Tin tức Việt

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Giới Trẻ Việt Nhìn Từ Silicon Valley

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Giới Trẻ Việt Nhìn Từ Silicon Valley

Alan Phan

27 Aug 2015

silicon 2

 

Sau cuộc họp thân hữu ngày 23 tháng 8 vừa qua ở San Jose, một nhóm bạn trẻ mời tôi ăn tối và khoảng 20 người bỗng nhiên cùng nhau đàm thoại trong một diễn đàn impromptu. Sau đây là vài đoạn thú vị ghi âm từ một Iphone:

……..

“Khi viết bình luận và điều hành Góc Nhín Alan (GNA), bác có bị chính quyền Việt gây nhiều phiền hà?”

“Thực ra chỉ từ những comments của các ông bà Dư Luận Viên. Họ gọi bác bằng đủ mọi danh từ, rất quen thuộc với luận điệu của CS, …phản động, mất gốc, chạy theo tư bản, chỉ chém gió, chưa đóng góp gì cho VN….và điều khôi hài là họ đều sao chép lại theo một  nguyên bản ngây ngô từ một quan chức tuyên truyền thiếu rất nhiều kiến thức. Câu comment phổ thông nhất là sao lúc này GNA toàn đăng bài về chính trị của các tác giả khác; sao không chỉ nói đến các đề tài kinh tế. ….

Chúng tôi theo dõi contents của GNA gần như thường trực: bài về kinh tế chiếm khoảng 50%, về xã hội văn hóa tư duy khoảng 40% và chỉ 10% có đụng đến các vấn đề chính trị trong đó một vài bài là nhậy cảm với quan điểm “lề đảng” của nhà nước. Các bài ít người đọc nhất là kinh tế và các bài phổ thông nhất với đọc giả là các bài “chính trị” theo lề dân này. Nếu chỉ muốn câu views và tạo nên lượng đọc giả khổng lồ, chắc GNA chỉ nên đăng những bài thuộc loại nhậy cảm. Tuy nhiên đây không phải là mục tiêu của GNA.”

“Bác có cả các số liệu về lượng người đọc từng bài một hay từ còm sĩ một?”

“Thực ra, Amazon (server host), Google, Twitter và Facebook có rất nhiều chi tiết thú vị. Những ông bà Dư Luận Viên gần như không hề đọc các bài về kinh tế hay xã hội nếu không liên quan đến việc phê bình chính quyền hay quan chức. Họ chỉ tập trung comments và chửi bới vào vài bài đụng chạm. Các IP họ dùng đều có chung một địa chỉ, chứng tỏ họ làm việc tại một cơ quan độc nhất của đảng hay nhà nước, và các thông tin cá nhân của họ đều được ngụy tạo…Nói chung, họ có thể làm người đọc comments khó chịu, nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến quan điểm của ai. Với bác, đó chỉ là một cách kiếm tiền lẻ tội nghiệp… ”

………

“Bác nghĩ thế nào về giới trẻ Việt Nam tại Silicon Valley, cái nôi của công nghệ IT Mỹ?”

“Bác đến đây rất nhiều lần suốt 40 năm qua, gặp gỡ, hội thoại, làm ăn…với nhiều chuyên viên, nhà đầu tư, sáng lập viên doanh nghiệp (đã thành công hay thất bại)…. Sự thay đổi thần kỳ của khu vực cũng như ảnh hưởng của IT trên kinh tế, xã hội toàn cầu là một phép lạ. Tuy nhiên đây là lần đầu bác có sự tiếp xúc sâu rộng với giới trẻ Việt Nam. Tổng quát, bác thấy các bạn cũng mang nhiều bản sắc của những giới trẻ khác, từ Âu qua Á, lớn lên và mưu sinh trong một môi trường đặc thù của sáng tạo và cạnh tranh. Ngoài một mức sống cao hơn nhờ thu nhập, giới trẻ nơi đây biết chấp nhận rủi ro nhiều hơn, lạc quan và năng động hơn, có những đam mê mạnh hơn các bạn trẻ ở các vùng khác. Giới trẻ Việt đi chậm hơn các đồng nghiệp từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu…vì hoàn cảnh, nhưng bác tin là các cháu sẽ bắt kịp các cộng đồng thiểu số khác trong vòng 10 hay 20 năm nữa…và sẽ thể hiện cái thông minh cốt lõi của dân tộc..”

Tướng Lê Bá Hùng

Tướng Lê Bá Hùng

……“Giờ bác hỏi lại các con: nhìn lại giới trẻ đang còn sống ở Việt Nam, các con thấy có những gì khác biệt..?”

“Cho con trả lời. Con vừa qua mới có 6 tháng, fresh off the boat, nên xin phân tích vài điểm:

Khác biệt lớn nhất là tư duy, suy nghĩ…từ khi đến Mỹ. Hồi ở Việt Nam, gia đình con loại trung lưu, bố là công chức cao cấp, nên con chỉ lo đi học và chơi, không gì để thắc mắc. Học kiểu Việt Nam thì có lẽ chỉ cần vài ngày trước khi thi cử, rồi tìm cách mua đề thi, chạy chọt…nên con lấy bằng Cử nhân mà gần như không biết một điều gì nhiều về lĩnh vực tổng quát hay chuyên môn. Có rất nhiều thì giờ rảnh để cà phê, nhậu nhẹt, facebook  và phá phách xóm làng.

Qua đây, bù đầu vào các homework rồi tham khảo, đọc cả chục cuốn sách mỗi tuần…để bắt kịp bạn học. Có thể nói là thở cũng không có thì giờ…

Hiện tại đã vậy, suy nghĩ về tương lai ở Việt Nam gần như không có. Mọi thứ tùy thuộc vào cha mẹ, từ chuyện làm hộ khẩu, mua cái nhà, kiếm việc làm khi ra trường, lấy vợ…mình thật thụ động, ích kỷ và vô cảm trước mọi diễn biến xẩy ra chung quanh. Còn những đám bạn nghèo, kém may mắn, thì con không thich đàn đúm với chúng, vì thấy bọn này…tuyệt vọng quá.

Qua Mỹ, con bắt đầu biết sống và suy nghĩ trong độc lập, không đổ thừa những thiếu sót, ngu xuẩn của mình vào tình thế hay số phận…rất lạc quan khi nghĩ là tương lai ra trường sẽ có cơ hội để thi thố tài năng, xây dựng cho mình một cuộc sống ý nghĩa. Ngoài sự nghiệp, con cũng bắt đầu thông cảm hơn với những người thua kém, sẵn sàng giúp họ nếu cần.

Khác biệt lớn thứ hai là kiến thức. Lúc ở Việt Nam, con tin vào những tuyên truyền dậy ở trường từ bé…rồi lập đi lập lại mỗi ngày ở các loa phường, miệng cha mẹ bà con, TV, báo chí…nên đúng là một cháu ngoan bác Hồ kiểu mẫu.

Qua Mỹ, chỉ cần 1 tháng lên mạng với Google không bị tường lửa, con nhận ra sự dối trá trắng trợn của những kiến thức mà người dân bị nhồi sọ suốt 70 năm. Cứ mỗi đề tài, mỗi một ông thánh được suy tôn…chỉ cần đọc 100 bài với đủ góc cạnh, sẽ thấy rõ cái chân tướng ghê tởm…của mọi thứ đã ô nhiễm đầu óc con khi còn trong nước.

Lúc này, gần như con không còn liên lạc với bạn bè cũ trong nước. Chúng quả là ngu hơn lợn”

Tỷ Phú Hoàng Kiều

Tỷ Phú Hoàng Kiều

……..

“Còn ai có thêm ý kiến về các khác biệt giữa lớp trẻ ở đây và ở nhà?”

“Con xin tiếp lời bạn N… Con thấy ở đây, ai cũng có những toan tính về sự nghiệp trong ngành mình học và đam mê. Họ sẽ có cơ hội thực hiện giấc mơ Mỹ của họ, nếu đủ khả năng, ý chí và may mắn. Như câu thành ngữ …the sky is the limit…Còn ở Việt Nam, nhiều người bạn cũng có giấc mơ và toan tính, nhưng sự thực hiện gần như là hoang tưởng. Không có quan chức hay thế lực chính trị, không có tiền gối đầu khởi nghiệp, không có công nghệ đặc thù, không có sản phẩm hay thị trường…thì chuyện thành công như các đồng nghiệp IT bên này…đúng là lấp biển vá trời”.

“Cho con đóng góp. Con thấy những khác biệt lớn lao đã ảnh hưởng những hệ quả mà bạn N…và T… nói ra, có nguyên do từ 3 yếu tố: môi trường sống, cơ chế pháp quyền và văn hóa truyền thống.

Môi trường sống khiến con người thấy nghèo hèn, tự ti vì thua kém, chật vật với từng bữa ăn, thiếu tiền thường trực nên luôn nợ nần, cầu xin. Cái nghèo là một thảm họa và người dân Việt bình thường, không phải COCC, bị vùi xuống bùn đen, khó mà có tư duy hay kiến thức của xứ sở tự do mà bạn N…đã nói. Thêm vào đó, ô nhiễm thực phẩm, không khí, ngập lụt, rác thải… đã làm cho môi trường không thích hợp cho cả loài chuột bọ…

Yếu tố thứ hai là một cơ chế quyền lực không khoan dung, với một chính quyền không chấp nhận bất cứ một khác biệt nào. Mọi hành xử trong kinh tế, xã hội, chính trị…đều đã được sắp xếp giữa các “đầy tớ” và không một ông bà chủ nào ngoài băng đảng có thể xía vào.Trong cái cứng ngắc, thô thiển như vậy, không một sáng tạo nào có thể sinh sản; như cây xanh trên sa mạc.

Sau cùng, văn hóa truyền thống Việt Nam đã bị chôn sống từ bao giờ, 70 năm tại miền Bắc và 40 năm tại miền Nam. Chỉ còn lại một văn hóa suy đồi, trì trệ…và những thói quen dối trá và dốt nát đẻ ra từ lối giáo dục nhồi sọ. Bạo lực hiện diện trong mọi tầng lớp xã hội. Các giới trẻ thì theo gương những con sâu đầu đàn: tham nhũng, thủ đoạn, hèn hạ; trên thì nâng dưới thì đạp…làm thế nào mà một người lương thiện có thể tìm nổi một đời sống ý nghĩa như mơ mộng?”

“Con xin tiếp lời cùng 3 bạn trên. Thực ra, cốt lõi của vấn đề là Việt Nam đang bị Trung Quốc đô hộ trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự. Gộng kềm của thực dân Tàu còn mạnh hơn thực dân Pháp rất nhiều; và sau kinh nghiệm về việc đánh thắng Pháp, nhà cầm quyền của 2 nước đã tiết lọc những bài học rất tinh vi, để cầm chắc không người Việt nào có thể phản kháng chế độ mà không bị trừng trị. Sự kết hợp chặt chẽ của 2 đảng cầm quyền tại đây chỉ có thể gia tăng sự lệ thuộc vào tương lai, không thay đổi được, trừ khi một hay hai đảng sụp đổ trước”.

……..

“Bác nghĩ thế nào về sự sụp đổ này? Liệu có là hoang tưởng?”

“Theo suy nghĩ cá nhân của bác và sau khi nghiền ngẫm khá nhiều về các quốc sách cai trị dân qua lịch sử Âu, Á…bác nhận ra một điều. Dù các đảng Cộng Sản châu Á đã đem lại nhiều hệ quả tang thương và khốc liệt cho đời sống của người dân thường, nhưng bộ máy cai trị của họ vô cùng hữu hiệu và sắc bén trong việc cướp giật, nắm giữ và bảo vệ quyền lực cũng như quyền lợi của băng đảng CS. Đỉnh cao của nghệ thuật cai trị phải là gia đình Kim của Bắc Triều Tiên.

Khác với triết thuyết của Machiavelli hay Tôn Tử, các nhà cầm quyền của 3 quốc gia CS còn lại tại châu Á (Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên) đã áp dụng một quốc sách pha trộn giữa chính trị và tôn giáo, để sự đàn áp khống chế mọi người dân hoàn toàn tự nhiên và tuyệt đối. Bầy cừu này ngoan ngoãn nằm trong sự kiểm soát của bộ máy với niềm tin là thần thánh đang cứu giúp họ. Họ tin rằng mình may mắn với một định mệnh quá tuyệt, như câu tuyên truyền, ‘mở mắt dậy là muốn làm người Việt Nam’ câu nói nổi danh, từ một ‘tư tưởng’ rực rỡ của thời đại. Dù là Internet và những chuyến lữ hành ngoài quốc gia có làm sáng mắt vài người, nhưng ‘tư tưởng rực rỡ’ cũng như tường lửa, roi vọt trừng phạt và 70 năm quen làm cừu…đã khiến phần lớn người dân nuốt trôi sự thật và sẵn sàng sống chết với giả dối…

Bác nghĩ các nhà nghiên cứu sử học sẽ có quá nhiều dữ liệu trong tương lai để giúp chúng ta hiểu thêm về hiện tượng này.”

……….

“Còn suy thoái kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam? Ảnh hưởng của chúng sẽ ra sao trên đời sống người dân?”

“Dĩ nhiên là thu nhập của họ sẽ giảm, tiền dành dụm có thể mất vài giá trị…nhưng thói quen tiêu dùng và ăn nhậu chắc cũng không thay đổi nhiều. Từ bia Heineken xuống bia hơi, từ thịt bò xuống khô mực thì cũng OK với đa số dân thành thị. Còn những hộ nghèo ở làng mạc xa xôi, suốt ngày chỉ khoai sắn, côn trùng ếch nhái…thì chắc cũng không gì nhiều để mất. Riêng với các quan chức và đại gia đỏ, đây là khúc ngoặt của ván bài sinh tử. Tranh chấp quyền lực và lợi ích sẽ gia tăng vì miếng bánh thu nhỏ lại. Nhiều người sẽ mất tài sản và mạng sống nếu không cẩn trọng; và vài người sẽ biết nắm bắt cơ hội mới để tăng quyền lực hay giàu hơn.   

Nói chung, trong 2015, bác đoán là các chính quyền Trung Quốc và Việt Nam sẽ dùng dự trữ ngoại hối, ngân sách…để ổn định tình thế tạm thời cho nên không có nhiều biến động. Nhưng sau đầu năm 2016, những phương tiện và giải pháp không còn thích hợp, nên họ phải buông tay để thị trường khống chế. Đây là khởi đầu của một chu kỳ suy thoái toàn cầu…ảnh hưởng không lớn lắm trên kinh tế Âu Mỹ; nhưng có thể rất khó khăn với các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.”

Hoa Hậu Mỹ-Á Jennie Chung

Hoa Hậu Mỹ-Á Jennie Chung

……..

“Trước khi chia tay, bác cho các con ý kiến là có nên đem tiền về Việt Nam đầu tư? Nếu không, đâu là nơi lý tưởng nhất.?”

“Như bác chia sẻ trong buổi họp mặt, Việt Nam có rất nhiều cơ hội dành riêng cho những ai có quan hệ đặc biệt với quyền lực. Việc kiếm tiền nhanh và nhiều gấp trăm lần Mỹ là điều rất khả thi. Nhưng với những bạn không có hoàn cảnh hay có tư duy chụp giựt, thì làm ăn ở Việt Nam là một hành trình trắc trở và gian nan vô kể. Phải biết chịu đựng và có một tình yêu quê hương mù lòa.

Với bác, kinh doanh là một động thái hoàn toàn độc lập với cảm xúc. Cần đam mê nhưng cũng cần phân biệt lợi hại, lỗ lời. Trong tình trạng bấp bênh hiện nay, bác sẽ ngừng lại mọi dự tính đầu tư và chăm chú vào việc phòng thủ cho dòng tiền còn lại. Các kinh tế lớn như Âu Mỹ, các blue chips như công ty đa quốc lâu đời…sẽ là điểm đến của bác.

Còn nếu muốn tìm chút cảm giác phiêu lưu, Mexico hiện nay là môi trường phát triển tốt nhất cho FDI”.

…….

Alan Phan và các bạn

 

The post Giới Trẻ Việt Nhìn Từ Silicon Valley appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Sự đáng sợ của nước Mỹ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Sự đáng sợ của nước Mỹ

 

Bài Diễn Văn Của Đại Tướng Lưu Á Châu (Chủ Nhiệm Chính Trị Lực Lượng Không Quân Của Quân Khu Bắc Kinh) – 19 Mar 2014

(GNA: Một bài viết cũ của Tướng Lưu Á Châu – Trung Quốc đăng trên Sina.com. Nhân ngày quốc khánh Việt, chúng tôi cho đăng lại để chúng ta cùng suy ngẫm)

we the people

 

Trong quá khứ, vì để giúp Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Hoa. Hai nước Trung Hoa – Mỹ không có xung đột vì lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động.

 

Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?

 

Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?

Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiến bộ nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.

 

Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói:  ”Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi. “Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: “Thưa thầy, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ.

Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.”

Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!”  Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông.

Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa.

 

Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người  đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo TQ vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn!

Vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.

 

- Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ.

 

Bi kịch của Trung Quốc chúng ta :phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có chức vụ, có chức vụ thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế:

1 -là họ không mắc sai lầm;

2 -là họ ít mắc sai lầm;

3 -là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai.

Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai.

 

Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia.

 

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.

Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa!

Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai sở hữu sẽ bị mất.

Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược.

Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao.

Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi.

Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất.

Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự.

Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi.  Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan.

Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.

 

Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ.

 

Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn:

Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.

Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc.

Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy.  Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố.

Đới Húc nói:

Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?

 

Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức. Đây là điều đáng sợ nhất.

 

Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.

 

Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.

Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân.

 

Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo.

Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù.

Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.

 

Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố.

Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này:

Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không? Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác.

Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc.

Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ.

Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Đại Tướng Lưu Á Châu

 

 

The post Sự đáng sợ của nước Mỹ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Cuộc Sống Của “Đầy Tớ” Kim Jong Un

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Cuộc sống riêng của Kim Jong-un

Theo Tuấn Vũ – KCNA – 29 Aug 2015

Du thuyền, đảo riêng, biệt thự rộng lớn cùng nhiều món đồ giá trị là một phần trong cuộc sống của lãnh đạo đất nước bí ẩn nhất thế giới.

kim un 1

Bức ảnh do hãng KCNA công bố tiết lộ du thuyền sang trọng của ông Kim. Ảnh: KCNA.

Kim Jong-un lên nắm quyền sau khi cha ông mất năm 2011. Kim không chỉ nổi tiếng với phong cách lãnh đạo mà còn được biết đến với thú vui xa xỉ.

Tuần trước, hình ảnh vệ tinh cho thấy 5 đường băng riêng, cạnh những dinh thự của ông Kim, đã xây dựng xong.

“Đường băng đặt gần các biệt thự của gia đình Kim, trong vành đai an ninh và cạnh ga tàu cá nhân từng được cố lãnh đạo Kim Jong-il sử dụng” Curtis Melvin, nhà nghiên cứu tại Viện Mỹ – Hàn Quốc, Đại học John Hopkins, cho biết.

Một trong các đường băng mới dài 500 m được xây trên bãi đáp trực thăng, cạnh biệt thự của Kim Jong-un ở thành phố cảng Wonsan. Đây là nơi ông Kim tiếp đón cầu thủ bóng rổ Dennis Rodman hồi tháng 9/2013.

Đường băng khác nằm gần khu cung điện rộng lớn, nơi đầu bếp người Nhật, Kenji Fujimoto, từng phục vụ cha ông Kim trong nhiều kỳ nghỉ hè.

Theo Telegraph, trong hơn một tuần nghỉ tại hòn đảo riêng của người quyền lực nhất Triều Tiên, ngôi sao bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) Rodman gọi ông Kim là “bạn tốt” và mô tả cuộc sống của người đàn ông này như “bữa tiệc cocktail 7 sao vô tận”.

“Hòn đảo giống Hawaii hay Ibiza, nhưng ông ấy là người duy nhất sống ở đó”, Rodman nói. “Khoảng 50-60 người vây quanh Kim mọi lúc, cùng uống cocktail và cười đùa vui vẻ. Nếu bạn uống một chai tequila, đó là loại hảo hạng. Tất cả mọi thứ bạn muốn, Kim đều có thứ tốt nhất

kim un 2

Nhà lãnh đạo Triều Tiên ngồi trên máy bay riêng. Ảnh: KCNA.

Theo Rodman, du thuyền dài gần 70 m của lãnh đạo Kim Jong-un lai giữa phà và thuyền Disney. Trước đó, ông Kim cũng được cho là dùng du thuyền xa hoa Princess 95MY dài gần 29 m du hành khắp nước trong vòng 10 ngày, NK News đưa tin. Du thuyền do hãng Princess Yachts, tập đoàn chuyên sản xuất hàng xa xỉ của Pháp LVMH, chế tạo. Mô hình 98MY là phiên bản cải tiến từ 95MY, ước tính trị giá 8,6 triệu USD vào thời điểm đó.

Phong cách sống của ông Kim còn được thể hiện trong loạt ảnh do hãng thông tấn KCNA công bố hồi đầu năm. Ảnh chụp lãnh đạo Triều Tiên trên máy bay cá nhân được chuyển đổi từ chiếc IL-62 có tên “Chammae-1″ thời Liên Xô cũ đi thị sát dự án xây dựng trong thành phố, theo Reuters. Trên ghế sofa bọc da màu trắng, ông đọc tài liệu từ bàn gỗ hồng sáng bóng cạnh gạt tàn pha lê, cùng lúc thưởng ngoạn khung cảnh qua cửa kính.

Lấy cảm hứng từ những ngày còn học ở Thụy Sĩ, ông Kim lệnh cho xây dựng một khu trượt tuyết “đẳng cấp thế giới” mở cửa năm ngoái. Kim từng đón giao thừa tại đây và mô tả sự hài lòng, bởi mọi thứ “không chê vào đâu được”, Telegraph cho hay.

Những khoản chi khác của Kim cũng bao gồm nhiều loại rượu thương hạng trị giá tới 30 triệu USD, đồ điện tử khoảng 37 triệu USD và đồng hồ đắt tiền giá 8,2 triệu USD, theo một báo cáo đệ trình với Quốc hội Hàn Quốc năm 2013

kim un 3

Khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới Masik Pass của Triều Tiên. Ảnh: EPA.

 

The post Cuộc Sống Của “Đầy Tớ” Kim Jong Un appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Một Nghị Quyết Đã Khiến Các Quốc Gia Thuộc Địa Được Trao Trả Độc Lập Mà Không Đổ Máu

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Một Nghị Quyết Đã Khiến Các Quốc Gia Thuộc Địa Được Trao Trả Độc Lập Mà Không Đổ Máu

Vào thập kỷ 50’s, Liên Hiệp Quốc là một cơ quan với rất nhiều quyền lực, ngay cả đối với các chính quyền cộng sản. Nhờ Nghị Quyết sau đây với sự đồng thuận tuyệt đối của Đại Hội Đồng, tất cả các thuộc địa của châu Âu, từ Á sang Phi, đã được hoàn trả quyền tự trị và độc lập. Các láng giềng của Việt Nam như Mã Lai, Indonesia, Brunei, Mayanmar…đều hưởng độc lập mà không phải gây chiến với thực dân. Riêng dân tộc Việt Nam, 6 năm trước đó, dưới sự lãnh đạo của ông Hồ và đảng cộng sản đã hy sinh hơn 600 ngàn sinh mạng để đánh Pháp dành độc lập. Có lẽ mình không biết kiên nhẫn như Mã Lai hay Indonesia?

united nations

Toàn văn:

TUYÊN BỐ VỀ TRAO TRẢ ĐỘC LẬP CHO CÁC NƯỚC VÀ CÁC DÂN TỘC THUỘC ĐỊA, 1960.

(Được thông qua theo Nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1/4/1960 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc).

Đại Hội đồng,

Lưu ý đến quyết tâm đã được các dân tộc trên thế giới tuyên bố trong Hiến chương Liên Hợp Quốc nhằm tái khẳng định sự tin tưởng vào các quyền cơ bản của con người, nhân phẩm và giá trị của con người, quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, đồng thời nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và các tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn với sự tự do rộng rãi hơn;

Nhận thức sự cần thiết của việc tạo ra các điều kiện cho ổn định và phồn vinh cũng như mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và sự tôn trọng rộng rãi và tuân thủ quyền con người và những tự do cơ bản dành cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo;

Thừa nhận sự khao khát cháy bỏng về tự do của các dân tộc phụ thuộc vào vai trò quyết định của các dân tộc đó trong việc giành được nền độc lập của họ;

Nhận thức rõ những xung đột đang tăng lên do sự chối bỏ hoặc những cản trở đối với con đường đến với tự do của các dân tộc này, đang gây ra sự đe dọa nghiêm trọng cho hòa bình thế giới;

Xét vai trò quan trọng của Hiến chương Liên Hợp Quốc trong việc trợ giúp phong trào độc lập tại các lãnh thổ quản thác và chưa tự quản;

Thừa nhận rằng, các dân tộc trên thế giới mong muốn mạnh mẽ việc chấm dứt chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức biểu hiện của nó;

Tin tưởng rằng, sự tiếp tục tồn tại của chủ nghĩa thực dân sẽ ngăn cản sự phát triển của hợp tác kinh tế quốc tế, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các dân tộc phụ thuộc và cản trở ý tưởng của Liên Hợp Quốc về một nền hòa bình cho toàn thế giới;

Khẳng định rằng, các dân tộc có thể, vì các mục đích của chính mình, tự do định đoạt nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc hợp tác kinh tế quốc tế, trên cơ sở nguyên tắc đôi bên cùng có lợi và pháp luật quốc tế;

Tin tưởng rằng, tiến trình giải phóng là không thể thể cưỡng lại được và rằng để tránh những khủng hoảng nghiêm trọng, chủ nghĩa thực dân và tất cả những sự ngăn cách và phân biệt đối xử đi kèm theo nó phải bị kết thúc;

Hoan nghênh sự xuất hiện trong những năm gần đây của một số lượng lớn các lãnh thổ phụ thuộc trở thành tự do và độc lập, và thừa nhận những xu hướng mạnh mẽ đang tăng lên đối với tự do ở những lãnh thổ chưa giành được độc lập;

Nhận thức rằng, tất cả các dân tộc có quyền bất di bất dịch đối với tự do hoàn toàn và với sự thực hiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình;

Long trọng tuyên bố sự cần thiết thực hiện việc kết thúc nhanh chóng và không điều kiện chủ nghĩa thực dân cùng tất cả các hình thức biểu hiện của nó;

Và vì mục đích này

Tuyên bố rằng:

  1. Sự nô dịch      các dân tộc xuất phát từ ách cai trị, sự đô hộ và bóc lột của ngoại bang      cấu thành sự phủ nhận các quyền cơ bản con người là trái với Hiến chương      Liên Hợp Quốc và là một sự cản trở đối với việc thúc đẩy hòa bình và hợp      tác trên thế giới.
  2. Tất cả các      dân tộc có quyền tự quyết xuất phát từ quyền này, các dân tộc tự do quyết      định địa vị chính trị của mình và tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế,      xã hội và văn hóa.
  3. Việc thiếu      sự sẵn sàng về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa không bao giờ      được dùng như lý do cho việc trì hoãn (trao trả) độc lập cho các dân tộc.
  4. Tất cả mọi      hoạt động vũ trang hoặc các biện pháp đàn áp dưới bất kỳ hình, thức      nào nhằm chống lại các dân tộc phụ thuộc phải bị chấm dứt để tạo khả năng      cho các dân tộc đó thực hiện một cách hòa bình và tự do quyền độc lập hoàn      toàn của họ, và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của họ phải được tôn trọng.
  5. Các bước      tiến hành phải sớm được thực hiện tại các lãnh thổ quản thác và chưa      tự quản hoặc tại tất cả các lãnh thổ khác chưa giành được độc lập, để      chuyển tất cả quyền lực cho nhân dân của những lãnh thổ nào mà không có      bất kỳ điều kiện hay sự bảo lưu nào phù hợp với ý chí và nguyện vọng được      bày tỏ một cách tự do của họ không có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng      tộc, tín ngưỡng hoặc màu da, để tạo ra khả năng cho các dân tộc này được      hưởng thụ nền độc lập và tự do hoàn toàn.
  6. Bất kỳ cố      gắng nào nhằm gây phá vỡ toàn bộ hay một phần sự thống nhất quốc gia và      toàn vẹn lãnh thổ của một đất nước là trái với các mục tiêu và nguyên tắc      của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tất cả các quốc gia phải tuân thủ một cách nghiêm túc và chặt chẽ các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới và Tuyên bố này trên cơ sở bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và tôn trọng chủ quyền của tất cả các dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.

 

 

The post Một Nghị Quyết Đã Khiến Các Quốc Gia Thuộc Địa Được Trao Trả Độc Lập Mà Không Đổ Máu appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Phỏng vấn Người Buôn Gió nhân ngày 2/9.

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Phỏng vấn Người Buôn Gió nhân ngày 2/9.

Bùi Thanh Hiếu.

nguoi-ha-noi-dam-mua-xem-tong-duyet-dieu-binh-mung-quoc-khanh

 

- Xin chào anh Người Buôn Gió, nhân dịp ngày 2/9 anh cho biết cảm nghĩ của mình.

 

Người Buôn Gió.

 

- Thưa với anh, tôi cũng như bao người dân khác, háo hức chờ đón ngày lễ trọng thể như này.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Tại sao là một thằng phản động, anh lại ” háo hức chờ đón ” ngày lễ tôn vinh đảng cộng sản Việt Nam.?

 

NBG.

 

- À vì tôi thấy sự thật ngày càng rõ ràng, cái háo hức của tôi là háo hức nhận ra sự thật. Tôi ngày càng nhận ra sai lầm của mình bấy lâu, khi chống phá, xuyên tạc uy tín của ĐCSVN.

 

BTH.

 

- Anh cho biết ví dụ thế nào mà anh nhận ra sai trái của mình.?

 

NBG.

 

- Ví dụ này nhé, chúng tôi là kẻ vô ơn, đúng như Tuyên giáo của Đảng CSVN nói. Chúng tôi vô ơn bởi đảng CSVN đã mang lại cuộc sống cho chúng tôi,  Tôi là thợ xây, tôi đi xây cái biệt thự cho ông quan chức đảng viên, tiền làm biệt thự ông ấy lấy từ công quỹ ra, chứ ông ấy đâu làm gì mà ra tiền. Nhờ có việc xây biệt thự cho ông ấy mà tôi có tiền công, tiền công này tôi  nuôi con tôi ăn học, trang trải việc nhà. Vậy mà tôi chửi ông ấy, chửi nhà nước của ông ấy. Rõ là tôi vô ơn còn gì. Giờ thử hỏi ông quan chức kia không xây biệt thự, tôi lấy đâu ra việc để làm. Cuộc sống gia đình tôi là nhờ ông ấy, nhờ đảng. Không có đảng thì không có ông ấy, không có ông ấy thì không ai xây biệt thự, không ai xây biệt thự thì tôi thất nghiệp. Lẽ ra tôi phải mang ơn họ từ lâu rồi.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Anh cho biết, ĐCSVN thường nói rằng các lực lượng chống phá ĐCSVN nhằm thay đổi thế chế, đầy đất nước ta vào chiến tranh, loạn lạc., đói nghèo  Anh nghĩ cái này đúng hay không.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Ví dụ thực tiễn thì đúng hoàn toàn, cái này trên khắp thế giới đều có, ngay cả Việt Nam ta cũng từng có.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Việt nam có khi nào.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Thì từ khi ĐCSVN cướp chính quyền, lật đổ chế độ Trần Trong Kim, đất nước ta chả rơi vào chiến tranh liên miên, loạn lạc, chia. Lúc nào cũng có thế lực thù địch, lúc nào cũng có kẻ thù ngày đêm phá hoại đất nước ta. Đói nghèo thì vẫn đầy ra đấy.  Thế nên bây giờ ĐCSVN nói nếu thay đổi thể chế, đất nước ta rơi vào chiến tranh, loạn lạc là tôi nghĩ họ cơ cơ sở từ bản thân họ. Không phải họ nói vô cớ đâu, đừng nghĩ oan cho họ.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Anh nghĩ thế nào khi ĐCSVN kết tội bọn phản động các anh là không muốn đất nước độc lập, tự chủ, mà muốn đất nước làm tay sai cho ngoại bang.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Cái này tôi nghĩ họ nói cũng đúng, vì thực tế chứng minh rằng khi bản thân họ cướp chính quyền xong, đất nước chả có độc lập, tự chủ mà thành tay sai cho Nga, Tàu. Mình phải thấy họ rất thành thật, lương tâm họ sai, họ không muốn mình phải sai theo. Làm tay sai đã sai thì sai một lần, làm cho một hai thằng. Chứ giờ họ không muốn đất nước thay đổi, rồi lại đi làm tay sai cho thằng ngoại bang khác. Đó là cái lương tâm của người cộng sản, mình phải khách quan ghi nhân. Không thể ghét họ mà nói bừa.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Thưa anh Người Buôn Gió, tôi thường nghe ĐCSVN nói rằng những phần tử phản động lật đổ chế độ CSVN, là những bọn cơ hội muốn làm chính trị, muốn lãnh đạo đất nước, chúng không phải vì nhân dân. Anh nghĩ ĐCSVN nói đúng không.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Tôi nghĩ họ nói đúng theo kinh nghiệm bản thân họ. Như anh thấy đó, ĐCSVN họ giành chính quyền, đánh đuổi thực dân, đế quốc có phải vì dân đâu. Họ cũng vì quyền lực, muốn lãnh đạo đất nước, muốn cai trị. Bằng chứng cho thấy khi sạch bóng đế quốc, thực dân thì những người CS vẫn lãnh đạo đó thôi. Họ có trả lại quyền tự quyết cho nhân dân, có trưng cầu dân ý, bầu cử công bằng chút nào đâu.? Đến đây thì chúng ta càng nhận ra mọi thứ mà ĐCSVN nói họ đều rút ra từ thực tiễn bản thân họ.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Vậy là tất cả những gì họ nói các anh, đều do họ rút từ bản thân họ ra.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Vâng , thưa anh , đúng là vậy. Người ta vì ghét cộng sản Việt Nam quá, cứ nói họ gian trá, mị dân. Nhưng tôi thì thấy họ nói thật, chúng ta không để ý đến cái thật của họ đó thôi. Tất cả những gì họ nói như thay đổi thể chế là đất nước chia rẽ, chiến tranh, đói nghèo, quyền lực tập trung vào tay bọn cơ hội, đất nước nô lệ cho ngoại bang…..tất tất cả những điều đó đều là hậu quả mà bản thân họ đã làm. Họ đang nhân ra sai lầm của họ, và họ mang cái đó ra để làm bài học, làm minh chứng. Nếu chúng ta khách quan, đứng xa ra một chút quan sát lời họ nói và thực tiễn họ trải qua, chúng ta mới thấy đằng sau những luận điệu của họ nói chúng tôi ( bọn phản động ) chính là những lời thú tội của họ về việc họ đã làm và hậu quả để lại như bây giờ.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Vậy từ kinh nghiệm của họ đã đúc kết ra để nói các anh, thì anh nhận ra mình đã sai lầm.?

 

Người Buôn Gió.

 

- Cái này thì xin nói rõ là chỉ riêng tôi nhận ra sai lầm thôi, còn các anh em khác thì tôi không rõ. Tôi không thể suy bụng tôi ra bụng người như cộng sản. Về chuyện sai lầm thì thú thật với anh, họ chửi tôi cũng đúng, riêng về khoản tay sai ngoại bang thì chắc chắn nếu tôi cầm quyền. Tôi sẽ đưa cả đất nước này làm tay sai cho ngoại bang như Anh,  Đức, Mỹ luôn. Tôi không có trình độ, không thể nghĩ ra cách phát triển đất nước tự lực, tự cường. Tôi cứ học bọn Sing, Hàn, Nhật làm tay sai cho đế quốc cho nó nhanh.

 

Bùi Thanh Hiếu.

 

- Cám ơn anh Người Buôn Gió đã trả lời phỏng vấn một cách thẳng thắn. Xin chúc anh một ngày quốc khánh thoả mãn sự háo hức chờ đón của anh. Một lần nữa, xin cám ơn anh.

 

Người Buôn Gió

 

The post Phỏng vấn Người Buôn Gió nhân ngày 2/9. appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi

Theo Nguyên Thao – Vneconomy – 27 Aug 2015

1522329_604578412929082_1228670949_n

“Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi. Lãnh đạo còn chém gió giỏi hơn bọn tôi. Nhưng ra nước ngoài thì hầu hết là im hơi lặng tiếng, chứ mấy ai thể hiện được”, TS. Võ Trí Thành phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2015, ngày 27/8.

Cũng như nhiều vị khác, ông Thành khá hào hứng với chủ đề “Kinh tế Việt Nam: Hội nhập và phát triển bền vững” của diễn đàn.

“Tôi thực sự cảm kích tham dự diễn đàn này, vì cứ về Hà Nội là chỉ nghe hỏi có hai câu là tỷ giá sắp tới là bao nhiêu và ai sẽ là lãnh đạo của đất nước”, ông Thành nói.

Khu vực công mới đáng lo

Nhận xét “chém gió” được TS. Võ Trí Thành nêu ra sau khi nhấn mạnh sâu xa của câu chuyện chủ động hội nhập chính là con người.

Và đã đến lúc, Việt Nam phải tham gia xây dựng luật chơi và phải cài người vào được các tổ chức quốc tế.

Thế nhưng theo ông, nỗi lo chính là người Việt Nam chỉ giỏi “chém gió” trong nước.

Dẫn lại con số chỉ khoảng 30% doanh nghiệp hiểu đôi chút về hội nhập, ông Thành cho rằng với công chức tỷ lệ này còn thấp hơn 30%.

Bởi vậy, lo ngại đặt ra không phải với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp cạnh tranh cùng lắm là “chết” (có thể “chết” một lúc 100.000 doanh nghiệp, nhưng sau đó sẽ có 200.000 doanh nghiệp mới mọc lên). Còn công chức, nhà nước không cạnh tranh được thì cũng không cho… “chết” được.

“Tôi không lo cho doanh nghiệp bằng lo cho khu vực công, vì doanh nghiệp có công cụ điều chỉnh bằng thị trường, còn khu vực công thì sức nào điều chỉnh được? Đó là sức ì lớn nhất khi hội nhập”, ông Thành  nhấn mạnh.

Vào WTO là bài học rất lớn

Không còn ở vị trí đề dẫn tổng quan như mọi diễn đàn khác, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên tham gia thảo luận khá dài.

Đi vào một số vấn đề cụ thể, ông Thiên cùng quan điểm với TS. Nguyễn Đình Cung và nhiều vị khác là Việt Nam đàm phán thì tốt, nhưng khi hội nhập thực sự thì có vấn đề.

“Bác Tuyển (nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển – PV) có lần nói là “thằng đàm phán cứ đàm phán còn ở nhà chẳng chuẩn bị gì cả. Còn anh Cung (Viện trưởng CIEM – PV) đã thể hiện thực tế rất chua chát của Việt Nam là việc chuẩn bị năng lực hội nhập rất là kém”.

“Chủ động hội nhập là nói cho vui thôi, còn chỉ có mấy ông đàm phán cứ hì hục đàm phán”, ông Thiên nhìn nhận.

Việc gia nhập WTO, theo Viện trưởng Thiên là bài học rất lớn, khi Việt Nam vào biển lớn trời cao, nhưng năng lực thị trường không có, cạnh tranh không có, nên cơ hội lại biến thành thách thức. Mà một trong những biểu hiện là Việt Nam đã không đỡ được dòng tiền chảy vào thị trường nhiều quá, nên lạm phát.

Thuyền thúng chẳng thể nào ra khơi

“Tại sao từ khi vào WTO thì Nhà nước phải chống đỡ nhiều hơn, xu thế hành chính hóa nền kinh tế, phân tán quyền lực lại tăng lên? Cần kiểm điểm nghiêm khắc và nghiêm túc”, ông Thiên nói.

“Vậy lần này chuẩn bị năng lực hội nhập đến đâu, hạm đội thuyền thúng ra khơi thế nào? Có khi còn tệ hơn lần trước ấy chứ không phải hay hơn đâu”, ông lo ngại.

Theo Viện trưởng Thiên, triển vọng gặt hái được cơ hội từ hội nhập là thấp. “Với lực lượng thế này chúng ta hội nhập thế nào, thì nên trả lời nghiêm khắc, nghiêm túc, chứ chơi với thế giới mà cứ ôm hôn, sau đó lại quại nhau thì không được”, ông bày tỏ quan điểm.

Bàn về bước đi sắp tới, ông Thiên cho rằng mọi nỗ lực phải nhằm vào hệ thống doanh nghiệp mà trụ cột phải là tập đoàn lớn, còn chỉ có doanh nghiệp nhỏ thì hạm đội thuyền thúng không thể nào ra khơi được.

Vấn đề nữa được vị chuyên gia này nhấn mạnh là hội nhập của Việt Nam khó nhất là bài toán với Trung Quốc. Khi mà công nghệ lạc hậu hàng hóa thừa họ chuyển sang ta, còn ta thì dễ dàng nhập và sử dụng thì liệu có phát triển được không?

Bàn thêm về chủ động chính sách trong hội nhập – vấn đề được nhiều vị đề cập, ông Thiên bình luận, từ trước đến nay ta có chủ động, nhưng là chủ động đánh cờ nước một, đến đâu hay đến đó chứ chưa chủ động từ tầm nhìn. Nói chủ động chỉ là an ủi, ông thẳng thắn.

Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn!

Theo P Nhung – Báo Người Lao Động – 27 Aug 2015

Theo TS Trần Đình Thiên, trước diễn biến xấu của nền kinh tế Trung Quốc thời gian qua, nhất là động thái điều chỉnh phá giá đồng nhân dân tệ thì về ngắn hạn, Việt Nam được thụ hưởng hàng hoá giá rẻ.

Nhưng cần cảnh báo là tình hình này chứa đựng nguy cơ thích hàng rẻ, thích hàng hoá đẳng cấp thấp của nền kinh tế Việt Nam. Theo ông Thiên, cấu trúc công nghiệp dựa vào đầu vào từ Trung Quốc hoàn toàn không tốt và diễn biến gần đây có thể là cơ hội để chúng ta thay đổi cấu trúc.

“Cũng như sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này? Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn” – TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nói.

TS Thiên cũng nhấn mạnh là Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi cấu trúc kinh tế. Mà muốn thay đổi cấu trúc kinh tế thì họ phải tìm cách “di” cấu trúc cũ đi hoặc đào hố chôn nó. “Vậy cái hố đó ở đâu? Họ có thể chuyển sang Việt Nam. Việt Nam cần theo nguyên lý chung là không nên tiếp nhận cơ cấu cũ của họ bởi vì họ cũng không cao lắm, họ bỏ đi mà mình xài thì được cái lợi là rẻ nhưng lại mất đi vài chục năm phát triển” - ông Thiên cảnh báo.

TS Thiên cho rằng về cơ bản, Việt Nam cần tái cấu trúc đuợc, đồng thời, cố gắng hướng đến những mục tiêu với tầm nhìn dài hơn.

 

The post Người Việt Nam chém gió trong nước rất giỏi appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

4 công ty thu lợi 200 tỷ vụ “khu đất vàng” Lê Duẩn

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

4 công ty thu lợi 200 tỷ vụ “khu đất vàng” Lê Duẩn là ai?

Theo Danh Phú- Diễn Đàn đầu tư - 21 Aug 2015

lavenue

 

Với khoản góp ban đầu của mỗi công ty là 12,5 tỷ, tương đương 12,5% tại Lavenue, khi chuyển nhượng cho đối tác mỗi công ty đã thu về 50 tỷ, tổng cộng 200 tỷ, tương đương mức sinh lời gấp 4 lần.

TTCP vừa có kết luận số 2635 về trách nhiệm Chủ tịch UBND TPHCM trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014.

Theo đó, cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực hiện kết luận thanh tra dự án số 8-12 Lê Duẩn (Quận 1), trong đó có vi phạm về việc giao đất, cho thuê đất không đúng quy định.

Trong thẩm quyền của mình, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo kiểm tra, làm rõ sự việc 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương đã sang nhượng 100% phần vốn góp của mình là 50 tỷ đồng cho Công ty Kinh Đô (nay là Kido Group) để thu lợi 200 tỷ đồng.

Dự án số 8-12 Lê Duẩn là dự án Trung tâm Thương mại – Khách sạn Quốc tế Lavenue Crown do Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư Lavenue thực hiện đầu tư. Đây là dự án phức hợp gồm có 3 khu chức năng là căn hộ cao cấp, khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại.

Tháng 11/2010, theo thông báo của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc hoàn tất vốn góp của SMA và HMC tại CTCP Đầu tư Lavenue.

Cụ thể, CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã SMA) đã hoàn thành việc góp 12,5 tỷ đồng, tương đương 12,5% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư Lavenue; CTCP Kim khí TP.HCM (mã HMC) cũng góp vốn với tỷ lệ tương đương. Hai công ty này cùng có trụ sở chính tại số 8 Lê Duẩn.

Việc góp vốn này thuận theo chủ trương của TP.HCM, theo đó các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại khu đất trên sẽ được tham gia góp vốn vào dự án.

Một doanh nghiệp niêm yết khác là CTCP Vận tải xăng dầu Vitaco (VTO) – trụ sở tại số 12 Lê Duẩn – cũng được góp vốn vào dự án. Ngoài 3 doanh nghiệp trên còn 1 doanh nghiệp khác có trụ sở tại khu đất này là CTCP Hóa chất vật liệu điện Tp.HCM.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương đã sang nhượng 100% phần vốn góp của mình cho Kido. Như vậy, có thể thấy 4 doanh nghiệp kể trên đã chuyển nhượng phần góp vốn của mình tại Lavenue cho Kido bởi các đơn vị này đều trực thuộc Bộ Công thương.

Với khoản góp ban đầu của mỗi công ty là 12,5 tỷ, tương đương 12,5% tại Lavenue, khi chuyển nhượng cho đối tác mỗi công ty đã thu về 50 tỷ, tổng cộng 200 tỷ, tức mức sinh lời gấp 4 lần.

Theo thông tin trên website của CTCP Đầu tư Lavenue, công ty có vốn 2.100 tỷ đồng gồm 3 cổ đông là Công ty TNHH MTV Quản lý Kinh doanh Nhà TP.HCM, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm và Công ty TNHH Đầu tư Kido. Trong đó, Kido góp 1.050 tỷ, chiếm tỷ lệ 50%.

Thanh tra Chính phủ: Lãnh đạo TPHCM ít tiếp dân, thanh tra sơ sài, để thất thoát tài chính

Đăng Bởi Một Thế Giới – 20 Aug 2015

(Bài dài, chuyện hằng ngày ở huyện. Ai thich chi tiết vào trang báo mà đọc – Admin GNA)

The post 4 công ty thu lợi 200 tỷ vụ “khu đất vàng” Lê Duẩn appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

Tác Giả: Nguyễn Thị Từ Huy – Tin Tuc Hang Ngay – 24 Aug 2015

despair-mats-eriksson

Tựa đề bài viết này của tôi lấy cảm hứng từ một câu châm ngôn của các trí thức Nga : “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa », trong một phân tích rất đáng đọc « Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai », của Leon Aron, do Trần Ngọc Cư dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế :

http://ift.tt/1MUEQh2

Tôi không muốn xâm phạm tự do đọc và tự do tiếp nhận của quý độc giả, mọi người sẽ có cảm nhận và đánh giá của mình về bài viết của Leon Aron. Ở đây tôi chỉ nêu ra một tiếp nhận của tôi.

 

Tác giả bài viết cho thấy rằng Liên Xô sụp đổ hoàn toàn không phải do bị các thế lực phản động tác động, cũng không phải do áp lực về kinh tế, mà là do ý thức về nhân phẩm và đạo đức của người dân Nga và của cả lãnh đạo Liên Xô. Họ không muốn và không thể tiếp tục sống trong «suy đồi tinh thần và những hệ quả xói mòn đạo lý của thời đại Xít-ta-lin». (Cá nhân tôi có lẽ sẽ lựa chọn chữ «đạo đức» để dịch, nhưng tôi tôn trọng cách dịch này của dịch giả Trần Ngọc Cư).

 

Chính là sự phán xét của lương tâm, chính là sự đau khổ nội tâm của từng cá nhân đã thúc đẩy sự thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội. Hãy đọc câu này của Aleksandr Yakovlev, một cựu đại sứ Nga, để hiểu người Nga đã chịu đựng những dằn vặt nội tâm như thế nào :

 

“Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”. 

 

Ý kiến trên phản ánh tâm trạng của những người dân Nga. Còn dưới đây là tâm trạng của một lãnh đạo thuộc hàng cao cấp :

 

« [Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. » 

 

Không có một thế lực thù địch nào từ bên ngoài có thể làm cho chế độ toàn trị Liên Xô sụp đổ. Cái chế độ phi nhân ấy chỉ có thể bị thay thế khi chính những con người trong hệ thống ấy, lãnh đạo cũng như người dân, ý thức được sự nhục nhã của đời sống vô đạo đức và quyết định tự tìm lại phẩm giá cho mình.

 

Chúng ta, những người Việt Nam ở thế kỷ XXI, chúng ta hãy đọc bài báo của Leon Aron và hãy thử nói xem: chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

 

 

The post Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Những chiêu làm giá trên thị trường chứng khoán

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Những chiêu làm giá trên thị trường chứng khoán

 Tác Giả: Hoàng Sỹ Tiến – Theo VNExpress – 25 Aug 2015

 

Nếu không thận trọng quan sát thị trường, nhà đầu tư cá nhân có thể bị thiệt hại nặng dưới những chiêu trò của “đội lái”.

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu các chiêu trò, mánh khóe. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã bị lừa, thiệt hại nặng nhưng cũng có khá nhiều người ăn theo “đội lái” mà thu được lợi nhuận lớn. Dưới đây là bài viết chia sẻ về các chiêu trò làm giá trên thị trường chứng khoán qua 2 giai đoạn của ông Hoàng Sỹ Tiến, chuyên viên môi giới cao cấp Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).

CK Việt

 

1. Các bước làm giá ở giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán

Bước 1: Chọn cổ phiếu giá không quá 20.000 đồng (2x), thông tin cơ bản hỗ trợ tốt, giao dịch hàng ngày không quá 200.000, số lượng cổ phiếu lưu hành tốt.

Bước 2: Đây là bước gom hàng. Các nhà đầu tư “VIP” thường phải thỏa thuận với Hội đồng quản trị không được xả cổ phiếu khi chưa đến mức cho phép.

Bước 3: Đội lái bắt đầu đè giá cổ phiếu xuống mức thấp khiến nhiều nhà đầu tư mất kiên nhẫn bán ra.

Bước 4: Sau khi đè giá, đội lái và Hội đồng quản trị có được lượng hàng lớn trong tay, khoảng 90% cổ phiếu. Họ bắt đầu quá trình đẩy giá bằng cách đặt lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa), lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) nhiều phiên.

Bước 5: Khi đội lái đã đẩy giá lên mức hấp dẫn, họ sẽ phải hoạch định quá trình xả hàng. Cách thức là đặt mua ào ạt giá trần ở một tài khoản, các nhà đầu tư khác thấy vậy sẽ làm theo. Họ bán ra ở tài khoản khác với số lượng lớn hơn số lượng đặt mua. Cách thức cao hơn là họ đặt mua ATO với số lượng cực lớn, nhiều nhà đầu tư thấy thế liền đặt mua giá trần để mong được khớp. Sang phiên liên tục lệnh mua ATO bị hủy đi, họ bắt đầu bán ra cho các lệnh giá trần được khớp, hoặc có thể đặt mua giá trần đầu giờ sau đó hủy và đặt lại số lượng tương tự để lừa các nhà đầu tư đặt sau khớp lệnh. Trong một số trường hợp, tùy theo biến động thị trường đội lái có thể xả thẳng giá sàn để xả hàng.

Thông thường với các cổ phiếu được làm giá, mức giá có thể tăng lên đến 200%, do đó, nếu các nhà đầu tư nhận biết được sớm cổ phiếu bị làm giá, mua trước và bán nhanh khi đạt mục tiêu lợi nhuận vừa đủ là có thể tìm kiếm được lãi. Ngược lại, những nhà đầu tư chậm chân có thể bị thiệt hại rất nặng.

2. Các bước làm giá trong giai đoạn 2014 -2015.

Giai đoạn đầu, sau khi các chiêu trò trên bị phát hiện và các đội lái đều bị thiệt hại và tan rã, đến 2014 họ lại có những thủ thuật làm giá tinh vi hơn bằng các động tác “kéo, xả” ngay trong phiên và gom lợi nhuận từ từ.

Bước 1: Các nhà đầu cơ sẽ chọn một số cổ phiếu cơ bản ở mức chấp nhận được, giá cũng dưới 20.000 đồng, có cổ đông lớn bán ra, thanh khoản giao dịch khá thấp.

Bước 2: Họ thường không chọn cách đè cổ phiếu để gom trên sàn mà mua thẳng từ cổ đông lớn và Hội đồng quản trị. Số lượng cổ phiếu này thường đủ để dành quyền kiểm soát công ty. Sau khi đã gom được, họ sẽ đẩy giá trên sàn và sẵn sàng mua cổ phiếu của những nhà đầu tư còn lại.

Bước 3: Khi đẩy đến một ngưỡng nhất định, họ sẽ công bố phát hành tăng vốn bằng chia thưởng cổ phiếu. Tiếp đó lại đẩy giá cổ phiếu lên. Giai đoạn này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vì thấy giá đã được chia xuống thấp và thanh khoản tăng liên tục, sau đó tiến hành phát hành thêm ồ ạt bằng quyền mua. Khi đó giá cổ phiếu sẽ bị chia xuống chỉ còn khoảng bằng một phần ba so với giá đỉnh đã đẩy lên. Tiếp đó họ lại đẩy và xả giúp cổ phiếu có thanh khoản cao chóng mặt.

Nhiều nhà đầu tư cá nhân lúc này sẽ thấy hấp dẫn và tham gia. Trong quá trình kéo xả này họ sẽ bán ra lượng cổ phiếu sẵn có để dùng tiền mua vào quyền mua phát hành thêm. Sau khi cổ phiếu phát hành thêm về tài khoản, họ có thể vừa mua vừa bán giá sàn để hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia bắt đáy. Đây gọi là chiến lược “phân phối giá sàn”. Với thủ thuật đó, số lượng cổ phiếu nắm giữ của đội lái sau khi thoát được hàng chỉ còn khá ít (có thể chỉ bằng khối lượng cổ phiếu đã mua vào trước đó). Ngược lại, họ thu được một lượng tiền lớn từ phát hành thêm mà vẫn giành quyền kiểm soát công ty.

 

&&&&&&&&

 

(GNA: Một bài viết cũ từ 2011 – Thị trường CK Việt vẫn “going strong”???)

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sập như thế nào?

 

Theo Dự Đoán Kinh Tế Facebook – 4 Sep 2011

 

Nhân sự kiện công ty Dược Viễn Đông, tên mã CK là DVD tiến hành thủ tục phá sản từ 10/5/2011 mà đến ngày 25/08/2011 Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) công bố thông tin DVD mở thủ tục phá sản làm thiệt hại cho rất nhiều nhà đầu tư không biết thông tin này (CafeF, 1/9/2011), chúng tôi sẽ điểm qua một số vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam.

 

Các vấn đề về thị trường chứng khoán Việt Nam chúng tôi cũng có nói đến trong số những bài viết trước (Dự đoán kinh tế, 18/04/2011) Tựu trung lại là chúng tôi dự đoán thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sụp đổ do thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của các công ty tham gia và cách quản lý thị trường yếu kém của UBCKNN.

 

Lợi ích của sàn chứng khoán, thì không cần phải bàn cãi. Các sàn chứng khoán bị sập, dẹp, thì quả là kinh tế Việt Nam bị thụt lùi 20 năm.

 

TTCK lẽ ra là nơi trao đổi tốt đẹp, lành mạnh, các cty có thể mượn nợ, các xếp lớn không cần phải nhận lương cao (mà chỉ nhận stock options – quyền chọn mua cổ phiếu).

 

Nhưng do quá nhiều tham nhũng, TTCK VN sắp bị sập, rất uổng.

 

Thiếu minh bạch

 

Công ty Dược Viễn Đông sập, kéo theo bao nhà đầu tư mất trắng. Còn nhiều vụ khác nữa, sẽ mau thôi.

 

Chẳng có xứ nào mà Kế toán trưởng lại lương cao như tại VN, có nhiều cổ phiếu, và GIÀU như tại VN.

 

Bởi vì, chức này rất khó, vì phải làm giả các con số, lừa gạt cty audit, chạy vay tiền ngân hàng và xã hội đen, đút lót cho bên Thuế vụ, Hải quan để giảm thuế, lừa gạt cổ đông nhẹ dạ, thuê “đội lái” đánh LÊN giá CK cty họ để lừa gạt người mua vào, v.v… (Tuổi trẻ, 3/12/2010)

 

Các báo cáo tài chánh VN có trung thực đâu, cho dù có Big 4 Auditors (KPMG, PwC, Ernst & Young, Deloitte Touche Tohmatsu), họ cũng làm giả cả.

 

Giả từ các biên nhận, các Auditors này đâu có trách nhiệm verify các biên nhận đó.

 

Các món tiền “chung, chi ngoài sổ sách” này, Kế toán trưởng phải phù phép cho trở thành chi tiêu có sổ sách, danh chính ngôn thuận. Là điều không hề dễ dàng.

 

Ví dụ chung cho Hải quan 10 tỉ đồng để tránh thuế 30 tỉ đồng, thì phải vào sổ sách chỗ nào?

 

Các con số tài chánh của VN thì 100% là giả dối, gian dối.

 

Họ nói lời nhiều, thì đó là lời ít hoặc huề vốn. Họ nói lời ít, thì đó là huề vốn hoặc lỗ nhẹ. Họ nói huề vốn, thì đó là lỗ ít hoặc nặng.

 

Họ nói lỗ ít, thì đó là lỗ nặng và RẤT nặng.

 

Họ nói lỗ “khá nặng”, thì đó là khi họ bị phá sản rồi.

 

Quản lý yếu kém

Rồi bên VN có thể tung CK ra thêm VÔ HẠN ĐỊNH, làm loãng giá các CK tung ra trước đó. Tại Mỹ phải được SEC chấp thuận, và cơ quan này rất công bằng, đừng hòng mua chuộc họ. (SEC)

 

Tại VN thì muốn tung thêm CK ra rất dễ thôi, lo lót vài tỉ là xong hết.

 

Hàng loạt cty được cho “tăng vốn”, trong khi THẬT RA do thua lỗ sạt nghiệp, tung thêm CK ra làm loãng giá, thiệt hại cho những ai ĐANG giữ CK họ, chứ số tiền thu vào chẳng phát triển sản xuất chút nào, mà chỉ để ban giám đốc chia nhau, để trả nợ ngân hàng đến kỳ đáo hạn. (Stockbiz, 15/08/2011)

 

 

Có “luật” đấy, nhưng các con số là giả, ai cũng biết, nhưng UBCK làm ngơ, vì họ ăn tiền nghẹt cổ họng hết cả.

Rồi có việc “giao dịch thỏa thuận” rất kỳ lạ, mua bán ngoài sàn, giá CAO HƠN giá giao dịch trong sàn, thử hỏi ai dại khờ gì mua giá cao hơn giá bán trong sàn, nếu không phải đây là hình thức chích steroids cho các Indices?

 

Rồi nhiều vụ giao dịch khác, cho dù trong sàn, nhưng ai tinh ý sẽ thấy ngay đó là các hình thức chích steroids cho 1 số CK, mà UBCK làm ngơ, vì chính họ được lệnh từ “cấp cao” phải làm ngơ, miễn là các việc này làm tăng các chỉ số.

 

Nhưng có biết đâu, 1 loại CK nào đó bị nâng giá cao, thì sẽ gây thiệt hại cho chính cty, tập đoàn đó, và cho mọi người trong sàn CK.

 

Giá cao thì sẽ gây P/E (price/ earning) cao, expectation càng cao thì khi earning thấp, giá sẽ bị sụt xuống theo, do đó sức ép giả mạo Earning càng to lớn kinh khủng, đã dối trá thì chỉ có 2 cách giải quyết, (1) thú nhận dối trá, (2) đặt ra các sự dối trá khác để che lấp.

 

————————————

 

Và thế là các báo cáo tài chánh ngày càng PHẢI bị làm giả, vì không lẽ thú nhận, các báo cáo tài chánh trong 10 năm qua đều dối trá cả?

 

Ponzi scheme tràn lan trên TTCK VN. Ai giờ này còn tin vào TTCK VN, thì quả thật phải là (1) thật khờ dại VÀ (2) có vốn thật nhiều (do yếu vốn đã bị phá sản từ lâu).

 

Có tiền đi đánh bạc casinos, có khi còn huề hoặc thắng, chứ bỏ tiền vào TTCK VN thi chỉ có con đường thua đậm mà thôi – trừ các fund managers, họ luôn có tiền management fees cho dù giá trị funds xuống còn 10%.

 

Sân chơi lẽ ra lành mạnh, khắp nơi trên thế giới đều như vậy, CP VN chỉ cần bắt chước đem vào, thế mà làm cũng không xong, để cho muôn vàn sự sai trái xảy ra, tham nhũng tận gốc rễ, UBCK là nơi nhận tiền hối lộ cực kỳ lớn, và kết quả là TTCK VN sắp sập tiệm.

 

Bao nhiêu tiền mồ hôi nước mắt, của cải ông bà để lại, của biết bao nhiêu trăm ngàn dân chúng khờ dại, nhẹ dạ, cả tin, bị mất sạch trong TTCK VN.

 

Số thua lỗ tại đây, theo tôi, không dưới 50 tỉ USD.

——————————–

Chỉ lấy sàn SG, hồi 3 năm trước có lúc lên trên 1000 điểm, nay chỉ còn 43%. Lạm phát trên 50% cho dù tính giá chính thức. Thế là thua lỗ, chỉ còn 22%.

 

Trong đó, rất nhiều người bán vàng, USD, mượn tiền ngân hàng; hoặc lẽ ra đã có thể dùng tiền này đầu tư vào các nơi đó.

 

Cho dù bỏ tiền vào ngân hàng VN, thì trong 3 năm qua cũng lời khoảng 12%/ năm, tức là 40% trong 3 năm.

Nói khác đi, ai có 1 triệu 3 năm trước, bỏ ngân hàng còn đem ra 1,4 triệu, chứ bỏ vào TTCK chỉ còn 430 ngàn, tức chỉ còn 30%.

 

Sàn SG nay trị giá khoảng 26,5 tỉ USD, vậy là khoảng 80 tỉ USD đã bị tiêu tan thành mây khói. (HoSE, số liệu cập nhật ngày 31/08/2011)

 

Ngoài ra, còn biết bao thời gian bỏ vào, biết bao buổi ăn nhậu, uống cafe, tiền bạc đút lót để lên sàn, để được cho phép tung thêm cổ phiếu đang khi cty, tập đoàn thua lỗ hết sạch đồng xu cuối cùng.

 

Tan nát hết, đổ bể hết.

 

Canh bạc cuối cùng

 

Câu hỏi đặt ra là bao giờ TTCK Việt Nam sẽ sập? Trước hết chúng ta thấy hiện tượng là tin tức vĩ mô chả có gì tốt mà TTCK Việt Nam cứ lên ầm ầm.

 

Thực sự mà nói, TTCK VN là thị trường gồm các “củ khoai nóng”. Không ai cầm trong tay lâu cả, mà chỉ là mua xong, sang tay ngay, không kịp thì phỏng tay. Người ta mua, hy vọng sang tay có lời. Nhưng số “lời” này không thể kéo dài mãi.

 

Khi củ khoai ngày càng nóng (giá càng cao), càng phải sang tay mau, chỉ cần sang không kịp vài ngày, bị xuống giá, thì xuống 1 đồng, con buôn lỗ 10 đồng, do đó sức bán chạy thu hồi vốn, cắt lỗ, lại càng mãnh liệt HƠN khi đánh lên.

“TTCK VN sập” là khi xuống giá quá mau, CP VN phải ra tay cứu, ví dụ như giảm biên độ còn 1-2% như đã từng làm hồi 2008, hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc bỏ chạy, cần bán mấy tỉ USD CK nhưng không ai mua.

 

Theo tôi, viễn cảnh quỹ đóng ngoại quốc bị cổ đông buộc phải bán ra hết, thu lại bao nhiêu hay bấy nhiêu, là rất có thể xảy ra, hơn bao giờ hết, trong vài tháng tới. Khi đó họ cần bán ra mấy tỉ USD CK, chắc chắn phải bán hạ giá 1/2 hoặc hơn, đẩy giá trị TTCK VN xuống hố, VN-Index còn dưói 250, sàn HN dưới 50.

 

Khi đó hàng loạt nhà đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ lỗ không còn tiền mua xăng chạy về nhà. Phá sản hàng loạt (triệu người) sẽ xảy ra, nếu đủ mạnh có thể làm sập cả Hệ thống Ngân hàng do các ngân hàng quỵt nợ lẫn nhau và quỵt tiền dân chúng bỏ vào.

————————————-

 

Hiện cả 2 sàn đều mất giá hơn 1/2 trong vài năm qua, nhưng còn hoạt động vì xuống chậm, ví dụ ai mua CK hồi VN-Index 1100 thì khi còn 900-800 họ đã thua sặc gạch bỏ chạy, nhảy cầu, phá sản đi làm cu-li rồi.

 

Nhưng đừng ai đánh giá thấp sự ngu xuẩn của nhiều dân chúng VN, vì họ luôn làm ta ngạc nhiên với sự ngu dốt của họ. Hàng ngày vẫn có người tung tiền vào TTCK, có nguời vào lúc VN-Index 900-800, khi sụt còn 700-600 thì họ theo lớp trước phá sản, đại gia đi làm công nhân khiêng gạch.

 

Rồi lại cũng có người mới vào khi Index còn 700-600, thua thê thảm, nhưng đến nay lèo tèo 430 VẪN có người vào, vẫn có người làm ăn chỗ khác đút tiền vào đây nuôi CK.

 

Do kéo dài vài năm, số hết tiền chạy ra, số ngu dốt chạy vào, nên bề ngoài khá “yên ổn”. Nhưng nếu giá sụt 50% trong vài tuần, thì TẤT CẢ các nhà đầu tư hiện nay đều sập tiệm đồng loạt, khi đó sẽ rúng động và gây hoảng loạn trong mọi tầng lớp xã hội.

 

TTCK VN, và toàn bộ nền KT VN nói chung, một khi sập sẽ sập rất mau, chỉ trong vài ngày, do đó giá CK VN lên chỉ là build-up cho cú đổ vỡ cuối cùng mà thôi.

——————————————————————————–

Tuổi trẻ, Bắt Phó TGĐ Dược Viễn Đông, Tuổi trẻ, 3/12/2010 http://ift.tt/1MUEQ0w

 

SEC, The Investor’s Advocate: How the SEC Protects Investors, Maintains Market Integrity, and Facilitates Capital Formation,  http://ift.tt/SPXxTf

 

CafeF, DVD phá sản và trách nhiệm của HoSE, 1/9/2011, http://ift.tt/1MUENBM

 

Stockbiz, PVA: Câu hỏi lớn về phương án tăng vốn, 15/08/2011,  http://ift.tt/1PTIZjB

 

Dự đoán kinh tế, TTCK VN: con Domino đầu tiên ngã quỵ trước QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG, 18/04/2011, http://ift.tt/1PTJ1bi

 

HoSE, Số liệu Market cap, 31/08/2011, http://ift.tt/1MUEQ0G

 

The post Những chiêu làm giá trên thị trường chứng khoán appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Cơn lốc chứng khoán và sự trú ẩn vào đồng đô la

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Cơn lốc chứng khoán và sự trú ẩn vào đồng đô la

Tác giả: Nam Nguyên – RFA – 25 Aug 2015

Tỷ giá tăng kịch trần ở các ngân hàng thương mại, trên thị trường chợ đen giá đô la vượt mức 22.900đ. Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc thê thảm. Phải chăng Việt Nam đang thực sự rơi vào cơn lốc xoáy tiền tệ Trung Quốc.

CK China

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên vào tối 25/8/2015, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định rằng, toàn bộ các thị trường lớn trên thế giới đang có sự điều chỉnh, Trung Quốc chỉ là một nhân tố. Tình hình liên quan đến giá dầu, cuộc chiến về giá dầu của Ả Rập Saudi và Iran.

Nhà nghiên cứu này cho rằng, tình trạng giá dầu giảm phản ánh nhiều thứ hơn, vừa là sự cạnh tranh nguồn cung của các nước sản xuất dầu, vừa là sự giảm nguồn cầu của Trung Quốc cũng làm cho giá giảm. TS Nguyễn Đức Thành tiếp lời:

“Tôi nghĩ đấy là một yếu tố lớn, còn việc Trung Quốc phá giá đồng tiền thì nó chỉ phản ánh cái kết cục hiện nay là sự khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc. Cá nhân tôi không cho rằng Trung Quốc chủ động phát động một cuộc chiến tranh tiền tệ, bởi vì Trung Quốc đang ở thế bị động chứ không phải thế chủ động trong vấn đề giảm giá. Sự giảm giá phản ánh nội tại nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu một cách nhanh hơn chính họ có thể tưởng tượng được, cũng như là giới quan sát có thể tưởng tượng được.

Đây chính là điều khó vì thế giới đang đứng trước cái ngưỡng của sự điều chỉnh. Tôi cho rằng nền kinh tế Việt Nam, thị trường kinh tế Việt Nam cũng đang trong khuynh hướng chung như vậy. Tôi không cho rằng Việt Nam hiện nay đang bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh tiền tệ của Trung Quốc. Bởi vì hiện nay chính sách của Việt Nam rất là rõ sau việc Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh. Tuy nó cũng tạo ra một số bất ngờ nhưng bản thân chúng tôi, cũng như các nhà hoạch định chính sách khác của Việt Nam đã nhận ra được vấn đề cốt lõi là sự bị động, thụ động của chính phía Trung Quốc và những điều chúng tôi phân tích liên quan đến giá dầu giảm.”

Cá nhân tôi không cho rằng Trung Quốc chủ động phát động một cuộc chiến tranh tiền tệ, bởi vì Trung Quốc đang ở thế bị động chứ không phải thế chủ động trong vấn đề giảm giá.
– TS Nguyễn Đức Thành

Đánh giá về các biện pháp hạ giá đồng tiền Việt Nam và nới biên độ tỷ giá vừa qua của Ngân hàng Nhà nước, ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chính hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhấn mạnh tới thực tế sức khỏe nền kinh tế Việt Nam. Ông nói việc phá giá đồng bạc Việt Nam không hẳn chỉ là ảnh hưởng ngoại lai, mà Ngân hàng Nhà nước đã có cơ hội nhân thể Trung Quốc phá giá, để có thể vượt ra ngoài cam kết không hạ giá quá 2% trong năm 2015. Với các quyết định phá giá 1% và nới biên độ mua bán đồng đô la thêm 2% lên mức 3% là khá lớn. Chuyên gia Bùi Kiến Thành đặt câu hỏi:

“Nhưng mục đích để làm gì, nếu nói mục đích để khuyến khích hàng Việt Nam xuất khẩu thì Việt Nam có hàng gì mà xuất khẩu. Những mặt hàng tỷ lệ nội địa hóa lớn thì đâu có bao nhiêu, chỉ là nông sản thủy sản không phải là các mặt hàng chủ lực. Ngoài ra mình xuất khẩu giày dép may mặc thì nguyên liệu nhập khẩu gia công rồi xuất khẩu, tỷ lệ phần nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng giá lên vì đồng bạc Việt Nam mất giá, đồng đô la mua nguyên liệu sẽ đắt lên. Như vậy cộng trừ lại chưa chắc gì nó ảnh hưởng tốt cho vấn đề làm giảm giá thành của Việt Nam để tăng năng lực xuất khẩu lên. Điều này phải thận trọng chứ không phải là áp dụng một cách máy móc những nguyên lý về tiền tệ mà các nước khác áp dụng, Việt Nam mình hoàn cảnh nó khác.”

Đối với thông tin thị trường chứng khoán Việt Nam hoảng loạn mà báo chí gọi là ngày đen tối, phiên giao dịch lao dốc ngày 24/8/2015 đã làm tổng vốn hóa thị trường bị mất 60 ngàn tỷ đồng tương đương khoảng 3 tỷ USD. Nếu so với đỉnh cao giữa tháng 7 thì đến hết ngày 24/8 thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất khoảng 7,6 tỷ USD.

Tình hình không sáng sủa

Nhận định về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam với các biểu hiện tiêu cực vừa qua, TS Nguyễn Đức Thành nhận định:

“Tôi cho là sự điều chỉnh ở đây là do thị trường đón nhận các tin mà có thể cảm thấy là tiêu cực của bầu không khí chung đối với thị trường tài chính thế giới, sự bất ổn của Trung Quốc, kể cả các thị trường lớn như Mỹ, bản thân các nhà đầu tư cũng có những kỳ vọng mà có thể nó tiêu cực theo môi trường hiện nay thì họ có những sự điều chỉnh của họ. Thế còn diễn biến xa hơn, tôi không có khả năng dự báo được xa hơn, vì là nó tùy thuộc rất nhiều vào những kỳ vọng và tính toán của các nhà đầu tư và quan điểm của họ về tương lai, không chỉ Việt Nam mà của thế giới nữa…sự điều chỉnh hiện nay theo tôi là ngắn hạn cục bộ thôi.”

Trong câu chuyện với chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành có cách nhìn rất tiêu cực về thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông nói:

“Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là một thị trường thật mà là thị trường ảo. Giá chứng khoán dựa trên đầu cơ chứ không dựa trên sức khỏe doanh nghiệp, chỉ cần một tín hiệu không tốt thì mấy ông đầu cơ bỏ chạy. Mấy ông bán ra nhiều mà không có người mua thì tất nhiên chứng khoán phải xuống. Còn nếu những doanh nghiệp thực sự ăn nên làm ra tốt thì lại khác. Nhưng cũng có trường hợp doanh nghiệp có fundamental tốt nhưng bị ở trong tình trạng gọi là náo loạn bị stampede đạp nhau mà chạy, lúc đó là khủng hoảng những anh tốt cũng bị tai nạn do sự đạp lên nhau mà chạy thôi.”

Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là một thị trường thật mà là thị trường ảo. Giá chứng khoán dựa trên đầu cơ chứ không dựa trên sức khỏe doanh nghiệp, chỉ cần một tín hiệu không tốt thì mấy ông đầu cơ bỏ chạy
– Chuyên gia Bùi Kiến Thành

Cùng với cơn lốc chứng khoán, giá đô la tại các ngân hàng đã tăng hết biên độ cho phép tức 22.547 đồng. Trong khi đó ở thị trường chợ đen người mua đô la phải chịu giá tới 22.900 đồng, đây là mức chênh lệch khá cao. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:

“Đây là biểu hiện của vấn đề trú ẩn, thấy đồng tiền Việt Nam đương yếu như thế thì phải tìm cách trú ẩn, mua đô la hay mua vàng trú ẩn trong khi nền kinh tế bất ổn. Chuyện này xảy ra thường xuyên trong tất cả các nền kinh tế không riêng gì Việt Nam. Khi thấy tình hình kinh tế bất ổn rồi, những người có tiền không đầu tư vào chứng khoán được, vào bất động sản được, không đầu tư vào doanh nghiệp được, người ta muốn bảo vệ giá trị đồng tiền thì người ta mua đô la, mà khi người mua nhiều mà người bán ít thì tự nhiên giá nó lên… Vì vậy phải làm sao cho nền kinh tế phát triển để có nơi cho người có tiền có thể đầu tư.”

Kết thúc câu chuyện với chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định rằng, Việt Nam cần nhìn vào tình hình nội tại của mình như thế nào để làm việc, chứ không phải nhìn vào vấn đề tỷ giá trên thế giới. Chắc chắn với tình hình cả thế giới bị xáo động như thế này, nếu các nước khác người ta co lại không nhập khẩu, Việt Nam dù có xuất khẩu gì thì cũng bị teo tóp lại. Như vậy tình hình kinh tế Việt Nam từ giờ đến cuối năm không sáng sủa chút nào, mà dùng chính sách tỷ giá tiền tệ để giải quyết vấn đề kinh tế Việt Nam thì nó chỉ có tác dụng rất hạn chế.

Ông Bùi Kiến Thành cho rằng giải quyết kinh tế Việt Nam là làm sao cho doanh nghiệp phát triển, làm sao sản xuất ra những mặt hàng có thể bán được với giá phải chăng, giá cạnh tranh. Theo ông, hiện giờ Việt Nam chưa làm được và làm sao có thể làm được khi một loạt rào cản đang bao vây doanh nghiệp, từ quản lý hành chính khó khăn cho tới nạn tham nhũng và điều gọi là chi phí quan hệ chiếm tỷ lệ quá lớn trong giá thành sản xuất.

 

The post Cơn lốc chứng khoán và sự trú ẩn vào đồng đô la appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Đức và 40 năm gian nan hòa nhập của doanh nhân Việt

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

 Đức và 40 năm gian nan hòa nhập của doanh nhân Việt

Tác giả: Nguyễn Sỹ Phương – Trần Mạnh Thái – The Saigon Times -  22 Aug 2015

(TBKTSG) – Nhân năm thứ 40 quan hệ ngoại giao Đức – Việt, tại buổi lễ “40 năm người Việt ở Đức hòa nhập và phát triển”, tổ chức tại Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, Berlin tháng trước, với nhiều đại biểu cao cấp Việt, Đức tới dự, nhóm phóng viên chương trình BBC Việt ngữ đã phải đặt câu hỏi: “Có ý kiến cho rằng chợ Đồng Xuân là mô hình tư bản sơ khai ngay trong lòng một nước tư bản hiện đại, có đúng không?”

day-tieng-viet-cho-nguoi-duc-1-300x210

Mỗi người có thể có câu trả lời đúng hoặc không với lập luận, cách nhìn riêng. Nhưng dù trả lời gì thì cũng không thể tách rời lịch sử người Việt kinh doanh ở Đức.

Dĩ nhiên, nếu lấy quá khứ làm thước đo, so với cảnh người Việt cách đây gần 25 năm, thì những gì người Việt ở Đức đạt được đến nay quả là thành công thật. Nhưng so cùng hai thời điểm với người dân Đông Đức cũng như các sắc tộc khác và cả những dự báo, thì đó là cả một vấn đề hòa nhập gian nan, cùng bao thách thức đang đe dọa tương lai người Việt phía trước.

25 năm vẫn sơ khai

Trung tâm Thương mại Đồng Xuân hiện nay chỉ là một trong cả chục khu bán buôn như thế ở phần Đông Đức, sau một quá trình sụp đổ cũng hơn ngần ấy, trong đó tới năm trung tâm bị cháy trụi. Đó chính là một dấu hiệu đặc trưng của mô hình tư bản sơ khai mà hiểm họa luôn rình rập.

Những người Việt xuất khẩu lao động sang Đông Đức cũ không ai được sinh ra, lớn lên, đào tạo, hay sống trong nền kinh tế thị trường cả. Sự kiện Đông Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức là một cú sốc, đẩy họ vào tình thế lưỡng nan, “trở đi mắc núi, trở lại cách sông”; quá nửa đành nhanh chóng hồi hương trước tương lai bất định.

Số còn lại “đành liều nhắm mắt đưa chân” bắt đầu từ vô số con số không, không rõ tương lai lưu trú, không một đồng vốn kinh doanh, không sẵn quan hệ làm ăn, không rành luật pháp, không hiểu chế độ chính sách tư bản nước Đức mới… Đặc biệt vướng phải rào cản tiếng Đức, chẳng khác mấy cảnh ngộ những người tị nạn.

Tất cả đều phải tự mày mò, học hỏi truyền miệng, người này làm được, người khác làm theo, cũng là đặc trưng xã hội thời tiền tư bản.

Phần lớn doanh nhân Việt hồi đó khởi nghiệp bằng những xe bán hàng lưu động, kiểu bán dạo tại các chợ phiên, các tụ điểm đông dân cư hay bến tàu, bãi xe… Thoạt đầu bán tạp hóa, áo quần, tiệm ăn, lác đác quầy bán hoa tươi… Sau vài năm tích góp được một số vốn, cùng lúc được Đức cấp quyền lưu trú, phần lớn những người hành nghề kinh doanh “bất đắc dĩ” bắt đầu lục tục thuê cửa hàng, quán xá, hình thành nên ngạch bán lẻ hàng bách hóa, thực phẩm, nhà hàng người Việt… Các khu bán buôn, quen gọi khu chợ, khu giao hàng, hay trung tâm thương mại người Việt cũng hình thành theo, khởi đầu tạm bợ từ những khu nhà cũ bỏ trống thời Đông Đức. Cũng manh nha, sơ khai như người bán lẻ.

Thời gian lao động của doanh nhân Việt thật căng thẳng bởi đa phần phải vừa làm chủ vừa làm thuê cho chính mình. Trong khi, tư bản được hiểu theo công thức “tiền” và “tiền phẩy”. Nghĩa là bỏ x tiền ban đầu ra kinh doanh, để sau đó thu được x” tiền cao hơn, không cần trực tiếp làm. Người Việt phải kinh doanh kiểu tự hành nghề lấy công làm lãi như vậy, bởi xin việc khó khăn, không mấy hãng Đức thuê.

Có những nghề cực nhọc thức khuya dậy sớm như kinh doanh rau quả, hoa tươi, tiệm ăn chồng nấu vợ bồi… Hết lo cho công việc, đến con cái ăn học, tới gánh nặng thân nhân, họ hàng trong nước, thiếu thời gian lo cho bản thân, cho tương lai. Xem một bộ phim ở rạp, thưởng thức một buổi hòa nhạc – những sinh hoạt rất bình thường của người bản xứ lại xa xỉ đối với nhiều doanh nhân Việt, nói gì đến các chuyến du lịch dài ngày ra nước ngoài, đặc trưng của một xã hội tư bản hiện đại. Vài năm tích góp được một ít tiền thì chỉ một lần về nước thăm gia đình là hết; trở sang, lại từ con số không thời khởi nghiệp. Một khi kinh doanh luôn từ con số không như vậy thì lấy đâu ra lãi thật để đúng với nghĩa tư bản hiện đại? Cứ thế, đến nay đã gần một phần tư thế kỷ trôi mất.

Dĩ nhiên tư bản dù sơ khai hay văn minh đều xuất hiện những doanh nhân thành công, chỉ khác nhau số lượng, độ chắc chắn, tính lành mạnh, và tương lai. Người Việt cũng vậy, không ít người thành đạt, lập được nhiều công ty lớn nhỏ, nhờ may mắn, tài giỏi “máu làm ăn”. Một số ít nhanh nhạy chớp được cơ hội từ buổi giao thời, nay họ kinh doanh chỉ để thêm thắt, “chân trong chân ngoài” vừa được miễn thuế và các khoản trợ cấp của nhà nước, trong khi sẵn tài sản, nhà đất tích trữ trong nước tới nhiều triệu đô, cho thuê nhà, kinh doanh chứng khoán, tháng lãi tới trăm ngàn đô la là chuyện thường.

Co cụm và dần bị đào thải

Tuy nhiên, với mô hình tư bản sơ khai, hầu hết đều phải đối mặt với đào thải bởi quy luật cạnh tranh cả lành mạnh lẫn “chợ giời”. Nhất là khi người Việt tập trung kinh doanh những mặt hàng riêng, cả giá lẫn chất lượng đều kịch sàn. Từ khâu sản xuất tới bán lẻ hầu như gói gọn trong phạm vi giới kinh doanh người Việt, dẫn tới thị trường nhanh bão hòa do phụ thuộc khâu bán lẻ ít đầu tư, đa phần nhỏ lẻ, trong khi nhu cầu người Đức giới hạn đối với mặt hàng người Việt kinh doanh. Bán lẻ ế, tất cả đường dây từ gốc ứ theo.

Chưa nói, trước đây các tập đoàn bán lẻ tại Đức ít “lấn sân” những mặt hàng giá rẻ người Việt kinh doanh. Thế nhưng khoảng chục năm lại đây hàng giá rẻ, chất lượng hơn hẳn, ngày một tràn ngập, từ áo quần, đến đồ tặng phẩm, vật dụng gia đình, đẩy dần cửa hàng nhỏ lẻ người Việt ra khỏi thị trường.

Hàng năm có hai mùa đại hạ giá vốn là cơ hội bán lẻ xả hàng tồn kho, đang trở thành chu kỳ người Việt bán lẻ khốn đốn vì không thể cạnh tranh với các tập đoàn.

Tương tự, vài năm lại đây Đức phát triển mạnh phương thức bán hàng qua mạng chuyển tận nhà với giá rẻ nhiều khi dưới cả mức giá cửa hàng Việt phải trả tại các khu chợ Việt bán buôn. Trong khi đó, hành trình lưu thông hàng hóa người Việt vẫn nguyên xi truyền thống, không thể hoặc không cần hoặc không chịu thay đổi.

Không thể cạnh tranh nổi với quy trình hiện đại mua tận gốc bán tận ngọn, đa quốc gia, số lượng lớn, thậm chí chỉ diễn ra trên mạng.

Nhóm người ở đâu cứ co cụm ở đó khó lòng mở mang phát triển. Ngoại trừ số ít giàu có kể trên, hiện phần lớn các cửa hàng, quán xá, nhất là bán buôn trong các khu chợ Việt đều đang hoang mang lo lắng khi doanh thu ngày càng giảm sút theo cấp số nhân, trong khi đó các khoản chi từ tiền thuê mặt bằng, tới thuế, điện nước, lò sưởi, phụ phí, lương nhân công… ngày một tăng. Nhiều cửa hàng cả bán lẻ lẫn giao buôn buộc phải đóng cửa gia nhập “quân đoàn 4” (tiếng lóng chỉ những người xin trợ cấp nhà nước mang tên Hartz IV do thu nhập không đủ bảo đảm cuộc sống).

Tư bản hiện đại Đức

Khác với thời sơ khai thiếu luật lệ, mạnh thắng yếu chết, tư bản hiện đại được bảo đảm bằng hành lang pháp lý, chính sách, tài chính và bộ máy thực thi. Năm ngoái, Đức có 722.285 doanh nghiệp mới, gấp tới bảy lần tổng số người Việt tại Đức. Nghĩa là cơ hội kinh doanh luôn có sẵn. Nhà nước sinh ra có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện cho họ ra đời và phát triển. Từ phòng công thương IHK, tới các lớp tập huấn miễn phí của hội nghề nghiệp, đến các chính sách trợ cấp bảo đảm cuộc sống, cấp vốn khởi nghiệp, ưu đãi thuế đối với người lấy lãi đầu tư… Thế nhưng doanh nhân Việt với thực trạng sơ khai lại khép kín, không thụ hưởng được mấy tính ưu việt của nền kinh tế tư bản hiện đại đó.

Người Việt ở Đức không có cơ quan hành chính riêng để phục vụ đặc thù kinh doanh của người Việt, mà chỉ có hội đoàn thiện nguyện có thể tập hợp hỗ trợ lẫn nhau nhưng lại cũng không vượt ra khỏi nền tảng ý thức xã hội tư bản sơ khai của mình. Tính từ khi Đức thống nhất tới nay đã 25 năm, mới thành lập Liên hiệp người Việt ở Đức ba năm trước. Nhưng từ đó đến nay cứ chìm đắm trong kiện tụng triền miên.

Cũng đã ít nhiều hội đoàn địa phương tổ chức được các buổi hội thảo, mời chuyên gia tư vấn chính sách thuế khóa, lao động, trợ cấp, hòa nhập. Nhưng xưa nay hiếm chuyện phát triển rộng khắp hoặc liên kết ở cấp toàn cộng đồng, tư vấn chuyên sâu, kết hợp các ngân hàng, quỹ đầu tư, hòa nhập với cộng đồng doanh nghiệp Đức. Chỉ hy vọng, qua cú sốc kinh doanh hụt hẫng, nước đã tới chân như hiện nay, sẽ buộc các doanh nghiệp Việt phải “nhảy”, phải hòa nhập để tự cứu mình nhờ nền tảng sẵn có từ nước Đức tư bản hiện đại.

 

The post Đức và 40 năm gian nan hòa nhập của doanh nhân Việt appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Vở Kịch của Hai Đồng Chí XHCN?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đóng kịch

Nguyễn Văn Tuấn – Blog – 6 Aug 2015

tue1bb93ng-hue1babf8_c491e1baa7u-bc3a0i

Thỉnh thoảng tôi tự hỏi chính giới Tàu nghĩ gì về đồng nghiệp họ ở Việt Nam. Dù biết rằng qua báo chí chúng ta có thể hiểu là họ không đánh giá cao, nhưng tôi vẫn muốn biết xem họ nghĩ gì. Tình cờ đọc được một đoạn văn được xem là “tối mật” của Mao Trạch Đông viết về Việt Nam làm tôi suy nghĩ về mối quan hệ Việt – Tàu hết sức thú vị. Tôi nghĩ bất cứ ai đang phấn đấu làm bạn với Tàu cộng có lẽ phải ngượng ngùng khi đọc câu của họ Mao.

 

Họ Mao nói “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ.Ngược lại chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu mới có thể buộc họ ở trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta.” Đọan văn đó được trích từ văn kiện “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam, và được công bố 4/10/1979 (1).

 

Có lẽ những ai từng theo dõi Tàu không ngạc nhiên về câu nói trên, vì trong cái nhìn của giới chính khách Tàu, Việt Nam là một kẻ phản bội, không thể tin tưởng. Trước khi phát động chiến tranh chống VN, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với báo chí quốc tế rằng “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thật hiếm thấy một nguyên thủ quốc gia nào mà ăn nói du côn như Đặng, nhưng rất có thể y quá giận nên không kiềm chế được ngôn ngữ trước phóng viên quốc tế. (Trớ trêu một điều là tên này vẫn còn được khá nhiều người VN hâm mộ và thần tượng.)

 

Ngay cả thường dân Tàu dường như cũng không có thiện cảm với VN. Báo chí Tàu (nhất là tờ Hoàn cầu Thời báo) ra rả chửi Việt Nam, và đòi gây chiến tranh chống Việt Nam. Trước đây, trong một cuộc thăm dò ý kiến người dân Tàu bên China, kết quả cho thấy phần lớn dân Tàu nghĩ người Việt là phản bội, xảo quyệt, không đáng tin cậy. Trong cái nhìn của họ, Tàu là đại ân nhân của VN, vì Tàu từng giúp Bắc VN đánh Tây, đánh Mĩ.

 

Chưa nói giúp vì động cơ gì, nhưng đó là cái nhìn của họ. Họ cũng nghĩ rằng khi thành công thì VN trở mặt. Họ lấy thái độ của ông Lê Duẩn là một ca tiêu biểu. Trước kia, khi cần vũ khí và tiền bạc của Tàu, thì ông Duẩn tỏ ra thân Tàu; đến khi thấy Liên Xô khá hơn, thì lại chạy theo Liên Xô và quay sang chửi Tàu thậm tệ. Có tài liệu còn cho thấy ông chửi thẳng vào mặt Mao (mà nhiều người xem là dũng cảm, nhưng tôi thì nghĩ thái độ đó không khéo chút nào). Tài liệu trên (1) được công bố dưới thời ông Duẩn. Nhìn như thế thì rõ ràng người Tàu có lí do để ghét Việt Nam.

 

Ngày nay thì lịch sử có vẻ tái lập. Chỉ cách đây vài tháng, trước ngày kỉ niệm cuộc chiến 1979, một lãnh đạo của đảng CSVN đã tuyên bố rằng VN vẫn chung thủy với Tàu trong cái “truyền thống đoàn kết quốc tế thủy chung” (2). Rồi mới đây nhất là một phát ngôn trung thành khác từ một tướng lãnh VN: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa” (3).

 

Đặt quan điểm chung thuỷ này với nhận định “Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ … Về bề ngoài chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta” trên đây, ai cũng có thể thấy có gì đó không “add up” (nói theo tiếng Anh), hay không ăn khớp.

 

Câu nói của Mao còn sờ sờ ra đó, ngay trên báo chí “chính thống”. Câu nói của Đặng Tiểu Bình cũng còn đó trên giấy trắng mực đen. Những câu nói xách mé và xấc xược của các tướng lãnh Tàu cộng và bỉnh bút của Hoàn cầu Thời báo vẫn còn lưu lại đó. Trước những lời nói xấc xược và khinh bỉ của Tàu như thế mà những người ở vị trí lãnh đạo quốc gia lại thề thốt “thuỷ chung” với họ! Thật không thể nào hiểu nổi.

 

Chỉ có một cách giải thích là cả hai phía, Tàu và Việt Nam, đều đóng kịch. Chẳng ai tin ai cả, Tàu chẳng bao giờ tin Việt Nam, và Việt Nam lúc nào cũng nghi ngờ Tàu. Những ngôn từ hoa mĩ là chỉ nói cho có, chứ trong thâm tâm thì người nói nghĩ ngược lại. Thật ra, đó cũng chính là tình nghĩa đồng chí của những người cộng sản, ngay cả trong cùng một nước và cùng cộng đồng dân tộc. Bề ngoài thì cười cười, tay bắt, tay ôm, hôn hít (ghê ghê), nhưng trong bụng thì một bồ dao găm, muốn thanh trừng lúc nào cũng được. Đúng như Nguyễn Du từng tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười / Mà trong nham hiểm giết người không dao”.

 

Nguyễn Văn Tuấn

 

 

 

___

 

(1) http://ift.tt/1I1hfTN

(2) http://ift.tt/1I1hfTP

(3) http://ift.tt/1I1hiPr

 

The post Vở Kịch của Hai Đồng Chí XHCN? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Tôn Tử Chưa Dạy Kế Sách Trị Dân Kiểu Này…

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đại Vệ Chí Dị.

Tác Giả: Người Buôn Gió – Blog – 20 August 2015

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 70

Vệ Kính Vương năm thứ tư.

economicequality

 

Nhà Sản cai trị đất nước 70 năm, trải qua bao binh biến cơ đồ vẫn vững như bàn thạch. Đến năm Vệ Kính Vương thứ tư nhà Sản một mặt thuần phục nước Tề láng giềng phương Bắc, mặt khác kết giao với Cờ Hoa phương xa. Thế đứng càng vững chắc.

 

Trong nước dân tình đói khổ, điêu linh. Tầng lớp trọc phú nhờ và quan lại cấu kết với nhau thống trị thâu tóm tài sản trong thiên hạ thành một lớp quý tộc mới, lại có một lũ hầu hạ bọn quý tộc này được ban chút bổng lộc cũng đủ thành lớp trung lưu.

 

Các phường nghệ sĩ, con hát, văn sĩ cũng gia sức hầu hạ bọn quý tộc để thành lớp trung lưu.

 

Bấy giờ nước Vệ trong dân đen loạn lắm, giết người cướp của xảy ra như cơm bữa. Thiên hạ ngày đêm làm đồ giả, bán đồ gian, bày đủ mưu kế lường gạt dẫm lên nhau mà sống. Người Vệ có lúc ban ngày không dám ra khỏi cửa.

 

Nghĩa binh nổi lên khắp nơi, nhưng sức yếu, thế cô chỉ như ngọn lửa bùng lên rồi lại tắt.

 

Nhà Sản vẫn vững như bàn thạch. Quan lại nhũng nhiêu trắng trợn, công sai giết người thẳng tay. Nước Vệ vô pháp lẫn vô đạo.

 

Mỗ là kẻ vô học, từ nhỏ quen thói lưu manh, chớp được cơ hội bèn khăn gói tót khỏi nước Vệ chạy tít sang trời Âu. Thỉnh thoảng nhớ quê cũ biên vài chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà. Người trong thiên hạ gọi là Lái Gió, ý chỉ kẻ chuyên bịa chuyện hươu vượn mua vui.

 

Ngày nọ có nhân sĩ Vệ qua nơi mỗ ở, họ ghé thăm rồi hỏi.

 

- Nước Vệ sẽ thế nào.?

 

Mỗ chắp tay xá.

 

- Nước Vệ kẻ sĩ nhiều vô kể, bên trong có đến hàng vạn, bên ngoài cũng đến hàng ngàn. Nữ nhi nước Vệ oai chả kém San Cửu Kỳ nước Miến, thiếu niên anh dũng chả kém Hoàng Chí Phong khu Hồng. Bên ngoài nhóm Hoàng Kỳ nghe nói cũng tinh thông, thao lược, uyên thâm. Hỏi chuyện nước Vệ phải hỏi những người như thế mới rõ. Còn hỏi chuyện ăn chơi, đàng điếm, hút xách, hoang đàn thì mỗ có thể kể ngọn ngành các ngón.

 

Nhân sĩ điềm nhiên nói.

 

- Kẻ sĩ  đã từng gặp nhiều, hỏi qua gần hết. Giờ tiện đây muốn hỏi kẻ lưu manh như ngươi. Nước Vệ sẽ thế nào.?

 

Mỗ đáp.

 

- Ngài hỏi nước Vệ sẽ thế nào, không hỏi nhà Sản ra sao. Phải chăng ý ngài muốn nói sau khi nhà Sản mất nước Vệ sẽ thế nào.?

 

Nhân sĩ mỉm cười gật đầu nhẹ.

 

Mỗ tiếp.

 

- Tôi thân phận hèn mọn, nghĩ không quá xa bãi nước tiểu của mình. Sợ lời nói nông cạn làm nản lòng kẻ sĩ, xin cho được nói chuyện khác.

 

Nhân sĩ nói.

 

- Nước Vệ sau thế nào.?

 

Mỗ thấy nhân sĩ kiên quyết, lòng muốn cáo từ, nhưng thấy khó, bèn nói bừa cho qua chuyện.

 

- Nước Vệ ngày trước đói khổ, gạo không có mà ăn, phải độn khoai sắn. Nhưng lúc ấy hàng xóm tối lửa, tắt đèn tương thân, tương ái với nhau. Đến khi nhà Sản hội ước với Tề ở Thành Đô nhận làm chư hầu. Người Vệ có dư dật hơn, nhưng đạo đức ngày càng xuống cấp. Con giết cha, vợ giết chồng, anh em lừa hại lẫn nhau, tớ phản chủ, thầy thông dâm với trò. …như thế không có gì khiến nhà Sản phải sụp đổ cả, đừng nói chuyện nước Vệ ngày sau.?

 

Nhân sĩ ngừng tay quạt, nghiêm mặt hỏi.

 

Nhà Sản cai trị, nước Vệ vô đạo. Trời không dung, đất không tha. Tại sao vô đạo mà không thể sụp đổ. ?

 

Mỗ đáp.

 

- Phàm vô đạo do u mê như Trụ Vương, Đường Minh Hoàng, Lê Long Đĩnh đều phải sụp đổ. Nhà Sản khiến thiên hạ vô đạo là do chủ trương chiến lược của họ. Cho nên nước càng vô đạo thì nhà Sản càng vững chắc. Đó là kế tiêu thổ đao đức của nhà Sản.

 

Nhân sĩ hoài nghi.

 

- Xưa nay chỉ nghe nói đốt kho tàng, thành quách, nhà cửa, chưa từng nghe tiêu thổ đạo đức bao giờ.?

 

Mỗ đáp.

 

- Người xưa chú trọng cái ăn, cho nên ngày xưa tiêu thổ cái ăn, chỗ ở. Ngày nay thế giới tiến bộ, cái ăn đã nhiều hơn xưa. Giả dụ có lật đổ được một triều đại, dù vườn không, nhà trống cũng chả phải là mỗi lo lớn cho kẻ đến sau. Nhà Sản được Tề chỉ cho bí kíp cai trị là tiêu thổ đạo đức người dân. Chuyện người dân tự tiện mở lòng tốt làm từ thiện phát gạo, cấp nước cho dân là chuyện nhỏ với đời, nhưng là chuyện lớn với nhà Sản. Bởi thế ta hay thấy người làm việc thiện không được tuỳ tiện mà phải trình qua quan phủ địa phương, phải biếu xén, nịnh bợ quan lại địa phương để làm từ thiện. Qua việc biêú xén, nịnh bợ tự nhiên tư cách cũng bị xói mòn đi. Còn không biêú xén hay nịnh bợ lập tức bị cản trở, tịch thu đồ từ thiện. Người làm từ thiện là người tốt, bị ép đến khi nào trở thành người không tốt mới được làm từ thiện. Như thế  còn ai dám làm người tốt.

 

Nhân sĩ trầm ngâm nói.

 

- Chuyện rông dài, chưa thấy liên quan gì.

 

Mỗi kiên nhẫn đáp.

 

- Người tốt không có, bởi thế nghĩa quân nổi lên năm lần bảy lượt mà không có hưởng ứng. Tất không thành đại sự.

 

Nhân sĩ nói.

 

Tức nước vỡ bờ, như các cuộc cách mạng khác, chỉ cần mồi lửa là bùng thiêu cháy hết bọn tham tàn.

 

Mỗ chắp tay không dám nhìn nhân sĩ, cúi đầu đáp.

 

- Dân nước Vệ vô đạo, nhà Sản triệt tiêu đạo đức là có ý tiêu thổ nhân cách con người.  Con người không có nhân cách thì không có lòng tự trọng, không có lòng tự trọng thì không biết phẫn uất. Đã không biết phẫn uất thì không thể nào làm cách mạng. Nhà Sản đã thành công huấn luyện tiêu thổ đạo đức con người nước Vệ, tức là cách phòng thủ hữu hiệu nhất để triệt tiêu mầm mống phản kháng của con người. Đội quân tiêu thổ đạo đức con người của nhà Sản tinh nhuệ, hùng hậu, tiền bạc dồi dào từ ban tư tưởng, tuyên giáo, ban tôn giáo tổng cục chính trị, bộ văn hoá, thông tin, giáo dục, tuyên truyền viên, dư luận viên…ngày đêm ra sức triệt tiêu ý chí của con người. Không những thành công khiến họ mất ý chí phản kháng mà còn khiến họ thành những kẻ vô đạo, thủ lợi riêng tư, chỉ mong mưu cầu lợi ích cho bản thân. 

 

Xưa nay những kẻ đại ác trong thiên hạ chỉ nghĩ đến tiêu thổ vật chất, còn tiêu thổ tính cách nhân phẩm con người thì chỉ có nhà Sản mới dám làm mà thôi. Chưa có cách nào phá được kế sách ấy thì đừng nói đến chuyện nhà Sản sụp đổ, huống chi là nói chuyện Nước Vệ sau này ra sao.

 

Nhân sĩ đứng lên, không buồn nghe nữa, ngài đi thẳng.

 

Mỗ đứng nhìn theo, khi ngài khuất xa sau hàng cây. Ngẩng nhìn trời phía Nam thấy sao các tướng, quan lại nhà Sản vẫn sáng rõ, chỉ có đám dân đen là mờ mịt như muốn rụng.

 

Tỉnh dậy mới biết là mình mơ, bỗng tự trách mình mang bụng tiểu nhân mà luận chuyện nước nhà.

 

The post Tôn Tử Chưa Dạy Kế Sách Trị Dân Kiểu Này… appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới