Tin tức Việt

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

OBAMA ĐẾN VIỆT NAM VÀ TPP

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Obama & TPP

Obama & TPP
- Bài của khách -
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Nhân dòng sự kiện Tổng Thống Obama đến Việt Nam với hàng loạt những lịch trình đáng chú ý và những bài diễn văn lay động và truyền cảm hứng cho giới trẻ, có nhiều BCAs (Bạn của Alan) thắc mắc liệu Obama sẽ làm gì trong chuỗi ngày ngắn ngủi còn lại của nhiệm kì Tổng Thống của mình để thúc đẩy Quốc Hội Mỹ phê duyệt TPP? Liệu TPP sẽ có "đời sống" ra sao khi những ứng viên khác là Donald Trump hoặc Hillary Clinton thắng cử vào cuối năm 2016?
Ban Biên Tập xin đăng 1 bài viết hay để cho quý vị có cơ hội tìm hiểu và có 1 góc nhìn thú vị thêm về vấn đề này:
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Một trong những điểm nhấn của chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama là thúc đẩy việc thông qua và triển khai Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng vấn đề đặt ra là liệu ông Obama có thể cam kết một điều ngược lại: thúc đẩy chính Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong nhiệm kỳ của ông và nếu không làm được điều này, liệu TPP sẽ như thế nào dưới nhiệm kỳ tổng thống Mỹ khác.
Phía Việt Nam thì đã có lộ trình khá rõ ràng. Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2016 cho biết, sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Thậm chí, Chính phủ cũng đã giao các bộ, ngành và địa phương đề xuất phương án điều chỉnh pháp luật cụ thể phù hợp với lộ trình và yêu cầu của Hiệp định TPP.
Về phía Mỹ, động thái tích cực nhất cho tới nay là việc Quốc hội nước này, vào tháng 7 năm ngoái, đã trao quyền đàm phán nhanh (TPA) cho phía Chính phủ Mỹ nhờ đó quá trình đàm phán TPP mới kết thúc và được các bên chính thức ký kết vào ngày 4-2-2016. Với TPA, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP theo kiểu trọn gói, tức phê chuẩn hay chưa phê chuẩn chứ không thể thay đổi từng điều khoản nữa.
Vấn đề là cho đến nay, không ai biết bao giờ thì Quốc hội Mỹ sẽ đưa chuyện TPP ra bàn để phê chuẩn. Năm nay lại là năm bầu cử tổng thống và Quốc hội Mỹ nên chưa biết kết quả phê chuẩn sẽ như thế nào. Bởi theo truyền thống, Chính phủ Mỹ thường dựa vào phía đảng Cộng hòa để thông qua các hiệp định thương mại vì phía đảng Dân chủ thường phản đối các hiệp định tự do hóa thương mại như thế này.
Ngay cả bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng, từng đóng vai trò quan trọng trong đàm phán TPP, nay trong tư cách ứng cử viên tổng thống cho đảng Dân chủ vừa mới tuyên bố phản đối việc thông qua TPP khi chưa qua mùa bầu cử. Theo tường thuật của báo chí Mỹ, khi được hỏi: Nếu được bầu làm tổng thống, liệu bà có phản đối việc tổ chức bỏ phiếu cho TPP [tại Quốc hội] trong một kỳ họp “chuyển giao” trước khi bà nhậm chức? Bà Clinton đáp: Tôi đã nói tôi phản đối Hiệp định TPP - và điều đó có nghĩa trước và sau bầu cử. Đại diện cho phía đảng Cộng hòa, ứng cử viên hàng đầu Donald Trump thì từ lâu đã nói rõ ý định “xóa bài làm lại” đối với TPP. Việc hầu như các ứng cử viên hàng đầu của cả hai đảng được cử tri ủng hộ nhiều nhất đều phải bày tỏ sự chống đối với TPP cho thấy các nghị sĩ Quốc hội Mỹ không thể nào ngó lơ xu hướng này nếu muốn chiếm phiếu của cử tri đang muốn phục hồi chủ nghĩa bảo hộ.
Như vậy vai trò còn lại của ông Obama, nếu có, là làm sao thúc đẩy đưa TPP ra thảo luận và phê chuẩn vào kỳ họp “chuyển giao”, tức đã bầu xong Quốc hội mới nhưng chưa nhậm chức, Quốc hội cũ có phê chuẩn cũng không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của từng nghị sĩ. Liệu ông Obama có làm được việc này không là một câu hỏi lớn, ít ra là cũng với nội bộ đảng Dân chủ của ông.
TPP mà không có Mỹ liệu có khả thi?
Thật ra TPP vẫn có thể có hiệu lực mà không cần tất cả 12 nước thành viên hoàn tất quá trình phê chuẩn trong từng nước. Nếu trong vòng hai năm, có ít nhất sáu nước thành viên chiếm ít nhất 85% GDP của 12 nước ban đầu ký kết thì hiệp định có hiệu lực 60 ngày sau khi kết thúc thời hạn hai năm. Hiệp định cũng có thể có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày có ít nhất sáu nước thành viên chiếm ít nhất 85% GDP của 12 nước thông báo rằng họ đã phê chuẩn TPP.
Tuy nhiên tính riêng Mỹ đã chiếm đến 62% GDP của cả 12 nước (Nhật chiếm 17%) nên chỉ cần một trong hai nước này không phê chuẩn thì xem như thua. Ngoài ra, lợi ích từ TPP đem lại cho Việt Nam chủ yếu đến từ quan hệ giao thương với Mỹ. Mọi người đều kỳ vọng lớn vào 98% kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản và 75% kim ngạch hàng công nghiệp của Việt Nam vào Mỹ được miễn thuế ngay sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Riêng với dệt may, người ta cũng kỳ vọng đến 95% dòng thuế được bãi bỏ hay giảm mạnh.
Từ đó nhìn lại quá trình chuẩn bị cho TPP mới thấy nổi lên một vấn đề khá lớn. Để hưởng thuế suất ưu đãi của TPP, mặt hàng dệt may sẽ phải đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”. Thế nên Việt Nam đang hoan nghênh các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt nhuộm. Mặc dù có băn khoăn về tác động lên môi trường, sự cần thiết của cụm từ “từ sợi trở đi” có thể phần nào đó tác động lên việc phê duyệt các dự án như thế.
Giả dụ TPP không được Quốc hội Mỹ thông qua, liệu việc phê duyệt các dự án dệt nhuộm gây hại môi trường mà không cân nhắc kỹ có phải là điều khôn ngoan?
Đặt vấn đề này để thấy, cho dù ông Obama có cam kết như thế nào, chính trường Mỹ dù có ra sao, yếu tố môi trường vẫn phải là yếu tố quyết định chứ không phải là sự thúc bách của ai hay của bất kỳ ngành nào.
Theo: Nguyễn Vạn Phú - TBKTSG.
&&&
Các BCAs (Bạn của Alan) nào muốn theo dõi góc nhìn "trực diện" về những lợi, hại và "góc nhìn lạ" về TPP từ Tiến Sĩ Alan Phan thì có thể đọc bài viết có liên quan sau:
http://ift.tt/1MUUFRA

The post OBAMA ĐẾN VIỆT NAM VÀ TPP appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI ĐAM MÊ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC SỐNG!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đam mê

Những ngày vừa qua rất nhiều các bạn trẻ đã được Tổng thống Mỹ Obama truyền cảm hứng để thành công cũng như thêm quyết tâm để trở thành những công dân toàn cầu. Nhưng liệu nguồn động lực từ Tổng Thống 1 cường quốc sẽ giúp bạn thay đổi tương lai, hay ý chí của bạn cũng lại như những quả bóng bay - sau giây phút căng tròn đẹp đẽ sẽ nhanh chóng xẹp xuống. Cảm giác hừng hực quyết tâm muốn thay đổi của các bạn sẽ kéo dài được bao lâu, hay rồi lại để những thói quen xấu kéo lùi trở lại? "Làm thế nào để chúng tôi có thể thành công được như tổng thống Obama?" là câu hỏi xuyên suốt hội nghị thủ lĩnh trẻ YSEALI vào ngày 25/5 vừa qua. Sẽ có rất nhiều câu trả lời từ những người dẫn đường, những người truyền cảm hứng, nhưng đáp án thì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ. "Tôi đã gặp rất nhiều người thành đạt ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Điểm chung của họ là đều rất yêu công việc của mình" - Tổng thống Barack Obama - ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Nhân cơ hội này Ban Biên Tập Góc nhìn Alan xin gửi tới quý BCAs (Bạn của Alan) 1 bài phỏng vấn của Tiến Sĩ về điều này. Lời nhắn nhủ của Tiến Sĩ lúc sinh thời là: "Cần đam mê công việc như một sở thích. Ví dụ, với tôi, việc kinh doanh giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê." Đam mê - TS Alan Phan - Hãy biến suy tưởng, sức mạnh nội tại thành hành động quyết liệt! Biến đam mê thành động lực sống! Chỉ như vậy mới có thể thành công! ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI ĐAM MÊ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC SỐNG! "Theo ông, đâu là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của những người trẻ mới lập nghiệp? Theo tôi, có rất nhiều xúc tác ảnh hưởng, nhưng có hai yếu tố chính để quyết định sự thành công hay thất bại của các bạn trẻ khi lập nghiệp. Thứ nhất là phải có đam mê: Một thực tế là không có gì dễ dàng trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, trừ những người có số may mắn, còn lại đều phải làm việc cật lực. Cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn này đến khó khăn khác, nếu mình không đam mê sẽ dễ bỏ cuộc. Cho nên cần đam mê công việc như một cái sở thích. Ví dụ, với tôi, việc kinh doanh giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê. Ông Edison ông làm ra bóng điện, ông làm cả ngàn lần thất bại, nhưng ông làm hoài rồi cũng có được một phát minh lịch sử – đó là tạo ra được bóng điện, và chúng ta giờ đây không thắp nến mỗi đêm là nhờ một anh chàng đam mê như thế. Có đam mê thì mới theo đuổi công việc đến cùng. Không có đam mê thì không có thành công bền vững và lâu dài. Thứ hai là kiên nhẫn: Không kiên nhẫn thì thế nào, tới một lúc nào đó mình xoa tay thôi quên nó đi. Phải biết chờ thời. Cũng như mình đi trên đường đời mình không biết khúc ngoặt ở đằng trước là gì, nhưng đôi khi khúc khoặt có thể đem đến cả một tương lai tươi sáng mà mình không thể tưởng tượng được. Ví dụ, năm 1968, sau 5 năm lấy bằng Master ở nước ngoài thì tôi về Việt Nam, lúc đó tôi nghĩ mình chỉ thích làm nghề dạy học, không biết mình thích kinh doanh. Một đêm tôi hẹn hò với một cô đào, nhưng đến giờ hẹn chờ mãi không thấy cô ấy đến. Tôi nhìn qua bên cạnh thấy một người Mỹ lật bản đồ Sài Gòn, tôi hỏi có cần giúp không? Từ mối quen biết này, đã tạo dựng cho tôi một sự nghiệp sau đó. Thế nên, mình không thể ngờ được bước ngoặt ở tương lai của mình, nó sẽ đưa mình đi tới đâu. Có thể tươi sáng, nhưng cũng có thể đi xuống hố. Nhưng mà cứ phải tiếp tục đi, xuống hố thì lại leo lên, đi tiếp. Tới một lúc nào đó, trong cái phút bất ngờ nhất, mình tự nhiên trở thành “người hùng của thời thế” cũng không biết chừng. Cho nên đam mê và kiên nhẫn tiếp tục đi, tiếp tục cuộc chơi. Hãy xem thất bại là bạn… - Nhưng có một thực tế là không phải người trẻ nào cũng biết được mình đam mê cái gì, và kiên nhẫn cho điều gì, nhiều người muốn khởi nghiệp và khởi sự nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu… Tất nhiên mình cần phải biết mình đam mê điều gì chứ: Mình có thể trở thành một anh nông dân làm vườn, một kỹ sư, chứ không phải lúc nào cũng cần là đại gia, có nhiều tiền… có những điều hạnh phúc rất là giản đơn. Nhưng mình phải biết cái mình muốn là gì, chứ không phải mình chạy theo cái trào lưu của xã hội. Cái xã hội đưa ra có phải mục tiêu của mình không, nếu không phải mục tiêu của mình thì phải xắn tay áo lên đi tìm. Không có gì để trăn trở, lo lắng, nhưng phải biết mình muốn gì. Khi biết mình muốn gì thì bước tiếp là phải đặt kế hoạch. Đặt kế hoạch không phải viết ra vài ba trang giấy rồi nói “đây là kế hoạch của tôi”. Kế hoạch là phải thật chi tiết, rõ ràng. Khi kinh doanh chẳng hạn, mình biết rõ thị trường thế nào, mình muốn như thế nào, sản phẩm của mình là gì, dịch vụ cung cấp ra sao, ai là đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của tôi là gì, tôi có những thế mạnh gì,… phải chi tiết, phải thực tế, đừng hoang tưởng. - Kế hoạch rất chi tiết sẽ giúp cho người trẻ ra quyết định sáng suốt hơn? Đúng vậy! Sau khi có kế hoạch rõ ràng, tiếp đó sẽ phân tích việc mình phải đối mặt với cái gì, phân tích tài chính chi tiết. Tôi có bao nhiêu tiền, tôi hy vọng sẽ kiếm được bao nhiêu doanh thu sau bao nhiêu tháng?! Vì nếu làm ăn mà không có lợi thì đi… làm công chức cho rồi. Ý tôi nói là phải có một phân tích tài chính, không ảo tưởng, mù mờ. Sau khi có đam mê thì đặt kế hoạch đi từ A đến B, sau đó tìm mạng lưới để hợp tác phát triển. Mạng lưới gồm những đối tác mà họ có thể giúp bù đắp những cái mình còn thiếu. Mạng lưới gồm những người lớn tuổi, họ có thì giờ, họ sẽ tư vấn cho mình, cho mình những lời khuyên tốt đẹp. Mạng lưới là những mối quan hệ (những người giỏi về IT, giỏi về tài chính…) sẽ nâng đỡ mình. Sau đó là kiến thức, làm gì cũng phải có kiến thức. Đi tìm, học, đọc…. Tiếp nữa là sức khỏe. Làm gì cũng phải có sức khỏe. Sau gần hai chục năm sống bên Trung Quốc, tôi muốn về Mỹ vì nghĩ ở đó còn nhiều cơ hội. Tôi gặp lại những bạn cũ, và quả đúng, tôi thấy Mỹ có quá nhiều cơ hội, rất năng động, sáng tạo. Phải nói là sáng tạo khủng khiếp. Cuối cùng tôi không ở Mỹ, vì sức khỏe tôi không còn nữa. Tôi không thể làm những chuyện như cách đây mấy chục năm nữa. - Làm việc với những người trẻ ở ta, ông thấy đâu là điểm cần khắc phục nhất ở họ? Khi trở về Việt Nam làm việc, tôi nhận thấy thấy 3 yếu điểm nhất của một bộ phận không nhỏ giới trẻ VN cũng như của giới doanh nhân VN như sau. Tôi muốn tư duy của các bạn tránh vết xe đổ này, bởi đó là kẻ thù của các bạn. Thứ nhất là lười biếng. Chuyện copy-paste, chuyện lười học… là có thật. Đi đến các trường đại học Mỹ thấy sinh viên cầm sách đọc bất cứ lúc nào rảnh, còn mình thì không ít người thích la cà “chém gió”, tối đi nhậu. Đó là việc lười về tận dụng thời giờ, còn có cái lười tệ hại hơn là lười suy nghĩ. Người ta nói sao nghe vậy, không bao giờ đặt lại câu hỏi “tại sao nó lại như vậy”, và “nó thực sự có phải như vậy không?” Tất nhiên các bạn ở đây cũng có một điều kém may mắn là khi lớn lên đã nằm trong một cái hộp và được bảo “nằm im đó”. Gia đình đặt vào, bạn bè đặt vào, xã hội cũng thế… suốt ngày ở trong cái hộp. Hãy đứng dậy đi ra khỏi cái hộp suy nghĩ và tìm tòi. Hiện nay, cuộc cách mạng lớn nhất là Google, nó mang lại kiến thức cho bất kỳ những người nào muốn tìm tòi. Ngày xưa tôi đi tìm đề tài, tôi leo lên thư viện lục tìm sách rất mệt mỏi, nhưng bây giờ tôi chỉ cần nằm nhà bấm bàn phím là có cả ngàn dữ kiện về bất cứ đề tài nào, kể cả chuyện… tán gái (Cười). Thứ hai kẻ thù khác là ỷ lại. Không ít bạn trẻ vì được bố mẹ nuông chiều, thành ra ỷ lại, đến khi ra làm việc ỷ lại vào nhà nước, cơ chế xin-cho, dựa vào những quan hệ… Các bạn mất rất nhiều để tạo dựng cái quan hệ, thay vì tạo dựng sản phẩm, tạo dựng niềm tin cho khách hàng… Thói ỷ lại là kẻ thù của các bạn trẻ. Thứ ba là dễ thất vọng, và bỏ cuộc. Bất cứ hành trình nào cũng có khó khăn, cam go, thử thách, nhưng phải coi những thất bại là bạn bè, thay vì là kẻ thù. Tôi trân trọng sự thất bại, vì nó cho mình nhiều thứ. Mình thành công, say men chiến thắng, mình tưởng mình bất bại,… tạo cho người ta một tính cách tự kiêu, tự đắc, dễ hại mình. Trong khi thất bại cho mình sự suy nghĩ, làm cho mình một chút đủ nhục để kích thích lòng tự trọng, và khi mình chiến thắng thì cảm giác huy hoàng hơn. Cho nên đừng sợ thất bại. Thất bại là những người bạn chứ không phải là kẻ thù. Tôi tin rằng, khắc phục được 3 điểm trên sẽ giúp cho sự nghiệp tương lai của các bạn trẻ đi rất xa.

The post THÀNH CÔNG CHỈ ĐẾN KHI ĐAM MÊ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC SỐNG! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

BUỔI RA MẮT VÀ GIAO LƯU SÁCH TẠI HÀ NỘI – TRI ÂN CỐ TIẾN SĨ ALAN PHAN VÀ HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

“Đến 2035, chúng ta sẽ là ai, ở vị thế nào và đại diện cho điều gì?”

Đọc thoáng qua có vẻ đây là tiêu đề của một hội thảo kinh tế, nhưng đây lại chính là câu hỏi trọng tâm của buổi giao lưu ra mắt sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” diễn ra vào 14:30 chiều thứ 7, 21.05 tại Trung tâm văn hóa Kim Đồng, Hà Nội.

Sinh thời, tiến sĩ Alan luôn sôi nổi và lạc quan trong bất kỳ tình huống nào – luôn nói về thái độ, góc nhìn, kế hoạch và hành động – không chỉ trước mắt mà trong tương lai xa. Dù tiến sĩ không còn nhưng tinh thần và phong thái đó vẫn được thể hiện rõ trong buổi Giao lưu. Đâu đó vẫn có chút đượm buồn, thậm chí không ít đôc giả rơi lệ khi xem lại về cuộc đời và sự nghiệp của tiến sĩ qua vài phút video ngắn. Chị Melissa Mai, vợ và người đồng hành cùng tiến sĩ trong chặng đường “trở về” Việt Nam đã dành nhiều lời cảm ơn sự trân trọng của mọi người với tiến sĩ, và mong rằng quyển sách này cũng như cộng đồng Góc nhìn Alan sẽ tiếp tục là một hành trang quý giá cho mọi người trong quá trình trưởng thành, khám phá và tận hưởng một cuộc sống đầy đặn, hạnh phúc.

Các diễn giả vốn là những chuyên gia, trí thức, doanh nhân đáng kính trọng như tiến sĩ Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, nhà báo Nguyễn Quý Lâm – Trưởng ban biên tập tạp chí Doanh Nhân và anh Phạm Lê Thái, Giám đốc marketing ngành hàng sữa chua Vinamilk, cũng chia sẻ những góc nhìn, cảm nhận và bài học của mình với cố tiến sĩ Alan Phan. Nhưng hoài niệm chỉ là một phần nhỏ, việc hiểu đúng để cảm và nghiệm những tinh hoa trí tuệ mà Alan Phan để lại cũng như làm sao vận dụng để hoạch định tương lai của bản thân và đất nước trong cột mốc 20 năm, hướng đến 2035 là điều được thảo luận và tranh biện nhiều.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cho biết năm 2035, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước nằm trong nhóm thu nhập trung bình cao, đạt mức thu nhập đầu người khoảng 25.000 đô la Mỹ mỗi năm (gấp 10 lần mức 2.000 đô la Mỹ năm 2015). Và để đạt được điều đó, những ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao như công nghệ, nông nghiệp sẽ là nơi mà chính phủ và mỗi người nên tập trung đầu tư. Tiếp lời tiến sĩ Võ Trí Thành, anh Việt Dũng – trưởng nhóm biên tập sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” cho biết, hai ngành công nghiệp trên cùng những vấn đề về khởi sự, khởi nghiệp sẽ là những nội dung mà nhóm biên tập chú trọng phát triển sắp tới. Anh Dũng cũng hy vọng cộng đồng Góc nhìn Alan có thể mang đến nhiều buổi trao đổi hữu ích và thú vị như buổi hôm nay.

“Mọi người đến buổi giao lưu hôm nay vì sự quý mến và trân trọng với thầy tôi, tiến sĩ Alan Phan. Hy vọng qua buổi giao lưu này, mọi người sẽ bắt đầu nhìn nhận Góc nhìn Alan như một cộng đồng kiến tạo tầm nhìn và hỗ trợ hành đông, là nơi tất cả các bạn quan tâm về việc tạo dựng một sự nghiệp và cuộc sống đầy đặn có thể ghé qua đọc, nghiền ngẫm và trao đổi để Góc nhìn Alan mãi là một vườn hoa đẹp của tâm hồn, trí tuệ và thái độ sống”

Nhiều nhà báo, phóng viên đến từ VTV, Vietnamnet, Kinh Tế & Đô Thị sau khi đọc qua quyển sách và tham gia buổi giao lưu đã nhận định đây là một quyển sách không thể bỏ qua cho doanh nhân và bất kỳ ai quan tâm về kinh tế, kinh doanh, tài chính cá nhân.

Hình ảnh các BCAs giao lưu trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội:

13244200_1058013184279642_7279209657568203545_o

13243825_1058011900946437_3371594921003688087_o

13247812_1058011934279767_3653519516724922482_o (1) 13268364_1058012760946351_8902353110503234523_o 13227510_1058011844279776_1098407415027283636_o 13221318_1058012590946368_6445785651477627587_o

13254938_1058012954279665_5646804887712415767_o 13064737_1058012837613010_707521866385387505_o 13235092_1058012877613006_9013242613526472136_o 13116351_1058012014279759_6897730025048967105_o 13247734_1058013537612940_5431089465996982220_o 13246199_1058014290946198_8790240029146345238_o 13235660_1058012444279716_8681680546003688692_o (1) 13235610_1058013277612966_7947245515574057308_o 13235362_1058013364279624_794278706645036841_o

13243927_1058014004279560_8517357777161231462_o 13235520_1058014424279518_5447933812017470551_o 13268046_1058015114279449_5337268875090096945_o 13248424_1058015160946111_1717045371984167608_o 13268492_1058015580946069_3299623191658619299_o 13247790_1058014564279504_6573111631081860013_o 13246376_1058015314279429_1410689612758495177_o 13244044_1058015677612726_3198216422796629727_o 13246404_1058016297612664_4014516255297423496_o 13246383_1058015634279397_5983174372727565844_o

Để biết thêm thông tin về quyển sách xin tham khảo website:
gocnhinalandanhtangdoanhnhanviet.com

The post BUỔI RA MẮT VÀ GIAO LƯU SÁCH TẠI HÀ NỘI – TRI ÂN CỐ TIẾN SĨ ALAN PHAN VÀ HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

BẠN CHỌN KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

13227904_927556967367534_16158094_n

Quý vị BCAs (Bạn của Alan) nếu theo dõi các phương tiện truyền thông ngày hôm qua ít nhiều cũng đã nghe nói đến 2 sự kiện sau: - 6.000 cử nhân chen chúc xếp hàng tham dự kỳ thi tuyển dụng GSAT vào Samsung với mức lương cơ bản khởi điểm trên 10 triệu VND/ tháng, chưa bao gồm tiền thưởng và các chế độ khác. Đây âu cũng là một điều dễ hiểu khi ông lớn Hàn Quốc đang bành trướng tại Việt Nam. (Nguồn: http://ift.tt/1OFIGwz) - Câu chuyện thứ 2 có vẻ ít được quan tâm hơn, trên tờ Nông Thôn ngày nay, tiết lộ chi phí trồng 200.000 cây mỡ, keo, quế, chi phí phân bón, nhân công và đào tạo kỹ thuật là 4,9 tỷ đồng nhưng chỉ vài năm nữa thôi Bắc Kạn sẽ thu về hơn 73.000 m3 gỗ, lợi nhuận trên 50 tỷ đồng. (Nguồn: Bản tin tài chính VTV) Đó chỉ là 2 trong rất nhiều hình ảnh đối lập chúng ta vẫn chứng kiến hằng ngày. Các bạn trẻ giỏi giang đang ngày ngày "tróc vẩy trầy da" chạy đua vào các tập đoàn đa quốc gia danh tiếng, trong khi một lĩnh vực tiềm năng mà lúc sinh thời TS Alan Phan với tầm nhìn sâu sắc của mình đã không ít lần khẳng định "là tương lai của Việt Nam" - nông nghiệp, vẫn chưa được người Việt mặn mà, hoặc mặn mà chưa đúng tầm và đúng cách. Thị trường thực phẩm bẩn hiện nay chính là thời cơ cất cánh cho nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Đó không chỉ là cách khởi nghiệp, làm giàu thông minh mà còn là hành vi mang tính nhân bản giúp cứu gia đình, bạn bè, đồng bào ta khỏi những hậu quả thầm lặng không đáng có. Đại sứ Israel tại Việt Nam - bà Meirav Eilon Shahar đã từng phát biểu: “Đôi khi thế hệ trẻ Việt Nam nghĩ rằng nông nghiệp không dành cho họ. Họ muốn trở thành doanh nhân. Hay mọi người đều muốn làm trong ngành ngân hàng. Điều đó cũng tốt thôi. Nhưng tôi cho rằng ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, bằng những đột phá công nghệ, có thể làm mới (re-brand) chính mình. Các bạn cần đột phá công nghệ khi trước khi làm ra sản phẩm. Nhưng các bạn cũng phải làm mới nông nghiệp, chỉ cho thế hệ trẻ thấy rằng nông nghiệp không nhất thiết phải làm theo cách cũ. Rằng nông nghiệp chính là tương lai. Đây không chỉ là nhu cầu riêng của Việt Nam mà còn là nhu cầu của toàn thế giới.” -> Xem thêm bài viết tại FanpageCộng Đồng BCAs và Góc Nhìn Alan:http://ift.tt/1TXsSRU TS. Alan Phan đã khẳng định: "Tôi nhìn vào những nghèo khó của dân mình so với láng giềng chỉ là một tình trạng tạm thời. Nhưng tôi lo cho cái tư duy già cỗi của tuổi trẻ sẽ giữ chân Việt Nam thêm nhiều thập niên nữa.” Nên nhớ rằng: ”Nếu bạn không thiết lập kế hoạch cho mình, bạn sẽ làm theo kế hoạch của người khác. Và đoán thử kế hoạch đó như thế nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ" 13227904_927556967367534_16158094_n   Vậy bạn sẽ làm gì? ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Và nếu bạn đã phần nào thông suốt được con đường mình sẽ đi, Góc nhìn Alan xin dành tặng bạn bài viết "KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG" của TS. Alan Phan, như một lời động viên tinh thần "Giữ niềm tin, cứ đi ắt sẽ đến". Hãy có tầm nhìn dài hạn, nỗ lực đến cùng rồi tương lai sẽ là mùa thu quả ngọt! ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG? - Tiến Sĩ Alan Phan - Cuối tuần rồi , một nhóm quản lý trẻ và sinh viên Trung Quốc tại California tổ chức một buổi networking và mời 3 vị “mentors” để thảo luận về 3 đề tài khác nhau. Họ để tôi bắt đầu với câu hỏi về sự khác biệt giữa việc “tự khởi nghiệp hay đi làm công”? Không có thì giờ chuẩn bị cho bài nói chuyện, nên tôi phải moi móc suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân, và phải thưa trước với diễn đàn là tổng kết của tôi có thể mang nhiều thiếu sót. Thực sự, cốt lõi của bài toán là “mục tiêu cá nhân” và “sự phù hợp với cá tính” của từng người. Nếu việc kiếm tiền là điều quan trọng nhất trong quan niệm sống thì phải nhớ là cả hai con đường đều có thể mang đến sự giàu có mà bạn không hình dung nổi nếu thành công như mong muốn. Cái khác biệt chính yếu là sự tự do. Có người sẽ thích một chuyến lữ hành êm đẹp, lười biếng… như đi du lịch qua tours. Không gì ngạc nhiên quấy rầy chương trình đã định. Có người thì thích tự lên lịch để khám phá các con đường ít ai đi và để ‘hên xui” làm người dẫn đường. Cuối cùng, luôn luôn có người thoả mãn với quyết định của mình và có người cho là mình đã sai trái với lựa chọn. Một chiến lược mang thành công cho nhiều người là đi làm công trong một thời gian để học kỹ năng, tạo mạng lưới quan hệ, lấy uy tín… rồi ra khởi nghiệp. Do đó, khi bắt đầu hành trình, phải biết rõ mục tiêu và cá tính của mình hơn cũng như phải sẵn sàng trả giá cho những đòi hỏi khác nhau, từ vật chất đến tinh thần. Không ai có thể tư vấn chính xác cho mình về câu hỏi này. Và không ai có thể minh định là bạn sẽ thành công hay thất bại ở cuối chặng đường. Nhưng chuẩn bị là yếu tố quan trọng khi gặp được cơ hội. Sau khi đã quyết định về phần căn bản, bạn sẽ đối diện với những thử thách và chi tiết thực hiện, đôi khi trái ngược hẳn với những dự đoán và tình huống thông thường. Việc tìm giải pháp và khả năng xử lý sẽ quyết định kết quả tối hậu. Những vấn nạn thường gặp khi làm chủ một doanh nghiệp thay vì đi làm công có thể tóm lược như sau: - Doanh nghiệp phải tự điều hành Theo định nghĩa của tôi, một doanh nghiệp đúng nghĩa và lý tưởng là một tổ chức tự điều hành, tự tăng trưởng, tự sinh lợi mà không cần đến chủ. Sau một thời gian khởi nghiệp và nuôi dưỡng, người sáng lập doanh nghiệp có thể rời bỏ tổ chức mà không phương hại đến hoạt động. Như vậy mới là đạt được mục tiêu tối hậu: sự tự do. Nếu phải ôm lấy công ty suốt ngày dù không còn động lực hay ý thích, thì thực ra bạn đã tạo cho mình một “công việc”, không phải một “doanh nghiệp”. Do đó, bạn phải cố gắng từ ngày đầu, tạo một tổ chức, từ nhân sự đến cơ sở và phương thức quản trị, sao cho vai trò điều hành trực tiếp của bạn càng ngày càng trở nên không cần thiết. Bạn phải làm sao để sản phẩm công ty tự tiếp thị bằng thương hiệu, công nghệ hay hệ thống. Khi Microsoft tự điều hành, Bill Gates mới có “tự do” để đi làm từ thiện như đam mê sau này. Hãy nhớ câu nói của một doanh nhân nổi tiếng,” Công ty bạn không thể vĩ đại trừ khi nó tự vĩ đại mà không cần bạn – Your company can’t be great unless it’s great without you.” - Luôn luôn phải lên kế hoạch Khi bạn làm việc cho một công ty, phần lớn họ đã có sẵn một kế hoạch kinh doanh tổng thể và đã tạo được những cơ chế vận hành hữu hiệu. Ở những công ty lớn đa quốc, kế hoạch là nhóm chuyên gia làm nghiên khảo về đủ mọi vấn đề và đề nghị giải pháp lên cấp trên. Người chủ doanh nghiệp thường vấp ngã và làm những quyết định kém cỏi vì thiếu thì giờ cũng như chuyên viên để lên kế hoạch. Tầm nhìn bị giới hạn tạo ra những lạc quan vô lối vì thiếu sót một kế hoạch kinh doanh bài bản khi khởi nghiệp. Họ thường đổ lỗi cho việc thiếu tiền để đốt ngắn nhu cầu tối ưu này. Sau khi bắt tay vào việc, chủ doanh nghiệp nhỏ thường không có nguồn lực để điều nghiên các công nghệ đột phá, cách làm sáng tạo của những đối thủ, sự thay đổi về ý thích của người tiêu dùng… nên kế hoạch điều chỉnh các hoạt động của công ty gần như không có. Dựa vào thành công của những chiến thuật trong quá khứ không bảo đảm cho hiệu năng bền vững sau này. Sự tụt hậu sẽ lần hồi lan toả. Jim Rohn có nói, ”Nếu bạn không thiết lập kế hoạch cho mình, bạn sẽ làm theo kế hoạch của người khác. Và đoán thử kế hoạch đó như thế nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ – If you don’t design your own plan, chances are you’ll fall into someone else’s plan. And guess what they have planned for you? Nothing.” - Luôn luôn phải chăm chú vào mục tiêu Mỗi ngày, khi ngồi vào bàn làm việc, bạn phải bỏ hết thì giờ làm cho xong những việc đã giao phó, với mục tiêu đã định rõ từ người chủ. Ngay cả CEO của một công ty đại chúng lớn cũng phải chăm chú vào mục tiêu sao cho lợi nhuận quý này, năm này đạt chuẩn để cổ phiếu không tụt giá và ban quản lý bị cho thôi việc. Áp lực “focus” này sẽ không đè nặng trên vai người chủ doanh nghiệp, nhất là khi ông bà ta đã kiếm được một chút positive cash flow (dòng tiền lưu chuyển dương). Đây là thời điểm mà quản lý doanh nghiêp hay thả nổi và chạy theo những bầy đàn của lợi nhuận siêu tốc, vài sĩ diện hảo và các đầu cơ mạo hiểm. Tóm lại, khi công ty sẽ đối mặt với nhiều rủ ro nhất trong nguy cơ tụt hậu. Để tránh tình huống nguy hiểm này, chủ doanh nghiệp phải chăm chú vào những chuyện có thể là nhàm chán trong hoạt động hàng ngày: xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị của sản phẩm, tìm kênh tiếp thị mới, cải tiến cơ chế, sàng lọc nhân tài hay gây thêm quỹ vốn, tạo sức mạnh mới cho tài chánh… Khi có chút thành công, chủ doanh nghiệp không thiếu những cám dỗ từ cơ hội mới hay bạn bè mới. Nhưng nếu xao lãng các nhiệm vụ phải làm cho mục tiêu chính yếu ban đầu của công ty, người chủ có thể mất cả chì lẫn chài. - Thất bại không thể là một lựa chọn Một người làm công với đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm có thể bỏ việc ngang và tìm cơ hội khác. Có thể họ chỉ mất vài tháng không lương và lại tiếp tục mọi phúc lộc đang được hưởng thụ. Nhưng người chủ doanh nghiệp không may mắn đến vậy. Khi bỏ cuộc, ngoài chuyện mất hết tài sản đã ký cóp xây đắp bao nhiêu năm, họ còn đánh mất mọi danh dự và tự trọng trong mắt rất nhiều người thân: từ gia đình bạn bè đến nhân viên đối tác hay khách hàng. Nặng nề nhất là trách nhiệm với những “skateholders” đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc vào doanh nghiệp. Tinh thần “không thể thua” khi khởi nghiệp là một động lực tốt; nhưng nó cũng là một áp lực quá lớn sẵn sàng huỷ diệt hạnh phúc gia đình, sức khoẻ cá nhân, tâm thần an bình và làm thay đổi nhiều cá tính đáng yêu. Như trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo,” Tốt gì khi chúng ta có thể chiếm đoạt thế giới, nhưng phải trao đổi bằng linh hồn mình?” - Phải biết sống cô đơn và tự tạo động lực Mặc cho những tiếng cười thâu đêm trong các dạ tiệc, mặc cho những hào nhoáng vật chất khoác lên thân mình 24/7, mặc cho những chiêu PR bao quanh hàng ngày… không ai cô đơn nhiều hơn một doanh nhân, khi thành công hay khi thất bại. Tôi chia sẻ nhiều lần với các bạn doanh nhân trẻ là đừng bao giờ than vãn hay khoe khoang với bất cứ ai, dù “bạn bè”. Nếu mình thua, họ sẽ hể hả trong lòng; nếu mình thắng, họ sẽ ghen tị. Hollywood có câu nói, “đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đổ mồ hôi (don’t let them see you sweat)”. Tổng Thống Truman thì thực tế hơn,”nếu bạn cần một người bạn, hãy nuôi một con chó”. Trong cái cô đơn trên đỉnh hay dưới đáy đó, bạn phải tự tạo một động lực cho mình để tiếp tục đi tới hay đứng dậy. Đây là điều khó khăn nhất người chủ doanh nghiệp phải đối diện. Tôi chỉ biết lập lại lời khuyên của Nữ hoàng trắng với Alice,” Khi bạn bước ra ngoài để trực diện quái thú đó… bạn phải bước đi một mình – When you step out to face that creature… you must step out alone" – Alice in Wonderland - Alan Phan - - Trích từ cuốn sách sắp ra mắt "Góc nhìn Alan dành tặng Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu" -

The post BẠN CHỌN KHỞI NGHIỆP HAY ĐI LÀM CÔNG? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

MUỐN THÀNH CÔNG? ĐẦU TƯ NGAY VÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NÔNG NGHIỆP!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

IT & Nông nghiệp

“Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp” – Tiến sĩ Alan Phan – IT & Nông nghiệp ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NÔNG NGHIỆP LÀ TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM! Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào. Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc. Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết. Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng. Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới. Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh. Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao. Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy. Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước… Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được. -Alan Phan- - Trích từ cuốn sách sắp ra mắt "Góc nhìn Alan dành tặng Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu" -

The post MUỐN THÀNH CÔNG? ĐẦU TƯ NGAY VÀO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NÔNG NGHIỆP! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

mizaru, kikazaru, iwazaru (không nghe, không thấy, không nói)

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

3 con khỉ già

Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích? 3 con khỉ già Sau mấy bài bị kiểm duyệt vì nhậy cảm, tuần này bài viết của tôi là một chuyện cổ tích, đơn giản và ngắn gọn nhiều. Chuyện dường như xuất phát từ Ân Độ vào thế kỷ thứ 15 và truyền lại qua những tác phẩm nghệ thuật khắp Á Châu. Tất cả câu chuyện thực sự chỉ là tượng hình của ba con khỉ, ở nhiều tư thế và động thái. Một con tự bịt mắt, một con bịt tai, một con bịt miệng. KHÔNG THẤY GÌ, KHÔNG NGHE GÌ, KHÔNG NÓI GÌ. Những bức tượng và tranh vẽ chỉ ghi chú giản dị các lời nói trên, ngôn ngữ Nhật là “mizaru, kikazaru và iwazaru”. Anh ngữ thì gồm “dont see, dont hear, dont speak"; hay có nơi viết là “see no evil, hear no evil, speak no evil”. Tôi có mua được 3 tượng bằng đồng ở Tứ Xuyên, để trong phòng khách rất đẹp. Những đêm thao thức, tôi thường ra nhìn 3 bức tượng và suy nghĩ mông lung. Tôi không hiểu tại sao các con khỉ được sáng tác thường là những con khỉ già? Có lẽ tại khi già rồi thì các con khỉ mới có được cái khôn ngoan biết “kính nhi viễn chi” không muốn bàn ra nói vô những điều vô ích? Hay tại tuổi già thưởng đem lại cho người ta sự khiếp nhược đầu hàng? Tôi cũng không biết những con khỉ già này có một quá khứ gì hào hùng để thổi phồng lên cho con cháu nghe, sau những chầu rượu ngất ngây? Hay tất cả chỉ là hoang tưởng ngu dốt của một tuổi trẻ hăng say bị lường gạt? Những con khỉ già này có gì bám víu nâng đỡ để còn giữ cho mình chút hãnh diện và tự trọng? Hay ngoài chút tài sản và lợi ích cá nhân gia đình, chúng chỉ có một trống vắng toàn diện không còn lý tưởng hay niềm tin? Có phải những con khỉ già im lìm trong bóng tối của đêm dài là biểu hiện của một tuyệt vọng sau cùng về bản thân mình và về xã hội chung quanh? T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 7 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là aphan@asiamail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

The post mizaru, kikazaru, iwazaru (không nghe, không thấy, không nói) appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

TẠI SAO BẠN NGHÈO?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Lý do bạn nghèo

Lý do bạn nghèo

"Những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu."

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích. Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”. “Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh. “Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có. Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết… là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi? Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong. Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”. Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa. 1. Tư duy nghèo Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu. Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath… rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett… có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây. Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ, ”Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”. 2. Kiến thức nghèo: Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên. Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị… đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu). Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân. Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả. 3. Môi trường nghèo: Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu… thì không bao giờ nghèo. Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo. Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình. 4. Nghèo hành động: Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu. Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy… trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra. Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời… hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”… là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này. 5. Chọn bạn nghèo: Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác. Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan… Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời. Quốc gia nghèo Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo. Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore… Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ). Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí. Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ, ”Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”. Không biết bao giờ các lãnh đạo mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này? -TS Alan Phan-

The post TẠI SAO BẠN NGHÈO? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

MỜI BẠN GHÉ THĂM KHU VƯỜN CỦA ALAN QUA QUYỂN SÁCH TOÀN VẸN NHẤT VỀ TIẾN SĨ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

13199422_10155349998502925_1592541320_o

Từ những ngày đầu, chuyên mục quan trọng nhất trên Gocnhinalan.comđược tiến sĩ đặt tên là "Khu vườn Alan”. Khu vườn ấy chính là cách sống và tâm hồn của ông - được đặt ngay mục đầu tiên trên website. Đó phải chăng là một thông điệp “Xin hãy đến với tôi (Alan) như một người bạn, trân trọng và quý mến nhau trước - rồi sẽ bàn đến đủ sự đời”.

Thật lạ khi cho đến ngày tiến sĩ mất, không ít BCA biết rất nhiều về góc nhìn Alan với “đủ sự đời” nhưng lại không hiểu nhiều về chính cuộc đời của Alan. Vĩ nhân Gandhi đã viết “cuộc đời tôi chính là thông điệp của tôi”, vây nên có thể nào hiểu trọn vẹn những tư duy và câu chữ của tiến sĩ mà không biết qua cuộc đời, những gì định mệnh và chọn lựa đã mang đến cho ông và cách ông hành động trước những tình huống đó.

goc nhin alan danh tang doanh nhan viet

Với mong muốn mang đến tác phẩm cuối cùng và đồ sộ nhất, dưới hình thức một quyển sách toàn vẹn nhất về cuộc sống và cách sống của tiến sĩ Alan Phan, gia đình tiến sĩ cùng cộng đồng Góc nhìn Alan trân trọng giới thiệu quyển sách “Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu”. Quyển sách sẽ là tổng kết của những bài viết hay nhất cũng như nhiều sản phẩm trí tuệ mới nhất của tiến sĩ những năm tháng cuối đời.

Trước đây có lẽ một phần về chủ đề, phần khác về cách truyền thông khai thác nên nhiều người tập trung vào câu chữ, chi tiết - vào phần “trí” trong góc nhìn Alan. Với quyển sách này, gia đình và nhóm biên tập muốn nêu bật phần “triết” - những nguyên tắc vận hành của cuộc sống và kinh doanh mà tiến sĩ đã đúc kết được trong cả cuộc đời, và phần “tình” - cuộc sống không-kinh-doanh của công dân toàn cầu gốc Việt Phan Viết Ái. Trong dịp ra mắt quyển sách, gia đình tiến sĩ và nhóm biên tập dự định tổ chức 3 buổi giao lưu cùng các BCA để chuyện trò và chia sẻ. Để tìm hiểu thêm về cách đặt sách, tham gia giao lưu - xin liên hệ nhóm biên tậphappy.live Tiến sĩ Alan đã sống một cuộc đời rất đầy đặn và không nhiều hối tiếc. Giờ là lúc bắt đầu thay đổi cuộc sống của bạn, với Góc nhìn Alan là hành trang.

Xem thêm về quyển sách tại đây: http://ift.tt/1T0fnSb

Xin trân trọng cám ơn sự yêu quý và ủng hộ của các bạn với tiến sĩ Alan Phan và cộng đồng Góc nhìn Alan.

The post MỜI BẠN GHÉ THĂM KHU VƯỜN CỦA ALAN QUA QUYỂN SÁCH TOÀN VẸN NHẤT VỀ TIẾN SĨ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

NHỮNG BÀI HỌC PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CÁ NHÂN: TUỔI TRẺ ĐÓI KHÁT

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tuoi tre doi khac

"Đưa người ta không đưa qua sông Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng…" - Thơ Thâm Tâm - "Có nhiều lý do để tôi rời bỏ Việt Nam đi tìm một môi trường kinh doanh khác… nhưng lý do thường níu kéo tôi lại nơi đây là “ngọn lửa” của tuổi trẻ Việt. Họ làm tôi gợi nhớ đến hình ảnh của tôi 30, 40 năm về trước…" – Tiến sĩ Alan Phan –

Tuoi tre doi khac

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ Sức sống và tinh thần kinh doanh vẫn bộc phát manh mẽ qua lời nói và hành động. Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ sờn chí, tiếp tục bước đi để xây dựng cho mình và thế hệ sau một “thịnh vượng tử tế”, mặc cho sự cám dỗ của nghề làm quan, của văn hóa phong bì, của lối làm ăn cửa hậu… Họ vẫn lên kế hoạch cho những doanh nghiệp lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm mục tiêu và đào tạo thêm kỹ năng cũng như trải nghiệm cho hành trình khó khăn hàng ngày. Có nhiều lý do để tôi rời bỏ Việt Nam đi tìm một môi trường kinh doanh khác… nhưng lý do thường níu kéo tôi lại nơi đây là “ngọn lửa” của tuổi trẻ Việt. Họ làm tôi gợi nhớ đến hình ảnh của tôi, 30, 40 năm về trước… Tôi gặp một chị quản lý cao cấp của một tập đoàn tư nhân Việt lớn, đã từng làm cho Wall Street hơn chục năm tại Mỹ, Nhật, Thái Lan và thông thạo 4 ngoại ngữ. Vừa nghỉ việc, nhưng không muốn quay về Mỹ, mà bám trụ ở Việt Nam tìm cơ hội mới. Một tinh thần yêu nước âm thầm mà không phải ồn ào cờ pháo về “tự hào là người Việt Nam”. Cũng như tôi ngày xưa, mọi người trẻ đều mang trong mình cái đói khát… đói tự do và khát thành công. Tôi không có quà chia tay nào, ngoài những lời nói mà có lẽ mọi BCA đều biết rõ: 1. Biết Biết mình, biết người, biết tìm thầy, biết định vị, biết lực chuyển, biết sản phẩm, biết thị trường, biết công nghệ, biết hiền tài, biết tài chánh, biết văn hóa giao tiếp. Không biết thì tìm và học; và liên tục hỏi. Nghi ngờ mọi kiến thức bất cứ từ đâu và tìm cho ra một sự thật “tương đối’ qua cả trăm nghiên khảo và góc nhìn. Trong đời, tôi chưa gặp một doanh nhân nào có chút thành công mà ngu xuẩn. Kiến thức là nền tảng của mọi ngành nghề kinh doanh, dù là kinh doanh cơ bắp. Có biết, chúng ta mới có thể lập ra một kế hoạch bài bản, mới tìm được người đỡ đầu hay tài trợ, mới xây dựng được mạng lưới thân hữu (networking) và mới quản lý được mọi rủi ro. 2. Tăng giá trị Nguyên lý đơn giản trong việc kiếm tiền lương thiện: tạo nên giá trị gia tăng. Ngay cả cá nhân, muốn mức lương cao hơn, phải tăng giá trị kỹ năng và trải nghiệm của mình. Khi tăng giá trị doanh nghiệp qua bất cứ yếu tố nào, chúng ta tăng thị giá của doanh nghiệp và của chính mình. Tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trong tiếp thị, tăng tính khả dụng của công nghệ, tăng hiệu năng của đội ngũ, tăng sức mạnh của công cụ tài chánh… là những phương thức tăng giá trị phổ thông cho việc kinh doanh hàng ngày. Đây là cách kiếm tiền chắc chắn và bền vững trong bất cứ tình huống nào. Hành trình tăng giá trị cũng gay go cam khổ. Kiên nhẫn và liên tục hành động thay vì chém gió là lựa chọn duy nhất. Chấp nhận thay đôi, điều chỉnh quản lý, cởi mở sáng tạo… là những hành xử phải tạo thành thói quen. 3. Tin vào mình Giữa cái nhiễu nhương của buổi giao thời mạt hạ, đừng tin vào những lời PR rỗng tuếch, những số liệu tự sướng, những khẩu hiệu bích chương rẻ tiền. Bao quanh bởi văn hóa giả dối, trơ trẽn và lừa gạt, chúng ta phải bám chặt vào các trụ đỡ của nhân cách, đạo đức và tâm linh. Niềm tin và chính nghĩa duy nhất là tin vào chính mình, đừng bị lừa gạt bởi những giáo chủ bịp bợm, những lý thuyết rác rưởi, những che đậy phi khoa học. Tin vào nhận xét, phán đoán của chính mình sau khi nghiên khảo cẩn thận và lục lọi đầy đủ. Học nghệ thuật đúc kết của những thám tử hay nhất để tìm ra những động lực ngầm ở phía hậu cần. Đừng để lòng tham hay xúc cảm làm mờ mắt và tạm quên sự thật. Ngoài kiến thức, chúng ta còn một trực giác bén nhậy. Hãy để mọi sự lắng im để phân biệt bạn thù, để hiểu quyền lợi của mọi phía, kể cả mình. Đừng ngây thơ và hoang tưởng về những cái bánh vẽ đang ngập tràn xã hội. Khi các bạn nằm lòng 3 nguyên lý trên, các bạn đã sẵn sàng để bơi ra biển lớn, trực diện với nhóm cá mập đang dấu diếm và thụ hưởng kho báu của nhân loại. Bạn có đầy đủ quyền năng và căn bản luân lý để chiếm hữu và giao lại cho đám đông yếu kém ngoài kia “gia tài của mẹ”. Dù nhiều khi, bạn chỉ cần tuyên dương cho chính mình, “yes, I can”. Như một triết gia nào đã hào hứng, ”Bạn không có gì để mất…ngoài cái thắt lưng quần của bạn”. - Trích từ cuốn sách sắp ra mắt "Góc nhìn Alan dành tặng Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu" -

The post NHỮNG BÀI HỌC PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP CÁ NHÂN: TUỔI TRẺ ĐÓI KHÁT appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

14 LỜI KHUYÊN CỦA TS. ALAN PHAN CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN THÀNH CÔNG

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tiến Sĩ Alan Phan

GNA xin trích đăng 14 Lời khuyên của TS. Alan Phan cho những người muốn thành công. Mong mỏi của Tiến Sĩ khi sinh thời là tất cả các BCAs luôn hoặc sẽ đạt tới thành công vì như Tiến Sĩ đã nói: "Chúng ta thực sự đang tạo dựng tương lai bằng những hành động mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này cho chính ta quyết định ngày hôm nay" - Alan Phan - ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tiến Sĩ Alan Phan

- Làm thế nào để giữ được bầu nhiệt huyết? Thay đổi suy nghĩ. Hành động. - Chiến lược tốt nhất trong cạnh tranh? Luôn tạo sự bất ngờ. - Lời khuyên ông muốn chia sẻ với các doanh nhân mới? Kiểm tra sức khỏe: cả thể chất và tâm thần. - Điều gì mỗi doanh nhân cần phải luôn nhớ? Không bao giờ để cho cạn tiền. - Kẻ thù tồi tệ nhất của doanh nhân? Bản thân anh ta. Không ai có thể phá hoại chuyện làm ăn nhanh hơn chính bản thân mình. - Một kinh nghiệm mà mỗi doanh nhân cần phải biết? Thất bại. - Lời cuối cho một doanh nhân đang gặp khó khăn? Giữ niềm tin. Đã đi ắt sẽ đến. - Lời khuyên dành cho những người mới giàu? Mọi thứ đều thay đổi. - Còn lời khuyên dành cho những người đã giàu? Cảm tạ thượng đế. - Những cá tính dẫn tới thành công cho ông? Tính kiên trì. - Thần tượng của ông là ai, và tại sao? Hugh Hefner, người theo đuổi triết lý sống của bản thân và cho dù đã cực kì giàu có thì ông vẫn là chính mình. (Hefner là sáng lập viên tạp chí Playboy vào 1960 và được coi là ông tổ của cuộc cách mạng sex tại Mỹ và Âu châu) - Điểm không lường trước được của sự thành công? Chịu trách nhiệm cho rất nhiều người. - Cách trả thù hay nhất? Sống khỏe mạnh và giàu có hơn đối thủ. - Điều gì khiến ông dị ứng nhất? Sự ngu xuẩn. - Alan Phan -

The post 14 LỜI KHUYÊN CỦA TS. ALAN PHAN CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN THÀNH CÔNG appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Tờ Kinh Số 4 : BÍ MẬT CỦA PHAN THIÊN ÂN

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Bìa sau

CHUYÊN ĐỀ: BÍ MẬT CỦA PHAN THIÊN ÂN - PHẦN 2 Tờ Kinh Số 4: BÍ MẬT CỦA PHAN THIÊN ÂN (Tiếp tục series Người Giàu Nhất Thế Giới - Định kì mỗi tháng 1 tờ kinh theo yêu cầu và nguyện vọng của các BCAs) Phóng Tác của Vô Danh (1985) theo cuốn “The greatest salesman in the world” của Og Mandino ++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++  passion psu PHẦN THỨ HAI Thành Công Là Một Hành TrìnhKhông Phải Là Một Chổ Đến  

TỜ KINH SỐ BỐN

Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Từ thuở hoang sơ của kiếp người, chưa có một sinh vật nào giống tôi, có cái trí óc tôi, trái tim tôi, cặp mắt tôi, bàn tay tôi, mái tóc tôi và môi cười tôi. Từ trước đến nay, chưa hề có, ngày  hôm nay không hề có và ngày mai cũng không. Không ai có thể đi, có thể nói,có thể nghĩ y như tôi.Tất cả nhân loại là anh em của tôi nhưng tôi vẫn là một khác biệt với tất cả. Tôi là một sáng tạo độc nhất. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Mặc dù tôi thuộc loài động vật, nhưng những thèm muốn tầm thường của các loài thú không thỏa mãn tôi. Trong tôi là một ngọn lửa nung đốt từ nhiều thế hệ; và sức nóng của lửa là một nhắc nhở thường xuyên cho tinh thần tôi, đòi hỏi tôi phải cải thiện mỗi ngày. Tôi sẽ giữ hoài ngọn lửa bất mãn này, để tiến bộ hơn và sẽ tuyên ngôn cái đặc thù của con người tôi cho khắp thiên hạ. Không ai vẽ như tôi, không ai có nét chữ như tôi, không ai sinh được con tôi và trên hết, không ai có khả năng giống tôi trong công việc. Từ nay trở đi, tôi sẽ nhấn mạnh cái đặc thù này và truyền bá nó rộng rãi trong những giao tiếp. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Tôi sẽ không bao giờ cố gắng để bắt chước người khác. Tôi sẽ phô bày cái khác biệt, cái đặc thù của tôi trên thị trường. Tôi sẽ rao bán cái đặc thù này. Tôi sẽ chiếu rọi cái đặc thù và dấu kín cái tương đồng. Trong những sản phẩm dịch vụ tôi sản xuất tôi sẽ áp dụng nguyên tắc này. Tôi hãnh diện với cái đặc thù đó. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Tôi là một viên ngọc hiếm có. Cái gì hiếm có đều trở thành vô giá. Tôi là sản phẩm của ngàn năm tiến hóa, do đó, trí óc tôi, thân thể tôi đều hoàn thiện hoàn mỹ hơn những bậc vua chúa, cao nhân từ đời kiếp trước. Nhưng khả năng tôi, trí óc tôi, trái tim tôi và thân thể tôi sẽ mục rữa, hư hoại và tan biến nếu tôi không sử dụng chúng mỗi ngày. Tiềm năng tôi gần như vô hạn định.Vậy mà tôi đã chỉ sử dụng một phần rất nhỏ khối óc tôi, bắp thịt tôi. Hôm nay, tôi sẽ bắt đầu gia tăng sự sử dụng này. Tôi sẽ không còn thỏa mãn với những thành quả của ngày hôm qua; tôi sẽ không để những lời khen vô nghĩa gây tự mãn với những công việc nhỏ nhoi không đáng kể. Tôi hiểu rằng tôi sẽ gặt hái thành quả gấp trăm lần những mùa gặt cũ. Việc tôi sinh ra đời đã là một phép mầu; vì vậy tôi sẽ tiếp tục tạo nên những phép mầu khác để xứng đáng với sự sáng tạo nhiệm mầu này. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Tôi sinh ra không do một tình cờ hay tai nạn. Tôi được đặt để trong đời này vì tôi có một nhiệm vụ. Nhiệm vụ đó là tăng trưởng thành một ngọn núi cao, không phải để thu gọn lại thành một hạt cát. Kể từ nay, tôi sẽ tận dụng mọi cố gắng để trở thành một ngọn núi cao nhất và tôi sẽ áp dụng mọi tiềm năng trong tôi mỗi ngày mỗi giờ phút. Tôi sẽ thu thập nhiều hơn mọi kiến thức về tha nhân, về cá nhân tôi, về sản phẩm dịch vụ tôi sản xuất hay cấu tạo và tôi sẽ thấy thành quả nhảy vọt theo cấp số nhân. Tôi sẽ tôi luyện, sẽ cải thiện, sẽ hoàn tất mọi hành động, mọi lời nói, bởi vì đây là nền móng của sự nghiệp tôi. Tôi không bao giờ quên là rất nhiều người đã đạt được những công nghiệp vĩ đại chỉ nhờ một lời nói đúng lúc đúng chỗ, một việc làm đúng nghĩa đúng thời. Do đó, tôi sẽ tiếp tục dùng diễn thuyết. Chúng phải như mật ngọt đối với đàn ong ngoài kia. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Tôi sẽ tập trung mọi năng lực vào các thử thách đang có trước mặt và khi hành xử sẽ quên hết các quấy rầy khác. Công việc nhà tôi sẽ để lại ở nhà. Khi tôi đến sở làm, tôi sẽ quên gia đình để khỏi bị chia trí. Dĩ nhiên, công việc sở tôi sẽ để lại ở sở. Khi về nhà, tôi sẽ quên việc làm và sự nghiệp để tình yêu gia đình không bị chia sẻ. Gia đình và sự nghiệp phải được phân chia tuyệt đối, dù rằng đời tôi gắn liền với cả hai. Xáo trộn hai nhu cầu này sẽ gây hại lớn cho cả hai thế giới. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Tôi có cặp mắt để nhìn và khối óc để nghĩ. Bây giờ tôi lại được biết thêm một bí mật của đời sống là tất cả trở ngại, khó khăn đều là những cơ hội trá hình. Và không ai lừa được tôi bằng vóc dáng bên ngoài. Mắt tôi sẽ nhìn xuyên thấu những áo quần đẹp để thấy rõ con người thực tôi phải giao thiệp. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Không một thú vật nào, cây cỏ nào, ngọn gió nào, hạt mưa nào, tảng đá nào, sông hồ nào có một khởi thủy như tôi. Tôi đã được kết tạo bằng tình yêu và nuôi sống bằng một mục đích thần thánh. Trong quá khứ, tôi không hiểu điều này. Nhưng kể từ nay, tôi sẽ hướng dẫn và hành xử con người tôi trên căn bản đó. Tôi là một sáng tạo nhiệm mầu của thiên nhiên. Và thiên nhiên không bao giờ thất bại. Cả trăm ngàn năm nay, bao giờ thiên nhiên cũng là kẻ chiến thắng sau cùng. Tôi là thiên nhiên, sau cùng, tôi sẽ thắng. Tôi sẽ thắng, sẽ trở thành một cao nhân, bởi vì cái đặc thù của tôi. Tôi là một phép mầu lớn nhất của thiên nhiên.

The post Tờ Kinh Số 4 : BÍ MẬT CỦA PHAN THIÊN ÂN appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới