Tin tức Việt

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Chuyện Dài Của Việc Làm Giàu ở Việt Nam

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

 Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)

Tuấn Khanh – RFA Blog – 30 Sep 2015

do-not-educate-your-child-to-be-rich-inspirational-parenting-quotes

Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.

Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây  dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Phần lớn những người này đều nói giọng miền Bắc, mới. Họ có một lối diễn đạt thời thượng thật dễ gây ấn tượng. Anh bạn tôi, một người làm real estate – môi giới mua bán bất động sản ở Mỹ – kể lại cuộc trò chuyện với một khách hàng như vậy, và được biết nhà được mua ngay bằng tiền mặt, mà người khách dằn giọng “tiền tươi!”.

Không chỉ ở nơi đó, nhiều năm gần đây, cộng đồng Việt Nam ở Texas cũng hay nói với nhau rằng khu Bellaire đang ngày càng nhiều những người chạy khỏi Việt Nam hợp pháp như vậy. Thậm chí, không chỉ xuỳ tiền nhanh để mua nhà – lớp người này rất nhiều tiền – họ mua luôn các cơ sở thương mại. Từ các tiệm nail với giá vài chục ngàn cho đến các siêu thị giá trên chục triệu USD, một thế hệ khác chính kiến, khác tư duy đang len lỏi vào các cộng đồng Việt Nam chống Cộng để mong an cư và sinh tồn. Nơi quần cư cho tiếng Việt, văn hoá Việt không chấp nhận chế độ cộng sản mà nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng từng gọi là “một Việt Nam bên ngoài Việt Nam”.

Có lẽ vì vậy, mà ở các khu người Việt như vậy, biển quảng cáo của các luật sư di trú ngày càng nhiều. Trên đài phát thanh hay truyền hình cũng ra rả các lời mời tư vấn tìm hiểu cách lấy thẻ xanh để được ở lại nước Mỹ.

Sẽ là một điều chua chát, nếu nhìn lại lịch sử. Dù nước Mỹ vẫn bị gọi là thua trận và bị “đuổi” khỏi Việt Nam theo các văn bản tuyên truyền, nhưng đích đến giờ đây của nhiều quan chức Việt Nam vẫn là nước Mỹ chứ không là đồng minh số một Trung Quốc. Thậm chí các quan chức, giới tư bản đỏ hiện tại của Việt Nam còn bỏ ra rất nhiều tiền để được trụ lại quốc gia thù địch đó, cho mình và cho con cái của mình.

Nhiều người Việt Nam sống bằng đồng tiền lương thiện ít ỏi của mình tại Mỹ đã ngạc nhiên hỏi rằng “họ là ai, sao giàu vậy”. Thật không dễ trả lời. Trong những người đến Mỹ hay bất kỳ quốc gia phương Tây thù địch nào khác, có những người làm mọi cách  như một cuộc tỵ nạn về an sinh, giáo dục… nhưng cũng có những người chạy đi, để âm thầm đào thoát khỏi lý tưởng của mình.

Anh Mến, một người sống ở Kansas chỉ hơn 10 năm, trong một cuộc gặp ngẫu nhiên đã thảng thốt kể rằng anh chứng kiến những người Việt đến Mỹ mua một lúc 2,3 căn nhà. Thậm chí họ còn luôn đón mua hàng chục chiếc Iphone đời mới nhất để gửi về, so với anh đến nay vẫn còn mắng con khi thấy chúng xài viết chì được phân nửa đã vứt đi. “Việt Nam bây giờ dễ kiếm tiền lắm hả anh?”, anh Mến ngơ ngác hỏi.

Thật khó mà giải thích với anh Mến, dù cùng là người nói tiếng Việt với nhau. Vì ngay ở quê hương lúc này, hàng triệu người đang nuốt các bữa ăn công nhân hàng ngày tệ bạc đến mức như công khai bào mòn tuổi xuân của họ. Những vùng quê đói nghèo phải xin gạo trợ cấp mỗi năm, nhưng đầy dẫy các quan lớn vẫn lên nhà cao, tậu xe to và viết các dự án xây tượng đài hàng ngàn tỉ.

Trường St Polycarp ở thành phố Stanton, Quận Cam, là một trong những trường tư thục Công giáo mà nhiều gia đình người Việt dù tốn tiền nhưng vẫn hay gửi con vào vì mong chúng học kiến thức, và học được cả đức tin. Thỉnh thoảng, cũng có những gia đình đem con đến và cho con cái làm quen với Jesus thay cho học tin vào một lãnh tụ. Năm ngoái, chiếc xe đỗ trước cửa trường đưa đứa trẻ vào học, có cả ông bà theo để xem nơi học thế nào. Đó là những người vẫn còn mang đậm phong thái cán bộ với quần áo, giày dép vả cả giọng nói.

Khi gia đình này bước qua sân trước, vòi nước tự động tưới cây bất ngờ bị hư, nên làm tràn ra một vũng nước. Người phụ nữ lớn tuổi bước qua, càu nhàu “Thế này là không được. Phải nói nhà trường xem lại coi chứ thế này thì đi hư hết cả giày”. Thấy tôi là người Việt, đang đứng gần ở nơi bán hàng gây quỹ cho trường, nên bà nói luôn “Anh có làm ở đây không, anh nên nói với ban giám hiệu”.

Tôi nhớ đến Sài Gòn, Hà Nội… nhớ những ngày nước ngập lụt lội đến tận giường. Nhớ đến những mùa nhập học hàng ngàn phụ huynh vật vã, lê lết khắp nơi chạy trường cho con mình, dù phải gửi lót tay. Có lẽ người Việt đã quen sống vất vả và chịu đựng nên mọi thứ quen dần, đến khi tiếp cận với một đời sống tự do và dân chủ, ai cũng hăng hái tìm và thể hiện quyền của mình. Dĩ nhiên vòi nước được sửa ngay sau ấy không lâu, mà ban giám hiệu không đổ thừa cho biến đổi khí hậu hay thiếu tiền ngân sách.

 Gia đình đó khi quay lại hôm sau, chắc sẽ hài lòng và nghĩ mình được tôn trọng, khác với những ngày tháng mà bao nhiêu người dân ở quê hương giận dữ với hiện trạng nhưng thấy mình luôn bị biến thành trò hề. Bài học của cuộc sống đơn giản hiện rõ trên gương mặt của gia đình đó, mà tôi thấy, là sự tự tin và quyền của con người, có thể rất khác khi họ ở Việt Nam, bị cảnh sát giao thông ngoắc xe vào vô cớ, đã vội móc túi tìm vài trăm ngàn để lướt qua nan đề thật nhanh.

Một trong những câu nói nổi tiếng của nhà văn, diễn thuyết gia John Mason, cũng là tựa đề một quyển sách nổi tiếng của ông, có tựa đề “Bạn được sinh ra như một nguyên bản, vậy đừng chết như một phiên bản” (You were born an original. Don’t die a copy) có lẽ là một trong những động lực thúc đẩy âm thầm nhưng mãnh liệt trong lòng người Việt từ nhiều đời nay. Đã có rất nhiều người ra đi, để được thấy mình và con cái của mình được sống như là chính mình, như một nguyên bản. Nhiều năm sau 1975, vẫn có những dòng người ra đi rất xa khỏi quê hương để tìm lại phần nguyên bản của mình.

Nghèo khó, họ có thể thành người rơm ở Anh hay bị xua đuổi ở Campuchia. Giàu có, họ trở thành những kẻ lưu vong hoặc nhấp nhổm với cuộc sống mới mà mắt vẫn đau đáu về quê nhà. Lịch sử thế giới chắc sẽ lại phải ghi thêm một chương kỳ lạ. Con người và muông thú lên thuyền ông Noah để gột sạch mình cho một thế giới mới, nhưng người Việt hôm nay lại lặng lẽ lên chiếc thuyền mong cứu chuộc nguyên bản của đời mình, cứu chuộc một cuộc sống đơn giản, thật thà và tự do.

Nhưng tại sao chúng ta không thể là nguyên bản ở quê hương mình? Vì sao chúng ta phải sống không là nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Tôi đang hình dung người đàn ông có xe hơi đắt tiền không bỏ xe giữa con đường ngập nước ở Sài Gòn mà ông ta cùng nhiều con người nữa đang ướt sủng sẽ đi thẳng đến cơ quan nhà nước để hỏi rằng vì sao? Tôi hình dung gia đình Việt Nam di cư đến Mỹ sẽ không chất vấn một ban giám hiệu ngoại quốc về của công, mà sẽ cất tiếng nói đó trên chính đất nước mình? Một cuộc sống thật và đơn giản – nguyên bản vì sao đang phải bị đánh tráo bằng những phiên bản vô hồn và nhạt nhẽo?

Chúng ta được dặn dò hãy chỉ nên lo làm ăn, và đừng quan tâm đến chuyện gì khác. Và nhiều người Việt đã rất mất rất nhiều thời gian để làm được điều đó rồi giật mình nhìn thấy thế giới này không chỉ no đủ là tất cả. Không ít người giàu có, thậm chí quan chức đã dồn tất cả để ra đi và đổi một cuộc sống khác. Thậm chí đó là cuộc sống mà trước đây họ bảo vệ và coi những kẻ từ bỏ, ra đi là thù nghịch.

Cuộc sống đang như vậy. Rất hiện thực. Khi viết một bài trước đây, một bạn trẻ, có khuynh hướng dư luận viên, đã nhắn cho tôi “vậy cứ nghèo đi, nghèo hoài đi”. Đó lại là một khái niệm khác, mà nếu hiểu những gì tôi viết ắt bạn trẻ ấy sẽ không nói như vậy. Vì câu hỏi của tôi rất rõ rằng chúng ta – người Việt, đang cố giàu lên và sau đó là gì?

Tuấn Khanh

The post Chuyện Dài Của Việc Làm Giàu ở Việt Nam appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Giá Của Tuổi Trẻ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

KHI NGƯỜI TA BÁN TUỔI TRẺ VỚI CÁI GIÁ QUÁ RẺ

Tác Giả: Khải Đơn – Blog- 28 Sep 2015

Ta cứ ngỡ tuổi thanh xuân là mãi mãi, ta từ tốn làm những việc cần làm và vội vã tiêu xài nhiệt huyết vào những điều không đáng.

youth

Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.

Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan… Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn – vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền… cà phê”.

Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì… quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.

Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.

Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!

Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.

Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.

Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.

Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.

Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.

Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 – 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 – 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.

Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách… vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để… ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó…  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.

Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa…. chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.

 

The post Giá Của Tuổi Trẻ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Khi Tài Xế Xe Buýt Điều Hành Quốc Gia

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Khi Tài Xế Xe Buýt Điều Hành Quốc Gia

(- Tổng Thống Nicolas Maduro là một tài xế xe buýt chuyên nghiệp trong 20 năm trước khi được Hugo Chavez chọn làm người kế vịvào 2013

Venezuela là một quốc gia giàu có ở châu Mỹ La Tinh trước khi cặp bài trùng Chavez- Madura nắm quyền để áp đặt XHCN

Đa số dân Venezuela, giầu và nghèo, đang nằm trong Top Ten của chỉ số khốn khổ trên thế giới

Đầu năm 2015, Maduro qua Trung Quốc vay 5 tỷ USD để mong cứu vãn kinh tế. Trung Quốc đồng ý, nhưng đến nay, vẫn chưa giải ngân.Venezuela đã vay Trung Quốc 51 tỷ USD từ 2007 và vẫn nợ 22 tỷ.

Xin Ơn Trên phù hộ cho dân Venezuela, nơi được công nhận là một trong những quốc gia có những thiếu nữ đẹp nhất thế giới.

Lời bình của GNA)

XHCN xếp hàng mua giấy toilet

XHCN xếp hàng mua giấy toilet

Venezuela sai 1 ly, đi vạn dặm”

Theo Thành Đông – Trí thức trẻ/Bloomberg 29 Sep 2015

Dựa vào mức thay đổi tỷ giá trên thị trường chợ đen, nhà kinh tế Steve Hanke cho rằng chi phí của sinh hoạt của Venezuela đang tăng với tốc độ chóng mặt 722% mỗi năm. Hiện tại nền kinh tế Venezuela đang chấp chới trước bờ vực siêu lạm phát. Với số lượng ít ỏi các số liệu chính thức không đáng tin cậy được công bố lần cuối vào tháng 2 đầu năm nay, khá khó để có thể đánh giá đúng tình trạng của Venezuela lúc này.

Cơ sở tốt này để suy đoán là dựa vào diễn biến của đồng nội tệ Bolivar tại Cucuta ­ một ngôi làng biên giới của Colombia. Đây là nơi người Colombia dùng nội tệ của mình (Peso) đổi lấy đồng Bolivar của Venezuela để có thể mua nhiên liệu được trợ cấp cũng như các hàng hóa giá rẻ khác (do được trợ cấp) từ Venezuela, sau đó buôn lậu qua biên giới để tuồn hàng vào lại Colombia.

Tại đây, các giao dịch giữa 2 đồng tiền Peso và Bolivar sẽ được tính gián tiếp thông qua giá trị của đồng USD. Tuy mức tỷ giá tại đây thay đổi thất thường nhưng chúng lại cung cấp cái nhìn chân thực hơn so với mức tỷ giá chính thức được niêm yết của Venezuela.

Dựa vào mức thay đổi tỷ giá trên thị trường chợ đen này, nhà kinh tế Steve Hanke cho rằng chi phí của sinh hoạt của Venezuela đang tăng với tốc độ chóng mặt 722% mỗi năm.

Ráo riết in tiền

Mặc dù chưa chạm tới ngưỡng siêu lạm phát kỷ lục thời hậu chiến tranh thế giới thứ II tại Hungary năm 1946 (tháng 7/1946, lạm phát hàng tháng tại Hungary là 4,19 x 10^16% và hàng ngày là 207%), siêu lạm phát ở Venezuela gây tổn thất nặng nề cho người gửi tiết kiệm, cũng như những người nghỉ hưu có thu nhập là các khoản lương hưu cố định. Đồng thời nền kinh tế Venezuela cũng chịu nhiều ảnh hưởng tồi tệ.

Liệu có phải chính phủ Venezuela đang in quá nhiều tiền nên lạm phát mới tăng cao như vậy? Nhà kinh tế Milton Friedman từng nói “Lạm phát kéo dài liên tục và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng liên quan tới cung tiền tệ. Khi có quá nhiều tiền trong lưu thông, đi kèm với tình trạng hàng hóa quá ít sẽ khiến giá cả tăng lên. Nguyên nhân của việc có quá nhiều tiền trong nền kinh tế là do chính phủ đang in và phát hành thêm tiền”.

Nhưng tại sao Chính phủ Venezuela phải in thêm nhiều tiền? Câu trả lời là Seigniorage, hay còn gọi là thuế lạm phát. Đây là từ dùng để chỉ khoản lợi nhuận mà một chính phủ có được khi in tiền giấy và đúc tiền xu. Lợi nhuận này có được do chi phí phát hành tiền của NHTW gần như bằng 0 trong khi các ngân hàng thương mại phải trả một mức lãi suất nhất định để tiếp cận cung tiền mới.

Nhìn chung khoản lợi nhuận này không đáng kể. Tuy nhiên, một phân tích của Fed năm 1992 cho thấy thuế lạm phát đóng góp khoảng 1,6% chi phí thực của ngân sách liên bang. Mỹ được hưởng khoản lợi nhuận lớn bất thường do cầu USD là rất lớn.

Các chính phủ có thể cố gắng gia khoản thu được từ “thuế lạm phát” bằng cách bơm tiền không công khai vào nền kinh tế. Về cơ bản, chính phủ lợi dụng sự bất cân đối trong việc nắm bắt thông tin giữa họ và người dân: Chính phủ biết chính xác có bao nhiêu tiền trong nền kinh tế, còn người dân thì không. Vì vậy, người dân có thể sẽ không biết rằng tiền trong lưu thông đang tăng lên, do đó làm phát sẽ chưa được hình thành ngay lập tức.

Nhưng đây là một cách kiếm tiền đầy rủi ro, đó là lý do tại sao các chính phủ thường không dùng đến thủ thuật này như một biện pháp thường xuyên để tăng chi tiêu cho chính phủ. Kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế đó sẽ tăng nhanh chóng, và sau đó chính phủ lại phải in thêm tiền để chạy theo đáp ứng nhu cầu tiền mặt của thị trường khi mà giá cả, mọi chi phí đều tăng cao.

Điều này không quá phức tạp và khó hiểu và chắc chắn nhiều nhà phân tích chính sách tỉnh táo trong chính phủ Venezuela cũng biết. Nhưng tại sao Venezuela lại lâm vào con đường này?

Một phần của câu trả lời là trong những ngày đầu, lạm phát giúp cho chính phủ kiếm được thêm một ít tiền, và thời điểm mà chính phủ Venezuela bắt đầu bị mất dần nguồn thu này cũng là thời điểm con tàu lạm phát đang lao đi với vận tốc chết người khi có vật cản phía trước. Và chỉ còn 2 sự lựa chọn là dừng lại ngay lập tức và giết chết tất cả mọi người do tàu chệch bánh hoặc là lao thẳng vào vật cản phía trước. 2 kết cục như nhau, chỉ khác ở thời điểm.

Lối thoát nào cho Venezuela?

Lạm phát phi mã có thể đặt dấu chấm hết của tư tưởng phát triển của Cố tổng thống Hugo Chavez. Trong khoảng một thập kỷ, ông đã chuyển hướng các quỹ đầu tư cần thiết vốn được dùng để duy trì sản lượng dầu mỏ của Venezuela sang chi tiêu cho phúc lợi xã hội. Mặc dù công bằng mà nói chính sách này đã giúp cải thiện cuộc sống của một nhóm người cực nghèo nhưng xét về tổng thể thì đây là một sự phân bổ lãng phí và không hiệu quả về mặt kinh tế, phát triển trong dài hạn.

Tuy nhiên điều đáng nói là số tiền này chủ yếu đến từ dầu thô. Chi phí khai thác và chiết xuất dầu của Venezuela ở mức khá cao, do đó cần nhiều đầu tư để giữ mức sản lượng dầu đầu ra ổn định. Miễn là giá dầu cao thì chính sách này sẽ không quá tốn kém bởi vì sản lượng gia tăng sẽ bù đắp tổn thất trong sản xuất.

Từ năm 1996 đến 2001, Venezuela đã sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu 1 ngày. Còn hiện nay sản lượng đang là 2,7 triệu thùng 1 ngày. Thực tế thì, giá của một thùng dầu hiện nay rõ ràng cao hơn giá vào thời điểm tháng 8/2000, nhưng Venezuela lại sản xuất ít hơn khoảng 700 nghìn thùng/ngày so với thời điểm đó.

Các chính sách của chính phủ trông có vẻ rất hoàn hảo khi nền kinh tế trên đà đi lên, vừa tạo thêm thu nhập từ dầu mỏ vừa tăng phúc lợi xã hội. Tuy nhiên tình hình cực kỳ tệ hại khi giá dầu lao dốc cộng với việc sản lượng khai thác dầu cũng giảm.

Điều này đã được nhiều chuyên gia dự đoán ngay khi giá dầu lao dốc hoặc trước đó. Nhưng chính phủ Venezuela hoặc là đã không lắng nghe những dự đoán hoặc là không tin vào những dự đoán này. Hiện nay giá dầu giảm mạnh đang nghiền nát nguồn thu chính của Venezuela đúng lúc nước này cần nhiều tiền nhất. Ban đầu, in tiền có vẻ là một lựa chọn tốt, nhưng qua thời gian, rõ ràng Venezuela sẽ không thể trốn khỏi lạm phát.

venezuala money

Venezuela sắp in tiền mới để chống lạm phát phi mã

Theo Diệp Vũ – VnEconomy - 27 Aug 2015

Người dân Venezuela phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua sắm hàng ngày…

Venezuela đang chuẩn bị phát hành hai đồng tiền mới với mệnh giá cao hơn nhằm chống lạm phát. Theo hãng tin Bloomberg, tốc độ lạm phát ngất ngưởng đã khiến giá trị đồng tiền mệnh giá cao nhất của nước này hiện nay là đồng 100 Bolivar giảm còn 14 cent Mỹ trên thị trường “chợ đen”.

Nguồn tin là quan chức cấp cao Chính phủ Venezuela cho hay, hai đồng tiền mới, với mệnh giá có thể là 500 Bolivar và 1.000 Bolivar, dự kiến sẽ được công bố sau kỳ bầu cử Quốc hội ở nước này vào ngày 6/12 tới và sẽ được đưa vào lưu hành trong năm 2016.

Lạm phát leo thang và giá trị đồng nội tệ sụt thê thảm là nguyên nhân vì sao người dân Venezuela phải mang theo hàng bịch tiền lớn, thay vì đựng tiền trong ví, khi đi mua những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Theo một vị quan chức Chính phủ Venezuela, tốc độ lạm phát hiện đã cao nhất thế giới của nước này có thể lên tới 150% vào cuối năm nay. Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã dừng công bố các thống kê kinh tế định kỳ từng tháng 12 năm ngoái, thời điểm mức lạm phát được công bố là 69%.

Để mua một chiếc TV Samsung 24 inch với giá tại một trung tâm thương mại ở phía Đông thủ đô Caracas, một khách hàng phải cần tới ít nhất 1.280 tờ tiền với tổng mệnh giá là 128.000 Bolivar. Một số ngân hàng Venezuela đã phải hạ mức giới hạn rút tiền từ ATM mỗi ngày do khan hiếm tiền mệnh giá cao.

Theo nguồn tin là vị quan chức Chính phủ Venezuela, nước này hiện không có kế hoạch thay đổi chế độ tỷ giá 3 nấc trong thời gian trước mắt. Thay vào đó, Tổng thống Maduro muốn tăng nguồn thu ngoại tệ bằng cách phát triển ngành khai mỏ và các dự án hóa dầu, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu thô.

Trên thị trường tự do, 1 USD hiện tương đương 725 Bolivar. Người dân Venezuela hầu như chỉ thể mua ngoại tệ trên thị trường “chợ đen” vì không thể xin phép được chính quyền để mua ngoại tệ với 3 nấc tỷ giá chính thức là 6,3 Bolivar/USD, 12,8 Bolivar/USD, và 200 Bolivar/USD.

Mức lương hàng tháng tối thiểu ở Venezuela hiện là 7.422 Bolivar, tương đương 37 USD, nếu tính theo mức tỷ giá hối đoái chính thức yếu nhất của đồng nội tệ, và chỉ bằng 10 USD nếu tính theo tỷ giá tự do.

Một chế độ tỷ giá thống nhất sẽ là điều “không tưởng” chừng nào nền kinh tế Venezuela chưa được đa dạng hóa và sản lượng hàng hóa sản xuất trong nước còn ở mức thấp, theo vị quan chức. Ông này cũng cho biết tỷ giá “chợ đen” ở Venezuela hiện đang nằm dưới sự thao túng của các nhà giao dịch ở Cucuta, Columbia và một website có tên Dolartoday.com có máy chủ đặt ở Miami, Mỹ.

Vị quan chức nói rằng Venezuela vẫn sẵn sàng trả nợ nước ngoài và có thể xem xét bán dự trữ vàng trong trường hợp cần thiết.

Theo dữ liệu của Bloomberg, dự trữ ngoại hối của Venezuela đã giảm xuống mức 15,4 tỷ USD tính đến hôm 27/7, mức thấp nhất trong 12 năm. Sau đó, dự trữ này đã tăng lên mức 16,5 tỷ USD.

Theo nguồn tin, những khoản vay mới từ Trung Quốc sẽ dần dần được phản ánh vào dự trữ ngoại hối của Venezuela.

 

 

The post Khi Tài Xế Xe Buýt Điều Hành Quốc Gia appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thực Tại Và Những Tấm Lòng Rộng Mở

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Thực Tại Và Những Tấm Lòng Rộng Mở

Alan Phan – GNA – 29 Sep 015

refugees germany

Bức xức với những khổ đau mà người dân Syria phải gánh chịu trước cuộc nội chiến tàn khốc, bà Thủ Tướng Merkel của Đức đã cho lệnh mở rộng cửa biên giới đón chào làn sóng người tỵ nạn từ Syria. Trong khi các quốc gia châu Âu khác đóng cửa không nhận họ vì khả năng tài chánh của ngân sách, xáo trộn xã hội, cũng như xung đột văn hóa, người Đức đã cao quý nhận trách nhiệm chia sẻ sự bất hạnh của đồng loại.

Tiếng hoan nghênh chưa dứt thì thực tại đã phũ phàng can thiệp, và bà Merkel phải thay đổi chính sách, đóng cửa biên giới trở lại. Trong khi đó, hệ quả của lòng nhân đạo bắt đầu ảnh hưởng đến sự nhẫn nại của người dân Đức. Hôm qua, tờ Daily Mail của Anh chua chát nhận xét và phê bình :

-          Phong trào “buôn người” vượt biên bùng nổ mạnh ở Trung Đông với nạn làm hộ chiếu giả từ Syria. Giá của bọn buôn người đã lên đến 5 ngàn đô la mỗi trường hợp và khách hàng từ Pakistan chiếm đa số.

-          Trong các trại tỵ nạn, đàn bà và trẻ em bị hãm hiếp, lạm dụng, đánh đập đại trà, từ thành viên gia đình đến băng đảng, tạo nên một thảm kịch theo góc nhìn của văn minh Âu Mỹ.

-          Những thanh niên tỵ nạn Hồi Giáo tràn ngập nhiều khu dân cư, chọc ghẹo cũng như phê phán phụ nữ Âu Mỹ mà đạo lý Hồi cho là “thiếu quần áo”, không mang khăn bịt mặt…

-          Phần lớn dân Đức đã quá thất vọng và chán nản cho lòng tốt bị lợi dụng của họ và phản ứng tiêu cực với toàn bộ chính phủ Đức, kể cả bà Merkel.

Nói gì làm gì bây giờ? Sự xung đột văn hóa và tư duy, đến từ kiến thức gò bó áp chế, từ khoảng cách giàu nghèo…có thể gây nhiều bất ổn xã hội hơn là từ chính trị hay ý thức hệ.

A whole new world is waiting…

Alan Phan

Nguồn:

http://ift.tt/1PMg5S6

http://ift.tt/1IRBFPA

http://ift.tt/1CmWJwh

http://ift.tt/1LixTXj

 

Những tên lái buôn “giấc mơ châu Âu”

Theo Nguyên Cao – Người Lao động -  28 Sep 2015

Hàng trăm ngàn người tị nạn Trung Đông và Bắc Phi liều mạng bỏ xứ để tìm “giấc mơ châu Âu” đã trở thành con mồi béo bở của bọn lái buôn với những chiêu trò bá đạo

Cạnh tranh bất chính

Đối với những người tị nạn đi tìm “giấc mơ châu Âu” đến từ các nước Ả Rập như Iraq, Sudan, Libya, Ai Cập, Jordan, Algeria, Lebanon…, tấm hộ chiếu Syria có giá trị nhất vì họ sẽ được xếp vào danh sách tị nạn chính trị – đối tượng ưu tiên của các nước Tây Âu – chứ không phải tị nạn kinh tế.

Chính vì điều này mà hộ chiếu Syria giả bán rất chạy. Nguồn cung cấp phổ biến nhất hiện nay là Facebook với giá từ 1.500-2.000 USD trên tài khoản của The Trraveller’s Platform.

Có bao nhiêu hộ chiếu Syria giả tiêu thụ trên thị trường? Chắc chắn không nhỏ, theo Fabrice Leggeri, giám đốc điều hành Frontex – Cơ quan phòng chống nhập cư lậu của EU. Mới đây, chỉ riêng ở Bulgaria, người ta phát hiện 10.000 tấm hộ chiếu Syria giả. Trong số này, đáng chú ý có khá nhiều hộ chiếu dùng phôi thật mà bọn làm giả ăn cắp từ cơ quan nhà nước Syria.

Cũng bởi lý do này, có báo cáo nói gần 90% di dân nhập cư vào một số nước châu Âu tự xưng là người Syria trong khi chỉ có 1/5 là công dân Syria thật, theo số liệu mới nhất của EU. Chuyện này khiến những người Syria chân chính phẫn nộ vì suất tị nạn chính trị của họ bị canh tranh bất chính.

Robert Crepinko, Trưởng Ban Chống tội phạm có tổ chức của Europol (Cảnh sát châu Âu), cho biết hiện có khoảng 30.000 đối tượng tham gia mạng lưới tổ chức đưa người trái phép ở châu Âu. Việc này không chỉ đe dọa mạng sống của hàng trăm ngàn người tị nạn mà còn là thách thức to lớn về mặt nhân đạo và an ninh quốc gia của các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của chính phủ các nước là đánh tan đội quân quỷ quái này.

Lái buôn công nghệ cao

Một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào khi các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter trở thành công cụ làm ăn an toàn và thuận tiện cho cả người bán lẫn người mua.

“Chúng tôi đang tổ chức nhiều tuyến mới: Thổ Nhĩ Kỳ – Libya – Ý: 3.800 USD; Algeria – Libya – Ý: 2.500 USD; Sudan – Libya – Ý: 2.500 USD. Đi bằng tàu gỗ. Có thắc mắc xin liên hệ với tôi qua Viber hoặc WhatsApp”. Đây không phải là quảng cáo du lịch của một công ty lữ hành mà là tài khoản Facebook của Abdul Aziz, ở cảng biển Zuwara (Libya) ngày 21-4-2015. Aziz là một trong hàng trăm lái buôn “giấc mơ châu Âu” dùng Facebook dụ những người tị nạn Ả Rập tìm cách đến Tây Âu với hy vọng đổi đời.

Loại trang web bằng chữ Ả Rập này không chỉ phổ biến ở các nước Trung Đông và Địa Trung Hải mà còn thâm nhập các nước châu Phi khu vực sa mạc Sahara. Abdul Aziz cho biết y có chi nhánh ở “tất cả các nước Ả Rập”. Y còn khoe “nếu quý khách không thể tự mình đến Libya, tôi có đủ phương tiện hợp pháp và bất hợp pháp để đưa quý khách tới đây”.

Trong cuộc điện đàm với đài BBC qua ứng dụng di động Viber, Aziz cho biết mỗi ngày có 10-20 khách hàng liên hệ với anh ta qua tài khoản Facebook. Phương tiện mới mẻ này chiếm từ 30%-40% doanh số của y.

Abdul Aziz là một mắt xích trong đường dây đưa người tị nạn trái phép sang châu Âu, chuyên cung cấp phương tiện đi biển, kết nối với một điểm cung cấp hộ chiếu và visa giả ở Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ (visa nhập cảnh London trong 90 ngày, chẳng hạn, có giá 7.000 USD), tài xế xe tải đường dài ở Erythrea…

Theo nhận định của đài BBC, đằng sau những lời có cánh nói trên là một thực tế bẽ bàng. Những tên cò vô lương tâm lợi dụng triệt để nỗi khát khao tìm đến “thiên đường châu Âu” của những người tị nạn.

Năm 2014, có khoảng 220.000 người, đa số là dân Syria, rời khỏi quê hương trên những chiếc tàu gỗ của những kẻ “thừa nước đục thả câu” như Abdul Aziz được tàu cảnh sát biển hoặc hải quân Ý cứu mạng trên đại dương. Đầu năm nay, khoảng 35.000 người đến bờ biển nước Ý an toàn. Đó là những người vô cùng may mắn bởi vì hơn 1.800 thuyền nhân khác đã bỏ mạng trên biển.

Sống khỏe nhờ châu Âu… quan liêu

Đối với những người tị nạn, giấc mơ đến châu Âu hầu như không thể thực hiện được bằng con đường quang minh chính đại. Thí dụ, Ayham al Faris – một người Syria – chạy nạn hồi tháng 10-2011. Trước khi bỏ xứ, Ayham đã nhiều lần tìm cách xin visa nhập cảnh Pháp và Úc.

Mặc dù từng làm phiên dịch viên và tham gia phong trào chống chính phủ Syria – 2 yếu tố tưởng chừng như rất phù hợp với tiêu chuẩn phương Tây – song Ayham vẫn bị tòa đại sứ Pháp và Úc ở Damascus lạnh lùng từ chối. Bí mật vượt biên đến Thổ Nhĩ Kỳ, anh ta tiếp tục nộp đơn xin visa ở tòa đại sứ Đức, Úc và Bosnia ở Istanbul. Câu trả lời vẫn là không.

“Thậm chí, họ không thèm an ủi tôi với lý do “chúng tôi không có chương trình nào phù hợp với yêu cầu của ông cho nên không thể cấp visa”. Họ dặn dò “gửi cho chúng tôi email” nhưng khi tôi gửi email, họ vứt nó vào sọt rác không thương tiếc” – Ayham chua xót kể lại.

Trước bức tường quan liêu và vô cảm đó, Ayham đành phải chọn cách khác. Anh vượt biên sang Hy Lạp, liên hệ với một người tự xưng là Hafez qua Facebook. Hắn tuyên bố: “Tôi có thể đưa anh đi bất cứ nơi đâu anh muốn. Điều quan trọng nhất là anh phải có tiền”.

Tuy nhiên, sau khi tiền trao cháo múc, Hafez không thể giúp Ayham rời khỏi Hy Lạp. Bức bí, Ayham buộc phải mua hộ chiếu giả của một tên lái buôn khác. Cuối cùng, sau 11 lần thất bại, Ayham bay đến Paris thành công. Hiện nay, Ayham được Hà Lan chấp nhận cho tị nạn.

Điều này cho thấy điều gì?

Đó là một khi nhu cầu tị nạn của người dân Trung Đông như Syria, Libya và châu Phi như Erythrea, Somalia bị các chính khách châu Âu nhắm mắt làm ngơ thì bọn lái buôn “giấc mơ châu Âu” càng có cơ hội bành trướng khắp nơi. Một tên lái buôn chia sẻ kinh nghiệm: “Chúng tôi đã nghiên cứu luật lệ châu Âu và hiện tình các nước này. Họ càng cấm đoán thì chúng tôi càng kiếm được nhiều tiền”.

Cạnh tranh bất chính

Đối với những người tị nạn đi tìm “giấc mơ châu Âu” đến từ các nước Ả Rập như Iraq, Sudan, Libya, Ai Cập, Jordan, Algeria, Lebanon…, tấm hộ chiếu Syria có giá trị nhất vì họ sẽ được xếp vào danh sách tị nạn chính trị – đối tượng ưu tiên của các nước Tây Âu – chứ không phải tị nạn kinh tế.

Chính vì điều này mà hộ chiếu Syria giả bán rất chạy. Nguồn cung cấp phổ biến nhất hiện nay là Facebook với giá từ 1.500-2.000 USD trên tài khoản của The Trraveller’s Platform.

Có bao nhiêu hộ chiếu Syria giả tiêu thụ trên thị trường? Chắc chắn không nhỏ, theo Fabrice Leggeri, giám đốc điều hành Frontex – Cơ quan phòng chống nhập cư lậu của EU. Mới đây, chỉ riêng ở Bulgaria, người ta phát hiện 10.000 tấm hộ chiếu Syria giả.

Trong số này, đáng chú ý có khá nhiều hộ chiếu dùng phôi thật mà bọn làm giả ăn cắp từ cơ quan nhà nước Syria. Cũng bởi lý do này, có báo cáo nói gần 90% di dân nhập cư vào một số nước châu Âu tự xưng là người Syria trong khi chỉ có 1/5 là công dân Syria thật, theo số liệu mới nhất của EU.

Chuyện này khiến những người Syria chân chính phẫn nộ vì suất tị nạn chính trị của họ bị canh tranh bất chính.

refugees-in-boat

Đức đã “ăn đủ” với người tị nạn?

Theo Đào Cảnh – Infonet 27 Sep 2015

 

Câu chuyện “cổ tích” mà nước Đức viết cho những người tị nạn bất ngờ bị tạm dừng khi chính quyền các địa phương không thể kiểm soát được tình hình trước làn sóng nhập cư ồ ạt, và họ cho rằng “như vậy là quá đủ”.

Quyết định khôi phục lại quyền kiểm soát biên giới giữa Đức và Áo để tạm ngừng dòng người tị nạn được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra khi bà phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ các quan chức liên bang và địa phương, những người chịu trách nhiệm sắp xếp chỗ ở cho người tị nạn. Thông điệp họ gửi đến nhà lãnh đạo Đức là: như vậy là quá đủ.

Câu chuyện cổ tích…

Trong bối cảnh khủng hoảng di cư đang diễn ra ở châu Âu, Đức đã thể hiện tinh thần sẵn sàng bắt tay trên quy mô lớn. Những chỗ ở được chuẩn bị với đủ thực phẩm và quần áo. Các tổ chức từ thiện với những tình nguyện viên tận tình. Trong khi đa số người châu Âu tỏ thái độ lạnh lùng đối với những người tị nạn thì người Đức đã có được sự tôn trọng của toàn thế giới vì nghĩa cử cao đẹp. Báo chí Đức thậm chí đã gọi đây là “Câu chuyện cổ tích tháng Chín“.

Ban đầu, bà Merkel giống như hiện thân của “tình mẹ” trên khắp châu Âu. Khi đó, bà đã quyết định đảm bảo cho người tị nạn Syria lối đi an toàn đến Đức. Động thái này là một hành động nhân đạo cần thiết giúp giảm nhẹ tình trạng người tị nạn đang dồn sang Hungary, nơi mà họ phải chấp nhận sống trong điều kiện rất tồi tệ.

Tuy nhiên, mọi thứ bất ngờ thay đổi. Trước làn sóng di cư ồ ạt, chính quyền địa phương đã không thể đối phó với số lượng lớn người tị nạn. Một quan chức cấp cao từ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo mà bà Merkel cũng là một thành viên, cho biết: “Tình hình đang thay đổi nhanh chóng”. Tại cuộc họp của Ủy ban chấp hành đảng, đại diện liên bang và địa phương đã nói rõ rằng họ không thể đối phó với dòng người di cư ồ ạt như hiện nay.

Bằng chứng là ngày 18/9, gần 20.000 người tị nạn đã tới nhà ga xe lửa chính ở Munich và khiến cho tình hình trở nên nghiêm trọng. Người tị nạn ùn ùn kéo đến nhà ga khiến các quan chức vội vã dựng lều tại một công viên gần đó. Rõ ràng là các nguồn lực Munich có giới hạn.

Các doanh nghiệp địa phương bắt đầu phàn nàn về những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến Lễ hội tháng Mười (Oktoberfest) ở Munich. Các chính trị gia Bayern lo lắng, nhưng không riêng gì Bayern, Berlin cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Tại Liên bang Đức, toàn bộ gánh nặng tiếp nhận người tị nạn đổ lên chính quyền khu vực. Mỗi ngày, có hàng ngàn người di cư mới đến 16 bang, còn các phương tiện vật chất dành cho họ sẽ đến sau. Một số bang từ chối tiếp nhận người tị nạn ở Bayern. Phó Thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cho biết số lượng người tị nạn tại nước này có thể vượt quá con số 1 triệu.

“Chẳng bao lâu chúng ta sẽ rơi vào tình trạng khẩn cấp, chúng ta sẽ không thể kiểm soát được tình hình”, Thủ hiến bang Bayern Horst Seehofer cảnh báo.

Những điều này buộc bà Merkel, một người luôn có quan điểm chờ thời, khẩn trương đưa ra quyết định, trước khi không thể kiểm soát nổi tình hình. Về học vấn, Angela Merkel là một nhà vật lý học, nên bà luôn “kiểm tra mọi góc độ”, như cách bà ứng phó với tình hình với Hy Lạp hay Ukraine. Trang Politico nhận định bà Merkel có thể siết chặt việc kiểm soát làn sóng di cư trong vài tháng và điều này có thể làm cho vấn đề di cư trở nên trầm trọng hơn.

Cuộc khủng hoảng tị nạn là vấn đề khó khăn nhất trong số những vấn đề mà bà Merkel phải đối mặt gần đây.

Trước đó, nhiều lần bà Merkel vẫn tự đưa ra các quyết định quan trọng dù chịu những áp lực mạnh mẽ. Ví như, việc loại bỏ năng lượng hạt nhân tại Đức sau thảm họa ở Fukushima. Điều này là cần thiết để trấn an công chúng, nhưng đã gây ra hậu quả đáng tiếc cho nhiều lĩnh vực: một gánh nặng khổng lồ đè lên ngành công nghiệp Đức, giá điện tăng lên quá cao.

… và cái kết bỏ ngỏ

Việc bà Merkel phải đưa ra vấn đề kiểm soát biên giới như là một “tín hiệu gửi đến châu Âu” nhằm thúc giục các nước khác tiếp nhận người tị nạn. Trên thực tế, Đức chỉ đơn giản là không thể đối phó với tình hình.

Đức đang cố gắng thuyết phục các nước châu Âu khác đóng góp nhiều hơn vào việc giải quyết vấn đề người di cư, nhưng đến nay vẫn chưa thành công.

Pháp và Đức khẳng định lập trường trên một thỏa thuận cứng rắn về số lượng và thời hạn tiếp nhận người tị nạn. Những người phản đối đưa ra mức hạn ngạch cho rằng, điều này sẽ chỉ dẫn đến một làn sóng người tị nạn lớn hơn tràn vào châu Âu.

EU đang tính đến phương án gây áp lực lên các nước không chịu tiếp nhận người tị nạn, và Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere ủng hộ ý định này. Thậm chí, Brussels “dọa” sẽ cắt giảm hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên EU tỏ ý từ chối hợp tác về vấn đề phân bổ hạn ngạch người di cư.

Thủ tướng Đức đã kêu gọi tiến hành cuộc gặp khẩn vào tuần tới giữa 28 người đứng đầu các chính phủ và nhà nước thuộc Liên minh châu Âu do tình hình người di cư tiếp tục đến châu Âu đang xấu đi một cách trầm trọng. Vấn đề này có thể được giải quyết chỉ bằng nỗ lực chung của tất cả các nước EU, bà Merkel nhấn mạnh.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Expert, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995

 

 

The post Thực Tại Và Những Tấm Lòng Rộng Mở appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Đi Tìm Đà Điểu

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đi Tìm Đà Điểu

Alan Phan

26 September 2015

“Người ngu nào cũng có thể nhắm mắt lại không muốn thấy; nhưng không hiểu con đà điểu thấy gì sâu dưới cát – Any fool can turn a blind eye but who knows what the ostrich sees in the sand – Samuel Beckett”

ostrich farm

 

Tuần rồi, một người bạn Mỹ đã quen từ vài chục năm nay chở tôi xuống trang trại của hắn gần biên giới Mexico để thăm quan business mới nhất: nuôi đà điểu (ostrich). Hắn không phải là nông dân, nhưng sau khi nghiên khảo cẩn thận trên mạng và các sách về kỹ thuật, hắn khám phá là nuôi ostrich có một tỷ lệ sinh lời cao nhất trong ngành chăn nuôi.

Lý do thì vô số kể, nhưng tôi chỉ ghi chép lại tổng quát, vì trong thâm tâm, tôi không nghĩ đây là chuyện kinh doanh phù hợp với kỹ năng cũng như đam mê của mình. Tuy nhiên, tôi hăng hái theo hắn vì mỗi ngày GNA nhận được khá nhiều câu hỏi từ Việt Nam là “nên trồng cây gì, nuôi con gì” để có lợi nhuận tốt nhất? Câu trả lòi đơn giản với người Việt ở đây là “cây cần sa và con ca ve”.

Nói cho vui thôi, chứ ông bạn Hector của tôi đã tìm ra câu giải đáp mà tôi xin trích thuật lại đây. Cần nói trước là tôi KHÔNG biết gì về ostrich, KHÔNG có kinh nghiệm gì về nuôi hay bán sản phẩm ostrich, chưa nghiên khảo và kiểm định lại các số liệu của Hector, và việc nuôi hay bán ostrich ở Mỹ có thể khác xa các thực tế tại Việt Nam. Cũng xin nhấn mạnh là tôi không có sản phẩm gì về ostrich để bán, mua hay quảng cáo; tóm lại zero quyền lợi trong việc này. Các bạn nào có ý thích, muốn lập dự án ostrich này tại Việt Nam, nên nghiên khảo lại cẩn thận…tìm gặp các nhà chăn nuôi ostrich đã có kinh nghiệm, các chuyên gia tại viện đại học, sở nông nghiệp…

Theo Hector, đây là những lý do chính khiến việc nuôi ostrich khá hấp dẫn về phương diện tài chánh:

Giá bán: Tại Mỹ, hiện nay, một trứng ostrich để gây giống nặng khoảng 2 kg có giá là $500 ; và một cặp giống loại đầu đen Africa bán ra từ $20,000 đến $50,000. (Theo tôi tính, mua 1 con ostrich có thể tốn tiền nhiều hơn làm visa cưới một ông chồng hay một bà vợ Việt?) Mỗi năm, 1 con ostrich đẻ khoảng 40 trứng. Thịt của ostrich cũng nhiều gấp 4 lần một con bò (1,800 kg so với 300kg) và giá bán cũng cao hơn chút đỉnh ($25/kg). Thịt ostrich đang được giới ăn kiêng thích vì lượng béo (fat) , calories và cholesterol ít hơn cả thịt gà trắng.

Các phụ phẩm: Da ostrich có giá trị tương đương với da cá sấu; và lông (feather) của ostrich cũng được dùng làm nhiều đồ trang trí. Các thương hiệu LV, Gucci, Versace…đều có xách tay, giầy, ví da…làm bằng da ostrich. Tính ra 1 con ostrich mái có thể sản xuất 72 ngàn kí thịt, 2 ngàn mét vuông da (khoảng $3 ngàn /mét vuông) và 2 ngàn kí lông (khoảng $ 2 ngàn /kí) trong suốt cuộc đời của cô nàng. Chắc chắn lợi ích kinh tế của con ostrich sẽ nhiều gấp bội lần các quan chức Việt. Cho các quan hưu sớm và nuôi 3 triệu con ostrich sẽ đem về cho GDP số tiền gần 100 tỷ US dollars.

Thổ nhưỡng và thiết bị: Người ta thường nuôi ostrich ở những vùng đất khô cằn gần sa mạc nóng bức…nên giá đất cho trại ostrich rẻ hơn nhiều vùng khác. Chỉ cần vài bóng cây, lều tranh hay mái tôn sơ sài cho ostrich trú gió mưa lớn, giếng hay mạch nước đầy đủ, và bất cứ loại thực phẩm gia súc rau cải nào có tại địa phương…Một con ostrich trung bình sống đến 70 năm, ăn chỉ bằng nửa trâu bò và có thể sống khá chật chội.

Bệnh tật: Vốn là con cháu cùa khủng long T-Rex từ trăm triệu năm trước, nên thể chất ostrich rất mạnh khỏe và thích ứng nhanh với mọi môi trường.

Ostrich_farming_-_Ostrich_leather_products

Dĩ nhiên, sẽ có một vài rủi ro khi nuôi ostrich:

Giống ostrich từ Nam Phi hay mang theo virus gọi là heartwater virus. Rất độc hại, có thể thiêu hủy cả triệu triệu gà, vịt, ngay cả heo, bò…Chính phủ Mỹ phải cách ly loại ostrich này vài ba tháng trước khi cho phép nhập vào Mỹ…

Ostrich chạy nhanh đến 70 km/h và do đó, sức mạnh của cú đá của nó lên đến 140 kg mỗi cm vuông. Nó có thể đá chết một con sư tử. Hôm ở trại của Hector, tôi thấy cần 4 nhân công Mễ lực lưỡng để kiềm chế một con ostrich. Người Việt ta chắc phải cần cả 1 tiểu đội? Theo góc nhìn khác, nếu dân Việt khỏe như ostrich, chắc chúng ta khỏi phải lo chuyện …

Hector hiện nuôi khoảng 500 con ostrich trên 20 hectares và đã đầu tư từ 2 năm nay hết khoảng 1 triệu US dollars. Bắt đầu 2016, anh ước lượng cash flow mỗi năm của anh khoảng $450 ngàn US dollars.

Trước khi chia tay, nhóm nhân viên Mễ của anh làm BBQ ostrich steak, nhậu với Corona beer và salsa chips. Dưới bóng râm của cây avocado, trên bãi cỏ xanh cạnh con suối nhỏ, chúng tôi kể cho nhau nghe những chuyện khôi hài về Mỹ-Mễ, về Obama-Trump, về Tijuana-Beverly Hills…Cái đơn giản của những cuộc sống không bị ô nhiễm bởi thủ đoạn, quyền lực hay dối trá.

 

&&&&&

 

Tôi ngủ thật say trên xa lộ quay về Los Angeles. Tuổi 70 vẫn thích thú học hỏi, tìm tòi những trải nghiệm mới lạ; nhưng chỉ sau vài giờ, là ngáp dài…và chỉ mong về đến nhà để nằm dài trên sofa đọc sách, mơ màng giữa ly cà phê và khu vườn bóng mát sau nhà.

Lại tản mạn về Việt Nam. Chúng ta nên dùng đà điểu làm biểu tượng cho quốc gia thay vì rồng đất. Vì từ lãnh đạo đến người dân đều có khuynh hướng vùi đầu xuống cát khi gặp chuyện rắc rối: không nghe, không thấy, không nói….

Nhưng có lẽ chúng ta chẳng cần nuôi ostrich. Mỗi người Việt đều có con ostrich trong hồn.

 

Alan Phan

 

 

 

The post Đi Tìm Đà Điểu appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Còn Bán Thứ Gì Khác Không?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Bán cả ‘rừng non’ cho Trung Quốc

Theo Chân Luận – Pháp Luật – 24 Sep 2015

Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm. Thương nhân Trung Quốc có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi.

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về chuyện Việt Nam đang xuất nhiều gỗ sang Trung Quốc nhưng lại… không vui.

Len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm

 Phóng viên: Theo số liệu thống kê mới nhất, trong bối cảnh Việt Nam chịu thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc thì riêng với gỗ, Việt Nam lại đạt mức thặng dư bình quân hằng năm khoảng 600 triệu USD. Xuất khẩu được nhiều gỗ sang Trung Quốc có phải là tín hiệu vui, thưa ông?

+ Ông Nguyễn Tôn Quyền: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Nhưng thị trường Trung Quốc có nhiều hạn chế, giá trị gia tăng thấp. Lý do là gỗ mà nước này nhập từ chúng ta chủ yếu là dăm mảnh, nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy… với sản lượng khoảng 3-4 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 600 triệu USD. Trong khi đó, Mỹ và EU thì nhập các sản phẩm đã chế biến như bàn, ghế, tủ.

Đáng nói hơn, các thị trường như EU, Mỹ khi mua sản phẩm gỗ của Việt Nam đều có các tổ chức quốc tế được thế giới công nhận, có các siêu thị gỗ tầm cỡ… đến ký hợp đồng với các nhà máy của Việt Nam. Sau khi ta làm xong sản phẩm, đối tác còn cử người qua kiểm tra chất lượng, cho phép đóng gói, đưa hàng xuống tàu.

Trung Quốc lại không làm bài bản như thế. Thương nhân của họ ồ ạt vào Việt Nam với số lượng rất đông, không chỉ các công ty mà còn có cá nhân len lỏi vào khắp hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam. Thậm chí họ còn giả danh công ty hoặc đại lý của chúng ta để mua gỗ và chỉ mua nguyên liệu thô chứ không mua sản phẩm tinh chế như các nước khác.

. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về tình trạng mua bán bát nháo nói trên?

+ Tôi lấy ví dụ: Ngay ở làng gỗ Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh có những thương nhân Trung Quốc nói tiếng Việt rất giỏi, có địa chỉ cư trú đàng hoàng nhưng thực chất là núp bóng công ty của Việt Nam để mua gỗ. Điều này khiến chúng ta mất nhiều thứ. Điển hình là về giá trị sản phẩm. Ví dụ: giá gốc của bộ bàn ghế họ mua chỉ 1.000 USD nhưng họ bán ra với giá khoảng 1.300 hoặc 1.400 USD. Thế nhưng khi khai báo hải quan thì họ chỉ khai khoảng 700 hoặc 800 USD thôi để nộp thuế ít. Chính vì vậy xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta bị thất thu thuế rất nhiều.

rung TQ

Một thương lái Trung Quốc đang ký tên mình vào các tấm gỗ đã chọn mua tại chợ gỗ làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: THỤY CHÂU
Chỉ thấy cái lợi trước mắt

. Một số doanh nghiệp (DN) thừa nhận Trung Quốc rất dễ dãi trong việc nhập khẩu gỗ và điều này chỉ có hại đối với Việt Nam?

+ Chính xác! Thậm chí Trung Quốc còn có chính sách khuyến khích, bỏ tiền cho các DN, thương nhân của họ đi mua các loại tài nguyên trên thế giới về, trong đó có gỗ của Việt Nam. Tôi đã sang nước này khảo sát và được các thương nhân của họ xác nhận.

Cụ thể, khi mua gỗ, họ không cần các chứng chỉ FSC (chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng thế giới – PV). Họ cũng chả cần chứng minh nguồn gỗ hợp pháp, thủ tục hải quan của họ cũng đơn giản. Điều này rất tác hại cho người Việt, bởi nó tạo cho người Việt thói quen làm ăn dễ dãi, không minh bạch, không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật. Đây là điều rất không hay về mặt nhận thức, đặc biệt là khi chúng ta muốn làm ăn với thế giới – có yêu cầu cao về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm. Nếu chúng ta cứ làm ăn dễ dãi với Trung Quốc theo kiểu không cần để ý đến nguồn gốc gỗ thì thế giới sẽ không tin DN Việt nữa!

. Như vậy một phần là do lỗi của DN Việt và công tác quản lý xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc của ta còn nhiều bất cập?

+ Năm 2014, Nhà nước đã có văn bản cấm xuất khẩu gỗ tròn sang Trung Quốc và đang có ý định đánh thuế gỗ dăm xuất sang nước này vì hiện thuế xuất khẩu đối với gỗ dăm là 0%. Tuy nhiên, nếu tăng thuế đối với gỗ dăm thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người trồng rừng.

Nhưng tôi cho rằng các biện pháp hành chính suy cho cùng cũng khó có thể giải quyết được vấn đề nếu ý thức của người dân, DN không được nâng cao. Do vậy, điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của người dân Việt về chủ quyền, về lợi ích kinh tế, về bảo vệ lợi ích của người Việt Nam. Bởi thực tế không chỉ với gỗ, người Trung Quốc đã sang mua lá điều, đỉa… và hiện đang mua giun đất. Điều này rất nguy hiểm nhưng người Việt mình đôi khi chỉ thấy lợi trước mắt chứ chưa thấy cái lợi lâu dài của đất nước.

. Như ông nói thì Trung Quốc là một thị trường lớn nhưng đầy rủi ro và khó lường?

+ Rủi ro rất cao là đằng khác. Tôi lấy ví dụ, Trung Quốc nhập gỗ dăm của chúng từ bảy, tám năm nay. Những năm đầu họ tăng giá liên tục, bắt đầu từ 100 USD, rồi 120, 140, 150 USD/tấn nhưng vài năm sau họ đột ngột giảm giá mạnh và không mua… Chẳng hạn năm ngoái, chúng tôi ế gần nửa triệu tấn gỗ dăm. Sau đó phía Trung Quốc nói đại ý “anh ế rồi, tôi sẽ mua cho anh nhưng anh phải giảm giá”. Từ 152 USD/tấn, họ đòi hạ xuống chỉ còn… 10 USD/tấn. Lúc này, không bán cho Trung Quốc thì bán cho ai? Để lâu gỗ sẽ hỏng nên đành phải bán thôi.

Nhưng đây không phải là rủi ro duy nhất khi bán gỗ cho Trung Quốc. Chúng tôi làm việc với EU, chỉ có ba đối tác nhưng với Trung Quốc thì có hàng chục ngàn DN, thương nhân mua gỗ của ta. Họ có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh giành nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi. Họ hưởng lợi một phần vì người Việt mình đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.

Bán cả “rừng non”

. Liệu có phải do người trồng rừng mình nghèo quá nên mới phải làm vậy không, thưa ông?

+ Đó cũng là một lý do. Hiện có khoảng 1,4 triệu hộ trồng rừng, nhận khoán khoảng 2,2 triệu ha rừng. Nhưng cái khó có khi bó cái khôn. Cây rừng đường kính mới được 5-7 cm nhưng nhà có con ốm, con phải đóng tiền học, lập tức bà con phải chặt cây để bán ngay. Các thương nhân Trung Quốc có thể lợi dụng tình cảnh này để mua “rừng non”. Họ thu mua trước rồi để 2-3 năm sau mới khai thác, người dân vẫn phải chăm sóc cây rừng cho họ. Bà con mình không biết phải làm sao, vì đã nhận tiền của họ để giải quyết công việc, sinh hoạt rồi. Còn cơ quan chức năng thì cũng không thể theo sát thương nhân Trung Quốc để kiểm soát họ.

. Chúng ta phải làm gì để người dân không phải bán “rừng non” cho Trung Quốc nữa, thưa ông?

+ Bộ NN&PTNT đã thí điểm hỗ trợ người dân chăm sóc rừng, song gặp khó khăn về kinh phí. Chúng tôi cũng đang vận động các DN vào cuộc hỗ trợ người trồng rừng, tham gia đầu tư với các hộ trồng rừng…, có điều lại vướng vấn đề cơ chế sở hữu rừng. Một khi các DN đầu tư, hỗ trợ người dân trồng rừng, họ cũng mong muốn có quyền sở hữu rừng đó, để đảm bảo kiểm soát được rừng và nguồn nguyên liệu gỗ. Tiếc là chúng ta chưa có cơ chế để giải quyết khúc mắc này.

Việt Nam hết gỗ quý hiếm rồi!

. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn gỗ quý hiếm, vậy ông có lo ngại gỗ quý hiếm Việt Nam sẽ “chảy máu” hết sang nước này không?

+ Đến thời điểm này, tôi khẳng định là Việt Nam không còn gỗ quý hiếm đâu! Các rừng có gỗ quý hiếm cũng hết rồi, nếu còn thì cũng không đáng kể.

Việt Nam cũng đã cấm khai thác gỗ quý hiếm. Và căn cứ tình hình Việt Nam, tổ chức Cites (Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cũng cấm luôn việc tạm nhập, tái xuất gỗ hương và gỗ trắc. Như vậy, con đường gỗ quý hiếm “chạy” sang Trung Quốc đã cạn.

Xin nói thêm, nhiều quốc gia tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đã xây dựng các cẩm nang về gỗ, bộ chứng chỉ gỗ… hợp pháp. Khi làm ăn với các nước này thì Việt Nam phải tuân thủ.

230 tỉ USD là số tiền mỗi năm cả thế giới chi cho đồ gỗ trong khi chúng ta mới chỉ xuất khẩu được khoảng 5-7 tỉ USD.

Hứa rồi… để đấy

Việt Nam đang xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, buộc người Việt phải theo hệ thống này, dù là bán gỗ trong nước. Dứt khoát phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa danh; rồi gỗ có đóng thuế không, có sử dụng lao động trẻ em để khai thác gỗ hay không.

Đối với Trung Quốc, các tổ chức, các quốc gia đã yêu cầu nước này phải tuân thủ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và họ hứa hẹn nhưng hứa rồi… để đấy.

. Xin cám ơn ông.

 

CHÂN LUẬN thực hiện

 

The post Còn Bán Thứ Gì Khác Không? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thôi đi, đừng nhân danh tương lai nữa!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Thôi đi, đừng nhân danh tương lai nữa!

Tác Giả: Đào Tuấn – Báo Lao Động – 26 Sep 2015

Ở ga trăm tỉ Hạ Long, PV một tờ báo “chộp” được hình ảnh “đàn bò nhẩn nha gặm cỏ trong sân ga, người chăn bò dựa lưng cây cột điện ngủ ngon lành”. Theo tính toán, mỗi chuyến tàu tới đây lỗ chẵn 10 triệu đồng do bộ máy cồng kềnh và gánh đủ các loại chi phí. Thậm chí, mỗi chuyến tàu dẫu hoành tráng nhưng doanh thu không bằng một… xe khách.

 ga-tram_GUXH

Nguyên do: Hàng hóa sẽ đội chi phí rất lớn nếu phải chuyển từ tàu chạy đường ray khổ 1m sang khổ 1,435m ở tuyến này.

Thành phố mới Bình Dương với công suất “125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc” thì thênh thang một chiếc cổng nhưng cỏ lác thì um tùm, đường sá thì heo hút đìu hiu không một bóng người. Nguyên do, nói một cách mỹ miều là vì “tầm nhìn quá xa so với thực tiễn”.

Còn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, từ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đến Trường Mầm non Bưng Riềng, cơ ngơi thì hoành tráng nhưng không có đường vào. Tháng tháng, khi bệnh viện hay trường học chưa kịp trả tiền thuê đường, chủ đất bèn kéo rào cho “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Nguyên do việc con đường đang tắc tị, theo Chủ tịch UBND TP.Bà Rịa Nguyễn Văn Hoàng, vì “liên quan đến giá đất đền bù” đang chờ phê duyệt.

3 câu chuyện ở 3 miền đất nước đang chỉ cho thấy những bất cập quanh hai chữ “đồng bộ” tưởng đáng lẽ là đương nhiên. Và, nói một cách công bằng, cho thấy “tầm nhìn”, “tầm trách nhiệm” bảo là quá xa nhưng “không quá lỗ mũi”.

Một đường ray khổ 1,435m có thể là nhìn xa cho tương lai. Nhưng cái tầm nhìn không căn cứ vào thực tế là khổ ray chung trên toàn quốc vẫn là 1m đang khiến hàng trăm tỉ đồng – không thể gọi khác – bị lãng phí nghiêm trọng. Lãng phí trong khi thiếu vốn vẫn là căn bệnh trầm kha không chỉ của ngành đường sắt, không chỉ của ngành GTVT.

Một thành phố, có thể là cách hướng tới tương lai. Nhưng với giá đất được cho là “cắt cổ” đang gần như bị bỏ hoang, có vẻ như đang quá vô duyên lạc lõng với thực tế là hàng ngàn công nhân Khu công nghiệp Bình Dương đang sống trong một diện tích thuê trọ còn “tối thiểu” hơn cả diện tích người ta dùng để nuôi một con bò sữa!

Còn những công sở bịt bùng không đường vào vì phải chờ phê duyệt giá đền bù có lẽ là chuyện “chỉ có ở Việt Nam” khi làm lấy được, đầu tư lấy được, xây dựng lấy được vẫn là chuyện phổ biến mà ngay cả Bộ trưởng Bộ KHĐT có lần cũng than khổ!

Nếu là người dân, bằng tiền túi của mình, có bao giờ đầu tư, xây dựng những ga tàu ma, những thành phố ma, những công sở bịt bùng như thế – dẫu là nhân danh tương lai, nhân danh tầm nhìn xa?!

 

The post Thôi đi, đừng nhân danh tương lai nữa! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Tiền Baht và Tiền Bác

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tiền Baht và Tiền Bác

Tác Giả: Tưởng Năng Tiến –STTD Blog – 24 Sep 2015

baht bác 1

Lão bà nghỉ chợ bần thần
Đem tiền[Cụ Hồ] ra đếm mấy lần chửa xong
Xếp riêng rồi lại xếp chung
Miệng thời lẩm bẩm mà … (không rõ nhời) !

Lão Nông

Tôi dừng chân ở Bangkok (lần đầu) vào một buổi chiều Hè, năm 1980. Đây cũng là thời điểm tôi mới làm quen với cuộc sống tha hương nên đã ghi lại vài chục câu thơ (hơi) ướt át:

Chiều về trên xứ lạ
Cười nụ cười Anglais
Buồn qua hơi thuốc Thái
Thèm một phin cà phê

Chiều về trên xứ lạ
Xe ngược xuôi trăm đường
Trăm ngàn khuôn

Chiều về trên xứ lạ
Excuses me
I’m sorry nói mãi
Thương một câu chửi thề

Chiều về trên xứ lạ
Thoáng thấy mình trong gương
Tôi nhìn tôi bối rối mặt lạ
Mong một người đồng hương
Sao trông mình thảm thương

Chiều về trên xứ lạ
Ngỡ ngàng Chinatown.
Ðây rượu nồng thịt béo
Mà bạn bè nơi nao

Dừng chân nơi quán lạ
Thèm cơm chiều hương quê
Mẹ cha ơi đừng đợi
Chiều nay con không về
(Chị ơi thôi đừng đợi
Chiều nay em chưa về)

Thì cũng nói cho nó bảnh, và nghe cho có vần điệu (chơi) vậy thôi chớ tiền đâu ra mà … “dừng chân nơi quán lạ” – hả Trời? Tui “chuồn” ra Bangkok, từ một trại tị nạn chuyển tiếp, và trong túi chỉ có vỏn vẹn mỗi một đồng đô.

Vào thời điểm này, một Mỹ Kim tương đương với 24 đồng tiền baht. Xe bus lượt đi lượt về đã mất hết 4 baht rồi, tô mì xe giá 5 baht, chai Coca Cola 3 baht nữa. Tiền còn lại chỉ đủ mua (lẻ) vài điếu thuốc lá Samit nữa thôi.

Không lẽ “dừng chân nơi quán lạ” uống (đại) dăm chai bia Singha rồi bỏ chạy sao? Mà chạy đi đâu giữa kinh đô Vọng Các xa hoa, và xa lạ này?  Đ… mẹ, tui chỉ (thường) say thôi chớ có điên hồi nào đâu – mấy cha?

Ba mươi lăm năm sau, tôi trở lại chốn xưa (vào mùa Hè năm 2015) với cả … đống U.S.A dollar trong túi. Tiền đã nhiều mà một Mỹ Kim hôm nay còn đổi được tới 35 đồng baht lận. Tuy vậy, mãi lực của tiền Thái không còn được như xưa nữa.

Giá xe bus đã lên hơn gấp bốn, tới 9 baht. Và đó là loại xe không máy lạnh, dành cho người nghèo. Nghe nói nay có loại xe điện mới, rất tân kỳ (lạnh ngắt và sạch bóng) đi lại trong thành phố rất tiện nhưng tôi chưa có dịp thử nên không biết giá cả ra sao.

Tô mì hôm nay đã giá gấp 7 rồi, 35 baht. Chai Coca Cola cũng vậy, 10 baht chớ không còn 3 baht như hồi năm cũ  nữa. Lương bổng, lợi tức của người dân Thái – tất nhiên – cũng tăng, và chắc là tăng kịp với đà lạm phát nên không nghe thiên hạ ca cẩm gì nhiều về nạn vật giá leo thang, như ở Việt Nam. Mọi người, xem ra, có vẻ hài lòng với cuộc sống tương đối an lành và phú túc mà họ đang được hưởng.

Khác với những quốc gia láng giềng, dường như, không có cái khoảng cách hay sự tương phản nào (rõ nét) giữa mức sống giữa nông thôn và thành thị ở Thái Lan. Những người chạy taxi, và ngay cả xe tuck tuck, hay xe ôm nữa –  nơi xứ sở này – trông cũng tự tin và thoải mái hơn đồng nghiệp của họ ở Cambodia, hay Lào.

Thailand20-16-B

E là mình chủ quan nên tôi viết thư hỏi một anh bạn, người đã sống ở Thái Lan từ năm 1992, hiện là một trong những thông tín viên thường trực của RFA ở Bangkok. Qua ngày sau, tôi nhận được hồi âm:

Anh Tư mến,

Em đọc thư anh viết từ hôm qua, song bận quá giờ mới viết trả lời anh được.

Đợt vừa rồi tìm hiểu để viết về cuộc sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái lan, đặc biệt là những người Thượng Tây nguyên thì vượt quá sức tưởng tượng của em.

Họ khổ quá, thương họ quá dù rằng mình cũng hiểu phần nào song không hình dung trên thực tế thì nó là như thế.

Chuyện lương của cháu K. 300$/tháng (9,000 baht) là mức lương tối thiểu của một lao động phổ thông người Thái theo quy định của nhà nước. Mức lương đó mà dành cho 03 người thì khá vất vả, vì riêng tiền thuê nhà ở Bangkok một phòng 12-14 m2 có nhà vệ sinh tồi nhất cũng phải mất 2-2,500 baht. Số tiền còn lại còn trăm thứ phải tiêu: diện, nước, internet và ăn uống tiêu dùng.

- Lương của một Hạ sỹ quan CS Thái lan khoảng 18,000 baht

- Lương của một Sỹ quan CS Thái lan mới ra trường khoảng 20,000 baht.

- Lương cho giáo viên thì rất cao, bằng khoảng 130% của lương viên chức khác.

- Lương của một viên chức trung bình khoảng 23,000 baht.

Nhìn chung lương viên chức ở Thái lan thì thấp, song họ có các chế độ đãi ngộ khác kèm theo khá tốt như các vấn để an sinh xã hội dành cho người nhà của viên chức như bố, mẹ, vợ con v.v…

Mặt khác ở Thái lan có chế độ giáo dục miễn phí 12 năm, chữa trị y tế hoàn toàn free 100%, có trợ cấp cho người già, người tàn tật. Vì vậy với mức lương trung bình 23,000 baht/tháng cũng đủ sống không phải kiếm thêm. Hầu như không thấy hiện tượng viên chức người Thái phải làm thêm. Hầu như đối tượng này có nhà riêng và xe hơi.

Những người có khả năng thì họ đi làm cho các công ty tư nhân, lương cao hơn khoảng 140% so với lương viên chức.

Vật giá ở Thái lan khá rẻ. Thức ăn bán sẵn cho 03 người một bữa có 03 món thịt, cá và canh khoảng 100 baht là tạm ổn, cơm thì nấu ở nhà.

Lái xe taxi cũng là một nghề tự do kiếm tiền khá, song nếu phải thuê xe thì một ngày cũng phải trả tiền thuê khoảng 7-800 baht/ngày nên cũng chẳng thừa được bao nhiêu. Còn lại khoảng 7-800 baht/ngày sau khi trừ tiền mua gaz.

Có xe riêng thì được nhiều. Chạy xe ôm là việc dễ làm, chỉ cần có moto và trả phí hàng ngày chừng 50-60 baht cho chủ bến (Cảnh sát) thì mỗi ngày chịu khó cũng kiến được khoảng 1,000 baht.

Lạm phát ở nước Thái thì ít so với VN, em ở bên này 23 năm thì thấy vật giá mới tăng khoảng 150%, thế cũng là phù hợp với tốc độ suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân chính là việc nâng mức lương tối thiểu của lao động phổ thong từ 6,000 baht/ tháng lên 9,000 baht/tháng.

Em viết vội cho anh như vậy, có gì cần biết anh cứ bảo em nhé.

Chúc anh khỏe.

Ở VN thì đơn vị tiền tệ không phải là tiền baht mà là tiền Bác. Đồng tiền này được lưu hành trên toàn quốc từ ngày 23 tháng 9 năm 1975. Sự kiện này được báo Sài Gòn Giải Phóng (số ra ngày 27 tháng 9 cùng năm) ghi lại thế này đây:

Nhiệm vụ của đồng bạc Sài Gòn (là) giữ vai trò trung gian cho Diệm xuất cảng sức lao động của đồng bào ta ở miền Nam cho Mỹ… Làm trung gian để tiêu thụ xương máu nhân dân miền Nam, làm trung gian để tiêu thụ thân xác của vô số thiếu nữ miền Nam, làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ miền Nam, làm lụn bại cả phẩm chất một số người lớn tuổi… Nó sống 30 năm dơ bẩn, tủi nhục như các tên chủ của nó, và nay nó đã chết cũng tủi nhục như thế. Đó là một lẽ tất nhiên, và đó là lịch sử… Cái chết của nó đem lại phấn khởi, hồ hởi cho nhân dân ta.”

Ba mươi tám năm sau, nhà báo Huy Đức mới có lời bàn thêm, và bàn ra, nghe như một tiếng thở dài: “Không biết ‘tủi nhục’ đã mất đi bao nhiêu … nhưng rất nhiều tiền bạc của người dân miền Nam đã trở thành giấy lộn.”  (Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).

baht bác 2

Thảo nào mà trong dân gian không thiếu những câu thơ (nghe) hơi thừa cay  đắng:

Máu rợn mùi tanh, cuộc đổi đời

Ba lần cướp trắng lúc lên ngôi

Miền Nam “ruột thịt” âm thầm hiểu: 

Cách mạng là đây: bọn giết người !

Mà đắng cay là phải vì hiện nay Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia có đồng tiền trị giá thấp nhất thế giới, , theo như ghi nhận của http://ift.tt/1KU1Vyq:

1. Somalia
2. VIETNAM
3. São Tomé and Príncipe
4. Iran
5. Indonesia
6. Laos
7. Guinea
8. Zambia
9. Paraguay
10. Sierra Leone

Theo thời giá thì 100 baht, nếu tiện tặn, có thể đủ tiền chợ nguyên ngày cho một gia đình ba người. Còn 1.000 ngàn đồng tiền Bác thì ngay cả đến giới ăn xin cũng không muốn nhận – như tường thuật của nhà báo Bạch Nga, trên Vietnamnet:

Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.

‘Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho ‘tử tế’ nhá!’

Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc…

Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: ‘Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé.”

Lý do khiến đồng Bác bị nhân dân, cũng như nhân loại, rẻ rúng được nhà báo Nguyễn Vũ Bình lý giải như sau:

“Nhà nước VN, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế.

Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng…”

Những cái “người dân đáng ra phải được hưởng” – xem chừng – mỗi lúc một xa khỏi tầm tay, và càng ngày thì cuộc sống càng thêm “điêu đứng.”  Đã đến lúc mà vấn đề được đặt ra theo một chiều hướng khác, thách thức thấy rõ:

“Liên tiếp trong một thời gian ngắn, xăng và điện tăng giá, một số thành phố sẽ thu phí đường bộ đối với xe máy từ ngày 1-7 tới… Tiền điện tăng 100%, giá xăng dầu được dự báo vẫn theo chiều hướng tăng vọt dù giá nhập giảm tới… 40%, nồi cơm của nhiều gia đình chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thu nhập không tăng kịp theo tương xứng. Nhiều bà nội trợ chắc chắn sẽ chật vật vì phải cắt khoản chi tiêu này, giảm khoản kia để tổ ấm của mình tồn tại…

Trong cuộc sống sự nhẫn nại là một đức tính tốt nhưng vấn đề là nhẫn nại của chúng ta có giới hạn không?” (Benjamin Ngô. “Sự Nhẫn Nại Của Chúng Ta.” Báo Pháp Luật, số ra ngày 28 tháng 6 năm 2015).

Tôi may mắn không “phải” sống ở Việt Nam nên không dám lạm bàn chi về mức độ “giới hạn nhẫn nại” của đồng bào mình. Lêu bêu ở xứ người, đôi lúc, tôi chỉ trộm nghĩ rằng giá mà đừng có Bác (và mấy đồng bạc của Người) thì thiệt là đỡ khổ cho dân Việt biết chừng nào!

 

The post Tiền Baht và Tiền Bác appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chính Sách Lý Lịch của Việt Nam

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chủ nghĩa lý lịch và hậu quả quái đản

 

Tác Giả: Nguyễn Hữu Vinh – RFA – 23 Sep 2015

ly lich

 

Nhìn lại những vấn đề qua kỳ tuyển sinh vừa qua của Bộ Giáo dục, người ta thấy nổi lên quá nhiều điều bất cập.

Sau những vụ cả thí sinh và phụ huynh nháo nhác chạy rút ra đút vào hồ sơ của mình để kiếm tìm khả năng vào trường đại học  gây bức xúc dư luận nhân dân, thì lại nổi lên việc nhiều học sinh vào trường Công an không được tuyển, chỉ vì “lý lịch gia đình”.

Những vấn đề đó phản ánh một tình trạng đặc thù của Việt Nam thời Cộng sản. Thời mà đến mấy thế hệ được giáo dục bởi “Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam” (Hồ Chí Minh – Thư gửi Học sinh nhân ngày khai trường 1945).

Từ chuyện một thí sinh thi đỗ nhưng không được vào trường

 

Chuyện một thí sinh rồi hai, ba thí sinh thi đỗ vào một trường của ngành công an, nhưng đã bị từ chối vào trường chỉ vì lý lịch của ông bố có tiền án. Mà cái tiền án đó đã có đã xóa án tích từ thời đứa trẻ chưa được sinh ra.

Sẽ chẳng có gì nói như bao trường hợp xưa nay vẫn thế, chuyện được đi học hay không, vào ngành công an hay quân đội lại là một vấn đề thuộc “bí mật quốc gia” nên người dân chẳng ai dám ý kiến. Có điều, thời nay là thời của mạng Internet, nên cái kim trong bọc đã thò mũi ra để cho thấy một chính sách và cách làm của nhà nước, ngang nhiên chà đạp mọi nguyên tắc pháp luật tối thiểu.

Lẽ thường, đối với một công dân khi đã đủ 18 tuổi, họ tự chịu trách nhiệm cá nhân về bản thân họ trước pháp luật. Lý là như vậy, luật là như thế. Nhưng ở Việt Nam, điều đó chỉ có trên giấy tờ. Bởi các công dân Việt Nam đã và đang luôn chịu sự chi phối ngang nhiên của cái lý lịch mà trong đó, nhiều điều rất ngớ ngẩn, chính bản thân họ cũng không hiểu là gì.

Chẳng hạn, bất cứ tờ lý lịch nào của học sinh sinh sau cái gọi là Cải Cách ruộng đất từ những năm 50 của thế kỷ trước, vẫn phải ghi vào đó: Thành phần gia đình? Thành phần bản thân? – Những quy định quái gở nhằm phân chia giai tầng xã hội trong phong trào tội ác thực hiện chủ trương Cải Cách ruộng đất. Cái thời mà cho đến nay, kể cả những quan chức cộng sản cao tuổi nhất đang cầm quyền, thì khi nó xảy ra, họ cũng chỉ là những cậu bé cởi truồng chưa biết mặc quần áo.

Thế nhưng nó vẫn dai dẳng bám trụ đến ngày nay và tác oai tác quái trên số phận những người dân bị trị.

Chủ nghĩa Lý lịch – chiếc dây thòng lọng phân biệt đối xử

Dù rằng trong Hiến Pháp và các văn bản luật lệ của nhà nước, đặc biệt là các phát ngôn của những người cầm quyền, những nhà ngoại giao… luôn luôn rằng thì là “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” rằng thì là bỏ qua quá khứ để hướng tới tương lai, hòa giải, hòa hợp dân tộc…

Thế nhưng, khi đụng đến những công việc cụ thể trong đời sống xã hội thì sự phân biệt rõ ràng và rất… thực tế. Khi đó những hành động của hệ thống cầm quyền không lưu tâm và thậm chí không cần biết luật pháp là gì, quyền bình đẳng là thế nào.

Hãy nhìn vào bất cứ một tờ Sổ Hộ khẩu hoặc Giấy Chứng minh Nhân dân của người dân Việt Nam, người ta sẽ thấy rất rõ những thông tin mà nhà nước quan tâm như Tôn giáo, Dân tộc… Điều đó không có nghĩa là nhà nước chỉ cần để biết mà trên thực tế, đó là sự phân biệt hẳn hoi. Bởi bất cứ đi đến đâu, từ anh dân phòng đến chị phòng thuế, đều có thể biết rõ tông tích tôn giáo của từng cá nhân. Mà với chế độ cộng sản Việt Nam trước đây, thì con người mang tôn giáo được coi như một thứ “trọng tội”.

Thế nhưng, không chỉ các thông tin trên tờ CMND hay hộ khẩu mới thể hiện sự phân biệt đối xử theo Chủ nghĩa lý lịch, mà cả  hệ thống cầm quyền đã nghiễm nhiên coi sự phân biệt đối xử là chuyện hiển nhiên.

Đất nước trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và đã trải qua nhiều chế độ khác nhau. Ở mỗi chế độ, đều có những tầng lớp đảm nhiệm những chức vụ, những công việc của nó. Thế nên khi sang chế độ cộng sản, việc phân biệt đối xử đối với các thành phần, tầng lớp không được cộng sản ưu tiên thì đó là tai họa đối với phần lớn những người “không may” rơi vào những tầng lớp người, những tôn giáo mà nhà cầm quyền Cộng sản không ưu ái.

Điều thấy rõ nhất ở chủ nghĩa lý lịch, ngoài phân biệt đối xử với các thành phần, tầng lớp gọi là giai cấp, thì việc phân biệt đối xử với tôn giáo càng hết sức trầm trọng và có hệ thống.

Trừ những nhóm tôn giáo bị nhà nước lũng đoạn, khuynh loát, còn lại, hệ thống tôn giáo chân truyền và độc lập, là những đối tượng bị phân biệt nặng nề, nhất là Công giáo.

Có thể nói, trong hệ thống cầm quyền hiện nay với 11.118 xã, phường cho đến cấp Huyện, Tỉnh, Thành phố và Trung Ương với đội ngũ công chức lên đến hàng triệu người, thì trong đó không hề có bóng dáng một người công giáo chân chính nào. Ngoài ra, lực lượng công an đông nhung nhúc hiện nay, ở đó không có chỗ cho người công giáo. Còn trong quân đội, người công giáo muôn đời  chỉ là anh lính trơn. Trong khi đó số giáo dân chiếm 1/10 dân số Việt Nam.

Bởi điều kiện đơn giản nhất, tối thiểu nhất để được làm một chức vụ nào đó, dù rất nhỏ, họ đều phải trở thành Đảng viên cộng sản, một tổ chức theo chủ nghĩa Mác vô thần – Điều này, đồng nghĩa với việc những người đó buộc phải từ bỏ tôn giáo họ đang theo.

Một thời gian rất dài, những học sinh, con em công giáo đến trường bị phân biệt đối xử thậm tệ. Sự phân biệt đó không chỉ ở những ánh mắt, lời nói, sự xúc phạm ngang nhiên của thầy giáo, bạn bè về tôn giáo các em đang theo, không được thực hiện các nghi lễ tôn giáo, nghỉ ngơi những ngày lễ buộc… mà ngay trong chương trình đào tạo, những sự chống đối, nhục mạ niềm tin người có tôn giáo nghiễm nhiên được đem ra sử dụng. Thậm chí, những năm trước đây, khi làm hồ sơ thi Đại học, học sinh công giáo và các tôn giáo khác đều được hướng dẫn ghi vào phần Tôn giáo: Không. Ban đầu, học sinh chỉ hiểu rằng ghi như vậy nhằm mục đích là để được dễ dàng hơn trong việc học tập trong môi trường đại học và chuyên nghiệp vốn kỳ thị tôn giáo nặng nề. Thế nhưng, mãi cho đến sau này, người ta vẫn khó hiểu vì sao lại có chuyện đó. Có thể có một nguyên nhân  khác, là trên con số thống kê chính thức, số lượng người mang tôn giáo  giảm đi đáng kể theo những người vào cơ quan nhà nước?

Chính vì thế mà đã xảy ra chuyện hài hước là một linh mục công giáo ở Giáo phận Vinh được ghi trong hồ sơ của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ở mục tôn giáo: Không.

Ở đất nước Việt Nam, cái được xác định với cái tên nửa dơi, nửa chuột là “Nhà nước pháp quyền XHCN” dưới “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” và qua đó, sự phân biệt đối xử bằng chủ nghĩa lý lịch trầm trọng trong đời sống xã hội.

Từ chuyện ưu tiên tội phạm đến ưu tiên kiến thức

Chủ nghĩa lý lịch không những chỉ tác động đến những việc phân biệt đối xử, bố trí công việc, cất nhắc trong xã hội, mà chủ nghĩa lý lịch còn tác động đến những vấn đề trầm trọng hơn như tội phạm và thi cử.

Trong rất nhiều phiên tòa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản, các gia đình có công với cách mạng, gia đình cán bộ, quan chức, các tội ác đều được giảm nhẹ mức hình phạt một cách đáng ngạc nhiên.

Người ta dần dần không thấy lạ, khi ba nông dân trộm một hai con vịt thì bị phạt tù 13 năm. Trong khi quan chức cộng sản tham nhũng, hối lộ, phá hoại hàng ngàn tỷ, thậm chí là cả chục ngàn tỷ đồng của nhân dân thì chỉ “chịu trách nhiệm chính trị” rồi thôi. Hình như, cái việc “chịu trách nhiệm chính trị” nó quan trọng và nguy hiểm hơn cả việc tù đày, chết người của người dân?

Như vậy, điều đó có nghĩa là cùng một hành động tội ác, thì những người  có công, có lý lịch tốt được ưu tiên mức án nhẹ hơn. Có nghĩa là tội ác được ưu tiên hơn, dung túng hơn cho những người “Có công với cách mạng” có công với đảng và nhà nước?

Đó là sự tác oai, tác quái của cái gọi là chủ nghĩa lý lịch trong hệ thống pháp quyền hiện nay.

Không chỉ  có những lĩnh vực về đời sống xã hội, kinh tế, tội phạm được ưu tiên sử dụng chủ nghĩa lý lịch, mà việc thi cử bổ nhiệm gần đây cũng đã dần dần lột trần sự vô lý đến buồn cười của sự tác động này. Đó là việc ưu tiên điểm thi tuyển vào trường Đại học (!)

Điều ai cũng biết, là kiến thức là điều chỉ có được trong quá trình học tập và tích lũy cho mỗi cá nhân. Để phục vụ xã hội trong những lĩnh vực nhất định từ khoa học kỹ thuật đến khoa học xã hội, điều cơ bản cần thiết là các cá nhân phải có một trình độ nhất định. Mà trình độ đó chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận, sáng tạo của mỗi người chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào cá nhân đó là ai, lý lịch như thế nào.

Thế nên, một nguyên tắc rất rõ ràng là kiến thức phải được sử dụng đúng với những yêu cầu khách quan của xã hội.

Một cây cầu, tòa nhà được thiết kế, xây dựng lên cần những yếu tố như sự bền vững, an toàn và tiết kiệm cần thiết. Điều này chỉ có thể được thực hiện bởi những người có trình độ nhất định, mà trình độ đó không phụ thuộc vào tiêu chí vì anh ta là “con của người có công” của quan chức hoặc thành phần ưu tú của đảng hay thuộc thành phần đảng không ưa. Bởi dù được thiết kế, thi công bởi những hạt giống đỏ đi nữa, mà trình độ kém, thì cầu vẫn sập và nhà vẫn đổ như thường.

Bởi lẽ chẳng có cái lý lịch nào thay được kiến thức con người.

Vì thế chẳng xã hội tiến bộ nào có thể chấp nhận nghịch lý là những sản phẩm đưa ra xã hội không đủ tiêu chuẩn vẫn cứ ngang nhiên tồn tại “bình đẳng” chỉ vì nó từ thành phần được ưu đãi.

Thế nhưng, những điều vô lý đo vẫn nghiễm nhiên tồn tại như một quy luật của riêng chế độ Cộng sản với chủ nghĩa lý lịch.

Những cuộc thi cử chọn người hiền tài, những phần tử con ông cháu cha, người có công, con thương binh, liệt sĩ, con quan chức… được ưu tiên thêm điểm và các điều kiện khác để vào các trường đại học.

Và điều gì sẽ xảy ra khi các sản phẩm con người được chọn từ những người kém về kiến thức nhưng được ưu tiên đó?

Hẳn nhiên sẽ có một lớp người với tấm bằng trong tay một cách tượng trưng để đưa ra xã hội, cộng với lý lịch “đẹp đẽ” rồi được đưa vào các cơ quan nhà nước, để rồi với kiến thức và trình độ ngu muội gia truyền, họ sẵn sàng phá nát đất nước không thương tiếc.

Con vua thì lại làm vua?

Khi mới cướp được chính quyền, trong các sách giáo khoa, luôn có những câu ca dao rằng thì là “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” nhằm tố cáo chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu. Rằng chế độ đó không có chỗ cho người dân dù tài giỏi và uyên bác đến mấy có chỗ để dung thân.

Thế nhưng, càng ngày, người ta càng thấy trong chế độ “XHCN ưu việt”, hiện tượng con vua lại làm vua ngày càng trắng trợn bất chấp dư luận.

…. (Những trường hợp điển hình…)

Như vậy, những thực tế của nhà nước cộng sản ngày nay, đã vả vào miệng những nhà tuyên giáo đã từng mạnh mẽ lên án chế độ thực dân phong kiến thối nát đã dung túng hiện tượng “Con vua thì lại làm vua”.

Có lẽ ngày nay, dưới “chế độ ưu việt” điều khác biệt hơn chế độ phong kiến ngày xưa là ở chỗ: Ngày xưa, cả nước chỉ có một vua, còn ngày nay, có một tập thể các ông vua mang cái thẻ đảng viên đỏ chót.

Và chủ nghĩa lý lịch đã thành công trong việc tạo nên hiện tượng xã hội quái đản này.

Phải chăng, đó cũng là đặc thù của “chế độ mới, chế độ ưu việt” luôn rêu rao: “Mọi người đều bình đẳng”?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

The post Chính Sách Lý Lịch của Việt Nam appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Tác Giả: Tuấn Khanh – RFA – 23 Sep 2015

Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

giau ngheo

 

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển…  nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.

 

Người Việt rầm rộ làm giàu từ nhiều năm nay, tập bỏ quên mọi thứ khác chung quanh mình, mà tưởng chừng miếng cơm manh áo no đủ sẽ giải quyết tất cả, nhưng mọi thứ lại không phải như vậy.

 

Chưa bao giờ người Việt ào ạt in và ngấu nghiến đọc những công thức dạy làm giàu, dạy thành đạt như bây giờ. Thậm chí liều thuốc cường dương dựng đứng giấc mơ thành đạt của Mã Vân (Jack Ma) cũng được nhắc đi nhắc lại như một kim chỉ nam “quá 35 tuổi mà còn nghèo là tại bạn”. Thế nhưng những phong trào uống, chích các loại thuốc như vậy không hề có việc ghi chú chống chỉ định rằng việc thành đạt nóng, phải giàu có cho bằng được đôi khi cũng tạo ra loại ác thú núp kín sau bộ mặt niềm nở với đồng loại của mình.

 

Rất nhiều người trẻ ở Việt Nam muốn nhanh giàu có, nên đã bơm hoá chất vào heo gà và rau xanh, hoặc trở thành những kẻ cướp máu lạnh. Tệ hơn nữa là những kẻ luồn lách và làm giàu bằng gian lận và tham nhũng tiền thuế của nhân dân. Làm giàu và khoe giàu đã trở thành một tín chỉ quan trọng để vuơn lên, leo vào một chuồng trại khác trong xã hội Việt Nam hôm nay. Già hay trẻ cũng vậy! Sự tôn thờ vật chất đã có rất nhiều ví dụ đau lòng như con giết cha mẹ để lấy nhà, lấy đất cho đời thụ hưởng.

 

Nhưng rồi sự giàu có đó, sự tách biệt hãnh tiến đó bất chợt vỡ toang như những chiếc bong bóng xà phòng khi cơn mưa đem lụt lội đến. Họ nhận ra rằng mặt bằng cuộc sống không an sinh, không có gì cân bằng với giáo dục. Môi trường, an ninh… Mọi hợp đồng bảo hiểm chỉ là trò tận thu chứ không hề cứu rỗi lúc tai ương. Mọi lời hứa vĩ đại trôi qua năm tháng, chìm vào hiện thực. Tương tự  như sự kiện “ngày đen tối” của thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc, trong tháng 9/2015 với gần 10 tỷ USD bốc hơi trong vài ngày, đã nhắc khéo rằng dường như mọi lâu đài đang được dựng lên bằng ảo tưởng của một đám đông, và bằng thực tế đáng giá của một vài kẻ đứng sau cánh gà.

 

Một chị bạn để dành được ít tiền sau những năm dài vật lộn mưu sinh, đã gọi hỏi tôi rằng có cách nào đưa con đi du học nước ngoài thật nhanh. Khi tôi hỏi lý do vì sao chị gấp gáp như vậy, thì câu trả lời – không phải của riêng một người – rằng chị cảm thấy lo lắng và muốn đưa con đến một môi trường sống và giáo dục tốt hơn. Một thế hệ mới của người Việt đang tự cào cấu với khát vọng đổi thay cuộc sống của mình nhưng bất lực, nên đành chọn cách chạy đi?

 

Câu chuyện của chị bạn xảy đến cùng lúc với tin những học trò nghèo ở Huế chưa đóng được học phí bị bêu tên dưới cột cờ. Công ty Tôn Hoa Sen kêu gọi từ thiện nhưng chặn nguồn nước của dân thiểu số ở Đạ Mri đế ép lấy đất. Công ty Tân Hiệp Phát thì thay vì xin lỗi người tiêu dùng, bãi nại cho người tố cáo sản phẩm lỗi bị gài bẫy đi tù… thì thay giám đốc người nước ngoài để rửa mặt. Và ở Hà Nội, quan lại chia nhau cai trị trong họ hàng của mình ở huyện Mỹ Đức.

 

Đã có bao nhiêu người Việt đang gắng làm giàu, chỉ để tìm cách cho mình hay con em mình rời xa quê hương? Chắc không ít, và cũng chắc chắn không phải là một khuynh hướng tạm thời.

 

Nhan nhãn trên các trang báo, cũng như tin nhắn rác, là các dịch vụ môi giới đầu tư hay học nghề… ám chỉ việc ra đi, định cư ở nước ngoài. Một người bạn làm công việc này cho biết lượng người gọi vào, tìm hiểu, làm đơn hay hy vọng đang tăng đến mức kinh ngạc, thậm chí diện EB-5 của Mỹ, đòi hỏi phải có ít nhất 500.000 USD cũng vậy . Trong các bài phóng sự đuợc dịch từ báo nước ngoài cho thấy người Trung Quốc làm ra tiền đang ùn ùn tìm cách chuyển tài sản ra khỏi nước hoặc tìm cách di cư sang các nước phương Tây. Chỉ tính trong 10 năm, từ năm 2000 đến 2011, Trung Quốc đã chảy máu hơn 3.500 tỷ USD do người giàu Trung Quốc chuyển ra ngoài.

 

Chưa có con số thống kê nào về người Việt Nam nhưng tin tức vẫn hay hé mở cho biết các đại gia Việt luôn trong thế “an toàn” khi tất cả nhà cửa, tài sản, gia đình… được sắp xếp ở Mỹ, Canada… thậm chí ở ngay Singapore. Cũng như người Trung Quốc, họ đã cố gắng làm giàu bằng mọi cách trên quê hương mình nhưng không chọn tồn tại ở nơi đó. Điều này có ý nghĩa gì?

 

Có cái gì đó thật khó nghĩ về cách vồ vập muốn làm giàu của người Việt hôm nay, kể cả cách sau đó họ che mặt ra đi, bất chấp Việt Nam vẫn đang sáng rực tên trên các bản tin bình chọn là một trong những quốc gia hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới.

 

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân, đời thật đẹp với những chùm khế ngọt.  Nhưng dường như một lớp người Việt hôm nay không chỉ tranh nhau hái trái, đốn hạ cây mà âm mưu sở hữu bán cả mảnh đất cha ông đã trồng cây để đầy túi. Nhưng lạ thay, sau đó họ lại lặng lẽ  gói ghém ra đi thật xa. Người Việt đang cố gắng làm giàu thật nhanh rồi như vậy, vì sao?

 

Xin đừng ai trả lời. Đừng nói một lời nào cả. Chúng ta hãy cùng lặng im và suy ngẫm.

 

 Tuấn Khanh

 

The post Người Việt cố giàu lên, để làm gì? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Lương Thiện Giả Vờ ???

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Cái giá của lương thiện giả vờ.

Tác Giả: Cánh Cò – RFA – 22 Sep 2015

Đã từ lâu, cả nước biết các công bộc của dân tuy lương không đủ ăn nhưng nhà cửa tài sản lại không chỗ chứa. Điều nghịch lý này chỉ khó hiểu đối với người dân chất phác nhưng đối với người nhanh nhạy làm ăn hay theo dõi thời sự thì không khó nhận ra: tất cả đều đến từ tham nhũng.

Lớn tham nhũng lớn còn nhỏ tham nhũng nhỏ. Ngay một anh dân phòng cũng tham nhũng được thì nói chi tới công an, chủ tịch hay bí thư lớn bé?

tham nhung

Đọc báo thấy nhà nước cứ theo đuôi Trung Quốc, cho họ thắng thầu hết gói này tới gói nọ, hết công trình lớn tới công trình nhỏ. Hầu như công ty Trung Quốc có mặt khắp chốn Việt Nam. Có người thở dài cho là Hội nghị Thành Đô vẫn còn tác dụng, có người lại nói Việt Nam sợ chiến tranh, trót hứa hẹn rồi nên nay phải cưỡi cọp leo xuống thì bị nó vồ. Cũng có các chuyên gia nóng mặt chỉ ra nguyên nhân tại sao các cấp lớn nhỏ đều quỵ lụy Trung Quốc không phải bất cứ lý do nào vừa nêu nhưng chung quy bởi Trung Quốc biết hối lộ và sự hối lộ đã thành truyền thống của bất cứ nhà thầu nào.

Còn Việt Nam thì cũng có…nhu cầu ăn hối lộ, do đó bánh ít đi bánh quy lại là điều dễ hiểu xưa nay.

Hối lộ lớn, nghiêm trọng xảy ra phổ biến nhất là từ các gói ODA và nhà thầu. Chính phủ toàn quyền mở thầu và hầu như gói thầu nào cũng đã biết trước người thắng cuộc. Họa hoằn lắm mới có những gói thầu được các công ty uy tín Nhật, Mỹ hay EU thắng và chắc chắn một điều khi người thắng không phải là nhà thầu Trung Quốc thì người thua là …nhà nước Việt Nam.

Số tiền lại quả theo các chuyên gia uy tín tính toán thường là không dưới 30% cho người đứng sau các gói thầu. Nhà thầu chấp nhận trả lại quả cao như vậy vì họ biết rằng sau đó có thể điều chỉnh giá mà không gặp trở ngại nào bởi lẽ người ký tờ giấy cho phép thầu cũng sẽ là người ký tiếp những loại giấy tờ khác.

Vòng tròn làm ăn ấy được bảo vệ kín mít như luật im lặng của mafia. Nếu không may lộ ra bên ngoài thì kỹ thuật che chắn thường giống nhau như hy sinh tốt thí nào đó để một thời gian thì mọi chuyện bị chôn vào quên lãng.

Người dân có thể trầm trồ khi thấy gia đình lãnh đạo giàu có vượt bậc mà không cần tìm hiểu sâu hơn mặc dù manh nha biết được với số lương ơi hỡi của ông lãnh đạo thì không cách gì giúp cho gia đình ông vượt ngưỡng “nghèo” một cách ngoạn mục như vậy.

Các ông khác xếp hàng theo chân lãnh đạo và mọi sự như “tiền định” Bộ chính trị đã quyết mỗi anh giàu một cách, mỗi anh hùng cứ một lĩnh vực miễn sao cùng dắt tay nhau thật chặt, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết như lời bác Hồ dạy.

Cho tới ngày Mỹ chấp nhận dẫn độ một trùm tham nhũng Trung Quốc trở về Bắc Kinh đi thì hình như đã làm sợi dây đoàn kết ràng buộc ít nhiều nới ra, nới có nghĩa là đã rúng động tận trung tâm quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam. Không có gì không thể và một lúc nào đó những cán bộ giàu có hôm nay sẽ bị dẫn độ, trục xuất trở lại Việt Nam như Dương Tiến Quân của Trung Quốc vào ngày 20 tháng 9 này.

Dương Tiến Quân là cựu giám đốc công ty Minghe ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc. Ông bị truy nã vì tội “đưa hối lộ” và “tham nhũng”.

Dương đã trốn sang Mỹ từ năm 2001 và sống ở đây 14 năm. Ông này đứng đầu danh sách 100 nghi phạm tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài đang bị Bắc Kinh truy nã.

Đừng vội cho rằng Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau vì Mỹ sẽ không bao giờ dẫn độ một cán bộ tham nhũng trở về Việt Nam đâu mà mơ. Dĩ nhiên rồi, Việt Nam không có vụ đả hổ diệt ruồi. Việt Nam làm ăn chia chác chặt chẽ và rất tôn trọng luật im lặng. Trong trường hợp hiện nay thì đúng nhưng ở thì tương lai thì lại sai hoàn toàn.

Hãy nghĩ tới kịch bản Việt Nam thay đổi chế độ (vì cộng sản chắc chắn sẽ không vĩnh viễn làm mưa làm gió mãi tại Việt Nam) khi một thể chế mới nắm quyền, kể cả phe này trong đảng chiến thắng phe kia, thì sẽ có cuộc bỏ chạy của cán bộ sang nước ngoài trước đó một thời gian ngắn. Đích tới là Mỹ và các nước EU nơi cán bộ hiện nay đã cài cắm tiền bạc, người thân của họ từ lâu. (Chú thích của GNA: Đó là lý do chính tại sao DCS sẽ không bao giờ cho phép ‘thay đổi chế độ’, dù phải ‘sinh Bắc tử Nam’)

Tuy nhiên khác với những cuộc tị nạn chính trị trước đây 4 thập niên, lúc ấy lo rằng không có cánh cửa nào mở ra cho họ, ngoại trừ những anh chàng lém lỉnh thấy trước tương lai u tối của đảng mà đã núp sâu trong những vùng đất hứa này.

Núp sâu cỡ nào rồi cũng phải chường ra, bởi FBI lúc ấy sẽ đặt hồ sơ của những thành phần này lên bàn và biện pháp trục xuất chúng về Việt Nam theo yêu cầu của chính quyền mới không phải là không thể.

Họ phải bị mang về Việt Nam trả lời nguồn tiền của họ đã móc được từ đâu. Những ai là đồng bọn và tài sản nào còn che dấu. Chính quyền mới lúc ấy đủ chính danh để làm những công việc bình thường của một quốc gia độc lập và lúc ấy không khó lắm để thấy tương lai của những kẻ đang nhởn nhơ tại nước ngoài với những bó đô la bất chính hiện nay.

Thấy người mà ngẫm đến ta là câu mà ông bà luôn luôn đúng. Tuy vậy chỉ ngẫm mà không làm thì hậu quả cũng sẽ khó lòng khác với Dương Tiến Quân.

Mà làm gì được bây giờ khi tay đã trót nhúng chàm quá lâu, quá sâu. Màu chàm đã ăn vào tới óc thì làm sao che dấu? Ngay cả khi sang tới Mỹ người ta vẫn thấy lóng lánh màu chàm trên từng viên hột xoàn bóng lưỡng. Thói tật con người là không thể giữ được yên lặng mà phải khoe của, cho dù là của nả bất chính. Đồng tiền chiếm đoạt từ xương máu tiền nhân khiến kẻ sở hữu nó mù quáng và chủ quan. Ngay cả cái chết trước mắt họ cũng khó kềm hãm lòng hưng phấn trước những xấp đô la quá dày trong tủ.

Có bao nhiêu con cháu cán bộ mang tiền hối lộ sang Mỹ? Có bao nhiêu kẻ lận lưng hàng triệu đô la chạy sang đây như những kẻ làm ăn lương thiện?

Sự lương thiện giả vờ ấy khó lòng che mắt được người dân, nhất là những người Việt tha hương khắp thế giới bởi vì họ quá kinh nghiệm trên đường chạy trốn lịch sử. Lương thiện trên đồng vốn bất lương thì làm sao tồn tại?

Cánh Cò Blog

The post Lương Thiện Giả Vờ ??? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới