Tin tức Việt

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ về khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh và đầu tư (Phần 2)

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

alan-1

Khi kinh doanh thất bại, học bài học và phân tích lý do. Sau đó, quên ngay kinh nghiệm. Thương trường còn nhiều trận đấu, đừng khổ tâm và suy nghĩ quá lâu vì tương lai không phải là quá khứ. 
alan-1
- Ở độ tuổi 42 tuổi, tôi muốn bỏ công việc hiện tại (nhân viên văn phòng) để bắt đầu ra kinh doanh, liệu có mạo hiểm lắm không. Ví dụ như vay tiền ngân hàng để mở hiệu sách có được không? (Trịnh Huỳnh Chấn, 42 tuổi, Binh Dương)
TS. Alan Phan: Khả năng kiếm lời từ kế hoạch kinh doanh của bạn liệu có vượt mức lãi suất phải trả ngân hàng khi đi vay? Bạn phải làm một nghiên cứu cẩn thận về lợi thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra, theo tôi biết vấn đề bán sách báo, giấy qua tiệm lẻ đang bị cạnh tranh khắc nghiệt bởi các sách báo điện tử?
- Theo tiến sĩ thì những người kinh doanh nhỏ lẻ nên vay thêm bao nhiêu % so với số vốn mình đang có để kinh doanh mà không gặp rủi ro nhiều ? (Thanh Tùng, 29 tuổi)
TS. Alan Phan: Tốt nhất là 100% OPM (vốn vay của người khác). Tuy nhiên, phải tránh lối vay bất hợp pháp.
- Tôi định kinh doanh hải sản khô (tôm, cá, mực…), với nguồn hàng từ Kiên Giang lên TP HCM. Ngoài ra, tôi còn có dự định đưa hàng sang Lào bán. Tiến sĩ có lời khuyên gì dành cho tôi với kế hoạch này? (Nguyễn Thị Hạnh)
TS. Alan Phan: Khi buôn bán nhỏ lẻ bạn nên lưu ý về giá hàng, mức tin cậy của người bán cũng như người mua và các chi phí phát sinh bất ngờ. Đặc biệt, bạn nên lưu ý về số tiền vay mượn.
- Xin hỏi ông Alan Phan, tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực phầm mềm, cụ thể là lập nên một nhóm các anh em viết phần mềm cho điện thoại, máy tính bảng... Theo ý kiến của ông thì lĩnh vực đó ở Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? (ĐOÀN HÀ, 38 tuổi, TP HCM)
TS. Alan Phan: Hiện nay đã có rất nhều bạn trẻ đang làm những việc mà bạn dự định làm. Nhiều người thành công và cũng rất nhiều người thất bại. Với ngành IT khả năng sáng tạo là yếu tố mấu chốt và chỉ bạn mới có thể trả lời lợi thế cạnh tranh của mình.
- Tôi có số vốn 100 triệu, đang muốn mở một siêu thị mini đầu tư khoản 500-700 triệu. Vậy tôi có nên vay ngân hàng để kinh doanh không(lãi suất 14-15%)? (Nguyễn Trang, 30 tuổi)
TS. Alan Phan: Bạn nên làm một kế hoạch kinh doanh để hiểu rõ mức sinh lời mà bạn kiếm được có vượt trội 15% sau khi trừ mọi chi phí.
- Thưa tiến sĩ, ngài đánh giá thế nào về ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp hiện nay và trong 10 năm tới. Tôi đang theo đuổi ngành này và muốn biết thị trường để đầu tư: nên tập trung vào Khu công nghiệp hay thành phố? (Nguyen Song Hao, 32 tuổi, Bac Ninh)
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ tiềm năng của ngành rất cao theo kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, bạn phải nghiên cứu kỹ những chi tiết qua các dữ liệu thông tin để làm một kế hoạch kinh doanh bài bản.
- Thưa chú, cháu đang có kế hoạch kinh doanh làm đồ chơi gỗ. Chú có thể vui lòng làm người đỡ đầu, hướng dẫn cháu được không ạ? (Dung Nguyen, 35 tuổi, 53 Phan Van Han P.17 Binh Thanh TP.HCM)
TS. Alan Phan: Chú không biết nhiều về lĩnh vực kinh doanh này. Nhưng nếu cháu kinh nghiệm và những quan hệ tốt trên những thị trường lớn Âu, Mỹ thì tương lai cháu sẽ rất tốt và không cần đến chú.
- Tôi thấy ông luôn phát biểu nhắc nhở nhà đầu tư “hãy giữ cẩn thận tiền của mình, tránh hoang tưởng”. Như vậy có được hiểu là không nên đầu tư mà chỉ nên gửi tiết kiệm trong thời điểm này? (Một nhà đầu tư ít tiền)
TS. Alan Phan: Có nhiều cách kiếm tiền tốt hơn là gửi tiết kiệm mà cũng khá an toàn, tùy vào thời điểm và giới hạn (3 năm hay 10 năm). Nếu đầu tư dài hạn hơn 10 năm, tôi đề nghị một số kênh như vàng, trái phiếu của các công ty đa quốc gia, chứng chỉ ETF…
Học-đầu-tư-chứng-khoán
- Thưa ông Alan, chứng khoán Việt Nam hiện tại có điều gì mà các nhà đầu tư cần chú ý khi tham gia? (Bùi Quang Liệu, 32 tuổi, Khâm Thiên – Hà Nội)
TS. Alan Phan Điều quan trọng nhất khi tham gia thị trường này là bạn phải biết rõ mình biết gì và khả năng hiểu biết của mình có chính xác hay không?
- Cho tôi hỏi, nếu đầu tư vào chứng khoán bằng tiền vay ngân hàng với lãi suất 15% một năm thì có mạo hiểm quá không, có nên đầu tư không? (Nguyen Thi Bach)
TS. Alan Phan: Câu hỏi của bạn chính là trả lời. Bạn phải tự tin là kiếm hơn 15% mỗi năm vào chứng khoán mới đi vay kiểu đó. Tôi thì chắc chắn không có khả năng làm chuyện này.
 
- Thưa tiến sĩ, đối với nhà đầu tư cá nhân với số vốn khoảng một tỷ đồng mà đầu tư chứng khoán thì nên duy trì danh mục bao nhiêu cổ phiếu và cổ phiếu như thế nào để duy trì được tăng trưởng bền vững? (Nguyễn Anh Tuấn, An Duong Yen Phu)
TS. Alan Phan: Nếu chỉ có một tỷ mà không muốn rủi ro nhiều tôi khuyên bạn nên đầu tư vào các chứng chỉ ETF như các Index của các thị trường chứng khoán. Ngoài ra, thời hạn đầu tư phải dài hơn 3 năm.
- Thưa tiến sĩ Alan Phan, ngoài kênh gửi tiết kiệm, vàng, đôla, bất động sản, chứng khoán, có kênh nào, ngành nghề nào, để đầu tư kinh doanh có lãi với số vốn 500 triệu đồng? Xin ông tư vấn. (Nguyễn Văn Trí)
TS. Alan Phan: Tôi xin trả lời là kinh doanh khác đầu tư. Đầu tư là khi đã có tiền và muốn có lời. Còn kinh doanh là một dự án phức tạp, liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm, số vốn, may mắn và thời điểm của doanh nhân.
Khi tôi không biết những yếu tố cá nhân nói trên của doanh nhân thì khó có thể trả lời chính xác. Nhưng nếu chỉ có 500 triệu đồng thì sự hạn chế về số vốn bắt buộc bạn phải tìm những mô hình và tầm cỡ thích hợp.
- Tôi có khoảng 1 tỷ đồng tiền nhàn rỗi nhưng chỉ trong 15-30 ngày. Tiến sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách kiếm tiền được không (ngoại trừ gửi ngân hàng)? (nguyễn chí thành, 243 đường bưởi hà nội)
TS. Alan Phan: 15-30 ngày là thời hạn quá ngắn để làm bất cứ điều gì, ngoại trừ các loại hình kinh doanh bất hợp pháp.
- Ông nghĩ thất bại nào của ông đáng nhớ nhất? Và ông đã làm gì để đúng dậy sau khi thất bại? (Lê Luyện)
TS. Alan Phan: Khi thất bại, học bài học và phân tích lý do. Sau đó, quên ngay kinh nghiệm. Thương trường còn nhiều trận đấu, đừng khổ tâm và suy nghĩ quá lâu vì tương lai không phải là quá khứ. Với tư duy này, tôi không nhớ nhiều về thất bại để xếp hạng. Cuối cùng, khi phải chuẩn bị cho trận đánh mới, sự bận rộn với việc lên kế hoạch và liên hệ với “network” để triển khai dự án, sẽ làm bạn phải đứng dậy ngay. Hành động là giải pháp tối ưu.

The post Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ về khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh và đầu tư (Phần 2) appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ về khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

live_interview-1394091682_480x0

"Khi bạn cảm thấy chưa có sự an toàn trong việc mưu sinh thì có lẽ bạn chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm cũng như đam mê để có thể khởi nghiệp."
live_interview-1394091682_480x0
- Thưa Tiến sĩ Alan Phan, một trong những điểm mấu chốt khi khởi nghiệp là phải có một kế hoạch kinh doanh bài bản. Tuy nhiên, để có thể xây dựng được một kế hoạch như vậy cần phải có thông số về sản phẩm, thị trường, cạnh tranh... mà điều này đối với một người mới là rất khó vì không có kinh phí để thuê đơn vị tư vấn, nghiên cứu thị trường. Vậy xin tiến sĩ cho biết cách giải quyết vấn đề này như thế nào? (Nguyễn Phong)
TS. Alan Phan: Thực tình, chỉ cần học vài yếu tố chuyên nghiệp trong vấn đề nghiên cứu mình có thể tự làm phần lớn những công việc mà các nhà tư vấn thường làm. Ngoài ra, bạn vẫn còn có cơ hội để tiếp cận những bậc lão thành đã hoặc sắp về hưu. Họ sẽ có rất nhiều thời gian để giúp các bạn trẻ như bạn thực hiện ước mơ của mình.
Ngoài ra, bạn phải biết học hỏi, phải sử dụng thời gian thật hữu hiệu, phải hiểu quy trình nghiên cứu trên các mạng Internet. Đồng thời bạn phải biết networking, tức là liên thông với các người có thể giúp mình.
- Thưa tiến sĩ, ông nghĩ sao về việc bán hàng đại lý ăn 40% trên mỗi sản phầm (sản phẩm T-Shirt đồng giá 300.000 đồng). Em ở khu phố cổ thuận tiện khách du lịch. Mặt bằng em tính đầu tư tầm 5 triệu đồng tháng, không phải đặt cọc tiền hàng, hưởng theo doanh thu bán hàng, vậy em có nên tiến hành không? (Hai Nam, Da Nang)
TS. Alan Phan: Kế hoạch kinh doanh phải có nhiều chi tiết hơn là những con số bạn trình bày ở trên. Chẳng hạn như có khoảng bao nhiêu khách hàng mục tiêu? Mức cạnh tranh có nhiều không? Giá bán có hợp lý? Tổng chi phí điều hành là bao nhiêu mỗi năm? Tổng doanh thu dự trù bao nhiêu?...
Tất cả những điều đó bạn phải viết ra môt kế hoạch kinh doanh dựa trên những mẫu kế hoặch được tìm trên google của các nhà bán lẻ.
- Thưa tiến sĩ, tôi chỉ có một mình và con gái. Hoàn cảnh gia đình khó khăn và tôi phải tự lập từ nhỏ. Tôi hiện làm nhân viên kế toán và mới chỉ tích cóp được 50 triệu làm vốn. Tôi muốn khởi nghiệp, thoát khỏi cái nghèo nhưng vốn nhỏ, không thể nghỉ việc để theo đuổi, trong khi bao nhiêu chi phí hàng ngày phải gánh. Tôi cứ đọc và tìm hiểu cách làm giàu mà vẫn chưa tìm ra hướng đi nào phù hợp với mình. Với hoàn cảnh như vậy, tôi có thể chọn con đường và hướng đi như thế nào để có thể làm giàu? (Nguyễn Thị Thủy)
TS. Alan Phan: Thứ nhất, bạn phải tìm cho mình một kỹ năng và nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong bất cứ một ngành nghề nào hay một mô hình kinh doanh nào.
Còn khi bạn cảm thấy chưa có sự an toàn trong việc mưu sinh thì có lẽ bạn chưa đủ kỹ năng và kinh nghiệm cũng như đam mê để có thể khởi nghiệp.
 
- Kính chào ông Alan. Tôi năm nay 40 tuổi, có bằng MBA, đã lăn lộn nhiều công việc từ hơn 15 năm nay và hiện là CEO của một công ty nhỏ tại VN. Tuy nhiên, tôi muốn rút lui về tự kinh doanh. Vốn cũng có chút nhưng không nhiều (2 tỷ đồng) nên muốn xin lời khuyên phải làm gì. Tôi rất mê kinh doanh nhưng cái muốn làm thì không đủ vốn và ở Việt Nam cái gì cũng có hết rồi. Thêm nữa, tôi còn cái bệnh là cái gì cũng biết và phân tích quá nhiều nên cuối cùng thấy cái gì cũng không khả thi. Xin cảm ơn ông! (Đăng)
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ vấn đề nhiễu thông tin và dữ liệu là một vấn đề chung của mọi doanh nhân. Tuy nhiên, những người biết quyết đoán thường vượt qua nhờ tập trung vào một thị trường ngách nơi mình có những lợi thế cạnh tranh nhiều nhất. Dù Việt Nam hiện nay đã có nhiều mô hình kinh doanh nhưng tôi tin vẫn có những phân khúc còn bỏ ngỏ.
Với kinh nghiệm và khả năng tìm tòi tôi nghĩ ông có thể nhìn thấy vấn đề rõ ràng hơn, nhất là khi đã thử nghiệm vài mô hình tượng trưng.
- Theo ông, việc thành lập một quỹ tư nhân sẽ được bắt đầu như thế nào? Có sự khác biệt giữa các quy chuẩn của Việt Nam và quốc tế trong việc lập quỹ này không? (Đặng Hà, TP Đà Nẵng)
TS. Alan Phan: Có vài khác biệt về những điều kiện pháp lý khi thành lập cũng như khi điều hành các quỹ đầu tư tư nhân. Vấn đề chính là tìm được khách hàng (những nhà đầu tư chịu bỏ tiền vào quỹ của mình). Muốn vậy, phải cho nhà đầu tư sự tin cậy bằng cách chứng minh khả năng minh bạch và kiếm lợi nhuận tốt của quỹ.
- Ở độ tuổi 42 tuổi, tôi muốn bỏ công việc hiện tại (nhân viên văn phòng) để bắt đầu ra kinh doanh, liệu có mạo hiểm lắm không. Ví dụ như vay tiền ngân hàng để mở hiệu sách có được không? (Trịnh Huỳnh Chấn, 42 tuổi, Binh Dương)
TS. Alan Phan: Khả năng kiếm lời từ kế hoạch kinh doanh của bạn liệu có vượt mức lãi suất phải trả ngân hàng khi đi vay? Bạn phải làm một nghiên cứu cẩn thận về lợi thế cạnh tranh của mình. Ngoài ra, theo tôi biết vấn đề bán sách báo, giấy qua tiệm lẻ đang bị cạnh tranh khắc nghiệt bởi các sách báo điện tử?
- Theo tiến sĩ thì những người kinh doanh nhỏ lẻ nên vay thêm bao nhiêu % so với số vốn mình đang có để kinh doanh mà không gặp rủi ro nhiều ? (Thanh Tùng, 29 tuổi)
TS. Alan Phan: Tốt nhất là 100% OPM (vốn vay của người khác). Tuy nhiên, phải tránh lối vay bất hợp pháp.
bi_quyet_khoi_nghiep_tu_0_dong_lamsao_com_1-1024x673
- Em học kinh doanh và công nghệ thông tin, đã từng làm ở một vài công ty. Năm qua em có kinh doanh thời trang nhưng khó khăn quá nên đã nghỉ. Em có vốn khoảng 50 triệu đồng nên kinh doanh gì cho phù hợp với ngành nghề em đã từng học? (Hoàng Anh)
TS. Alan Phan: Một câu hỏi quá cá nhân để có thể trả lời chính xác! Em đã có kinh nghiệm trong ngành IT, tại sao lại đi kinh doanh thời trang? Khi kinh doanh, em cần biết rõ lợi thế cạnh tranh và những rủi ro sẽ gặp.
 
- Tôi định kinh doanh hải sản khô (tôm, cá, mực…), với nguồn hàng từ Kiên Giang lên TP HCM. Ngoài ra, tôi còn có dự định đưa hàng sang Lào bán. Tiến sĩ có lời khuyên gì dành cho tôi với kế hoạch này? (Nguyễn Thị Hạnh)
TS. Alan Phan: Khi buôn bán nhỏ lẻ bạn nên lưu ý về giá hàng, mức tin cậy của người bán cũng như người mua và các chi phí phát sinh bất ngờ. Đặc biệt, bạn nên lưu ý về số tiền vay mượn.
- Xin hỏi ông Alan Phan, tôi muốn đầu tư vào lĩnh vực phầm mềm, cụ thể là lập nên một nhóm các anh em viết phần mềm cho điện thoại, máy tính bảng... Theo ý kiến của ông thì lĩnh vực đó ở Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì? (ĐOÀN HÀ, 38 tuổi, TP HCM)
TS. Alan Phan: Hiện nay đã có rất nhều bạn trẻ đang làm những việc mà bạn dự định làm. Nhiều người thành công và cũng rất nhiều người thất bại. Với ngành IT khả năng sáng tạo là yếu tố mấu chốt và chỉ bạn mới có thể trả lời lợi thế cạnh tranh của mình.
- Tôi có số vốn 100 triệu, đang muốn mở một siêu thị mini đầu tư khoản 500-700 triệu. Vậy tôi có nên vay ngân hàng để kinh doanh không(lãi suất 14-15%)? (Nguyễn Trang, 30 tuổi)
TS. Alan Phan: Bạn nên làm một kế hoạch kinh doanh để hiểu rõ mức sinh lời mà bạn kiếm được có vượt trội 15% sau khi trừ mọi chi phí.
 
- Thưa tiến sĩ, ngài đánh giá thế nào về ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp hiện nay và trong 10 năm tới. Tôi đang theo đuổi ngành này và muốn biết thị trường để đầu tư: nên tập trung vào Khu công nghiệp hay thành phố? (Nguyen Song Hao, 32 tuổi, Bac Ninh)
TS. Alan Phan: Tôi nghĩ tiềm năng của ngành rất cao theo kinh nghiệm của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, bạn phải nghiên cứu kỹ những chi tiết qua các dữ liệu thông tin để làm một kế hoạch kinh doanh bài bản.
- Thưa chú, cháu đang có kế hoạch kinh doanh làm đồ chơi gỗ. Chú có thể vui lòng làm người đỡ đầu, hướng dẫn cháu được không ạ? (Dung Nguyen, 35 tuổi, 53 Phan Van Han P.17 Binh Thanh TP.HCM)
TS. Alan Phan: Chú không biết nhiều về lĩnh vực kinh doanh này. Nhưng nếu cháu kinh nghiệm và những quan hệ tốt trên những thị trường lớn Âu, Mỹ thì tương lai cháu sẽ rất tốt và không cần đến chú.
- Thưa tiến sĩ, ông nghĩ thế nào về đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam lúc này. Tôi có tầm khoảng 10 tỷ đồng và muốn bắt đầu đầu tư sản xuất. Vậy ông có thể cho tôi lời khuyên phù hợp được không? (Chiêng, 28 tuổi, Nhà 28, ngách 93/27 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội)
TS. Alan Phan: Ông không nói rõ công nghiệp phụ trợ gì và lợi thế cạnh tranh của ông nằm ở đâu? Do đó, tôi nghĩ ông cần làm một kế hoạch kinh doanh chi tiết hơn theo những mẫu hình tìm trên mạng.
- Tôi muốn đầu tư nhỏ bằng việc xuất khẩu nước mắm Việt Nam qua thị trường Thái Lan trong vài tháng tới. Ông đánh giá như thế nào về cơ hội này? (Võ Hồng)
TS. Alan Phan: Nếu nước mắm hay bất cứ sản phẩm nào của ông cần có một điểm nhấn thật đặc biệt và tạo sự thích thú với khẩu vị của người Thái Lan thì tôi nghĩ sẽ có nhiều cơ hội.
Tuy nhiên sự cạnh tranh và phí tổn để tiếp thị khá cao. Ông phải biết rõ khả năng và kinh nghiệm của mình về hai vấn đề mấu chốt này.

The post Tiến sĩ Alan Phan chia sẻ về khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Có một loại thất bại gọi là ‘bận rộn một cách mù quáng’

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

http___www_daikynguyenvn_com_wp-content_uploads_2017_02_ban-ron-c-doi-620x353

(Bài của Khách)

Tại một ngôi chùa nơi khe núi có một lão thiền sư, ông có một đồ đệ rất là chuyên cần, không kể là đi hóa duyên, hay là xuống bếp rửa rau, vị đồ đệ này từ sáng đến tối, bận rộn không ngừng. Nhưng trong tâm của tiểu đồ đệ rất là mâu thuẫn, vành mắt của cậu càng ngày càng tối sạm. Cuối cùng, cậu không thể chịu đựng thêm được nữa, đến tìm sư phụ. Cậu nói với lão thiền sư rằng: “Sư phụ, con thật sự quá mệt mỏi rồi, nhưng cũng không thấy được thành tựu đâu cả, rốt cuộc là bởi nguyên nhân gì vậy?”. Lão thiền sư trầm ngâm một lúc rồi nói: “Con hãy đem cái bát ngày thường con dùng để hóa duyên lại đây”. Tiều đồ đệ liền đem cái bát ấy đến, lão thiền sư nói: “Tốt lắm, hãy để nói ở chỗ này, con hãy đi lấy mấy quả óc chó đến đựng đầy cái bát cho ta”. Tiểu đồ đệ không rõ được dụng ý của sư phụ, ôm một đống hạch đào đi vào. Khoảng chục quả hạch đào này vừa đặt vào trong cái bát, toàn bộ cái bát đều đã đầy ắp cả.

Lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “ Giờ con còn có thể cho thêm quả óc chó vào trong cái bát nữa không?” “Không cho thêm được nữa, bát đã đầy rồi, nếu cho thêm nữa thì nó sẽ rơi ra ngay”. “Ồ, bát đã đầy rồi phải không? Con hãy mang một chút gạo đến đây nữa”. Tiểu đồ đệ lại mang một số gạo đến, cậu cho hạt gạo vào trong cái tô từ những khe hở của hạch đào, không ngờ lại có thể cho được nhiều hạt gạo vào đến như vậy, cứ cho mãi cho đến khi bắt đầu rơi ra ngoài. Tiểu đồ đệ mới dừng lại, bất chợt giống như ngộ ra được điều gì đó: “Ồ, thì ra cái bát lúc nãy vẫn còn chưa có đầy”. Lão thiền sư: “ Thế bây giờ đã đầy chưa?”. Tiểu đồ đệ: “ Bây giờ đã đầy rồi”. Lão thiền sư: “Con hãy lấy một ít nước đến đây”. Tiểu đồ đệ lại đi lấy nước, cậu lấy một gáo nước đổ vào trong cái bát, mãi cho đến khi nước trong bát tràn ra, lần này ngay đến cả khe hở cũng đều đã bị lấp đầy hết cả. Lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ: “Lần này đã đầy chưa?”.
Tiểu đồ đệ nhìn thấy cái tô đã đầy rồi, nhưng lại không dám trả lời, cậu không biết liệu sư phụ có phải còn có thể cho thêm cái gì vào nữa hay không. Lão thiền sư cười nói: “ Con hãy đi lấy thêm một muỗng muối đến đây”. Lão thiền sư lại cho muối tan vào trong bát nước, nước không có tràn ra chút nào. Tiểu đồ đệ như ngộ ra điều gì đó. Lão thiền sư hỏi cậu: “Con nói xem điều này đã nói rõ gì nào?” Tiểu hòa thượng nói: “ Con biết rồi, điều này nói rõ thời gian chỉ cần ta biết khéo léo tận dụng thì luôn sẽ có đủ”. Lão thiền sư lại cười, lắc đầu nói: “Đây vốn không phải điều ta muốn nói với con”. Tiếp đó, lão thiền sư lại đổ những thứ trong cái bát kia vào trong một cái chậu, lấy ra một cái bát không. Hành động của lão thiền sư khá là chậm rãi, ông vừa đổ vừa nói: “L úc nãy chúng ta cho quả óc chó vào trước, bây giờ chúng ta hãy làm ngược lại, xem thử sẽ thế nào?”. Lão thiền sư cho một muỗng muối vào trong cái bát trước, rồi đổ nước vào, sau khi nước đầy rồi, thì vừa cho gạo vào trong cái bát, nước đã bắt tràn ra ngoài, và khi trong chén đã đựng đầy gạo rồi, lão thiền sư hỏi tiểu đồ đệ rằng: “ Con xem, bây giờ trong chén còn có thể cho quả óc cho vào được nữa không?”. Lão thiền sư nói: “ Nếu như cuộc đời của con là một cái bát, khi trong cái bát toàn là những chuyện nhỏ nhặt giống như những hạt gạo này vậy, thì những quả óc chó đó của con làm sao có thể cho vào được đây?”.  

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

Tiểu đồ đệ lúc này mới vỡ lẽ ra. Nếu như bạn bôn ba cả ngày, vô cùng bận rộn, thế thì bạn hãy nghĩ thử: “Chúng ta làm sao mới có thể cho quả óc chó vào trong cuộc đời mình trước đây? Nếu như cuộc đời chỉ là một cái bát, lại nên làm thế nào để tách biệt quả óc chó và hạt gạo đây?”. Chúng ta cần cho quả óc chó vào trong cái tô của cuộc đời mình trước, nếu không cả một đời sẽ ở trong những chuyện nhỏ nhặt như hạt gạo, hạt mè, nước, thế thì ta không thể cho quả óc chó vào được nữa. Bởi vì bận rộn mà bỏ lỡ những chuyện có ý nghĩa trọng đại đối với cuộc đời của mình, chính gọi là bận rộn một cách mù quáng. Bận rộn mù quáng có nghĩa là bạn đang đi đến thất bại, càng bận rộn càng nghèo khổ, càng nghèo khổ lại càng bận rộn! Cuộc đời mỗi người là một cái chén không, nhưng nên cho cái gì vào trước? Cái gì mới là quả óc chó của bạn ? Nếu như mỗi một người đều rõ ràng quả óc chó của mình là cái gì, thế thì cuộc sống đã đơn giản nhẹ nhàng hơn rồi. Theo Thiện Sinh (dịch) - Thoibaotoday 

The post Có một loại thất bại gọi là ‘bận rộn một cách mù quáng’ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Thất bại của một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

le-hoi-dau-nam

Ngày tế, lễ với công dân nhiều quốc gia có văn hóa gần gũi với chúng ta như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… diễn ra thật thanh bình và giản dị. Vào lúc giao thừa, người Đài Loan, Nhật Bản cùng nhau quây quần trong nhà. Sáng sớm, họ tới chùa đánh chuông, cầu mong sự tốt đẹp cho đất nước và người thân. Mọi sự diễn ra thật bình dị, ấm áp và sang trọng. Họ tin vào những gì họ có và tin vào ngày mai, cho dù Nhật là quốc gia nằm ở chỗ vỏ Trái đất yếu nhất, chịu rủi ro cao nhất nhưng phong thái của họ toát lên một vẻ ung dung tự tại.
Lễ hội là tấm gương phản chiếu thái độ sống của một dân tộc. Cứ đến ngày tết và các lễ sau tết, ngày thi cử thì cả đất nước ta sôi lên sùng sục. Mọi người đổ đến chùa chiền, miếu mạo để cầu xin sự phù hộ của thánh thần.
Có rất nhiều người đi hàng chục ngôi chùa, rủ nhau trở thành hội đi chùa, tạo ra một mùa hành hương. Trong số đó có không ít quan chức nhà nước đi miếu, chùa bằng xe biển số xanh, nhất là các bà vợ của họ. Họ dâng sớ cầu xin đủ thứ trên đời, nào cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu tình, cầu duyên, cầu tự và cả những thứ “độc địa” khác nữa. Hàng triệu con người bỏ thời gian đi tới những nơi được coi là linh thiêng với thái độ hối hả, lo lắng, sợ sệt, tự ti chen lẫn khoe mẽ. Nhiều tỉ đồng tan thành mây khói nuôi dưỡng cho niềm tin mơ hồ nhưng rất mãnh liệt.
Lễ hội ở các nơi trên thế giới có thể đông nhưng bát nháo như ở ta thì cực hiếm. Chúng đan xen rất nhiều thái cực và nhiều tâm thế. Ngoài ái, ố, hỉ, nộ ra thì còn biết bao nhiêu chuyện bi hài khác diễn ra trong lễ hội. Người hoan hỉ khi cướp được lộc thánh, người đau khổ vì cầu chưa xong đã mất tài sản, kể cả mất mạng.
le-hoi-dau-nam
Giá như mọi người biết rằng “lộc thánh” như miếng vải có ấn triện đỏ đỏ, hoa tre là bùi nhùi ở đầu thanh tre, tiền của chúa là những miếng giấy bản được in mệnh giá thủ công,… nào đâu phải của “thánh”, của “chúa” mà chỉ là do một ai đó người trần mắt thịt tạo ra. Rất có thể trong số họ chả thiếu người bất hảo đã hà hơi thêu dệt nên ảo ảnh, được những người có thế lực tiếp tay đẩy lên thành thứ “thiêng”.
le-hoi-dau-nam-3
Hối hả, giành giật, chen chúc, xô xát, chặt chém, lừa lọc, chửi bới, hối hận, cay cú, máu me,… là trạng thái tâm thần của lễ hội chúng ta. Từ “phụ mẫu của dân” đến tất cả con dân của một đất nước phải vin vào thánh thần mà đi tới tương lai thì quả thật đất nước đang có vấn đề, vượt ra khỏi tâm linh trong sáng mà chuyển sang một trạng thái cực đoan khác. Không thể kéo dài tình trạng này được nữa, những người có trách nhiệm cần phải có nhận thức đúng, phải có thái độ đúng và hành xử đúng.
"Một quốc gia dốt là một quốc gia yếu, mà u mê là một biểu hiện của dốt nát. Một dân tộc dựa dẫm thánh thần không thể nào là một dân tộc mạnh khỏe."
 
- TS. Nguyễn Minh Hòa, ĐH KHXH&NV TP.HCM -

The post Thất bại của một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Bao giờ người Việt mới cho hàng Việt một cơ hội?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan
Tôi xin phép đặt mình vào vị trí của một startup bán… cơm rang trứng để trả lời câu hỏi: Vì sao tôi sẵn sàng gạt đi cả những lời chê hợp lý nhất và sẵn sàng bỏ ra 600.000 đồng, 800.000 đồng mua những sản phẩm Việt mà nhiều người cho là có giá trị thực chỉ vào khoảng 500.000 đồng?
Vấn đề lớn nhất của sản phẩm Made in Việt Nam: chất lượng chưa tương xứng với giá cả; mẫu mã, chủng loại chưa đa dạng… Đây là những vấn đề mà các quốc gia nổi tiếng về chất lượng sản phẩm như Nhật Bản, Hàn Quốc… đã từng gặp phải. Nhưng họ may mắn hơn khi người dân trong nước chấp nhận sử dụng sản phẩm chưa tốt, cho doanh nghiệp cơ hội để sống sót, cải thiện chất lượng để tiếp tục đi lên.
 
Chúng ta chắc không thể được như người dân Hàn Quốc những năm 1990 đến cái hộp bút, cục tẩy cũng phải dùng hàng quốc nội dù chất lượng sản phẩm lúc đó thua xa Nhật Bản, nhưng ít nhất hãy cho sản phẩm Việt, start up Việt một cơ hội. 
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tôi xin phép đặt mình vào vị trí của một startup bán… cơm rang trứng để trả lời câu hỏi: Vì sao tôi sẵn sàng gạt đi cả những lời chê hợp lý nhất và sẵn sàng bỏ ra 600.000 đồng, 800.000 đồng mua những sản phẩm Việt mà nhiều người cho là có giá trị thực chỉ vào khoảng 500.000 đồng?
Tính từ năm 2013 cho tới nay, tôi đã vài lần được chứng kiến các công ty Việt tung ra nhiều sản phẩm có tỷ lệ Việt hóa cao với tham vọng chinh phục cộng đồng người dùng trong nước. Điện thoại, tai nghe, keycap, giày, loa… là một vài trong số này.
Mỗi lần chứng kiến một sản phẩm “đình đám” như vậy ra đời, tôi cũng thường theo dõi phản ứng của người Việt với chính các sản phẩm “Made in Vietnam” hoặc “Assembled in Vietnam”. Kịch bản theo tôi là đáng buồn thường sẽ lặp lại: chúng ta sẽ dành những cái nhìn rất khắc nghiệt dành cho sản phẩm Việt, chê nhiều hơn khen. Đáng buồn hơn nữa, phần lớn những lời chê thường mang tính chất “dìm hàng” thay vì mang tinh thần đóng góp, xây dựng.
Còn những lời chê nghe có vẻ hợp lý, chí tình nhất lại thường xoáy sâu vào giá bán của sản phẩm, theo kiểu “Hàng như vậy chưa biết chất lượng ra sao mà giá lại trên trời như vậy?”.
Cơm rang trứng và những khó khăn không thể tránh khỏi khi tự phát triển sản phẩm
san-pham-viet'
Hãy đặt ra tình cảnh giả tưởng như thế này: bà hàng xóm ở ngõ 68 đang bán cơm rang trứng rất chạy. Tôi muốn bán cơm rang trứng “chính hiệu ngõ 66″ để cạnh tranh.
Khó khăn đầu tiên: tôi mới bán cơm rang trứng nên không thể bán được nhiều như bà hàng xóm ngõ 68. Bởi vậy nên số lượng trứng tôi có thể mua mỗi ngày chắc chắn sẽ ít hơn bà hàng xóm rất nhiều. Mỗi ngày tôi mua 100 quả. Bà hàng xóm mua 500 quả. Người bán trứng ở chợ chắc chắn sẽ dành cho bà hàng xóm mức giá ưu đãi hơn tôi.
Khó khăn thứ hai: mới bắt đầu làm cơm rang trứng, ngày đầu tiên tôi hí hửng nấu cơm rồi đem rang ngay lập tức. Tôi không biết rằng cơm nấu xong phải để nguội rồi mới rang thì hạt cơm mới săn chắc. Những bát cơm đầu tiên ra đời trong sự thất vọng của tôi và thực khách.
2 khó khăn này áp dụng vào chuyện phát triển sản phẩm mới như thế nào?
Đầu tiên, bạn cho rằng sản phẩm người Việt phát triển cho người Việt thì phải có giá rẻ. Phải rẻ hơn sản phẩm ngoại có cùng mức chất lượng. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng kể cả cùng một loại linh kiện, cùng một mức chất lượng, chi phí linh kiện, nhân công và chuỗi cung ứng khi sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ chắc chắn sẽ cao hơn chi phí sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đó là điều tất yếu.
Thứ hai, bất kể là loại sản phẩm gì, khi bắt tay vào phát triển những thế hệ đầu tiên, bạn đều sẽ mắc phải những sai lầm tưởng như đơn giản. Bạn chưa từng đem cơm nóng đi rang, chưa từng rang cơm theo kiểu vội vàng phục vụ 10 thực khách đang ngồi chờ thì cũng chưa thể “thấm” được những ngóc ngách của “nghề” rang cơm. Và rang cơm vẫn là chuyện thường thức – cái giày, cái tai nghe, cái amp… đều sẽ có những khúc mắc mà một người tiêu dùng bình thường không thể hình dung ra được.
san-pham-viet-2
2 khó khăn này là cực kỳ khổng lồ. Nếu như bà con trong xóm 66 không chấp nhận những sai lầm của tôi, không chấp nhận mua bát cơm rang kém-hơn-ngõ-68 ở mức giá ngang ngửa (hoặc thậm chí là đắt hơn 5.000 đồng) thì chắc chắn hàng cơm rang của tôi sẽ không thể tồn tại được lâu dài. Bát cơm rang của ngõ 66 sẽ không bao giờ được cải thiện. Sẽ không bao giờ ngõ 66 tạo ra được những bát cơm rang ngon, rẻ như (hoặc hơn) ngõ 68.
Bát phở, bát cơm nơi xa xứ
Tôi làm phần mềm, học ở nước ngoài và cũng từng bôn ba đi nhiều nước kiếm sống. Tôi xin kể hai câu chuyện nữa, để bạn đọc hiểu vì sao tôi có tình cảm đặc biệt với những sản phẩm Việt.
Chuyện thứ nhất, tôi từng qua những cái Tết ở nước ngoài, không một chút không khí Tết, không một chút háo hức nào cả. Ngày gần Tết đi ăn bát phở, không phải vì thèm. Thực sự mà nói, với một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi, bát phở ở nước ngoài ăn dở ẹc. Ăn bát phở không ngon bằng ở nhà, tôi đơn giản chỉ nghĩ mình đang đóng góp một phần kinh tế cho người Việt xa xứ những ngày giáp Tết, cũng như cùng một lý do vì sao không đạp xe ra Aldi mà lại hay lui đến tiệm tạp hóa nhỏ của người đồng hương.
san-pham-viet-4
Thêm nữa, mỗi lần trò chuyện với những người công nhân Việt gặp ở nước ngoài là một lần tôi thay đổi một chút cách nhìn về cuộc sống. Ở Châu Âu, có người nói với tôi: “Người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan đoàn kết lắm. Người mình mà không đoàn kết thì không thể cạnh tranh, không thể tồn tại được”.
Rồi tôi giật mình nhớ ra Trung Quốc và Ấn Độ, ngoài nguồn lao động dồi dào, họ cũng đã trở thành những thế lực thực sự về công nghệ.
Câu chuyện thứ hai, có lẽ gần gũi hơn: tôi đã từng ăn cơm rang (hoặc cơm rán trứng) qua ngày để tiết kiệm tiền mua đồ sale ở Mỹ. Nếu các bạn bỏ ra 1 triệu mua được một đôi Nike hoặc Addidas sale ở Việt Nam, Đài Loan hay Singapore đã là rẻ, thì tôi xin khẳng định rằng bạn nghĩ sai hoàn toàn. Và nếu coi mức giá sale mà tôi mua được ở Mỹ là giá bán “huề vốn” của các thương hiệu nước ngoài, thì tôi khẳng định với bạn rằng khoản lãi mà họ thu được trên mức giá bán hàng tới người Việt tại Việt Nam, sale hay không sale, là không hề ít.
Tôi đơn giản chỉ nghĩ như thế này: vẫn là những khoản tiền ấy, đôi khi thay vì làm giàu cho người nước ngoài, mình góp phần làm giàu cho những người Việt dám nghĩ, dám làm? Tại sao không?
Tất cả những câu chuyện này, tôi chia sẻ không phải với mong muốn rằng bạn sẽ mù quáng theo đuổi tất cả những gì có mác “Made in Vietnam”, “Designed in Vietnam” hay “Assembled in Vietnam”. Tôi cũng đã từng phải trải nghiệm những chiếc điện thoại lỗi lên lỗi xuống có giá cắt cổ, đã từng mua phải những chiếc tai nghe bóng bẩy giá cả triệu đồng nhưng chất âm thua cả tai nghe “Samsung Bắc Ninh” 90.000 đồng. Tôi cũng không thể cho phép mình có thể thoải mái mua những chiếc tai nghe giá 10 triệu đồng.
Nhưng ở một khía cạnh khác, một chiếc tai nghe Việt, nếu đánh giá về chất âm chỉ đáng 500.000 đồng, tôi sẵn sàng bỏ ra 600.000 đồng hay 800.000 đồng để sở hữu.
Tôi đơn giản là muốn dành tặng một cơ hội tới các bạn trẻ mang cùng dòng máu với tôi. Đã có một thời, cả Trung Quốc, cả Ấn Độ, cả Đài Loan, cả Hàn Quốc và thậm chí là cả Nhật Bản đều là những quốc gia có chất lượng sản xuất cực kém. Nhưng họ có cơ hội để sống sót qua những sai lầm kiểu “mang cơm nóng đi rang” để tiếp tục đi lên. Toyota không vươn lên vị trí ố 1 thế giới chỉ trong 1 năm, những chiếc điện thoại hoàn thiện như Galaxy S3 không được phát triển chỉ trong một ngày. Trước S3, Samsung đã vấp ngã với Galaxy, Galaxy S và cả S2 nữa.
Tôi biết startup Việt sẽ vấp ngã. Tôi vẫn muốn cho họ một cơ hôi xin phép đặt mình vào vị trí của một startup bán… cơm rang trứng để trả lời câu hỏi: Vì sao tôi sẵn sàng gạt đi cả những lời chê hợp lý nhất và sẵn sàng bỏ ra 600.000 đồng, 800.000 đồng mua những sản phẩm Việt mà nhiều người cho là có giá trị thực chỉ vào khoảng 500.000 đồng?ính từ năm 2013 cho tới nay, tôi đã vài lần được chứng kiến các công ty Việt tung ra nhiều sản phẩm có tỷ lệ Việt hóa cao với tham vọng chinh phục cộng đồng người dùng trong nước. Điện thoại, tai nghe, keycap, giày, loa… là một vài trong số này.

Mỗi lần chứng kiến một sản phẩm “đình đám” như vậy ra đời, tôi cũng thường theo dõi phản ứng của người Việt với chính các sản phẩm “Made in Vietnam” hoặc “Assembled in Vietnam”. Kịch bản theo tôi là đáng buồn thường sẽ lặp lại: chúng ta sẽ dành những cái nhìn rất khắc nghiệt dành cho sản phẩm Việt, chê nhiều hơn khen. Đáng buồn hơn nữa, phần lớn những lời chê thường mang tính chất “dìm hàng” thay vì mang tinh thần đóng góp, xây dựng.

Còn những lời chê nghe có vẻ hợp lý, chí tình nhất lại thường xoáy sâu vào giá bán của sản phẩm, theo kiểu “Hàng như vậy chưa biết chất lượng ra sao mà giá lại trên trời như vậy?”.

Cơm rang trứng và những khó khăn không thể tránh khỏi khi tự phát triển sản phẩm

 

Hãy đặt ra tình cảnh giả tưởng như thế này: bà hàng xóm ở ngõ 68 đang bán cơm rang trứng rất chạy. Tôi muốn bán cơm rang trứng “chính hiệu ngõ 66″ để cạnh tranh.

Khó khăn đầu tiên: tôi mới bán cơm rang trứng nên không thể bán được nhiều như bà hàng xóm ngõ 68. Bởi vậy nên số lượng trứng tôi có thể mua mỗi ngày chắc chắn sẽ ít hơn bà hàng xóm rất nhiều. Mỗi ngày tôi mua 100 quả. Bà hàng xóm mua 500 quả. Người bán trứng ở chợ chắc chắn sẽ dành cho bà hàng xóm mức giá ưu đãi hơn tôi.

Khó khăn thứ hai: mới bắt đầu làm cơm rang trứng, ngày đầu tiên tôi hí hửng nấu cơm rồi đem rang ngay lập tức. Tôi không biết rằng cơm nấu xong phải để nguội rồi mới rang thì hạt cơm mới săn chắc. Những bát cơm đầu tiên ra đời trong sự thất vọng của tôi và thực khách.

 

2 khó khăn này áp dụng vào chuyện phát triển sản phẩm mới như thế nào?

Đầu tiên, bạn cho rằng sản phẩm người Việt phát triển cho người Việt thì phải có giá rẻ. Phải rẻ hơn sản phẩm ngoại có cùng mức chất lượng. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng kể cả cùng một loại linh kiện, cùng một mức chất lượng, chi phí linh kiện, nhân công và chuỗi cung ứng khi sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ chắc chắn sẽ cao hơn chi phí sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đó là điều tất yếu.

Thứ hai, bất kể là loại sản phẩm gì, khi bắt tay vào phát triển những thế hệ đầu tiên, bạn đều sẽ mắc phải những sai lầm tưởng như đơn giản. Bạn chưa từng đem cơm nóng đi rang, chưa từng rang cơm theo kiểu vội vàng phục vụ 10 thực khách đang ngồi chờ thì cũng chưa thể “thấm” được những ngóc ngách của “nghề” rang cơm. Và rang cơm vẫn là chuyện thường thức – cái giày, cái tai nghe, cái amp… đều sẽ có những khúc mắc mà một người tiêu dùng bình thường không thể hình dung ra được.

 

2 khó khăn này là cực kỳ khổng lồ. Nếu như bà con trong xóm 66 không chấp nhận những sai lầm của tôi, không chấp nhận mua bát cơm rang kém-hơn-ngõ-68 ở mức giá ngang ngửa (hoặc thậm chí là đắt hơn 5.000 đồng) thì chắc chắn hàng cơm rang của tôi sẽ không thể tồn tại được lâu dài. Bát cơm rang của ngõ 66 sẽ không bao giờ được cải thiện. Sẽ không bao giờ ngõ 66 tạo ra được những bát cơm rang ngon, rẻ như (hoặc hơn) ngõ 68.

Bát phở, bát cơm nơi xa xứ

Tôi làm phần mềm, học ở nước ngoài và cũng từng bôn ba đi nhiều nước kiếm sống. Tôi xin kể hai câu chuyện nữa, để bạn đọc hiểu vì sao tôi có tình cảm đặc biệt với những sản phẩm Việt.

Chuyện thứ nhất, tôi từng qua những cái Tết ở nước ngoài, không một chút không khí Tết, không một chút háo hức nào cả. Ngày gần Tết đi ăn bát phở, không phải vì thèm. Thực sự mà nói, với một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi, bát phở ở nước ngoài ăn dở ẹc. Ăn bát phở không ngon bằng ở nhà, tôi đơn giản chỉ nghĩ mình đang đóng góp một phần kinh tế cho người Việt xa xứ những ngày giáp Tết, cũng như cùng một lý do vì sao không đạp xe ra Aldi mà lại hay lui đến tiệm tạp hóa nhỏ của người đồng hương.

 

Thêm nữa, mỗi lần trò chuyện với những người công nhân Việt gặp ở nước ngoài là một lần tôi thay đổi một chút cách nhìn về cuộc sống. Ở Châu Âu, có người nói với tôi: “Người Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan đoàn kết lắm. Người mình mà không đoàn kết thì không thể cạnh tranh, không thể tồn tại được”.

Rồi tôi giật mình nhớ ra Trung Quốc và Ấn Độ, ngoài nguồn lao động dồi dào, họ cũng đã trở thành những thế lực thực sự về công nghệ.

Câu chuyện thứ hai, có lẽ gần gũi hơn: tôi đã từng ăn cơm rang (hoặc cơm rán trứng) qua ngày để tiết kiệm tiền mua đồ sale ở Mỹ. Nếu các bạn bỏ ra 1 triệu mua được một đôi Nike hoặc Addidas sale ở Việt Nam, Đài Loan hay Singapore đã là rẻ, thì tôi xin khẳng định rằng bạn nghĩ sai hoàn toàn. Và nếu coi mức giá sale mà tôi mua được ở Mỹ là giá bán “huề vốn” của các thương hiệu nước ngoài, thì tôi khẳng định với bạn rằng khoản lãi mà họ thu được trên mức giá bán hàng tới người Việt tại Việt Nam, sale hay không sale, là không hề ít.

 

Tôi đơn giản chỉ nghĩ như thế này: vẫn là những khoản tiền ấy, đôi khi thay vì làm giàu cho người nước ngoài, mình góp phần làm giàu cho những người Việt dám nghĩ, dám làm? Tại sao không?

Tất cả những câu chuyện này, tôi chia sẻ không phải với mong muốn rằng bạn sẽ mù quáng theo đuổi tất cả những gì có mác “Made in Vietnam”, “Designed in Vietnam” hay “Assembled in Vietnam”. Tôi cũng đã từng phải trải nghiệm những chiếc điện thoại lỗi lên lỗi xuống có giá cắt cổ, đã từng mua phải những chiếc tai nghe bóng bẩy giá cả triệu đồng nhưng chất âm thua cả tai nghe “Samsung Bắc Ninh” 90.000 đồng. Tôi cũng không thể cho phép mình có thể thoải mái mua những chiếc tai nghe giá 10 triệu đồng.

Nhưng ở một khía cạnh khác, một chiếc tai nghe Việt, nếu đánh giá về chất âm chỉ đáng 500.000 đồng, tôi sẵn sàng bỏ ra 600.000 đồng hay 800.000 đồng để sở hữu.

 

Tôi đơn giản là muốn dành tặng một cơ hội tới các bạn trẻ mang cùng dòng máu với tôi. Đã có một thời, cả Trung Quốc, cả Ấn Độ, cả Đài Loan, cả Hàn Quốc và thậm chí là cả Nhật Bản đều là những quốc gia có chất lượng sản xuất cực kém. Nhưng họ có cơ hội để sống sót qua những sai lầm kiểu “mang cơm nóng đi rang” để tiếp tục đi lên. Toyota không vươn lên vị trí ố 1 thế giới chỉ trong 1 năm, những chiếc điện thoại hoàn thiện như Galaxy S3 không được phát triển chỉ trong một ngày. Trước S3, Samsung đã vấp ngã với Galaxy, Galaxy S và cả S2 nữa.

Tôi biết startup Việt sẽ vấp ngã. Tôi vẫn muốn cho họ một cơ hội.

The post Bao giờ người Việt mới cho hàng Việt một cơ hội? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Bài học dạy con từ tỷ phú Lý Gia Thành

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Li-Ka-shing

Lý Gia Thành từng căn dặn con trai: “Con hợp tác với người khác, phải coi trọng hiểu đạo! Giả sử con lấy 70% lợi nhuận là hợp lý, 80% cũng được, nhưng Lý gia chúng ta lấy 60% là được rồi.” Cảnh giới cao nhất của tài giỏi chính là hiểu đạo. Trong Chu Dịch – Khôn viết: “Quân tử lấy đức để chứa vạn vật”. Người hiểu đạo, có thể điều khiển cái tôi, tự do đi khắp thiên hạ. Người hiểu đạo, như biển lớn dung nạp hàng trăm con sông, lấy đức phục nhân. Mọi người đều bằng lòng qua lại với người hiểu đạo, vì họ có thể làm người ta cảm thấy yên tâm, làm người ta cảm thấy có thể tin cậy. (Chu Dịch – Khôn tức phần viết về quẻ khôn trong Dịch Kinh, “khôn” là tượng trưng cho mặt đất, đất chứa vạn vật, và cũng có thể cho vạn vật cư ẩn). Nhưng trong thế giới phức tạp, ngàn người ngàn mặt, tính cách của mỗi người đều có đặc điểm riêng, có cách gì có thể nhìn ra được một người hiểu đạo hay không? Chìa khóa chính là nằm ở quan sát ý nghĩa tinh thần của họ. Nếu một người sở hữu 3 loại phẩm chất dưới đây, vậy chúng ta có thể nói người này căn bản là một người hiểu đạo. - Người hiểu đạo, chắc chắn trong lòng có thiện ý Hiểu đạo không liên quan đến tài năng, học thức, nó là một loại đức tính đẹp liên quan đến nhân tính. Nếu như một người mãi mãi chỉ biết nghĩ cho bản thân, không nghĩ cho người khác, vậy tâm của người đó không đủ rộng mở. Người được gọi là hiểu đạo, phải là người luôn luôn có thể suy nghĩ cho người khác. Suy nghĩ cho người khác, chính là hy vọng cuộc sống của người khác được hạnh phúc mỹ mãn. Suy nghĩ cho người khác, chính là hy vọng cuộc sống của người khác bớt một chút phiền muộn khốn khó. Vì vậy người như vậy căn bản có thể hoán đổi (hoán đổi vị trí với người khác để suy nghĩ.) Li-Ka-shing Người xưa nói: “Đừng tưởng ác nhỏ mà làm, đừng tưởng thiện nhỏ mà không làm”. Tuy rằng hoán vị suy nghĩ chỉ là một thiện hạnh rất nhỏ, nhưng người hiểu đạo phần lớn đều có phẩm chất này. Họ nhiệt tình với công ích (lợi ích của công chúng), hiến mình vào sự nghiệp đoàn thể, hoặc là đóng vai trò tích cực trong công tác xã hội. Vì vậy mọi người đều rất vui vẻ đem trách nhiệm giao phó cho họ. - Người hiểu đạo, chắc chắn là con người chính trực Nếu như nói lương thiện nghĩa là biết suy nghĩ cho người khác, vậy hàm ý của chính trực tức là gặp chuyện có thể dùng tiêu chuẩn “phải trái – đúng sai” để đo lường. Người hiểu đạo chắc chắn là người chính trực, đứng trước chuyện nhỏ hay chuyện lớn đều có thể đưa ra phán đoán hợp tình hợp lý. Người chính trực, gặp chuyện sẽ không đơn giản dựa vào lợi ích mà đưa ra phán đoán, mà sẽ liên tục quan sát lương tâm của mình, cái gì có thể nhẫn nhịn, cái gì không thể tha thứ. - Người hiểu đạo, chắc chắn là làm việc cẩn trọng Khổng tử nói: “Quân tử Thái mà không kiêu, tiểu nhân kiêu mà không Thái”. Chữ “Thái” chính là vững chắc như núi Thái Sơn, chính là xử sự cẩn trọng, người như vậy là người có thể làm người khác tín nhiệm, người như vậy có thể làm người khác yên tâm, vì vậy mới được gọi là người nhân đạo. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn gặp phải một số người, họ làm việc thiếu cái này mất cái kia, không đầu không đuôi, mỗi lần khi chúng ta giao công việc vào tay của họ, khó tránh khỏi cảm thấy lo lắng và lo ngại. Thật ra đây không phải là biểu hiện của hiểu đạo. Người hiểu đạo làm việc nhất định sẽ cẩn trọng, chuyện gì cũng có thể làm rất chu đáo, đối với mỗi một chi tiết, mỗi một chỗ không vừa mắt đều có khả năng lực quan sát nhạy bén, và cương quyết giải quyết tốt vấn đề nhỏ nhặt. Xử sự cẩn trọng, mới có thể được gọi là người hiểu đạo. Hiểu đạo, không phải không vô duyên vô cớ, cho phép người khác tùy ý làm trái nguyên tắc. Hiểu đạo, cũng không phải cứ cắm đầu làm “người tốt mãi”, thà để quyền lợi của bản thân bị xâm phạm nhiều lần, cũng không chịu kháng nghị. Hiểu đạo là một loại bao dung và khoan dung được xây dựng trên cơ sở phân biệt rõ đúng sai, vì vậy cách thức xử sự của họ vô cùng cẩn trọng. Trong cuộc sống khi chúng ta gặp phải người như vậy, nên giao lưu nhiều hơn, và học tập theo họ. Nguồn: Đại Kỷ Nguyên

The post Bài học dạy con từ tỷ phú Lý Gia Thành appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới