Tin tức Việt

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Giáo dục đại học trong kỷ nguyên của Cách mạng công nghiệp 4.0

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

robot sophia goc nhin alan 2

Thế giáo dục đại học phải như thế nào trong kỷ nguyên của CMCN 4.0. Tôi cho rằng đại học cần phải tạo môi trường và khuyến khích phát triển tính tò mò và khả năng tự học. Có như thế sinh viên mới có khả năng đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng trong môi trường công việc của họ và không bị đào thải bởi xã hội. 
Saudi Arabia vừa tặng quyền công dân đầu tiên trên thế giới cho một robot tên Sophia có trí tuệ nhân tạo. Sophia có khả năng trả lời những câu hỏi hóc búa của một MC không kém phần hóm hỉnh như một con người có trí thức. Thông tin này làm ngạc nhiên rất nhiều người không trong ngành IT. Là một nhà giáo dục đại học, tôi đã từng đặt câu hỏi ‘Giáo dục đại học nên thay đổi như thế nào để đáp ứng sự thay đổi mau chóng trong xã hội, trong thị trường lao động nhanh đến như vậy?’ Đây cũng là câu hỏi mà hầu như các nhà GD ĐH ở Mỹ ở mọi ngành tranh luận sôi nổi bấy lâu nay. Tuy nhiên kể cả ở Mỹ, chương trình đào tạo đại học vẫn chưa thay đổi đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ở Việt Nam muốn có thay đổi trong chương trình đào tạo lại càng khó hơn nhiều. Nhưng đây là một việc làm rất cấp bách vì phải cần ít nhất 4 năm mới đào tạo được một kỹ sư hay cử nhân. Khi sinh viên ra trường thì thị trường lao động có thể đã thay đổi rất nhiều rồi. Tôi xin đưa ra một thí dụ điển hình.
robot sophia goc nhin alan 2
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là não bộ của robots thì vẫn chưa đưa vào chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm ở đa số đại học trên thế giới. Muốn học thì phải lên cao học ở bằng MS hay PhD. Control theory trong mechatronics, kiến thức điều khiển các cử động của robots thì phải chờ đến năm cuối đại học trong ngành Mechanics, chuyên ngành Mechatronics mới học. Đó là hai thành phần cơ bản cho phát triển robots mà phải chờ đến năm cuối của đại học thì may ra biết được một tí xíu trong chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành ở Mỹ. Tại sao vậy? Tại vì những người thiết kế chương trình đào tạo là những người đã già và bảo thủ nghĩ rằng sinh viên cần phải có những kiến thức cơ bản khác trước khi được học những cái mới. Câu hỏi quan trọng là những kiến thức cơ bản ấy có còn thật sự cần thiết trong tương lai không hay nó có thể được thay thế bởi những kiến thức khác hay không? Thí dụ trong thế hệ của tôi thì làm toán phải biết lấy căng, cộng, trừ, nhân, chia bằng tay nhanh chóng. Bây giờ kiến thức ấy thật sự không cần thiết. Bạn có cảm thấy kể cả Mỹ vẫn chưa chuẩn bị kịp cho CMCN 4.0 không?
Thế giáo dục đại học phải như thế nào trong kỷ nguyên của CMCN 4.0. Tôi cho rằng đại học cần phải tạo môi trường và khuyến khích phát triển tính tò mò và khả năng tự học. Có như thế sinh viên mới có khả năng đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng trong môi trường công việc của họ và không bị đào thải bởi xã hội. Tôi xin chia sẻ một thí dụ điển hình mà tôi đã áp dụng cho Takara, đứa con trai của mình.
Takara năm nay là đầu năm 3 ở đại học và đang học Mechanics (cơ khí). Trong chương trình học thì Takara vừa xong Vật lý và mới bắt đầu vào chuyên ngành cơ khí. Lập trình trong chương trình đào tạo thì có chút ít Mathlab. Tôi khuyên Takara đừng quá chú trọng điểm số miễn sao giử trên 3.0 nếu muốn học tiếp cao học. Thời gian còn lại lên mạng học hỏi tìm tòi làm những gì thỏa tính khám phá của mình. Vừa rồi Takara làm tôi rất ngạc nhiên và tự hào là đã khuyên con phát triển đúng hướng.
Takara lên mạng tự học AI – a deep convolutional neural network (thật sự tôi không biết nó là gì). Trong cuộc thi Hackathon Machine Learning Division ở Đại học Utah, trong 24 giờ một mình cậu ta thiết kế thiết bị IoT chỉ gồm một board gắn với một web cam chiếu vào điện thoại di động của cậu ấy rồi coding dạy nó nhận dạng phụ nữ đẹp theo đánh giá của cậu ta trong 4 hrs. Xong dùng thiết bị này vào trang Tider (Online dating web site) để thử nghiệm. Thiết bị đánh giá 85% chính xác so với đánh giá của Takara. Thế là Takara có thể lọc các phụ nữ đẹp trong web site một cách nhanh chóng! Với thành quả này Takara đứng hạng hai trong cuộc thi nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng. Điều tôi muốn nêu ở đây là tất cả những kiến thức này Takara tự học và không có trong chương trình đào tạo. Với trình độ của một sinh viên đầu năm 3 thì không thể làm được điều này.
Câu hỏi đặt ra: Chất lượng đầu ra của giáo dục đại học nên là gì? Có nên là những tấm bằng cử nhân, kỹ sư với những lý thuyết và điểm số cao hay là những em dám tìm tòi, dám học hỏi, dám thất bại?
- Giáo sư Trương Nguyện Thành -

The post Giáo dục đại học trong kỷ nguyên của Cách mạng công nghiệp 4.0 appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Robot Sophia – kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo đã đến

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

robot sophia goc nhin alan

Saudi Arabia vừa tặng quyền công dân đầu tiên trên thế giới cho một robot tên Sophia có trí tuệ nhân tạo. Sophia là robot của công ty Mỹ Hanson Robotics. Trang bị trí tuệ nhân tạo, Sophia có thể giao tiếp với con người và tự học hỏi để nâng cao trí thông minh. Điều này đánh dấu một bước phát triển mới của công nghệ AI và kỷ nguyên mới nơi con người và robot hòa nhập và phát triển.
Mặc dù vấp phải sự lo ngại từ nhiều chuyên gia (ví dụ Elon Musk) về việc công nghệ AI và robots sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc chiến tàn khốc trong tương lai. Thì công nghệ AI, vẫn sẽ trở thành một nhân tố quan trọng đánh dấu những bước phát triển vĩ đại hơn của thế giới.
Như TS. Alan Phan đã dự báo cách đây 3 năm trong cuốn sách "Góc nhìn Alan dành tặng doanh nhân Việt của mình" "ba công nghệ mà mọi người tin sẽ là nền tảng cho tương lai kinh tế trong vài thập kỷ tới: đó là “3D Printing”, “Robotic Command System” và “Internet of Things”. Mỗi công nghệ đều được ước tính là sẽ mang lại khoảng 1 ngàn tỷ đô la trong 10 năm tới và có thể nhiều hơn."
Nói về công nghệ “Robotic Command System”, Tiến sĩ đã có những phân tích, dự đoán như sau:
"Khi nói đến robots, mọi người hình dung đến những người máy với chân tay cứng ngắc, và những tác động giống như con người. Thực tình, robots trong tương lai chỉ là những máy tính lớn nhỏ với các phần mềm điều khiển ngay tại chỗ hay từ xa. Robots dùng trong dây chuyền của cơ xưởng lắp ráp ô tô chỉ là những “cánh tay” liên tục di chuyển vật liệu rồi hàn hay vặn vít. Tuy nhiên, trong tương lai gần, robots sẽ được trang bị nhiều chức năng hơn và theo ước tính của McKinsey, 40% nhân công trong các nhà máy sản xuất công nghiệp sẽ bị robots thay thế trong 20 năm tới.
 
Ứng dụng phổ thông nhất hiện nay của RCS là máy bay không người lái (drones), đang được quân đội Mỹ điều động khắp các mặt trận. Giá bán của drone đã xuống khá thấp để những công ty thương mại hay cá nhân có thể sở hữu; nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa soạn thảo xong luật kiểm soát về sự an toàn hay việc lợi dụng drones trong các dịch vụ phi pháp (do thám của tư nhân hay vận chuyển ma tuý).
 
Google cho biết sẽ bán ra thị trường xe hơi không người lái vào khoảng 2017. Sony cho ra đời cách đây vài năm một robot tên Asimo biết làm các công việc vặt trong nhà như tưới cây, bưng nước, ca hát nhảy múa…còn hãng Tosy của Việt Nam thì cho ra đời một robot biết đánh ping pong. Người tiêu dùng Mỹ hiện đang chuộng loại máy tự động chùi dọn nhà cửa bằng cách hút bụi thảm hay chùi sàn.
 
Quan trọng hơn, robots có thể thay người trong những việc nguy hiểm như gỡ bom mìn, hay độc hại như xử lý phóng xạ hay môi trường khắc nghiệt của nóng và lạnh (dương hay âm ngàn độ C)…Trong ngành y khoa, những robots siêu vi được tiêm vào bệnh nhân để dò tìm hay chữa trị những biến thái trong mạch máu và các bộ phận khác.
 
Trong tương lai, khi artificial intelligence hoàn thiện hơn nữa thì robots sẽ hiện diện cùng khắp xã hội và chung sống hoà bình cùng nhân loại. Nhưng chỉ trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng về cách vận hành sản xuất, cung cấp dịch vụ và nhiều ứng dụng do robotics đem lai.
Nếu các bạn bắt đầu vào ngày hôm nay, tạo cho mình kỹ năng chuyên sâu và kiến thức cập nhật về một trong ba công nghệ này; rồi tìm cách làm việc hay kinh doanh vào các hoạt động liên quan; tôi tin chắc là tối thiểu các bạn sẽ trở thành triệu phú đô la, sớm hay chậm tuỳ kỹ năng, lòng kiên nhẫn và ý chí theo đuổi đến cùng."
robot sophia goc nhin alan

Nguồn video: CNBC Vietsub by Góc nhìn Alan

The post Robot Sophia – kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo đã đến appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Trở lại đỉnh vinh quang từ vũng lầy, làm nên lịch sử sau khi mất tất cả

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

thu-tuong-nhat-ban-shinzo-abe-tro-lai-dinh-vinh-quang-tu-vung-lay-lam-nen-lich-su-sau-khi-mat-tat-ca-goc-nhin-alan

Cuộc đời làm chính trị của thủ tướng Shinzo Abe là một câu chuyện đầy cảm hứng về sức mạnh của ý chí và sự kiên định theo đuổi mục tiêu trong mọi nghịch cảnh tựa như hình ảnh loài chim phượng hoàng  tái sinh từ đống tro tàn. Thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu ngày 22/10 đưa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước cơ hội trở thành nhà lãnh đạo lâu năm nhất của Nhật Bản dù ông từng phải từ chức Thủ tướng vì những bê bối với đảng Dân chủ Tự do của mình. Sự nghiệp thăng trầm của vị chính trị gia đặc biệt

thu-tuong-nhat-ban-shinzo-abe-tro-lai-dinh-vinh-quang-tu-vung-lay-lam-nen-lich-su-sau-khi-mat-tat-ca-goc-nhin-alan

Người Nhật Bản có câu "những giọt nước sẽ khoan thủng hòn đá", cách nói ví von cho những nỗ lực liên tiếp sẽ mang đến những thành tựu to lớn. Câu nói này dường như rất chính xác khi dành cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đang đứng trước cơ hội trở thành nhà lãnh đạo lâu nhất trong lịch sử chính trường Nhật Bản. Từng có tất cả nhưng rồi tuột mất, ông Abe đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi đứng lên từ nơi vấp ngã và đi vào lịch sử chính trường Nhật Bản. Cho đến năm 2006, cuộc sống của ông Shinzo Abe dường như vẫn rất thuận lợi. Shinzo Abe sinh năm 1954 trong một gia đình có truyền thống chính trị với ông nội và ông chú đều làm thủ tướng Nhật Bản trong khi cha là Bộ trưởng Ngoại giao. Năm 1977, Abe tốt nghiệp Đại học Seikei ở Tokyo và tiếp tục theo học ở Đại học Nam California, Mỹ với chuyên ngành khoa học chính trị. Trở về Nhật Bản năm 1979, ông Abe làm việc cho Tổng công ty thép Kobe. Ba năm sau, ông bắt đầu bước chân vào chính trường Nhật Bản với tư cách trợ lý của cha. Sự nghiệp của ông Abe tiếp tục được "trải thảm" với các cấp bậc cao của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) trước khi trở thành lãnh đạo của đảng. Năm 1987, ông kết hôn với bà Akie Matsuzaki nhưng hai vợ chồng không có con. Là thành viên của LDP, năm 1993, chính trị gia đầy tham vọng Shinzo Abe được bầu vào Hạ viện Nhật Bản, nơi ông trở nên nổi tiếng vì lập trường cứng rắn với Triều Tiên. Trong những năm tiếp theo, ông giữ nhiều chức vụ trong chính phủ và trở thành Thủ tướng Nhật Bản năm 2006. Khi đắc cử, ông Abe là thủ tướng trẻ nhất của Nhật Bản trong hơn 60 năm và cũng là Thủ tướng đầu tiên được sinh ra sau Thế chiến II. Là người theo chủ nghĩa dân tộc, ông Abe kêu gọi các cử tri xây dựng một ý thức hệ về phẩm giá quốc gia. Sau khi nắm quyền, ông Abe đưa ra dự luật nhằm kêu gọi sửa đổi bản Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến II. Ông cũng khích lệ lòng tự hào dân tộc của người Nhật và ủng hộ đạo luật yêu cầu giảng dạy về lòng yêu nước trong trường học. Tuy nhiên, chuỗi thời gian nắm quyền của ông Abe không kéo dài. Gần như ngay lập tức sau cuộc bầu cử, một số bê bối làm rung chuyển đảng LDP cầm quyền. Năm 2007 được mô tả là thời kỳ khủng hoảng đỉnh điểm với một bộ trưởng tự tử và hàng loạt lãnh đạo cấp cao trong chính phủ từ chức. Không lâu sau, ông Abe cũng rời ghế Thủ tướng với lý do sức khỏe.

thu-tuong-nhat-ban-shinzo-abe-tro-lai-dinh-vinh-quang-tu-vung-lay-lam-nen-lich-su-sau-khi-mat-tat-ca-goc-nhin-alan 2

Nhắc đến sự kiện này, tờ Washington Post mô tả: "Ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời, ông Abe mất cả sức khỏe và danh tiếng. Ông ấy chỉ có cơ hội lãnh đạo nước Nhật trong 366 ngày. Thậm chí, ông ấy còn bị nhạo báng trước công chúng. Đỉnh điểm của sự ê chề mà ông Abe phải chịu có lẽ là khi ông đi máy bay, một hành khách ngồi cùng hàng đã yêu cầu đổi chỗ".

Tuy nhiên, những điều đó không khiến ông Abe từ bỏ sự nghiệp chính trị. Trong vòng vài năm sau đó, ông lại được bầu làm thủ tướng Nhật Bản với chiến thắng vang dội. Tạp chí Time cũng bầu chọn ông Abe là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2014. Trên trang bìa tờ Economist, Thủ tướng Shinzo Abe được mô tả như một "siêu nhân chính trị". Những điều chưa có trong lịch sử Những gì ông Abe làm được là vô cùng hiếm hoi trên chính trường, đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi sự hổ thẹn có thể giết chết một con người. Trong cuộc phỏng vấn với Foreign Affairs, Thủ tướng Shinzo Abe đã chia sẻ những điều ông học được từ giai đoạn khó khăn này. "Trong lần làm thủ tướng trước, tôi không dành ưu tiên cho chương trình nghị sự của mình. Tôi háo hức hoàn thành mọi việc ngay lập tức và kết quả là chính quyền của tôi sụp đổ trong sự thất bại. Sau khi từ chức, tôi dành 6 năm đi khắp đất nước để làm một việc đơn giản là lắng nghe. Ở đâu tôi cũng nghe thấy người dân than vãn về tình trạng mất việc làm do giảm phát kéo dài và tiền tệ mất giá. Người ta còn chẳng hy vọng gì vào tương lai. Vì thế, chính phủ mới của tôi sẽ ưu tiên loại bỏ giảm phát và xoay quanh nền kinh tế Nhật Bản", ông Abe nói. Tờ Wall Street Journal cũng nhắc tới ông Abe sau khi trở lại thành lãnh đạo LDP 5 năm sau cuộc khủng hoảng tưởng như không có lối thoát. Tờ báo Mỹ mô tả đây là sự trở lại tuyệt vời trên chính trường Nhật Bản trong bối cảnh quốc gia này ngày càng tụt hậu so với Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi toàn cầu. "Abe đã lấy lại sự phục hồi trong chính trị không giống với bất cứ ai ở đất nước Mặt trời mọc kể từ sau Thế chiến II. Ông trở lại từ sự tủi hổ với thông điệp mới và sự cộng hưởng về một nước Nhật mạnh mẽ hơn. Nhật Bản của ông Abe đang mang trong mình cả sự tự tin và mâu thuẫn, chịu nhiều chấn động của tình trạng giảm phát kéo dài trong khi đối đầu với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ", Washington Post viết. Abenomics và nước Nhật Khi ông Abe trở lại chiếc ghế Thủ tướng Nhật Bản tháng 12/2012, nước Nhật đang đau đầu với những vấn đề về kinh tế trong hơn 1 thập kỷ qua. Ưu tiên cao nhất của ông Abe là thực hiện những cam kết trong quá trình tranh cử được gọi với cái tên ngắn gọn là Abenomics. Kế hoạch này bao gồm 3 điểm chính là thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Dù có nhiều tranh cãi xung quanh Abenomics nhưng đến thời điểm hiện tại, rõ ràng chương trình này đã mang về những hiệu quả với nước Nhật. Thủ tướng Abe đã đạt được những kỷ lục về kinh tế như tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%, đồng yên yếu thúc đẩy xuất khẩu. Chỉ số Topix đang đạt đỉnh trong 10 năm trong khi chỉ số Nikkei 225 cũng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1996. Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi những áp lực. Dù dành thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử Hạ viện sớm ngày 22/10/2017 nhưng Thủ tướng Abe vẫn phải đối mặt với áp lực từ nợ công, tăng lương và cải tổ thị trường lao động để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi nhanh chóng. Nếu giành 2/3 trong tổng số 465 ghế Hạ viện, Chính quyền Abe sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thông qua các chính sách tiền tệ thuận lợi để kích thích kinh tế và tiền tệ, giúp nền kinh tế thứ 2 châu Á tiếp tục phát triển. Thậm chí, những đề xuất của ông Abe về thay đổi Hiến pháp hòa bình, làm rõ vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cũng có thể được thông qua. Là bên thất bại trong Thế chiến II, Nhật Bản hiện không được duy trì quân đội ngoài lực lượng nhỏ để tự vệ. Hiện tại, chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh và quốc phòng của Nhật Bản là quân đội Mỹ đồn trú. Tuy nhiên, dưới thời Thủ tướng Abe, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang ngày càng có vai trò lớn hơn.

thu-tuong-nhat-ban-shinzo-abe-tro-lai-dinh-vinh-quang-tu-vung-lay-lam-nen-lich-su-sau-khi-mat-tat-ca-goc-nhin-alan 3

Theo Trí thức trẻ

The post Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe: Trở lại đỉnh vinh quang từ vũng lầy, làm nên lịch sử sau khi mất tất cả appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Bộ trưởng Tiến – Mặt “tự nhọ” chứ ai bôi!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

bo-truong-kim-tien-1504147157_2or8o5oas9109

"Ở đời thường thì, người đẹp họ chẳng sợ bị chế xấu, nhưng kẻ đã xấu mà bị chế xấu thì rất “ức chế”. Còn xấu mà thích được khen đẹp thì không bình thường."
 Trong lúc vụ án nhập thuốc trị ung thư giả của VN Pharma đang xét xử phúc thẩm thì ngành y tế lại bùng lên một chuyện lùm xùm khác.
Bác sĩ Hoàng Công Truyện, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế), bị kỷ luật với hình thức "Khiển trách" và bị xử phạt hành chính 5 triệu đồng vì viết Facebook "khuyên" Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "về nghỉ".
Nội dung status của bác sĩ Truyện đăng tối 14-7-2017 như sau: "Mụ ni về nghỉ là vừa, để các GS có kinh nghiệm, chuyên môn y lên thay và dẫn dắt ngành y sang một bước tiến mới. Chỉ một việc an ninh bệnh viện mà không tham mưu nổi cho CP can thiệp mà làm bộ trưởng. Bà có đi về cơ sở đâu mà hiểu nỗi khổ các y, bs tuyến cơ sở".
 
Ngay lập tức, Bộ Y tế có phản ứng mạnh. Trong Công văn do Chánh Văn phòng Bộ Y tế thừa lệnh Bộ trưởng ký ngày 15-7-2017 gửi Sở Y tế Thừa Thiên - Huế có nội dung "quy tội" của bác sĩ Truyện: "tài khoản Facebook "hoàng công truyện" có lan truyền thông tin bôi nhọ, gây mất uy tín, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đứng đầu ngành Y tế (...) "những thông tin chia sẻ đã ảnh hưởng đến uy tín của ngành nói chung và tạo dư luận xấu, gây hoang mang, làm giảm sút niềm tin của nhân dân với cá nhân Bộ trưởng Bộ Y tế".
Quyền uy của bà thật lớn, lớn hơn cả pháp luật. Chẳng cần đến toà án, chỉ một cái công văn cũng đủ định tội một con người. Từ nay chắc chẳng còn ai còn dám mở miệng nói xấu, bôi nhọ Bộ trưởng Tiến nữa, cho dù bà có xấu, có nhọ thật đi chăng nữa.
22553222_1572739916137340_5403971229850068364_o
Người xưa nói, cây ngay không sợ chết đứng, vàng thật sợ gì lửa. Tại sao Bộ trưởng lại phải “nhảy dựng” lên khi một bác sĩ “vô danh” khuyên mình nghỉ, chê mình yếu kém. Khen chê là quyền người dân, với lại Bộ trưởng là cán bộ, là công bộc của dân thì việc bị dân “soi” cũng là chuyện bình thường chứ có gì đâu mà lại dùng quyền lực của mình để áp đặt, trừng phạt người khác. Với lại những gì bác sĩ Hoàng Công Truyện nói là rất đúng.
Còn nói ảnh hưởng đến uy tín của ngành Y tế, niềm tin của người dân đối với Bộ trưởng Tiến, theo tôi hãy nhìn lại “thành tựu” ngành y nước nhà sau 7 năm trị vì của Bộ trưởng Tiến thì sẽ biết như thế nào.
An ninh bệnh viện phập phù, thu nhập và điều kiện làm việc của bác sĩ tuyến cơ sở bèo bọt, bệnh viện quá tải nhồi nhét, hoa hồng kê toa nhức nhối, quản lý và đấu thầu dược phẩm mập mờ, nhập khẩu thuốc trị ung thư giả gây chấn động... và kể cả chuyện người em chồng của bà giữ một chân quan trọng trong VN Pharma (công ty nhập lô 2.300 hộp H-Capita 500mg Caplet giả để "trị ung thư") đều là những chuyện có thật, hiển hiện trước mắt, ai cũng thấy.
bo-truong-kim-tien-1504147157_2or8o5oas9109
Viện phí tăng (riêng năm 2017 tăng 30%), bệnh viện quá tải, bệnh nhân phải nằm chung giường, bác sĩ tắc trách gây chết oan cho bệnh nhân, xét nghiệm nhân bản, ăn bớt vác xin, khai khống mua thiết bị y tế, nạn cò khám chữa bệnh lộng hành, bác sĩ nhận phong bì, nhận hoa hồng, hàng ngàn viên thuốc đặc trị ung thư để quá hạn trong khi người bệnh không có thuốc trị…
Đó là chưa nói đến những phát ngôn gây sốc của bà: "Tăng viện phí là… thành tựu y tế" - Quyết định công bố 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế năm 2012. “Thiếu giường bệnh thì phải hỏi… Nhà nước” - trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế. “Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin” - trả lời báo chí về vụ việc 3 trẻ sơ sinh tại Quảng Trị tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan. “Văn hóa Việt Nam... việc đưa quà biếu sau điều trị đó là tấm lòng của người bệnh" - phát biểu tại hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án giảm quá tải bệnh viện năm 2013.
Xin hỏi, chỉ nhiêu đó bê bối, tiêu cực, phát ngôn thì còn đâu uy tín với niềm tin? Với tư cách là người đứng đầu Bộ Y tế, Bộ trưởng có nghĩ gì về trách nhiệm của mình? Nghe đâu, bên Nhật ông Bộ trưởng từ chức chỉ vì “lỡi lời”. Còn bà mặc dù bị người dân kêu gọi từ chức nhưng vẫn “không từ”.
Bác sĩ Truyện - một người trong ngành - phản ánh điều đó mà bị kỷ luật tức là lãnh đạo ngành y phủ nhận sự thật. Nói cụ thể hơn là không thừa nhận những yếu kém của ngành mình, trong đó có trách nhiệm quản lý - điều hành của mình.
Hay là Bộ Y tế cho rằng ngành y đang quá tốt? Hãy để người dân, người bệnh và thực tế trả lời. Đừng dùng quyền hành phủ bóng xuống hòng che đậy những điều không thể chối cãi.
Ngay cả căn cứ để Bộ Y tế yêu cầu xử lý bác sĩ Truyện cũng hết sức cảm tính, như là: "gây mất uy tín", "tạo dư luận xấu", "gây hoang mang", "làm sút giảm niềm tin"... Tất cả đều là sự tự cảm nhận chủ quan của lãnh đạo cùng với tâm lý cố hữu "cấp dưới không được chê cấp trên" nên dẫn đến vụ kỷ luật bác sĩ Truyện. Chúng tôi cho rằng vụ này không giúp Bộ Y tế lấy lại uy tín mà có khi tạo dư luận xấu thêm cho ngành.
Bày tỏ ý kiến là quyền của công dân đã được hiến định. Đối với công chức - viên chức, nếu phát ngôn sai sự thật và sai khuôn phép đến mức phải xử lý thì mới bị đưa ra xem xét kỷ luật. Đằng này, ý kiến của người ta không sai và "hậu quả" gây ra (như Bộ Y tế nêu) là mơ hồ và võ đoán mà thi hành kỷ luật người ấy, thì đó là biểu hiện của lạm quyền.
Xin trích lời của Tuân Tử - nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc - gửi đến Bộ trưởng Y tế:
"Phàm ở đời, ai chê ta mà chê phải, là thầy của ta; ai khen ta mà khen phải, là bạn của ta; ai nịnh bợ, tâng bốc ta là kẻ thù của ta vậy!".
Nguồn: nld, dân luận - Dương Ngạn

The post Bộ trưởng Tiến – Mặt “tự nhọ” chứ ai bôi! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Nỗ lực! Không ngừng nỗ lực!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

no luc Kazuo Inamori

Có một câu thành ngữ nổi tiếng: “Bền bỉ là sức mạnh”. Tiếp tục công việc, kiên trì theo đuổi sự nghiệp là điều quan trọng hàng đầu trong cuộc đời. Có một điều mà tôi muốn truyền lại cho thế hệ trẻ - thế hệ đang bắt tay vào công việc, bắt đầu xây dựng cuộc sống. Đó là: Hãy âm thầm nỗ lực. Hãy tiếp tục nỗ lực. Và hãy không ngừng nỗ lực. Nói cụ thể hơn thì hãy xem công việc của mình là trách nhiệm được Trời giao phó. Vì vậy, hãy theo đuổi công việc đó trong suốt cuộc đời.  Năm 1959, Công ty Gốm Kyoto - tiền thân của công ty Kyocera sau này – ra đời với số vốn 3 triệu yên. Nhưng khi được mọi người giúp đỡ - lập công ty để tôi tiếp tục công việc – thì nỗi lo bị phá sản cứ ám ảnh tôi: “Nếu chẳng may thất bại, mình không chỉ bội ước với những người góp vốn lập công ty mà còn đẩy những nhân viên tin tưởng đi theo mình ra đứng đường.” Vì vậy, tôi làm việc không quản ngày đêm. Chính nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi với quyết tâm không để thua kém người khác, Công ty Kyocera chúng tôi dần lớn mạnh và trở thành công ty khổng lồ như hiện nay. Việc một người như tôi - chỉ tốt nghiệp trường đại học hàng tỉnh, thế lực không có, may phúc được thầy giáo giới thiệu mới kiếm nổi việc làm trong một công ty èo uột, suốt ngày ca cẩm chỉ muốn bỏ việc – mà lại có thể gây dựng và đứng đầu một công ty khổng lồ như ngày nay, chính là kết quả của những nỗ lực không biết mệt mỏi, tiến từng bước, từng bước một cách âm thầm và tinh thần quyết không để thua kém người. Bây giờ nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy điều quan trọng nhất là lúc nào cũng phải có mục tiêu rõ ràng và nỗ lực không ngừng để đạt cho được mục tiêu đã vạch ra. Công ty Kyocera được ca ngợi như một tấm gương về sự thành công, nhưng không vì thế mà chúng tôi phổng mũi huênh hoang, ngược lại vẫn âm thầm nỗ lực, nhờ thế mới có được như ngày hôm nay. Sự trưởng thành của con người là quá trình tích tụ âm thầm, từng bước, từng bước một. Các bạn trẻ! Chắc cũng có những lúc các bạn cảm thấy chán ngấy những gì mình đang học, và tương lai đang chờ mình phía trước mới mờ mịt làm sao. Thực ra đó cũng là điều bình thường, có lẽ ai cũng đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Riêng tôi khi mới bước chân vào Công ty Công nghiệp Shofu cũng thế.

no luc Kazuo Inamori

Hồi mới đi làm, suốt ngày giam mình trong phòng nghiên cứu, ngày nào như ngày nấy, quanh đi quẩn lại tôi cứ phải làm một vài công việc lặp đi lặp lại buồn chán, như dùng cái chày bằng đá để trộn hỗn hợp hay quay cối xay nghiền nguyên liệu. Người ta bỏ vào cối những viên bi sắt to nặng. Khi quay cối, những viên bi sắt ấy va vào nhau kêu lộc cộc và nghiền nguyên liệu trong cối. Thời gian đầu, tôi làm những công việc đó một cách miễn cưỡng thụ động. Thế rồi, vào một ngày nọ, hình ảnh một đồng nghiệp lớn tuổi cùng phòng, cũng làm những việc như tôi, suốt ngày dùng chổi lông cọ rửa kỹ lưỡng cối nghiền bỗng đập vào mắt tôi. Những viên bi sắt thường bị sứt mẻ nhiều chỗ. Bột nguyên liệu của mẻ nghiền trước thường bám chặt vào những chỗ sứt đó, phải cọ cho thật sạch. Ông ấy cẩn thận lấy một thanh sắt mỏng dẹt, nhọn đầu, cậy từng tí từng tí một, rồi lấy chổi lông quẹt cho đến khi sạch hẳn mới thôi. Tôi đứng nhìn, trong bụng nghĩ thầm: “Tốt nghiệp đại học, lại có tuổi rồi mà phải làm cái việc cọ rửa vớ vẩn như thế, không thấy chán sao…” Nhưng khi kiểm tra kết quả thí nghiệm, chỉ riêng tôi là ít khi đạt được kết quả như trông đợi. Tôi rất thất vọng mà không hiểu vì sao. Bất chợt, hình ảnh cặm cụi cọ rửa cối nghiền của bậc đàn anh hiện lên trong đầu tôi, và tôi vỡ lẽ. Thì ra chính cái việc rửa cối nghiền quấy quá cho xong đã làm cho kết quả thí nghiệm của tôi bị sai lệch. Những vụn nguyên liệu từ lần thí nghiệm trước vẫn còn bám trên các viên bi trong cối, mà chỉ cần một chút tạp chất như vậy thôi cũng đủ làm tính chất của gốm thay đổi hẳn. Bậc đàn anh ấy không chỉ cọ rửa kỹ lưỡng mà còn cẩn thận lau chùi dụng cụ bằng chiếc khăn bông sạch tinh luôn giắt bên hông. Té ra là vậy. Ngay cả những công việc tưởng rất tầm thường như cọ rửa dụng cụ thí nghiệm cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, và phải được thực hiện một cách chu đáo. Theo sách vở tài liệu thì quá trình làm gốm rất đơn giản. Chỉ việc trộn đều các loại nguyên liệu, nặn thành hình rồi nung nóng ở nhiệt độ cao và chờ sản phẩm ra lò. Nhưng thực tế thì lại không đơn giản tí nào. Phải vừa làm vừa mày mò. Hỏng lần này làm lại lần khác. Và quá trình ấy cứ lặp đi lặp lại suốt. Chỉ sau khi đã trải qua biết bao công sức khó nhọc và kiên nhẫn bạn mới có thể tìm ra được loại gốm theo ý muốn. Bình thường, người đồng nghiệp lớn tuổi ấy rất ít lời, lúc nào cũng chỉ lẳng lặng chùi rửa, kỳ cọ và lau dụng cụ. Hình ảnh khiêm nhường ấy làm tôi sáng mắt ra nhiều. Chưa hết, bất kể ngày đông tháng giá, lúc nào ông cũng rửa dụng cụ bằng nước lã ở bồn rửa nằm phía sau phòng thí nghiệm. Rửa xong, ông lại dán mắt vào dụng cụ để kiểm tra kỹ càng xem có còn sót lại tí bụi bẩn nào không, rồi mới lấy khăn lau sạch sẽ. Chỉ khi đó ông mới dùng nó vào thí nghiệm tiếp theo. Ngày lại ngày, tôi trộn nguyên liệu, quay cối nghiền và âm thầm lặp đi lặp lại các thí nghiệm. Tuy cố thực hiện nghiêm túc công việc được giao, nhưng trong lòng tôi không tránh khỏi suy nghĩ: “Tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu về gốm. Vậy mà công việc quanh đi quẩn lại chỉ có thế thì không biết cuộc đời mình sau này sẽ ra sao?” Tôi không khỏi lo lắng khi nghĩ đến tương lai, dù vẫn cặm cụi làm công việc nghiên cứu hàng ngày. Thời đó, trong số những người nghiên cứu về gốm như tôi, có rất nhiều người được làm việc ở các công ty lớn, nhiều người được giữ lại trường tiếp tục công việc nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm hiện đại với trang thiết bị tối tân. Ngoài ra, có người xuất sắc còn được nhân học bổng Fulbright, sang Hoa Kỳ nghiên cứu tu nghiệp. Còn cái thân tôi thì ngày nào như ngày nấy, thui thủi một mình trộn nguyên liệu, quay cối nghiền trong cái phòng thí nghiệm tồi tàn của một công ty thua lỗ. Nhiều lúc sốt ruột quá, tôi tự nhủ: “Có gắn cả cuộc đời vào chốn này cũng chắc gì đạt được kết quả”. Tâm trạng mòn mỏi chán chường cứ ám ảnh tôi hàng ngày. Ngay cả việc học hành, có kiên trì đến mấy mà không thấy được tương lại thì cũng dễ rơi vào tâm trạng thất vọng. Trường hợp của tôi cũng vậy. Trong đầu tôi luôn có hai luồng suy nghĩ. Một là: nếu cứ như thế này mãi thì e rằng mình sẽ thành kẻ vô tích sự cả đời mất thôi. Một luồng suy nghĩ khác: công việc mình đang làm tuy vất vả, tiến từng bước rất chậm chạp y như con sâu đo, và là cả một quá trình tích luỹ âm thầm kéo dài, nhưng một ngày nào đó nhất định sẽ đem lại thành quả to lớn. Những kim tự tháp hùng vĩ ở Ai Cập cũng vậy thôi. Người xưa phải tốn biết bao công sức, ròng rã hàng chục năm trời để chuyển hàng triệu tảng đá khổng lồ, tìm cách xếp chồng lên nhau thì mới xây dựng nên chúng. Những lúc buồn chán, tôi lại phải tự “lên giây cót” cho mình: “Kiến tha lâu đầy tổ, mình cứ âm thầm tích luỹ, nhất định sẽ có ngày công việc nghiên cứu của mình đem lại thành quả rực rỡ. Vì vậy, chớ có nản lòng mới được.” Suốt một thời gian dài tôi luôn trăn trở: “Nên ở lại công ty? Hay nên bỏ đi là hơn?”. Vì công ty quá èo uột nên mọi người đã bỏ đi cả. Chính tôi cũng từng muốn bỏ hết mà đi dù biết rằng mình chẳng có nơi nào để đến cả. Trong đầu tôi cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi đáp như thế. Những người ở hoàn cảnh như tôi họ sẽ “lên hương”? Nhưng nhỡ bỏ đi lại là sai lầm, cuộc đời mình xuống dốc từ đây thì sao? Hơn nữa, biết đâu cứ ở lại và cố gắng thì cho dù công ty có èo uột thật nhưng cuộc đời mình vẫn cứ tốt thì sao? Tóm lại thì “đi là đúng hay ở lại là đúng?” – tôi thấy điên hết cả đầu. Nhưng rồi tôi cũng xác định được rõ một điều quan trọng: “Bỏ đi hay ở lại công ty thì cũng thế cả. Nếu ở chỗ nào mình cũng chỉ kêu ca, thân thân trách phận chẳng đâu vào đâu thì cuộc đời mình chắc chắn không thể tốt đẹp lên đuợc.” Giờ đây nhìn lại những chặng đường đã qua, một lần nữa tôi càng thấy rõ: thành quả to lớn chỉ có được nhờ vào cả một quá trình nỗ lực không ngừng. Có những lúc ta băn khoăn, trăn trở, có những lúc gian khổ, khó khăn, nhưng không vì thế mà ta lại buông xuôi. Tôi vẫn cần mẫn, chịu khó trong công việc. Có một câu thành ngữ nổi tiếng: “Bền bỉ là sức mạnh”. Tiếp tục công việc, kiên trì theo đuổi sự nghiệp là điều quan trọng hàng đầu trong cuộc đời. Có một điều mà tôi muốn truyền lại cho thế hệ trẻ - thế hệ đang bắt tay vào công việc, bắt đầu xây dựng cuộc sống. Đó là: Hãy âm thầm nỗ lực. Hãy tiếp tục nỗ lực. Và hãy không ngừng nỗ lực. Nói cụ thể hơn thì hãy xem công việc của mình là trách nhiệm được Trời giao phó. Vì vậy, hãy theo đuổi công việc đó trong suốt cuộc đời. Tôi cho rằng, để sống một cuộc đời có ý nghĩa thì đó là điều cần thiết hơn bất cứ điều gì khác.

- Kazuo Inamori (Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực) -

The post Nỗ lực! Không ngừng nỗ lực! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Bài học từ những lần thất tình

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

bai-hoc-tu-nhung-lan-that-tinh

Nhân chuyện mùng 20/10 và chuyện phụ nữ, có nhiều điều vui và có điều chưa vui, chẳng hạn là...chuyện thất tình!!! Chủ đề này làm Ad nhớ đến các chia sẻ của TS. Alan về "Những lần Thất Tình và Cách vượt qua chúng!"
Tiến sĩ lí giải thế này:
"Cái này (việc kiếm nhiều tiền hơn khi bị thất tình) cũng là một điều khoa học, là vì con người khi chăm chú vào một việc gì đó thì sức mạnh của ý chí mình, suy nghĩ của mình, tư duy của mình nó hướng về điều đó, nó làm cho mọi chuyện trở nên "thăng hoa" hơn, nâng tầm hơn. Với 1 "hình bóng" (phụ nữ) nào đó thì đương nhiên công việc làm ăn cũng hơi...xao lãng. Nếu cô nào cố...bỏ mình đi thì cũng là lúc mình qua về với 100% thời giờ, đầu óc của mình cho công việc thì đương nhiên công việc phải tốt hơn. Mình hay nói "đen bạc, đỏ tình, đỏ tình thì đen bạc, có nghĩa là ngược đi ngược lại thì có lẽ ông trời cũng...bù trừ cho mình"
Vậy nên, ai thất tình thì... tập trung vào kinh doanh, cơ may kiếm tiền nhiều hơn... rất rõ.

The post Bài học từ những lần thất tình appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Alan Phan và di sản – Tưởng niệm 2 năm ngày mất của TS. Alan Phan

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

210733-Alan-Phan-4

Khi sinh ra TS Alan Phan cũng như tất cả mọi người, không có điều gì ngoài tấm thân bé nhỏ nhưng khi Ông nhắm mắt xuôi tay Alan Phan đã để lại một di sản cho cả thế hệ trẻ đang khao khát dấn thân trên con đường lập nghiệp. Di sản Ông để lại không phải là tiền tài vật chất vì đó cũng chỉ là những thứ tạm bợ nay còn mai mất nhưng điều cao quý mà ông để lại là những giá trị về đời sống, kinh nghiệm và kiến thức được viết qua những quyển sách và những bài viết tại http://ift.tt/1xtBf2j Nếu ai đã từng đọc qua những bài viết của Ông tại gocnhinalan.com thì đều công nhận rằng Ông không chỉ là một người giỏi kinh doanh mà còn là một người viết tài ba. Những vấn đề rất phức tạp về kinh doanh và kinh tế đã được ông diễn đạt một cách đơn giản qua lối viết dản dị, dí dỏm nhưng tràn đầy sức lôi cuốn để dẫn dắt người đọc vào thế giới của những kinh tế gia.   Tôi có nghe người này nói “Alan Phan là một thiên tài” nhưng cũng có người kia nói “Ông gặp nhiều điều may mắn”. Tôi cũng có nghe người này khen “Ông là một người hào phóng” nhưng có người kia chê “viết sách mà không tặng cho giới trẻ”. “Nhân vô thập toàn”, đã là con người thì không ai hoàn mỹ và dù có đóng góp thế nào cho xã hội thì cũng bị người đời chỉ trích. Hơn 2,000 năm trước ngay chính Đức Phật là người phát tâm bồ đề để giáo hóa chúng sinh thoát khỏi bể khổ mà Ngài cũng bị kẻ thù tìm đủ mọi cách hãm hại. Đức Giê Su cũng không ngoại lệ, chính Ngài đã chữa bệnh, trừ tà và rao giảng tình yêu tha nhân cho dân tuyển chọn thế mà Ngài cũng bị đóng đinh trên thập giá bởi chính dân Ngài. Tuy nhiên không ai có thể chối bỏ được là những gì các Ngài đã làm vẫn còn ảnh hưởng đến nhân loại trong suốt hơn 2 ngàn năm nay và còn mãi mãi trong tương lai. Alan Phan cũng là con người bình thường như bao người khác nhưng Ông đã để lại biết bao nhiêu dấu ấn, tình cảm và lòng kính mến vì những điều Ông đã làm. Ông đã ra đi nhưng những bài viết của Ông vẫn còn. Những lời khuyên, lời tâm tình và bài học của Alan vẫn vang vảng trong tâm trí của thế hệ trẻ đang khát khao tìm con đường mới cho một tương lai tốt đẹp hơn. Cái khác của TS Alan Phan không phải là kiến thức hơn người nhưng là cái dám chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người khác để họ gặt hái được thành công như ông. Cái giỏi của Alan Phan không phải là khoe khoang những thành công mà là dám nói về những thất bại mà ông đã từng trải. Cái hay của Alan Phan không phải là sống cuộc đời hưởng thụ một cách nhạt nhẽo nhưng sống đời sống rất giản dị và gần gũi với mọi người. Ông không lấy danh hiệu giáo sư, tiến sĩ để khoe khoang dạy đời nhưng lấy chính những kinh nghiệm thương trường và tấm chân tình để làm nền tảng cho những buổi chia sẻ rất giá trị cho giới trẻ. Giới trẻ ngưỡng mộ Ông như một người thầy khả kính. Giới trí thức xem Ông như một người tài ba lỗi lạc đáng để học hỏi. Người đầu tư thì tìm đến Ông như một cố vấn không thể thiếu trong sự nghiệp kinh doanh. Trên thương trường có những người không thích Ông vì Ông nói ngay, nói thẳng nhưng họ phải nể trọng Alan Phan vì kiến thức, kinh nghiệm và phong cách làm việc của Ông. Hàng ngàn người yêu mến, kính trọng và nể phục Alan Phan không phải Ông là một nhà kinh tế lỗi lạc, cũng chẳng phải là một tỷ phú hay một người lãnh đạo quyền lực nhưng mọi người yêu mến Ông vì Ông là một con người "sống thực", dám cho đi, dám phục vụ mọi người với tất cả tấm chân tình. Vì thế sự ra đi đột ngột của Ông đã để lại cho nhiều người sự cảm kích, tiếc thương và đau buồn. Ông đã ra đi nhưng di sản của Ông còn đó. Ông sẽ không còn chia sẻ những kinh nghiệm giá trị nữa nhưng lời nói của Ông vẫn vang vảng bên tai những bạn trẻ đang khát khao kinh doanh. Ông đã yên nghỉ nhưng hình ảnh của Ông vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí của biết bao nhiêu người mến mộ. Ông đã đi, đã thấy và thuật lại kinh nghiệm và những bài học giá trị mà ghế nhà trường không bao giờ dạy. Cuộc đời của TS Alan Phan đã không còn gì hối tiếc. Ông đã sống xứng đáng để đến ngày Ông lặng lẽ ra thì hàng triệu người Việt nói về Ông và hàng ngàn người thương tiếc tiễn đưa Ông. Chúc Bác yên nghỉ bình an nơi vĩnh hằng và xin Bác luôn phù hộ cho những bạn trẻ Việt Nam đang khao khát tiếp nối con đường Bác đã đi để tiếp tục đóng góp và phục vụ cho toàn thể cộng đồng.

By: Vincent V. Le

The post Alan Phan và di sản – Tưởng niệm 2 năm ngày mất của TS. Alan Phan appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới