Tin tức Việt

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Trung Quốc mua các công ty nước ngoài với tốc độ kỷ lục

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Trung Quốc mua các công ty nước ngoài với tốc độ kỷ lục


china overseasimages


Dexter Roberts – Bloomberg / BusinessWeek – 30 tháng 10 2014


Người dịch: Kevin Bùi


________________________________________


Tiền của Trung Quốc đã đi ra nước ngoài trong nhiều năm nay, đang tìm mua bất động sản, các công ty công nghệ, và nhiều hơn tất thảy là các nguồn tài nguyên dầu khí. Nhưng năm nay sẽ là một bước ngoặt: Lần đầu tiên, đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài sẽ vượt quá lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Trung Quốc.


Đầu tư của Trung Quốc sẽ đĩnh đạc vượt qua mức 120 tỷ USD trong năm 2014, tăng từ mức 108 tỷ USD năm ngoái, theo dự báo của Trung tâm về Trung Quốc và Toàn cầu hóa tại Bắc Kinh, trong một bản báo cáo công bố hôm thứ Tư vừa rồi. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đạt 87.36 tỷ USD trong chín tháng đầu năm. Con số này dự kiến sẽ đạt tới 120 tỷ USD trong năm nay.


“ Tăng trưởng bền vững của Trung Quốc và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ mà Trung Quốc có thể thúc đẩy các công ty quốc tế của họ”,Long Yongtu – giám đốc trung tâm, cho biết, trên tờ Trung Hoa nhật báo số ra hôm nay. “ Đi ra ngoài” sẽ cung cấp một nền tảng cho các công ty Trung Quốc tăng trưởng thông qua việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu”.


Nhưng điều này không phải chỉ là để các công ty Trung Quốc học hỏi từ các đối tác quốc tế nữa. Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế với thế giới hơn 35 năm trước đây, các doanh nghiệp Trung Quốc và các nhà làm chính sách đã rình rập tiền bạc, công nghệ và các bí quyết khi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc. Bây giờ thì có sự đảo ngược vai trò, các công ty Trung Quốc giờ đây bắt đầu cung cấp các lợi ích quan trọng cho các đối tác nước ngoài mới, theo lời một quan chức.


“ Các thị trường quốc tế – đặc biệt là Mỹ Latinh, châu Phi, Đông Nam Á và Đông Âu – vẫn cần nhiều thiết bị chẳng hạn như máy móc, hệ thống điện, đường sắt và các thiết bị vận chuyển khác, xây dựng và vật dụng gia đình để đa dạng hóa và hỗ trợ nền kinh tế của họ”, Zhang Xiangchen, trợ lý Bộ trưởng bộ Thương mại, cho biết trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 22 tháng 10.


“ ODI của Trung Quốc (Oversea Direct Investment: Đầu tư nước ngoài trực tiếp), do vậy rất thiết yếu để các nước này có được vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và các kinh nghiệm phát triển”, cũng theo Zhang, trích dẫn trên tờ Trung Hoa nhật báo ngày 23 tháng 10.


Và trong một thỏa thuận mang tính đột phá trị giá 567 triệu USD, tập đoàn CNR ( Mã chứng khoán 6199: HK) sẽ cung cấp 284 khoang cho tàu điện ngầm Boston, kèm với lựa chọn có thể mua thêm 58 khoang nữa, công ty nhà nước này của Trung Quốc và các cơ quan vận tải của Boston đã công bố thông tin vào tuần trước, theo bản tin của Bloomberg.


Bản báo cáo của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa cũng lưu ý sự thay đổi trọng tâm mà các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài. Bản báo cáo nói rằng các nền tảng truyền thống của đầu tư về năng lượng và các nguồn tài nguyên đã dịch chuyển khi dòng tiền chảy vào các công ty công nghệ cao. Trong 6 tháng đầu năm, Trung Quốc đã đầu tư 6.3 tỷ USD vào các công ty công nghệ có giá trị gia tăng lớn, với hơn 4/5 (80%) đổ vào nước Mỹ, bản báo cáo cho hay.


Các lĩnh vực khác đang có được sự tăng trưởng nhanh chóng là đầu tư xây dựng, tăng 129% trong nửa đầu năm, và các doanh nghiệp liên quan tới văn hóa, tăng 102% so với cùng kỳ. Và trong khi trong quá khứ, các công ty nhà nước từng thống trị các thỏa thuận hợp tác, giờ đây các công ty tư nhân đóng vai trò ngày càng lớn hơn và lúc này chiếm 76% tổng đầu tư của Trung Quốc tại Mỹ, báo cáo cho biết.


Trong khi đó, một nghiên cứu độc lập phát hành ngày 21 tháng 10 bởi các chuyên gia tư vấn của tập đoàn Rhodium- vốn tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ, có trụ sở tại New York cho thấy đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đạt tổng số 3.1 tỷ USD trong quý 3 vừa qua, tăng lên từ mức 2.1 tỷ USD trong quý 2, bao gồm việc Levono (Mã CK 992:HK) mua lại mảng kinh doanh máy chủ cấp thấp của IBM.


Báo cáo nhấn mạnh một mục tiêu quan trọng khác của các công ty Trung Quốc: Bất động sản. “Các nhà đầu tư Trung Quốc đã dành hơn 3 tỷ USD vào bất động sản thương mại tại Mỹ trong 4 quý vừa qua, khiến nó trở thành lĩnh vực hàng đầu trong năm qua”, theo các nhà nghiên cứu Thilo Hanemann và Cassie Gao của Rhodium. Các giao dịch bất động sản ở Los Angeles, San Francisco và Hawaii đạt tổng số 588 triệu USD, như họ ghi nhận.


Hơn 10 tỷ USD giao dịch liên quan tới các công ty Trung Quốc vẫn còn đang được xếp hàng để thực hiện, các tác giả chỉ ra. Các giao dịch này bao gồm 2.9 tỷ USD của Levono mua lại Motorola Mobility (MMI) và công ty bảo hiểm Anbang mua lại khách sạn Waldorf Astoria tại New York với giá 1.95 tỷ USD.


The post Trung Quốc mua các công ty nước ngoài với tốc độ kỷ lục appeared first on GÓC NHÌN ALAN.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Tư Bản Trắng Không Khác Tư Bản Đỏ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Giữa những ồn ào về dân chủ, các ông trùm của Hong Kong giữ im lặng.


Keith Bradsher – New York Times – 22 Tháng 10 năm 2014


hong kong protest


Có hai sự kiện cùng xảy ra cách đây một tháng khó có thể có sự đối nghịch nhiều hơn: Trong khi các ông trùm giàu có nhất của thành phố này, với những bộ đồ được may đo hoàn hảo, tập trung tại một hội trường ở Bắc Kinh để gặp gỡ chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, thì hàng ngàn sinh viên của các trường đại học và trung học lại tập trung trên các con phố của Hong Kong, bãi khóa để phản đối các giới hạn mà Trung Quốc áp đặt lên quyền biểu quyết ở đây.


Các cuộc biểu tình sinh viên dẫn tới các cuộc tuần hành hỗn loạn và chiếm đóng các con đường trung tâm thành phố, thách thức lớn nhất đối với chính quyền Bắc Kinh tại Hong Kong từ khi lãnh thổ này trở lại với Trung Quốc vào năm 1997.


Các ông trùm, tuy nhiên, đã hầu như không nói gì.


Trong khi cuộc đấu tranh về tương lai chính trị của Hong Kong diễn ra, những người đàn ông và phụ nữ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất với Bắc Kinh, và về mặt tài chính nắm giữ nhiều quyền lợi nhất, đã duy trì một sự im lặng trầm tư về kết cục. Cảnh giác với việc làm phiền lòng các lãnh đạo Trung Quốc, những người có thể phá hủy hoặc làm hư hại các doanh nghiệp của họ, và lo ngại việc xúc phạm dân chúng Hong Kong- rất nhiều trong số dân chúng đã bực bội , các tài phiệt thay vào đó đã rút lui về phía trong cửa kính những chiếc xe hạng sang hoặc những cánh cửa trau chuốt của những biệt thự bên đồi của họ.


Người đàn ông giàu có nhất châu Á, Li Ka-shing, một ông trùm bất động sản và cảng biển, đã phá vỡ sự im lặng vào tuần trước với một bản tuyên bố ngắn gọn bằng văn bản, nói rằng trong khi ông hiểu được sự “ theo đuổi đam mê” của các sinh viên Hong Kong, họ vẫn nên về nhà.


“ Tôi chân thành kêu gọi tất cả mọi người không để những hăng hái của ngày hôm nay trở thành sự hối tiếc của ngày mai”, ông viết “ Tôi tha thiết kêu gọi mọi người ngay lập tức trở về nhà với gia đình”.


Ở không gian riêng tư, các ông trùm thể hiện các loại quan điểm khác nhau về biểu tình đường phố, và một số sẵn sàng hơn những người khác để chấp nhận mục tiêu về sự tham gia rộng lớn hơn của công chúng trong các cuộc bầu cử, trái ngược với phiên bản hạn chế mà Trung Quốc ban cho. Nhiều người không tin tưởng lãnh đạo của Hong Kong, trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, coi ông là người có khuynh hướng độc tài và có nét của chủ nghĩa dân túy kinh tế, người mà một ngày nào đó có thể tăng thuế để chi trả cho các chi tiêu xã hội.


Nhưng sự dè dặt công khai là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu vào lúc này đối với tầng lớp doanh nhân tinh hoa.


Một mục tiêu chính của cuộc họp tháng 9 của Chủ tịch Tập là nói với các nhà tài phiệt đang bất an hãy đặt sự khác biệt của họ với chính quyền của ông Lương sang một bên và hỗ trợ chính quyền Hong kong trong thời kỳ mà Bắc Kinh đã nhìn thấy trước là một mùa thu của các cuộc biểu tình dân chủ, bốn quan chức Hong Kong và những người tham gia cuộc họp với chủ tịch Tập cho biết.


Yêu cầu này đã khiến họ im lặng, theo Regina Ip, một thành viên của Hội đồng điều hành của ông Lương, người cũng đồng thời là một nghị sĩ của đảng Nhân dân mới – thân Bắc Kinh. “ Không xuất hiện một chỉ trích công khai nào bất kể họ nghĩ gì”, bà nói.


Kết quả là, khoảng cách giữa các sinh viên và các tầng lớp doanh nhân thượng lưu đã nới rộng thêm. Trong khi mục tiêu chính của những người biểu tình là chính trị, chủ yếu là về bầu cử mở cho vị trí trưởng đặc khu, một dòng chảy của những sự bất bình kinh tế cũng là nền tảng cho phong trào. Nhiều người biểu tình phàn nàn về mức giá nhà đắt đỏ, sự khan hiếm việc làm có mức lương cao và sự thiếu tính linh hoạt của xã hội.


“ Giá nhà cửa quá cao”, theo Winson Tam, 28 tuổi, tốt nghiệp đại học, nhà tư vấn kế hoạch tài chính độc lập, người tham gia cuộc biểu tình vào mỗi tối. “ Tôi sống với cha mẹ, và việc sở hữu căn nhà riêng là một giấc mơ quá xa vời”.


Dù các cuộc biểu tình có diễn biến thế nào đi nữa, những lo ngại này cũng sẽ không có khả năng sớm ra đi. Những sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở đây thường kiếm được ít hơn $18,000 mỗi năm trong một thành phố mà căn hộ studio 16.5 mét vuông ( 177 square foot) bán với giá $250,000. Và cũng là mối quan ngại lớn lao cho Bắc Kinh, áp lực này cũng tồn tại ở trong lòng Trung Quốc, nơi giá nhà đất đang quá cao và số sinh viên tốt nghiệp hàng năm đã tăng gấp năm lần kể từ năm 2000.


Các vấn đề kinh tế cũng đóng vai trò trong việc chính quyền từ chối yêu cầu của người biểu tình về bầu cử mở.


Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Hai, ông Lương nói rằng một lý do khiến bầu cử mở hoàn toàn không thể được phép ở đây là bởi điều đó sẽ dẫn đến “ trò chơi với số liệu” (a numbers game) mà sẽ buộc chính quyền phải ngả “ chính trị và chính sách” về phía những người nghèo. Một hội đồng gồm 1200 các lãnh đạo địa phương, nhiều người trong số đó giàu có, hiện lựa chọn Trưởng đặc khu Hong Kong, người mà sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi Bắc Kinh.


Các ý kiến của ông Lương là bám theo nhận định của một học giả Trung Quốc người cố vấn cho chính quyền trung ương về các vấn đề liên quan tới Hong Kong, người đã nói hồi tháng Tám là dân chủ ở Hong Kong phải được giới hạn để bảo vệ lợi ích các nhà tư bản của chính nó. Trong một sự kiện đáng nhớ, và đáng ngạc nhiên vào thời điểm đó, các bình luận ở một bài phát biểu tại đây được sắp xếp bởi bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông nói rằng phổ thông đầu phiếu sẽ làm tổn thương cộng đồng doanh nghiệp vì “miếng bánh của họ sẽ bị chia sẻ bởi những người khác”.


Liên minh yên tĩnh của Bắc Kinh với giới kinh doanh thượng lưu đã không hòa hợp yên ổn với những người biểu tình. Vào chiều thứ Tư, gần 100 người biểu tình trước nơi ở chính thức của ông Lương, cáo buộc ông thông đồng với các ông trùm tài phiệt về chính sách phân biệt đối xử với người nghèo.


Nhưng nếu quá khứ đã chỉ ra, những người biểu tình cần ít nhất một vài người trong giới tinh hoa đứng về phía họ nếu họ muốn đạt được bất kỳ tiến bộ nào.


Sự gia tăng đột biến gần đây nhất trong cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ ở đây diễn ra năm 2003, khi chính quyền trước đây đã tìm cách thông qua luật an ninh nội bộ nghiêm ngặt. Các trùm tài phiệt đã đánh chìm bộ luật đó, bất chấp áp lực nặng nề từ Trung Quốc yêu cầu ủng hộ nó, dù chỉ phần nào vì một số lo ngại rằng các cuộc biểu tình tiếp tục có thể dẫn đến thiệt hại tài sản cho các tòa nhà trung tâm thành phố.


Nhưng không giống như năm 2003, tầng lớp doanh nhân tinh hoa không hề gây sức ép lên chính phủ trong năm nay để tìm kiếm thỏa hiệp với người biểu tình, theo một người hiện tham gia chặt chẽ vào quá trình ra quyết định của chính quyền Hong Kong.


Các ông trùm bất động sản không lo lắng vì những người bán hàng và người thuê nhà vẫn trả tiền thuê, trong khi các nhà tài chính miễn cưỡng phải chú ý tới các cuộc biểu tình vì sợ gây tổn hại niềm tin trong kinh doanh, cũng theo người này, yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm chính trị của vấn đề.


Vậy là chỉ còn để lại một số tức giận của các ông trùm bán lẻ và các doanh nghiệp thương mại khác.


Nhiều ôm trùm, trong đó có cả ông Li, từ chối phỏng vấn hoặc không đáp ứng các yêu cầu phỏng vấn về các cuộc biểu tình hoặc chính trị Hong Kong.


Quả vậy, công khai liên kết với một phía này hay phía kia đều gây tổn hại trong kinh doanh.


Hai tuần trước, Derrick Pang, Phó chủ tịch của Chun Wo Development Holdings đã hủy bỏ hai học bổng được tài trợ bởi công ty tại trường đại học Hong Kong. “ Tôi không thể hỗ trợ các tổ chức mà tiếp tục cho phép sinh viên của họ vi phạm luật”, ông giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào thứ Tư.


Kể từ khi hủy bỏ học bổng, ông Pang cho biết ông đã bị trừng phạt trên các trang mạng Internet và có “ 6 hoặc 7” các tổ chức truyền thông đã bắt đầu điều tra xem liệu Chun Wo có các hợp đồng với chính quyền hoặc bất kỳ mối quan hệ bí mật nào với ông Lương.


“ Chẳng ai sẵn sàng lên tiếng”, trong cộng đồng doanh nghiệp, ông than phiền, và nói thêm, “ Tôi không chống lại nền dân chủ, tôi chỉ chống lại các cuộc biểu tình”.


The post Tư Bản Trắng Không Khác Tư Bản Đỏ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Chuyện lãi suất ở Việt Nam

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chuyện lãi suất: “Dễ bị “ném đá”, nhưng tôi vẫn nói!”


Phỏng Vấn TS Lê Thẩm Dương


interest-rates2


Theo Minh Đức – VNEconomy – 3 Nov 2014

Lẽ ra, lãi suất lúc này là điểm nóng chú ý của chính sách, để định hướng cho nhiều vấn đề năm tới, cả về các mặt vĩ mô đến hoạt động doanh nghiệp, túi tiền người dân…


Nhưng, các vấn đề nợ xấu, nợ công, dự án sân bay Long Thành… đang hút bớt không khí quan tâm của câu chuyện lãi suất.


“Với lại, tôi thấy bạn cũng viết cả rồi, còn hỏi cái gì nữa!”, TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Ngân hàng Tp.HCM, nói thêm khi từ chối phóng viên VnEconomy cuộc phỏng vấn về chủ đề lãi suất.


Bản thân ông có lẽ cũng có chút thận trọng, với những gì nói ra sau đó, theo ông, có thể khiến một số doanh nghiệp tự ái hoặc dễ bị “ném đá”.


Sau ba lần đề nghị, chuyên gia này đồng ý nêu góc nhìn của mình về diễn biến lãi suất hiện nay, ứng xử của doanh nghiệp và người làm chính sách.


“Không nên cảm tính thế”


Thưa ông, đến nay mặt bằng lãi suất cho vay nói chung theo ông đã hợp lý chưa?


Hợp lý hay chưa thì căn cứ vào nhiều cái lắm. Bản chất của lãi suất là sinh ra từ lợi nhuận doanh nghiệp, chưa nói đến ở góc độ vĩ mô. Còn ở góc độ ngân hàng thương mại, nó lại là giá của quyền sử dụng tiền. Vậy, cậu tiếp cận ở khía cạnh là công cụ vĩ mô, hay góc độ giá của khoản vay?


Chuyện là bạn đọc gửi thư trao đổi, rồi một số ý kiến khác cho rằng lãi suất cho vay hiện vẫn còn cao…


Ở góc độ giá của khoản vay, nếu doanh nghiệp mà đòn cân nợ dưới 3, vay ít thôi, với tỷ suất lợi nhuận ROE 10%, thậm chí nhiều doanh nghiệp bây giờ chỉ 5%, thì lãi suất hiện nay là hợp lý quá còn gì. Bởi vì có phải ông vay tất đâu. Phần còn lại ông trả cho phí vốn là cổ tức. Cổ tức là cùng thuyền lời ăn lỗ chịu nên áp lực nó không quá nặng.


Nhưng trong điều kiện hiện nay, lãi suất cho vay của mình nhìn nó cao so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Bởi vì doanh nghiệp bây giờ lỗ, lãi 5%, lãi 10%, chứ còn lãi cao hơn thì ít lắm.


Với tình hình doanh nghiệp hiện nay, có ý kiến lãi vay phải giảm được về 6-7%/năm mới hỗ trợ được. Thực tế cũng đã có những khoản vay mức đó, thậm chí thấp hơn nhưng vẫn chưa mở rộng. Theo ông, làm sao để có thể mở rộng được?


Trong lãi vay, ngoài phần lãi tiền gửi ra còn có phần trăm rủi ro. Làm sao mà đồng đều được. Khách loại 1 là 10%, khách loại 2 thì 12%, tức có 2% rủi ro trong đó.


Còn phần tiền gửi, ngân hàng huy động từ hồi lãi suất vẫn cao, bắt giảm đột ngột và bán với giá hiện tại đống tiền ông mua cao thì làm sao mà hạ ngay được. Ngân hàng cũng là người kinh doanh chứ, có lợi nhuận thì mới làm chứ.


Vậy triển vọng thời gian tới lãi suất có giảm tiếp và xuống thấp nữa không?


Phải thấy thế này, cùng một lúc lãi suất phải gánh nhiều cái: vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, vừa phải đảm bảo thanh khoản, vừa làm sao để chống đô la hóa, vừa phải làm sao hỗ trợ được cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp…


Bây giờ bàn về lãi suất thì phải bàn từng góc thôi. Chứ còn tổng thể thì cuối cùng chẳng làm được cái gì cả. Trong cái hàm số đó thì mình phải hy sinh một biến nào đó, chứ còn thỏa mãn tất cả các biến thì chịu. Hy sinh biến nào để đạt những biến khác và cái hàm đó ít xấu nhất.


Vừa rồi Ngân hàng Nhà nước hạ như vậy theo tôi là một bước tiến lắm rồi. Hạ cái trần, thực tế người ta cũng đã hạ rồi. Trên cái nền đó người ta hạ một cách linh hoạt và chắc chắn, trên cái nền cung – cầu vốn như thế, chứ không có ép hạ đâu.


Hạ lãi suất vừa qua là hợp lý, lãi suất cho vay hiện hợp lý nhưng không bao giờ có chuyện đồng đều cả. Cho vay tiêu dùng bằng sản xuất, khách hàng 1 bằng khách hàng 2 thì chết.


Lãi suất, ông doanh nghiệp thì nhìn qua lăng kính của ông doanh nghiệp, ông ngân hàng thì nhìn qua lăng kính của ông ngân hàng. Cuối cùng cứ vênh nhau miết. Cứ coi nó là cái chợ đi, chất thị trường nó có, chứ giá nó đang thế này ông thò tay vào can thiệp thì trái quy luật thị trường.


Như cậu nói, nếu muốn lãi suất cho vay thấp hơn nữa, dùng mệnh lệnh hành chính thì làm được ngay chứ có gì đâu. Hai nữa là cậu nói 6-7%/năm dựa trên cơ sở nào, phải giải thích vì sao lại 6-7%/năm chứ, chưa nói là chênh lệch trong mặt bằng đó rất hẹp mà như trên lãi suất cho vay giữa các khách hàng có chất lượng và độ rủi ro khác nhau thì chênh lệch đáng kể. Không nên cảm tính thế.


Anh phải tính toán lợi nhuận công ty bao nhiêu, hệ số nợ bao nhiêu, lạm phát bao nhiêu…, rồi từ đó kết luận nếu lãi suất cho vay quá 6-7% thì doanh nghiệp tiêu. Hay tại sao lại không là lãi suất 4-5%/năm thì mới dễ cứu được doanh nghiệp?


Tôi thấy thế này, trong doanh nghiệp có bốn loại chi phí: chi phí trong xưởng (người, máy, nguyên liệu…), chi phí ngoài xưởng (ban hàng, quản lý…), chi phí vốn và chi phí thuế.


Nhà nước đã lo thuế và lãi suất xuống thời gian qua rồi, thì trách nhiệm còn lại là doanh nghiệp phải lo cái phí ở trong xưởng, đặc biệt là cái phí gián tiếp ở ngoài xưởng.


Giả dụ như tôi làm biện pháp rắn, tinh giảm nhân sự các phòng ban, 3 phó giám đốc giảm đi còn 1 và giữ nguyên khối lượng công việc thì có chạy được không. Nó vẫn chạy bình thường thì sao? Hay mỗi ngày làm 8 tiếng nhưng chỉ làm thực chất có 3 tiếng ông ơi. Hãy làm đủ 8 tiếng xem sao.


Cho nên trách nhiệm của chính doanh nghiệp là rất lớn. Nhà nước đã chấp nhận bội chi để giảm thuế. Ngân hàng Nhà nước cũng mạo hiểm khi giảm lãi suất, đầy mạo hiểm.


“Tuyệt đối không đi xử lý tình huống”


Vì sao lại đầy mạo hiểm, thưa ông?


Bạn cũng đã từng viết đó. Nếu hạ lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại tâm trạng thế nào? Anh có đảm bảo chắc chắn là lãi suất giảm vậy hôm nay tiền gửi nó vẫn vào, trong khi một kênh nào đó bùng lên cái thì thanh khoản nó đứt không? Rồi cái lạm phát tới đây là bao nhiêu? Nếu lãi suất thực âm, người ta vẫn gửi đấy, nhưng âm sâu quá thì thôi đấy. Rồi phải đặt trong mối quan hệ với tỷ giá sẽ ra sao. Khi hạ xuống anh phải cân tất cả các dòng tiền ở các kênh đầu tư sẽ thay đổi như thế nào.


Cho nên người ta linh hoạt, giảm rồi nhưng đôi khi người ta có thể phải đẩy lên đấy.


Vì lãi suất là công cụ quản lý tầm vĩ mô, quản trị chủ động. Thứ đúng nhất là kiểm soát lãi suất, tức là lúc đẩy lên lúc hạ xuống, không phải lúc nào cũng chỉ có hạ. Cho nên thắng lợi lớn nhất của mình không phải là kiềm chế lạm phát mà là kiểm soát lạm phát. Lúc phải đẩy lên, lúc phải hạ xuống nhưng luôn luôn phải trong tầm kiểm soát. Dân chúng cần làm quen và hiểu điều đó.


Hai năm vừa qua chúng ta làm được cái đó, hay Ngân hàng Nhà nước đã quản trị rủi ro một cách chủ động. Tuyệt đối không đi xử lý tình huống.


Nguyên tắc đầu tiên trong quản lý khủng hoảng là không được hoảng loạn. Chưa đâu vào đâu mà cứ hoảng loạn thì càng rối. Nguyên tắc thứ hai là tốc độ, thấy đúng thì làm ngay, chứ khi cháy nhà lại còn ngồi đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” cái bình khí thì vứt. Nguyên tắc thứ ba là có mặt tại hiện trường, chứ không phải đi nghe lại người khác.


Tôi thấy hai năm qua Ngân hàng Nhà nước đã làm được theo ba nguyên tắc đó. Bên cạnh lãi suất, họ cũng đã kiểm soát được thị trường vàng, tỷ giá. Ai nói gì thì nói, tôi cứ kiểm soát được thị trường vàng, tôi vẫn kiểm soát được tỷ giá và đút túi được 35 tỷ USD đấy.


Như ông phân tích, lãi suất phải gánh nhiều nhiệm vụ, nên việc điều chỉnh tiếp hay không luôn phải cân nhắc kỹ…


Thế này nhé. Vừa rồi, sao không hỏi là vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ giảm lãi suất 0,5%/năm mà không phải là 1%/năm? Vì với mức đó thì tôi còn kiểm soát được các mặt trận khác. Mà nếu giảm 0,5%/năm mà sau đó không kiểm soát được các mặt trận khác do ảnh hưởng của nó thì có khi lại phải nâng lên đấy. Trong trường hợp ấy thì tôi nghĩ Thủ tướng cũng phải đồng ý thôi.


Như tôi nói ở trên, một mình lãi suất phải gánh nhiều nhiệm vụ vĩ mô. Có những công cụ chính sách tiền tệ khác, cũng vĩ đại lắm nhưng không uy lực bằng. Lãi suất một mặt phải cứu doanh nghiệp, mặt khác phải lo thanh khoản ngân hàng, phải lo lợi nhuận ngân hàng chứ mà lỗ thì cũng chết, lại lo đô la hóa và tỷ giá, rồi phải lo tiền gửi của người dân.


Một mình mà phải lo nhiều biến như thế, phải thỏa mãn nhiều thứ, chứ nếu chỉ cứu doanh nghiệp thôi thì ai chẳng muốn giảm cho thật thấp.


Mong muốn giảm lãi suất cho vay xuống thấp cũng xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn…


Thời gian qua hai cái phí thuế và lãi suất đã giảm, đã cứu đáng kể, còn các phí khác của doanh nghiệp thì ông phải lo chứ. Nếu ông vẫn không lo được và khó khăn thì thị trường nó thải loại. Ông còn bắt nhà nước lo thêm nữa như thế nào nếu cứ giữ hai cái phí của nhà ông một cách phí phạm mà không hoạt động hiệu quả?


Giả sử tôi là nhà nước, giảm thuế và lãi suất về 0%, anh có cam kết được doanh nghiệp vẫn tồn tại trong thế cạnh tranh hiện nay không, với trình độ quản trị hiện tại, với năng suất hiện tại? Năng suất thì thua Nhật Bản 132 lần, thua Thái Lan 5,12 lần. Với năng suất đó thì lãi suất có 0% thì cũng thua. Tức là phải nâng năng lực của doanh nghiệp lên.


Tất nhiên, ở câu chuyện lãi suất đang nói, ngân hàng cũng là doanh nghiệp. Anh cũng phải giảm phí và quản trị tốt hơn, lãi suất cho vay theo đó cũng tự khắc nó xuống thêm.


Anh ngân hàng cũng phải giảm chi phí nội bộ. Anh không giảm được thì để tôi nói cho. Anh cứ ra mà hỏi mấy cậu sinh viên ấy. Tiền trong túi chỉ có mấy đồng, mà trong ví có đến mấy cái thẻ ATM, chi phí nằm phí ở đó chứ đâu. Anh vét được vài nghìn phí của cậu sinh viên ấy nhưng làm tận mấy cái thẻ nằm mãi ở ví như vậy, chi phí nằm ở đó, lấy lãi đâu.


Rồi còn nhiều cái lắm. Như phí cờ hoa, khẩu hiệu, ăn nhậu… Nhiều doanh nghiệp và cả anh ngân hàng vẫn còn nặng mấy cái phí này lắm.


Tôi biết nói như vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp tự ái, vì cái này đụng đến các lợi ích, người ta sẽ “ném đá”, nhưng tôi không sợ mà vẫn nói.


Tôi không làm chính trị bạn ơi, nhưng tôi thấy nhà nước cũng đã cứu đến tận cùng của tận tụy rồi, còn lại hai cái phí nội bộ thì doanh nghiệp, và ngân hàng nữa, phải tự lo chứ.


The post Chuyện lãi suất ở Việt Nam appeared first on GÓC NHÌN ALAN.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Cuộc Họp Mặt Với TS Alan Phan

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

THÔNG BÁO


Về Cuộc Họp Mặt Với TS Alan Phan


picnic-basket


Theo lời yêu cầu của một số các bạn BCA tại Mỹ, TS Alan Phan sẽ đến dự một cuộc họp mặt thân hữu với bạn bè tại:


Phòng Họp Của Đại Học Bristol (http://ift.tt/1ln0JEp)


2390 E. Orangewood Ave


Anaheim, CA. 92806 USA


Vào Sáng Thứ Bẩy 22 November 2014


Lúc 11 giờ.


Bạn nào muốn tham dự, xin Email về cho gocnhinalan@gmail.com.


Buổi gặp mặt không có chủ đề và không có một thuyết trình hay bài nói chuyện gì.


Thành thực cám ơn.


Góc Nhìn Alan


The post Cuộc Họp Mặt Với TS Alan Phan appeared first on GÓC NHÌN ALAN.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

Nguồn Tin Mới