay ngân hàng thế giới từ 0%/năm tăng lên 1,25%/năm; vay ngân hàng phát triển Châu Á từ mức khoảng 1-1,5%/năm tăng lên 2%/năm).

“Vì vậy, khi có sự gia tăng lãi suất trên thị trường vốn quốc tế sẽ làm tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Ngoài ra, với mức dư nợ nước ngoài chiếm khoảng 50% tổng dư nợ Chính phủ, nếu có sự biến động bất lợi về tỷ giá ngoại tệ có thể thúc đẩy gia tăng nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ tương ứng”, ông Dũng bình luận.

Do vậy, Bộ trưởng khuyến nghị Chính phủ chủ động bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong giới hạn quy định (không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước) và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để đảm bảo trả nợ đúng hạn.

“Tăng cường quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, nhất là việc vay ngắn hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng để đảm bảo các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. (Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ dưới 25%)”, ông Dũng đề xuất.

Vì sao nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng?

Bộ trưởng lý giải nguyên nhân chủ yếu khiến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng là do thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển, đối tượng mua trái phiếu Chính phủ phần lớn là các ngân hàng thương mại.

Trong khi cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng thương mại chủ yếu là không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn dẫn đến kỳ hạn trái phiếu của Chính phủ phần lớn là ngắn hạn. Do vậy áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn.

untitled_vnib

 Nợ công giai đoạn 2010 – 2013 (nguồn Bộ Tài chính)

Một nguyên nhân nữa là việc huy động, sử dụng vốn vay chưa hợp lý, phân bổ dàn trải, tập trung vào việc tăng quy mô mà chưa đề cao hiệu quả.

“Nguyên nhân là do khâu huy động, phân bổ sử dụng mới căn cứ vào đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, chưa đặt trong mối quan hệ chặt chẽ và cân đối với các nguồn vốn đầu tư khác, chưa bám sát vào các hạn mức nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định mức vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ của Chính phủ”, ông Dũng giải thích.

Ông Dũng nêu thực trạng về việc tổng dự toán vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài ghi trong dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước rất thấp, không đúng với giải ngân thực tế gây nên tình trạng bị động trong cân đối vốn đối ứng, tạm ứng các hợp đồng.

“Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm và hiện nay các cơ quan thẩm tra của Quốc hội cũng đã có yêu cầu cần phải báo cáo Quốc hội khi số chi tiêu vượt dự toán để Quốc hội xem xét cho phép điều chỉnh trước khi thực hiện”, ông Dũng nói.

Một thực tế nữa, đó là vẫn còn có một số dự án gặp khó khăn trả nợ, phải ứng ra từ Quỹ Tích lũy trả nợ để cho vay các dự án trả nợ nước ngoài, gia hạn nợ hoặc tái cơ cấu tài chính, chuyển sang cơ chế đầu tư vốn nhà nước gây sức ép tăng nghĩa vụ chi trả nợ trực tiếp của Chính phủ.

“Qua đánh giá sơ bộ, nếu xét theo ngành, lĩnh vực cho vay lại thì phần lớn các dự án vay lại gặp khó khăn thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, cấp nước, sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng đường cao tốc. Nguyên nhân phát sinh cả từ các nguyên nhân chủ quan và khách quan”, ông Dũng bình luận.

Về chủ quan là do dự án không được chuẩn bị kỹ, không nghiên cứu kỹ khả năng hoàn vốn, lựa chọn thiết bị mua sắm không phù hợp, giá thành cao; trách nhiệm này thuộc về cơ quan thẩm định, quyết định đầu tư, chủ dự án và người vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Về nguyên nhân khách quan do thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp hoặc giảm giá. Ví dụ dự án cà phê Buôn Mê Thuột (vay ODA Đức) gặp khó khăn do giá cà phê giảm; dự án dâu tằm tơ (vay Italia) diện tích trồng dâu bị thu hẹp, giá tơ giảm; dự án đường cao tốc không thu đủ phí để trả nợ đến hạn phải chuyển sang đầu tư vốn nhà nước.

“Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như tỷ giá ngoại tệ/VND biến động mạnh theo hướng làm tăng dư nợ của các dự án vay lại bằng ngoại tệ và không cân đối được với doanh thu của dự án bằng VND; môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước không thuận lợi, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm (nông sản, đóng tàu, xi măng …) và chính sách giá cả của Nhà nước (điện, nước sạch…), giá sản phẩm chưa phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất, doanh nghiệp vay vốn hoạt động khó khăn trả nợ”, Bộ trưởng đánh giá.

 

The post Những Dấu Hiệu Xấu Cho Tỷ Giá appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chuyện Dài Nợ Nần

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đại gia lụi tàn, ‘chết chìm’ vì nợ khủng

Tác Giả; Huấn Tú – VEF – 25 May 2015

Thị trường khó khăn khiến doanh thu của các DN giảm mạnh, thậm chí dòng tiền bị đứt mạch. Khó khăn, nợ nần chồng chất khiến các đại gia nhanh chóng lụi tàn, mất tích không còn tăm hơi.

Tàn lụi vì nợ khủng

20150522165145-anvifish-thuy-san-1

Sau 2 năm hủy niêm yết cổ phiếu THV, ông Nguyễn Văn An, chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam không còn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Doanh nghiệp của đại gia từng khá nổi tiếng trên thị trường cà phê cũng bặt vô âm tín. Trong suốt hai năm kể từ ngày bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế năm 2012 vượt quá vốn điều lệ thực góp, Thái Hòa không có thông tin về hoạt động cũng như tình hình thanh toán, trang trải nợ nần.

Sau khi bị hủy niêm yết, THV không đăng ký giao dịch trên Upcom, cũng chẳng công bố báo cáo quý, năm. Báo cáo gần nhất là 6 tháng đầu năm 2013. Những khoản nợ khổng lồ lên đến cả nghìn tỷ với 9-10 ngân hàng, những tài sản mà bên thứ 3 là vợ chồng ông Nguyễn Văn An đưa ra bảo lãnh, cùng thông tin về việc đàm phán nợ nần với các NH không hề được đề cập đến

Thông tin về cổ đông lớn của công ty cũng ít ỏi. Nhiều người không biết, sau khi một số thành viên HĐQT trong đó có bà Ngô Thị Hạnh, vợ của Chủ tịch HĐQT, đã bán hết 6 triệu cổ phiếu với lời giải thích “để có thể có tiền vốn giải quyết khó khăn tài chính cho công ty”, chứ không phải “chạy trước khi công ty có thông tin xấu”. Còn các cổ đông lớn này đã mua lại cổ phiếu hay chưa, giờ còn nắm giữ bao nhiêu, chẳng ai hay.

Sự mất tích của cá nhân vị chủ tịch cùng THV diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất do sử dụng nguồn vốn sai mục đích: dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn, chủ yếu là trồng cà phê và cao su.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, THV lỗ lũy kế gần 570 tỷ đồng, bào mòn gần hết 577 tỷ đồng vốn điều lệ.

Một đại gia khác cũng bế tắc không lối thoát do nợ nần lớn là ông Phạm Văn Thụ, TGĐ Công ty TM Công nghiệp Thái Sơn. Khối nợ 570 tỷ đồng đã nhấn chìm một “DN tiêu biểu” của Hải Phòng. Sự sụt giảm giá sắt thép do khủng hoảng kinh tế cùng với việc DN lún sâu vào các dự án dang dở khiến Thái Sơn mất khả năng thanh toán nợ. Những hành vi lừa đảo cũng bắt đầu từ đây. Cuối cùng, DN nợ hàng chục NH cả nghìn tỷ đồng. Hàng loạt các công ty con đã được bán đi nhưng đây không phải là cách có thể thoát được sự nợ nần đầm đìa.

Chết vì nợ nần, làm ăn lớn

Giữa tháng 3/2015 vừa qua, CTCP Nam Vang (NVC) đã bị phạt 60 triệu đồng do chậm công bố báo cáo quản trị 2013. Nam Vang là một DN trước đó niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội nhưng hoạt động kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và bị hủy niêm yết cách đây đúng một năm, ngày 26/5/2014.

DN của ông chủ Lê Văn Vang này đã thua lỗ nặng nề, cả chục quý liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu NVC trước khi bị hủy niêm yết chỉ còn 1.000 đồng/cp và còn nợ các NH trên 400 tỷ đồng, không biết lấy nguồn đâu để trả. Nam Vang mất bóng trên thị trường.

Giống như Thái Hòa, CTCP Alphanam (ALP) của đại gia Nguyễn Tuấn Hải cũng đã khiến các cổ đông lao đao khi liên tục thua lỗ nhiều năm liên tiếp. DN này đã liên tục thực hiện các chiến lược mua bán thâu tóm mà cái lợi có thể còn ở tương lai xa.

Cổ đông thực sự mù thông tin về các DN này khi mà các ông chủ mất dạng sau thua lỗ, nợ nần. Các NĐT không còn thấy DN nói gì tới đại hội cổ đông, tới các báo cáo tài chính mà họ có quyền được biết, được tham dự.

Cái chết” của Công ty Cổ phần Việt An – Anvifish (AVF) cũng đã được báo trước khi DN này vay nợ quá nhiều. Cú lỗ kỷ lục trong năm 2014 cùng với sự vắng mặt của cổ đông lớn, sự biến động nhân sự chủ chốt cùng hành động âm thầm bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu AVF (6,92%) để ra nước ngoài trị bệnh của nguyên chủ tịch Lưu Bách Thảo là những báo hiệu đen tối đối với DN này.

Tập đoàn Đại Dương (OGC) của cựu chủ tịch Hà Văn Thắm đứng trước nguy cơ lợi nhuận bị ăn mòn gần nghìn tỷ đồng do đầu tư vào Ocean Bank. Ocean Group có thể sẽ từ lãi chuyển thành lỗ. Tài sản bị bào mòn, vốn chủ sở hữu tụt giảm sẽ khiến khoản nợ gần 7.500 tỷ đồng (trong đó có 4.800 tỷ nợ ngắn hạn) trở thành gánh nặng chưa biết bao giờ mới giải phóng được.

Rất nhiều DN vài năm qua đã không thể xoay sở do nợ nần chồng chất. Nhiều DN lớn cùng với các ông chủ nổi tiếng nhanh chóng lụi tàn và biến mất trên thị trường.

Thị trường khó khăn khiến doanh thu của các DN giảm mạnh, thậm chí dòng tiền bị đứt mạch. Trong khi đó, vì nợ quá nhiều nên chi phí tài chính luôn ở mức rất cao.

Trường hợp của Thái Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2013, tập đoàn này gần như bị đứt mạch dòng tiền, doanh thu vỏn vẹn chưa tới 1 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính lên tới 84 tỷ đồng, trong đó lãi vay 36 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn gần 2.000 tỷ đồng với phần lớn là nợ ngắn hạn khoảng gần chục NH là áp lực vô cùng lớn.

Ông Nguyễn Văn An cho rằng, những điểm xấu của Thái Hòa bộc lộ sớm giúp DN thấy được sai lầm và nhanh chóng tìm hướng giải quyết. DN này đã đàm phán thành công với nhiều NH để chuyển nợ ngắn hạn sang dài hạn – bước thành công ban đầu trong công cuộc tái cấu trúc DN. Tuy nhiên, vấn đề là bao giờ DN mới trả hết nợ, bao giờ Thái Hòa mới lấy lại được vị thế đầu ngành kinh doanh cà phê?

ina capital0150523113229-no-nan3

Đại gia miền Tây: Bản lĩnh vay ngàn tỷ rồi chuồn lẹ

Tác Giả; Huấn Tú – VEF – 25 May 2015

Nhiều “anh Hai” nổi lên như những đại gia lừng lẫy ở khu vực đồng bằng Nam Bộ nhưng khó khăn, nợ nần nghìn tỷ khiến hàng loạt doanh nhân bỏ trốn, để lại đống nợ cho người khách gánh chịu.

Bỏ của chạy lấy người

Ngày 12/05/2015, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX) đã có quyết định hủy niêm yết 43,33 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Việt An – Anvifish (AVF) từ ngày 10/6. Đây thực sự là một cú sốc đối với rất nhiều NĐT. Với chỉ duy nhất cổ đông nắm giữ trên 1 triệu cổ phiếu, AVF có một số lượng cổ đông nhỏ lẻ rất lớn.

AVF lên sàn hồi cuối 2010 với giá gần 20 nghìn đồng/cp. Tới cuối 2014, cổ phiếu này chỉ còn 3.000 đồng và hiện tại chưa tới 1.000 đồng/cp.

Anvifish bị hủy niêm yết là do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, liên tục chậm công bố báo cáo kiểm toán năm 2014. Theo báo cáo công ty tự lập, năm 2014, AVF thua lỗ kỷ lục, lên tới 892 tỷ đồng, khiến vốn điều lệ cuối năm 2014 bị âm 368 tỷ đồng

Chỉ với “thành tích” thua lỗ tự khai báo kỷ lục như vậy, nếu không có gì thay đổi sau kiểm toán, AVF cũng sẽ bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, AVF còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Đó là sự vắng mặt của cổ đông lớn, sự biến động nhân sự chủ chốt của AVF mà DN này nhiều lần “quên” công bố thông tin.

Giữa năm 2014, một loạt thành viên HĐQT Anvifish, trong đó có nguyên chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Lưu Bách Thảo đã đồng loạt từ nhiệm. Ông Thảo đã âm thầm bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu AVF (6,92%) để ra nước ngoài trị bệnh. Các thành viên HĐQT khác bao gồm bà Lê Thị Lệ Thủy, bà Phùng Hoàng Trâm Anh, ông Daniel Yet và ông Nguyễn Quốc Tín cũng đồng thời có đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Trước đó, đại gia thủy sản miền Tây, Lâm Ngọc Khương của Thủy sản Phương Nam cũng đã bỏ trốn để lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng khiến 25 nguyên lãnh đạo chi nhánh, phòng chuyên môn của 5 NH bị truy tố vì vi phạm trong cho vay.

Thủy Sản Phương Nam

Thủy Sản Phương Nam

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, từ 2008-2012, Phương Nam đã được vay nhiều nghìn tỷ và phần lớn sử dụng sai mục đích. Dù DN liên tục thua lỗ, “đại gia” Lâm Ngọc Khương đã chỉ đạo lập khống hàng chục báo cáo, văn bản giấy tờ để được vay NH.

Cuối 2011, Khuân cùng vợ Trần Thị Mỹ lấy lý do sang Mỹ chữa bệnh để trốn nợ, ủy quyền cho con gái Lâm Ngọc Hân làm giám đốc, ủy quyền cho con Lâm Ngọc Khoa sở hữu các tài sản cá nhân đã dùng thế chấp NH. Con gái đại gia này sau đó cũng xuất cảnh trở về Mỹ để lại DN nợ ngập đầu NH.

Ở Mỹ, Khuân – Mỹ – Hân sau đó đã ủy quyền cho một thành viên HĐQT thay mặt công ty giải quyết và có thư xin lỗi các NH vì không có khả năng thanh toán nợ. Hàng loạt đàn em của Khuân cùng các đối tác, bạn bè phải ra hầu tòa. Các NH ngậm ngùi chia xác Phương Nam.

Vợ chồng đại gia Thủy sản Bình An (Bianfishco) Diệu Hiền – mẹ chồng hotgirl MC Quỳnh Chi từng nổi như cồn tại khu vực ĐBSCL, nhưng khối nợ NH và người dân cả nghìn tỷ đồng cũng đã khiến nữ doanh nhân này bỏ Bình An lại cho các chủ nợ, đi chữa bệnh ở Mỹ, rồi về nghỉ ngơi, dưỡng bệnh.

Nhiều ông chủ của các DN có tên tuổi ở ĐBSCL như Thủy sản Thiên Mã, Đông Nam, An Khang,… vốn hùng mạnh một thời cũng kẻ “chết”, người thoi thóp, hoạt động cầm chừng. Nhiều đại gia để lại món nợ quá hạn hàng trăm tỷ đồng. Hệ quả, các NH, chủ nợ buộc phải xâu xé cái xác còn lại của các DN thủy sản chết yểu. Nhiều cán bộ ngân hàng cũng rơi vào tình cảnh tù tội.

Vay nhiều, làm lớn, chết nặng

Hàng loạt vụ vỡ nợ, đổ bể của các đại gia ngành thủy sản gần đây cho thấy một thực tế làm ăn không dễ dàng và nợ nần chồng chất của rất nhiều DN tại khu vực ĐBSCL.

Theo báo cáo tự lập, tới cuối 2014, AVF âm vốn chủ sở gần 370 tỷ đồng trong khi đó nợ ngắn hạn lên tới 1.562 tỷ đồng. Doanh thu cũng chỉ đạt chưa tới 230 tỷ đồng.

Ông Lưu Bách Thảo thành lập Anvifish năm 2007, cổ đông lớn là các thành viên trong gia đình. Sự lên ngôi của con cá tra, cá basa đã giúp Anvifish phát triển như vũ bão với 2 xí nghiệp chế biến 250 tấn/ngày. Quy mô vốn của AVF liên tục tăng từ 50 tỷ lên 225 rồi 433 tỷ đồng. Tổng tài sản cũng tăng vèo vèo lên hàng nghìn tỷ đồng, đi kèm theo đó là hàng loạt các khoản vay NH khổng lồ phục vụ cho những dự án đầu tư nhà xưởng, kho bãi hoành tráng. Thị trường đi xuống, kinh doanh khó khăn, chi phí tăng cao đã khiến AVF nhanh chóng lao dốc.

Trong báo cáo giải trình hồi đầu tháng 2/2015, AVF cho biết điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, cùng với sự biến động của các cổ đông chủ chốt và những chênh lệch lớn về chỉ tiêu tài chính,… là những nguyên nhân khiến DN lao dốc.

Năm 2014, từ 512 tỷ đồng hàng tồn kho đầu năm, sau khi đánh giá lại, AVF chỉ còn gần 16 tỷ đồng. Hàng tồn kho kém phẩm chất đã là mối đe dọa trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.

Cuối năm 2014, ông Trần Tấn Hải, nguyên Giám đốc Công ty TNHH chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải – một đại gia thủy sản ở Cà Mau, đã bị bắt để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cho tới khi bị bắt, ông Hải đã vay cả trăm tỷ đồng từ NH và lãi không đóng lũy kế lên đến 50 tỷ đồng. DN nhiều năm chỉ sản xuất cầm chừng, không tiền trả lương cho công nhân.

Với “đại gia” Lâm Ngọc Khuân do không nắm bắt được thị trường đã khiến Phương Nam liên tục thua lỗ. Tình cảnh nợ nần càng thêm trầm trọng bởi sở thích xài sang ít ai bì kịp. Tuy nợ đầm đìa nhưng Khuân vẫn xây lâu đài hoành tráng, mua căn hộ cao cấp tại khu Phú Mỹ Hưng,… Tính tới trước khi bỏ trốn, ông Khuân nợ các NH gần 1.600 tỷ đồng, con số thất thoát lên tới 500 tỷ đồng.

Huấn Tú

 

The post Chuyện Dài Nợ Nần appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Những cuộc đời nghèo

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Những cuộc đời nghèo ở Làng Cay, Nghệ An

Tác Giả: Thanh Trúc- RFA – 14 May 2015

Xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, có những làng nhỏ như Sỏi, Mít, Lùng, Cáo, Chảo, Chát vân vân…Cay là một trong tất cả 10 làng bản như thế.

Nhà Dân

Nhà Dân

Cuộc sống người dân Làng Cay

Làng Cay, sau này gọi là Tân Cay, có 77 hộ, 396 nhân khẩu, hầu hết là dân tộc Thanh hoặc Thái, sống trên vùng rừng núi giáp tỉnh Thanh Hóa , nhiều người không biết đọc biết viết.

Đối với anh Bảo, một người sinh sống gần đó, dân làng Cay có số phận cơ cực như cái tên của nó:

Ở đây nguyên là rừng núi, sau một thời gian dài bị phá, phá cây rồi lâm tặc rồi kiểm lâm cấu kết tranh nhau thì coi như bây giờ chỉ toàn là đồi trọc thôi. Ở đấy thì toàn bộ không có đường bê tông nào cả. Ở đây nắng thì hạn hán mà mưa thì lũ lụt, khó làm ăn lắm. Người dân ở đó chỉ có trồng cây dưa, cây mía, cây sắn thế thôi, chứ còn lúa thì rất hãn hữu, Dọc ven suối khai thác được cái gì đó, coi như được một ít nào đó thì trồng lúa thôi. Người dân ở đấy cũng rất vất vả, ngoài vụ mùa ra thì đi làm thuê.

Đã vậy, làng cũng khá là xa chợ, từ Cay bộ đến chợ, đến trung tâm thị xã phải hơn mươi, mười lăm cây mới tới:

Nguyên bản của nó là làng Cay, sau này người ta thấy từ Cay đắng chát quá người ta đổi thêm chữ Tân nữa, Tân Cay, Tân Sỏi, Tân Mít…cho nó khác khác đi thôi chứ mà bản chất của nó vẫn là Cay thôi chứ không có gì khác được.

Là địa phương nghèo mà lại ở vùng xa, làng Cay được chính phủ đưa về một số dự án hỗ trợ như Chương Trình 134 và Chương Trình 135. Anh Bảo giải thích:

Nơi nào nghèo khó thì coi như chính phủ đầu tư vào để xóa nhà tranh tre dột nát đi, tức là Chương Trình 134 đấy. Có nơi như vậy là 7 triệu, có nơi thì 20 triệu. Như vậy trong làng Cay này theo họ báo cáo thì một hộ là 6 triệu. Nhưng mà như dân trao đổi thì coi như chỉ nhận được 1.200.000 thôi. Đấu tranh mãi thì xóm trưởng đưa thêm 300.000 nhưng rất nhiều người bị trừ vào các khoản gọi là công ích và nghĩa vụ. Ủy ban xã họ trừ những khoản đó coi như một thành tích riêng của xã.

Chương Trình 135 là đầu tư do địa phương, trong đó có sửa sang nhà, làm các công trình thủy lợi, xây dựng các công trình điện và đường xá, giải quyết những chế độ đối với dân nghèo, cho người dân nghèo nuôi bò. Thế nhưng theo tôi quan sát thì Chương Trình 135 là hầu như đường xá không thấy mà thủy lợi cũng không có gì ở đó cả.

Ông Vi Văn Thanh, người dân tộc Thanh, lên làng Cay từ năm 1983, nói rằng vì ông đi vay tiền để sửa sang nhà cửa trước đó nên đã không được hưởng chương trình 134 Chương Trình Xóa Nhà Tranh Tre Dột Nát:

Toi từ trước đến nay nỏ (không) có gì đâu, đi vay mượn thế thôi. Hồi trước được mấy cân muối với dầu với chi đó thôi, rồi từ thưở đó đến chừ không được cái chi hết. Tôi thì cũng không có gì, làm ăn chỉ chân tay thôi, nhà nước thì cũng không thấy hỗ trợ cái gì cả. Thực tế là nhà cửa coi như không có chi đâu

Dân Làng Cay hiền lành và cam chịu

Với bản tính đơn sơ của người dân tộc, lại cho rằng chữ nghĩa mình không có nhiều, ông Vi Văn Thanh nhìn sự bất công đối với gia đình ông bằng thái độ nhẫn nhịn, cam chịu:

Tôi cũng nỏ (không) khiếu nại, đại thể tùy xóm trưởng hay dân làng hay xã nếu mà đi kiểm tra hay đi rà soát hộ nghèo thì cứ đi vô tận nhà tận cửa mà rà soát. Đất đai này, gia đình có chi này, anh phải vô tận nhà coi như mới xét được. Tôi cũng không trách móc chi cả, cho thì cám ơn, không cho cũng cám ơn, không có thì đi vay mượn.

Với hộ gia đình chỉ đủ ăn đủ mặc như hộ ông Vi Văn Thanh, tiền nghĩa vụ hàng năm nộp cho xã cũng là điều đáng nói:

Nghĩa vụ tất nhiên năm mô cũng phải làm rồi, thuế hàng năm nhiều chứ, một năm 3 khẩu coi như ba bốn trăm nghìn. Nhà nước hỗ trợ chi? Hỗ trợ mà em có được chi mô.

Có vẻ như số tiền hỗ trợ xóa nhà tranh tre dột nát và tiền hỗ trợ xóa đói giảm nghèo mà cán bộ làng xã phân phối cho bà con không đồng đều, có nghĩa mỗi nhà mỗi khác, khiến nhiều người vừa thắc mắc vừa không hài lòng.

Ông Vi Văn Nam, cũng người làng Cay, được coi là hộ đặc biệt nghèo khó

Nói chung là 34 (chương trình 134) 35 đó (chương trình 135) không hiểu sao mà em cũng bị trừ mấy phần trăm tiền nghĩa vụ, đâu có được bao nhiêu đâu. Một năm là em được hưỡng ba bốn trăm nghìn tiền 135, thế mới nói. Nếu thật sự xóa đói giảm nghèo với xóa tranh tre thì làng của bọn em nhà mô được nhiều thì 106 triệu, có nhà thì 20, 30 triệu đó. Em thì họ tính trung bình cho được 20. Nói chung họ không xác định được 20 triệu hay là 17 triệu hoặc là 15, 16 triệu chi đó. Họ chưa xác định được cho nên bọn em cũng chưa xác định là nhận số tiền đó, chưa đăng ký và chưa ký tên vào đó.

Em thì nói chung thuộc thứ nhất là hộ rất nghèo, thứ hai nữa là đặc biệt khó khăn, gà trống nuôi con, Đưa con đi học rồi cả ăn cả uống nữa rồi nộp tiền học cho con cho nên là đặc biệt khó khăn.

Về tiền nghĩa vụ các loại ở Làng Cay, anh Nam kể một năm anh phải đóng gần một triệu đồng:

Một năm cũng bảy tám trăm nghìn tiền nghĩa vụ, còn tiền hỗ trợ rồi tiền góp về các hộ nghèo, thứ hai nữa là hỗ trợ các lũ lụt, các thứ khác thì hai ba trăm (ngàn ) nữa, nói chung là gần một triệu thì em cũng nộp đủ cả trong một năm. Nộp cho xóm trưởng để làm cái gì thì em cũng đâu biết, nhưng mà xóm trưởng nói là hỗ trợ hội người mù này, hội lũ lụt này, hội gì lung tung … Thông báo lên cho làng, làng nộp thì em nộp theo em đâu biết gì đâu. Cuộc sống của em nói chung cũng khó khăn rồi, kiếm được đồng mô thì nuôi con nuoi cái vậy thôi chứ cũng không thắc mắc nhiều. Ai kêu em đi làm cái chi thì em làm cái đó, kể cả đi bốc phần chứ đừng nói là… Suốt ngày đi cuốc ruộng thuê rồi là bốc vác lung tung thôi, chứ còn lúc mô cũng mong chờ nhà nước thì bấu cái chi mà ăn. Họ thích cho ai thì họ cho thôi.

Được hỏi tại sao người dân làng Cay lại nín nhịn hiền lành và có vẻ cam chịu quá mức như thế, anh Bảo cho rằng:

Kêu cũng không được, coi như dân người ta cũng đi vào tiêu cực, chán ngán, không muốn kêu ca lắm nữa.

Theo phản ảnh của bà con làng Cay, để xây nhà cho hộ nghèo theo Chương Trình 134, mỗi gia đình được nhà nước cấp 6.000.000 đồng. Tuy nhiên hộ ông Lô Văn Duy chỉ được cấp 1.200.000 đồng. Khi ông Duy nêu thắc mắc, cán bộ xóm đưa thêm 300.000 đồng.

Sáu hộ khác, trong đợt một cũng được cấp 1.200.000 đồng nhưng thay vì tiền thì lại qui thành vật liệu xây cất như ngói, sắt, thép, xi măng, đá cát vân vân.

Đến đợt hai, những người này được xã thông báo bổ sung thêm 300.000 đồng nhưng được cán bộ viết vào giấy là cấn trừ 300.000 đồng tiền xóa nhà tranh tre dột nát vào tiền nợ nghĩa vụ.

Ngoài ra, cũng có hộ được nhận 1.500.000 đồng trong đợt đầu và đến đợt hai thì được bổ sung thêm 500.000 đồng nữa.

Qua tiếp xúc và tìm hiểu của anh Bảo, sau khi nhận thấy những hộ thân cận với cán bộ đều được nhận 6.000.000 đồng, bà vợ của ông Lô Văn Duy đã xuống xã khiếu nại. Khi yêu cầu được xem danh sách và giấy tờ thì bà phát hiện gia đình mình cũng được hưởng 6.000.000 nhưng đã có ai đó giả mạo chữ ký để nhận tiền rồi. Từ đó đến giờ, bà Hương, vợ ông Duy, nhiều lần đi lại đòi tiền mà không được giải quyết.

Cũng có trường hợp một số gia đình không được thông báo về việc đến nhận tiền hỗ trợ đợt hai. Khi đến hỏi, cán bộ xóm trả lời là tiền đó đã trừ vào nợ nghĩa vụ rồi.

Còn Chương Trình 135 xóa đói giảm nghèo thì sao? Anh Bảo cho hay có nhà dù đã được bình bầu hộ nghèo để được cấp một con bò. Tuy nhiên khi trao bò thì người đó không được nhận với lý do đang nợ nghịa vụ nên bị cắt.

Mặt khác có nhiều hộ, đang còn nợ tiền nghĩa vụ, đã lên tới xã xin giấy chứng thực hộ nghèo nhưng xã không chứng mà còn hạch hỏi thêm những loại giấy tờ khác khiến dân làng phải trở đi trở lại rất nhiều lần.

Cán bộ địa phương nói gì trước phản ứng thầm lặng của bà con làng Cay? Ông Nguyễn Văn Quyết, chủ tịch xã Nghĩa Lợi, khẳng định không có chuyện bất cập hay sai trái trong khi thực hiện chương trình hỗ trợ của nhà nước .

Có nhiều chương trình hỗ trợ do Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thực hiện, ông Nguyễn Văn Quyết nói, các khoản đóng góp nghĩa vụ thì được thu theo Nghị Quyết của Hội Đồng Nhân Dân Xã

Chế độ chính sách của Đảng, Nhà Nước đưa về địa phương thì địa phương cũng chu cấp cho bà con đầy đủ thôi. Có một trường hợp, riêng một trường hợp thì có sự trùng lập ngẫu nhiên trong một năm như thế gia đình này có hai chế độ mà cán bộ chi trả nhầm lẫn thì thanh tra đã làm việc, đã có kết luận và đánh giá trách nhiệm bồi hoàn của một người.

Còn ngoài thì bao nhiêu chế độ là đầy đủ hết, không thiếu một ai, nhưng mà chế độ này là thuộc bên Mặt Trận người ta làm. Hỗ trợ cho nhà được triệu rưỡi, nhà hai triệu. Bên mặt trận tập hợp danh sách của các xóm chuyển sang cho Ủy Ban rồi Ủy Ban chịu trách nhiệm đi lĩnh tiền này về cấp phát cho bà con, nói tóm lại là đầy đủ.

Về số tiền 1.200.000 cấp trong đợt 1 nhưng được qui thành vật liệu xây dựng chứ không phải tiền mặt, ông chủ tịch xã Nghĩa Lợi giải thích:

Có chỉ đạo là bà con đồng bào thiểu số thì nhận thức họ cũng mức độ cho nên nếu cấp tiền mặt sợ họ ăn uồng nhậu nhẹt hết đi, họ cũng phải biết rằng cán bộ xóm chịu trách nhiệm đi mua xi măng, sắt , thép về cho họ. Coi như cấn trừ bằng hiện vật thì 1.200.000, còn lại 300.000 là nhận tiền mặt chứ còn không phải là chia ra nhiều lần. Số hộ nằm trong diện được xét 6 triệu thì cấp đủ 6 triệu, chỉ có một hộ trùng lập thì cán bộ đã chi lại cho đủ. Việc này đã có kết luận, không phải hộ nào cũng được 6 triệu mà địa phương không chi trả, cái đó là không có.

Nhà Cán Bộ

Nhà Cán Bộ

Ông chủ tịch Xã Nghĩa Lợi này còn khẳng định làng Cay đã thực hiện được tiêu chí xóa đói giảm nghèo do nhà nước đề ra:

Bây giờ tỷ lệ hộ nghèo đói không còn bao nhiêu nữ mà trình độ dân trí cũng được nâng lên. Cách đây 10 năm trong xóm đó chỉ có 3 cái nhà xây thôi,chứ mà đến giờ phải nói có đến 85% nhà xây. Tôi cam đoan một điều rằng có hai trường hợp, coi như bị cấp nhầm một trường hợp và cấp thiếu một trường hợp thì cái này là thanh tra đã làm, và Ủy Ban sắp tới sẽ kỷ luật cán bộ này và cho nghĩa. Còn riêng việc thanh toán lại cho dân thì đó là điều đương nhiên thôi.

Tuy nhiên theo anh Bảo, có người thân ở trong làng Tân Cay, chỉ mới một làng mà đã bao nhiêu chuyện bức bối và bao nhiêu người kêu ca, nếu tính cả 10 làng gồm Tân Sỏi, Tân Mít, Tân Lùng, Tân Cáo van vân với 70% là người dân tộc thì số dân nghèo đi kêu ca còn nhiều tới đâu.

Cái có thể nhìn thấy trước mắt những nơi này, anh Bảo mô tả, là sự chênh lêch giàu nghèo không phải giữa người làng với nhau mà là giữa dân làng với cán bộ. Điển hình nhà dân thì nhỏ bé tềnh toàng chứ nhà xóm trưởng làng Cay chẳng những là nhà xây mà còn to đẹp nhất làng.

The post Những cuộc đời nghèo appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới