Tin tức Việt

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

CÂU CHUYỆN ÔNG LÃO BÁN TÁO VÀ CHÀNG NHÂN VIÊN TRẺ: NGƯNG THAN VÃN, ĐÂY LÀ CÁCH NGƯỜI THÀNH CÔNG NẮM BẮT CƠ HỘI

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

bai-hoc-thanh-cong

Câu chuyện về ông lão bán hoa quả cùng 3 cậu nhân viên trong bài viết sẽ cho bạn thấy rằng: người tuyển dụng chỉ mang lại cho bạn cơ hội, còn thành công thăng tiến là thứ bạn phải tự mình có được. Thế gian này không có một ông chủ nào tặng cho bạn sự vinh hoa phú quý, thứ mà họ cho bạn chỉ có thể là “cơ hội”. Bạn chỉ cần nắm bắt lấy các “cơ hội” giúp ông chủ gia tăng doanh thu, giúp công ty gia tăng lợi nhuận, lúc đó bạn mới có thể dựa vào nguồn lực của công ty và ông chủ nâng cao vị thế của mình, nước có lên thì thuyền mới lên theo. Ông chủ của một quầy bán hoa quả, do tuổi cao không thể đứng lâu bán hàng được, nên đã dán một tờ thông báo tuyển người bán hàng. Vài hôm sau, có một người thanh niên đến xin việc, anh ta hỏi ông chủ trả lương cho anh ta bao nhiêu một tháng? Ông chủ quầy hoa quả cười nói: “Quầy hoa quả của tôi chỉ là một quầy nhỏ, không có khả năng trả theo tháng, tất nhiên còn phải xem cậu một ngày bán được bao nhiêu nữa, tôi sẽ trả cho cậu 1/10 số tiền cậu bán được, bán ngày nào trả luôn ngày đấy”. Anh này nghe xong, ngắm nghía một lúc quầy hoa quả cũ kỹ rồi cau mày nói: “Tôi từ chối, vì như vậy chả có sự bảo đảm gì cả”. Nói xong, anh ta liền bỏ đi. Sau đó lại có một người thanh niên khác đến xin việc, cũng hỏi lương tháng ông chủ sẽ trả bao nhiêu? Và ông chủ quầy hoa quả cũng nói với anh ta y hệt những gì đã nói với anh thanh niên trước. Anh này nghe xong ngẫm nghĩ một lúc nói: “Lĩnh theo ngày hay tháng không quan trọng, quan trọng là trung bình mỗi tháng quầy của ông bán được bao nhiêu tiền hoa quả?”. bai-hoc-thanh-cong Ông chủ quầy hoa quả trả lời: “Hoa quả phân theo mùa, kinh doanh cũng có lúc nhanh chậm, lúc đắt hàng có thể bán được đến trên trăm triệu, lúc bán chậm thì tháng có khi chỉ được 20 triệu”. Nghe vậy, anh này quát lên “bán thế này cả đời cũng không giàu được, chỉ có thằng ngu mới đến đây bán hàng”, nói xong anh ta bỏ đi luôn. Lại qua vài ngày, có một cậu bé đến xin việc, hỏi ông chủ trả lương thế nào? ông chủ lại nói hệt những gì nói với những người trước. Cậu bé nghe xong cười nói: “những ngày lễ và cuối tuần, ông có thể trả thêm cho cháu lên 2/10 được không? Còn nếu như ngày nào mà bán được 30 triệu tiền hoa quả trở lên, thì trả cho cháu 3/10 số tiền bán được?”. Ông chủ quầy hoa quả nghe xong vừa cười vừa xoa đầu cậu bé: “cháu thật thông minh, cũng biết ngày lễ và cuối tuần thường đắt hàng hơn ngày thường, vậy cứ tạm quyết định như vậy đi, nhưng ông nói trước mỗi ngày mà bán được 30 triệu không dễ đâu cháu nhé”. Và cứ như vậy, cậu bé ngày nào cũng mang hoa quả ra rửa sạch và thay đổi vị trí bày của các loại quả cho nhau, ngày lễ hay cuối tuần còn làm mấy tờ rơi khuyến mãi cho ai mua 3 triệu tiền hoa quả tặng thêm 300 ngàn tiền hoa quả tùy chọn. Cứ như vậy, chưa đầy một tháng, cậu bé đã nhận được 30 triệu tiền lương tương đương mỗi ngày nhận được trên 3 triệu đồng. Rồi vài năm sau, cậu đã kiếm được khá nhiều tiền, liền mua lại quầy bán hoa quả của ông chủ cũ, rồi nhờ vào sự nhanh nhẹn hoạt bát của mình cậu mở thêm nhiều cửa tiệm bán hoa quả khác nữa, nhờ vậy sau này cậu đã trở nên giàu có. BÀI HỌC: Theo khảo sát, trên thế giới có đến 70% số người lao động không hài lòng với mức lương của mình, kể cả họ biết được tình hình kinh doanh của công ty đang đi xuống, lợi nhuận sụt giảm, nhưng có những người vẫn đòi hỏi ông chủ của mình tăng lương. Rõ ràng, 70% số người này cũng giống như người thanh niên đầu tiên đến xin việc ở quầy bán hoa quả, họ chỉ cần có chế độ cố định, bất kể họ làm tốt hay không tốt thì mức lương của họ đều không thay đổi. Ngoài ra, trong số 70% này, cũng có không ít người giống như người thanh niên thứ 2 đến xin việc ở quầy hoa quả, những người này họ đều nghĩ rằng ai là ông chủ đều có nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp, vinh hoa phú quý trong tầm tay, và nếu như ông chủ không cho họ ít bổng lộc, họ sẽ nghĩ ông chủ keo kiệt bủn xỉn và họ sẽ không ngừng thay đổi công việc. Những người như vậy, đến già họ vẫn đang đi tìm sự viinh hoa phú quý từ người khác. Thế gian này không có một ông chủ nào tặng cho bạn sự vinh hoa phú quý, thứ mà họ cho bạn chỉ có thể là “cơ hội”. Bất kể bạn bán hoa quả hay bạn bán máy vi tính, chỉ cần bạn hiểu được đạo lý này bạn sẽ giống như cậu bé bán hoa quả ở trên, nhận được càng nhiều vinh hoa phú quý từ tay ông chủ.

Nguồn: Tri thức trẻ

The post CÂU CHUYỆN ÔNG LÃO BÁN TÁO VÀ CHÀNG NHÂN VIÊN TRẺ: NGƯNG THAN VÃN, ĐÂY LÀ CÁCH NGƯỜI THÀNH CÔNG NẮM BẮT CƠ HỘI appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

BÀI HỌC SÂU SẮC TỪ TỶ PHÚ LÝ GIA THÀNH

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

quote-gna-ly-gia-thanh-web

1. Chuyện tiền và việc đầu tư
Có một câu chuyện lưu truyền trong giới thương nhân Hong Kong về tính tiết kiệm và sử dụng tiền nổi tiếng của ông Lý như sau: Một hôm, vô tình một đồng tiền kim loại từ trong túi ông Lý rơi ra, nếu như nhiều doanh nhân khác, chắc chắn họ sẽ bỏ đi. Tuy nhiên, ông Lý đã cúi xuống nhặt, nhưng không nhặt được.
Một người bên cạnh đã nhặt giúp ông và lịch sự đưa trả cho ông. Ông Lý đã đưa cho người đó 100 đô la Hong Kong để tỏ lòng biết ơn.
Người đó hỏi lý do, ông trả lời: “Nếu không nhặt đồng tiền kim loại thì sẽ bỏ phí, còn nhặt được tôi sẽ có cách dùng để nhân số tiền đó lên thành nhiều lần. 100 đô la cũng rất có ích nếu ông biết cách sử dụng. Tác dụng của đồng tiền không phải để dành mà là để sử dụng."
Một câu chuyện khác cũng rất thú vị. Đó là câu chuyện về người tài xế của Lý Gia Thành. Người tài xế này sau 30 năm lái xe cho ông Lý cũng đến tuổi nghỉ hưu. Ông Lý thấy vậy liền ngỏ ý tặng cho ông số tiền 2 triệu đô Hong Kong làm tiền dưỡng già. Tài xế liền từ chối và nói rằng bản thân mình đã để dành 20 triệu đô Hong Kong từ khi lái xe cho ông Lý. Lý Gia Thành thấy lạ liền hỏi: Mỗi tháng lương của lái xe khoảng 6.000 đô la Hong Kong, vậy làm sao trong 30 năm lại có 20 triệu đô Hong Kong?
Ông tài xế trả lời: Mỗi lần nghe ông nói chuyện qua điện thoại muốn mua dự án nhà biệt thự nào hay cổ phiếu nào sắp lên giá là tôi liền ghi chép và lấy tiền tiết kiệm mua một ít. Bây giờ tính ra số tài sản đó cũng được 20 triệu đô Hong Kong rồi.
Người tài xế gần gũi đã học được bài học đắt giá từ chính ông chủ của mình về thời cơ, sự cần kiệm, biết tích lũy để đầu tư. Và lẽ dĩ nhiên, khi ông chủ là tỷ phú thì bản thân ông là triệu phú cũng không có gì là ngạc nhiên.
Vì vậy trong cuộc sống, khi ta đi học, quan trọng là gặp được người Thầy tốt, khi đi làm gặp được sư phụ tốt, khi ra ngoài gặp được bạn tốt và khi kết hôn gặp được người bạn đời tốt. Ông Lý luôn nhấn mạnh: Người ta gặp được nhau trong kiếp này gọi là duyên phận. Nhưng sống được bền lâu với nhau phải dựa trên chân thành và tín nghĩa.
quote-gna-ly-gia-thanh-web
2. Chuyện chiếc đồng hồvà việc sử dụng thời gian
Tỷ phú giàu nhất châu Á Lý Gia Thành (Li Ka-shing) hoàn toàn có khả năng sắm những vật dụng xa xỉ, nhưng ông lại chỉ sử dụng chiếc đồng hồ chạy bằng năng lượng mặt trời Citizen Eco-Driven với giá 500 USD.
Tuy với nhiều người, 500 USD không phải là con số nhỏ, song với Lý Gia Thành – người giàu nhất Hong Kong – lựa chọn đồng hồ giá 500 USD là một ngạc nhiên thú vị.
Theo Bloomberg, ông Lý cũng chỉ vừa mới “nâng đời” lên chiếc Citizen Eco-Drive giá 500 USD này. Trước kia, ông vẫn chỉ đeo chiếc Seiko suốt hàng thập kỷ và tránh xa các loại đồng hồ đắt giá như Rolex, Panerais và Patek Philippe.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Bloomberg, tỷ phú 88 tuổi này đã giải thích vì sao ông “chuyển” sang dùng chiếc Citizen 3 năm trước “Dù chỉ có 5 phút, bạn vẫn có thể sạc nó, bạn không cần phải thay pin và bạn có thể đeo nó khi đi bơi”.
Khi được hỏi, liệu bạn bè có trêu chọc ông về chiếc đồng hồ giá rẻ không, tỷ phú Hong Kong trả lời “Không, vì họ biết tính tôi”.
Ông Lý cũng không bao giờ ngần ngại nói về tính tiết kiệm của mình. Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, ông đã mở đầu bằng chủ đề về đồng hồ “Đồng hồ của anh thật sang trọng, cái của tôi phải rẻ hơn của anh đến 50 USD. Đây là chiếc đồng hồ của công việc chứ không phải tôi không thể mua chiếc đắt tiền hơn”.
Ông Lý còn cho biết, ông rất thích chiếc đồng hồ này vì không phải luôn để mắt tới nó. “Nếu đó là chiếc đồng hồ giá hàng trăm nghìn USD thì tôi phải rất cẩn thận. Song nó đáng giá có vài trăm đô, tôi có thể chơi golf, đi bơi, tập thể dục mà không phải trông chừng”.
Một điều chú ý hơn nữa là tỷ phú này đặt đồng hồ chạy nhanh hơn bình thường 30 phút. “Tại sao ư? Vì nếu tôi có lỡ quên một cuộc hẹn ở bất cứ đâu tại Hong Kong, thì tôi vẫn có thể tới đó trong vòng nửa tiếng”, người giàu nhất châu Á cho biết thêm.
3. Chuyện đọc sách và chân lý cuộc sống
Tỷ phú giàu nhất Châu Á cho biết, ông có một cách rất hiệu quả để tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn: “Nếu tôi có một kỳ nghỉ hiếm hoi nào đó, tôi sẽ đọc sách suốt”.
Sau bàn làm việc của Li luôn treo một bức tranh thư pháp, trên đó viết về chân lý sống của ông: “Đặt mục tiêu cao, làm bạn với nhiều loại người, tận hưởng những niềm vui đơn giản, đứng trên cao, ngồi dưới thấp, bước đi vững chãi”.
Trong sự nghiệp kinh doanh thành công lẫy lừng của mình, Lý Gia Thành cũng đã đúc kết được triết lý kinh doanh, trở thành cẩm nang cho nhiều doanh nhân hiện nay. Đó là:
Lấy tư tưởng của người theo đạo Nho để quản lý doanh nghiệp.
Lấy lòng từ thiện của người theo đạo Phật để đối xử với nhân tài.
Lấy trạng thái tâm lý ổn định để phát triển sự nghiệp.
Lấy tâm hồn gần gũi đối xử với đối thủ.
Nguồn: Internet

The post BÀI HỌC SÂU SẮC TỪ TỶ PHÚ LÝ GIA THÀNH appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2016

4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

ve16-5013-1408610862-ohay-tv-881

Happy reading & Having good thoughts các BCAs!
+++++++
CÂU CHUYỆN 1: CHIẾC RÌU
Có 1 chàng trai trẻ đến gặp quản đốc của một nhóm thợ đốn gỗ để xin việc. Người quản đốc chỉ vào một cái cây to và bảo anh ta hãy đốn thử xem mất bao lâu. Chàng thanh niên đã không mất nhiều thời gian đốn đổ cái cây đó một cách thiện nghệ.
Rất ấn tượng trước tay nghề khéo léo của anh, người quản đốc quyết định nhận anh vào làm “Tốt lắm, hãy bắt đầu đi làm từ Thứ Hai tới”.
10363734-10152440892457733-5961193799235561281-n-1400756876146-crop1400756906900p
Thứ Hai. Thứ Ba. Rồi Thứ Tư trôi qua, ngày ngày chàng trai đều chăm chỉ làm việc. Đến chiều ngày Thứ Năm, bổng quản đốc tới và cho chàng trai trẻ xem bảng xếp hạng:
"Chàng trai, năng suất làm việc của cậu đã tụt lùi so với những người khác. Tổng kết từ đầu tuần cho thấy cậu đã rơi từ vị trí đứng đầu hôm Thứ Hai xuống vị trí bét bảng cho đến hết ngày hôm nay."
Chàng trai trẻ bất bình lên tiếng:
"Nhưng tôi đã rất chăm chỉ làm việc. Tôi luôn là người đến đâu tiên và là người ra về cuối cùng, thậm chí tôi còn không cả có thời gian uống nước!"
Người quản đốc gật đầu nói:
"Phải công nhận cậu là công nhân cần cù nhất ở đây, nhưng đã bao lâu rồi cậu chưa mài chiếc rìu của mình?"
Chàng trai thật thà thừa nhận:
"Từ đầu tuần tới giờ thì chưa lần nào. Tôi mải làm việc quá nên không có thời gian để mài rìu."
+++
Bài học: Cuộc sống của chúng ta cũng như vậy. Chăm chỉ không có gì là xấu, nhưng đôi khi cần có một khoảng ngừng để “mài sắc chiếc rìu”, làm mới bản thân thông qua việc tự học tập và rèn luyện. Bỏ qua việc này, chúng ta sẽ nhanh chóng bì “cùn” đi, và mất dần đi khả năng làm việc hiệu quả của mình.
CHUYỆN THỨ 2: BÁN ỚT
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!” Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói… Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
image_1618-0cfba
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”. Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
+++
Bài học:
 Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là…
 
1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
 
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
 
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
 
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
 
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
 
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
 
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
 
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
 
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
 
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
 
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
 
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
 
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
 
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
 
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.
 
Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.
 
Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.
 
Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
CHUYỆN THỨ 3: ĐỒNG XU
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
"Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua."
dongxu-size-nho
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
"Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được."
"Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta."
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
+++
 
Bài học: Không bao giờ có cái được gọi là số phận hay định mệnh, chúng ta mỗi người chính là người vẽ ra con đường cho chính mình. Bởi vậy mỗi khi đối diện với gian lao hãy luôn hi vọng và tin vào chính mình để có động lực để bứt phá.
CHUYỆN THỨ 4: CỪU - SÓI - SƯ TỬ
Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc.
Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói.
Thượng đế nói với bầy cừu rằng:
“Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi. Còn nếu như các ngươi chọn sư tử thì sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán đổi”.
Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này là: Nếu như là bạn, thì bạn sẽ chọn sói hay chọn sư tử?
Rất dễ dàng để lựa chọn phải không nào?
Lựa chọn xong rồi, bạn hãy nhớ kỹ lựa chọn của mình và đọc tiếp.
Bầy cừu ở phía Nam nghĩ rằng, sư tử thì hung mãnh hơn sói rất nhiều, hay là chúng ta chọn sói đi! Thế là, chúng chọn một con sói.
timthumb
Bầy cừu ở phía Bắc nghĩ rằng, mặc dù sư tử hung mãnh hơn sói rất nhiều, nhưng chúng ta lại có quyền được lựa chọn, hay là chúng ta chọn sư tử đi! Thế là chúng chọn hai con sư tử.
Ở phía Nam, sau khi sói tiến vào bầy cừu, nó liền bắt đầu ăn thịt chúng.
Thân thể sói nhỏ, sức ăn cũng nhỏ, cho nên một con cừu cũng đủ cho nó ăn mấy ngày. Và như thế, bầy cừu vài ngày mới bị truy đuổi một lần.
Bầy cừu ở phía Bắc chọn một con sư tử, con còn lại được lưu lại ở nơi của Thượng đế. Sư tử sau khi tiến vào bầy cừu, nó cũng bắt đầu ăn chúng. Sư tử không những hung mãnh hơn sói, mà sức ăn của nó cũng kinh người. Mỗi ngày nó đều phải ăn một con cừu. Như vậy, bầy cừu ngày ngày bị truy sát nên cũng vô cùng hoảng loạn.
Bầy cừu phía Bắc đã vội vã xin Thượng đế đổi con sư tử kia.
Nhưng thật không ngờ rằng, con sư tử kia khi lưu lại chỗ Thượng đế đã không hề được ăn gì, đói khát không chịu được, nên đã nhào vào bầy cừu mà cắn giết còn điên cuồng hơn con lúc trước.
Bầy cừu phía Bắc suốt ngày chỉ lo trốn chạy để khỏi chết, ngay cả cỏ cũng không kịp ăn.
Bầy cừu phía Nam may mắn khi đã lựa chọn đúng kẻ thù thiên địch, lại cười nhạo bầy cừu phía Bắc không có con mắt tinh tường khi lựa chọn.
Bầy cừu phía Bắc thấy hối hận vô cùng và thống thiết kể khổ với Thượng đế, cầu mong được thay đổi thiên địch – đổi thành sói.
Thượng đế nói: “Một khi đã lựa chọn thiên địch rồi thì không thể thay đổi được, nhiều đời sau cũng phải tuân theo, các ngươi chỉ có quyền lợi duy nhất là ở cùng hai con sư tử đã lựa chọn đó mà thôi”.
Bầy cừu phương Bắc đành phải không ngừng hoán đổi chung sống với hai con sư tử.
Nhưng hai con sư tử đều hung tàn như nhau, hoán đổi con nào thì cũng bị thê thảm hơn bầy cừu phương Nam rất nhiều. Chúng dứt khoát không hoán đổi nữa, khiến cho một con ăn đến béo mập, cơ thể cường tráng, con còn lại tắc thì bị đói bụng đến gầy còm.
Khi con sư tử gầy đói kia sắp chết, bầy cừu liền lên Thượng đế xin đổi sang ở cùng với nó. Con sư tử gầy trải qua thời gian dài đói khát dần dần hiểu ra một đạo lý: Bản thân tuy hung mãnh phi thường, 100 con cừu cũng không là đối thủ, nhưng vận mệnh của nó là nằm trong tay bầy cừu điều khiển. Bầy cừu bất cứ lúc nào cũng có thể đưa nó trở về chỗ Thượng đế, cho nó chịu đủ sự dày vò, hành hạ của đói khát, thậm chí có thể bị chết đói.
Sau khi nghĩ thông suốt đạo lý đó, con sư tử gầy gò đối xử với bầy cừu rất khiêm nhường, nó chỉ ăn con cừu chết hoặc con cừu bị bệnh, mà không ăn con cừu khỏe mạnh nào nữa.
Bầy cừu mừng rỡ, có mấy con cừu nhỏ muốn đề nghị ở cố định với con sư tử gầy, không muốn con sư tử mập kia nữa.
Một cừu già liền nhắc nhở: “Con sư tử gầy này là sợ chúng ta trả nó lại nơi Thượng đế để nó chịu đói chịu khát nên mới đối tốt với chúng ta như thế. Nhưng ngộ nhỡ con sử tử mập kia chẳng may chết đói thì chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào nữa, vì con sư tử gầy này sẽ rất nhanh chóng khôi phục lại bản tính hung tàn của nó”.
Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, vì không muốn cho con sư tử mập kia chết đói, chúng vội vàng đổi nó về sống cùng.
Con sư tử béo tốt trước kia bây giờ cũng đã đói bụng đến nỗi chỉ còn lại da bọc xương, hơn nữa cũng hiểu được đạo lý rằng số mệnh của mình là nằm trong sự điều khiển của bầy cừu. Để có thể sống trên thảo nguyên lâu hơn nữa, nó lại tìm mọi cách để nịnh nọt bầy cừu. Còn con sư tử bị trả về nơi Thượng đế kia khổ sở đến chảy nước mắt.
Bầy cừu phía Bắc sau khi đã trải qua trùng trùng điệp điệp những trắc trở, cuối cùng chúng đã vượt qua và sinh sống tự do tự tại.
Tình cảnh của bầy cừu phía Nam thì càng ngày càng bi thảm, con sói kia vì không có đối thủ cạnh tranh, bầy cừu lại không có cách gì thay thế nó, nó lại được thể làm xằng làm bậy. Mỗi ngày đều muốn cắn chết mấy chục con cừu, con sói từ sớm đã không thèm ăn thịt cừu nữa, nó chỉ uống máu của cừu, còn không cho phép con cừu nào được kêu. Con cừu nào mà kêu thì sẽ bị nó cắn chết ngay lập tức.
Bầy cừu phía Nam lúc này chỉ có thể than thở trong lòng: “Sớm biết như thế này, chi bằng lựa chọn hai con sư tử còn hơn!“
+++
Bài học: Bạn muốn được sống một cuộc đời vui vẻ thoải mái, thì ngoài khả năng mạnh yếu bên ngoài ra, còn cần tự mình “nắm giữ quyền quyết định” cũng là yếu tố vô cùng quan trọng!
Nguồn: Internet

The post 4 CÂU CHUYỆN SÂU SẮC CUỐI TUẦN appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

CÁCH LÀM DỊCH VỤ ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI NHẬT

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

quote-gna-76-nho

Dù bạn mua chỉ mua 1 bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn thế giới.
Dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.
Đối với những người mới đến Nhật hoặc ở Nhật chưa lâu, có thể cái đẹp của nước Nhật sẽ chỉ dừng lại cảnh đẹp, hệ thống tàu điện - tàu siêu tốc và hàng hiệu...
Thế nhưng với những người đã ở lâu và được trải nghiệm nhiều trên đất nước Nhật, cái đẹp của nước Nhật sẽ ở giá trị khác, và một trong những giá trị vô hình lớn nhất chính là sự hoàn hảo trong cung cấp dịch vụ.
Đối với bản thân tôi, khi đã từng đi qua hàng chục nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, người Nhật mang đến dịch vụ bán hàng hoàn hảo và chu đáo nhất. Đơn giản nhất, hãy thử đi mua quần áo ở bất kỳ cửa hàng nào ở Nhật, bạn sẽ được nhân viên chăm sóc kĩ lưỡng mà không thể chê bai được một câu nào.
Khi bạn bước chân vào cửa hàng quần áo, luôn luôn có nhân viên trực ở gần các quầy hàng để chỉ hàng cho khách. Và nếu bạn đã có trong tay danh sách dài các hàng hóa cần mua, để tiết kiệm thời gian, bạn chỉ cần đưa bản danh sách đó cho nhân viên, và nhân viên đó trở thành người chuyên phục vụ bạn.
Người đó sẽ vô cùng hăng hái và tươi cười đi nhặt cho bạn tất cả các món đồ bạn cần, nếu không thấy lập tức mở iPhone ra tra mã hàng, màu sản phẩm mà bạn cần và sau đó trả lời cho khách tình trạng hàng còn hay hết.
Khi bạn mang quần áo vào thử, nếu bạn không thích cũng chẳng cần phải tự động ra trả lại chỗ cũ, chỉ cần đưa nó cho nhân viên trực quầy thử và rồi nhân viên đó sẽ tự trả lại hàng đúng nơi mà khách không cần phải bận tâm.
Nếu khách là người nước ngoài và gặp vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, thường cửa hàng sẽ có ít nhất một nhân viên nói được tiếng Anh để hỗ trợ cho khách mua hàng.
Và đỉnh điểm của sự chăm sóc tận tình nhất sẽ thể hiện ở khâu thanh toán. Ở bất kỳ khu vực thanh toán nào cũng sẽ luôn có một người đứng điều phối để đảm bảo không quầy thanh toán nào bị trống dù chỉ trong vài giây.
Thế nên nếu bạn xếp hàng thanh toán hàng hóa ở Nhật, đừng lo sẽ phải đứng quá lâu bởi nhìn dòng người xếp hàng dài như vậy nhưng vì họ xử lý mọi việc cực nhanh và phối hợp nhịp nhàng nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách.
Tại quầy thanh toán, sẽ hiếm có nước nào trên thế giới mà bạn có thể được tiếp xúc với nhân viên quan tâm đến bạn chu đáo như vậy. Thông thường, theo tổng kết của tôi với 4 năm trải nghiệm cuộc sống Nhật bản, nhân viên sẽ hỏi đủ chừng này câu hỏi. Và chắc chắn, khi nói chuyện với khách, nhân viên luôn dùng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng với khách.
1. Quý khách có hộ chiếu ngắn hạn để mua hàng miễn thuế không?
 
2. Hai cái quần khác màu khác size mua cùng lúc, cô ấy sẽ hỏi: Thưa quý khách, hai quần này mua cho một người hay hai người?
 
3. Thưa quý khách, chiều dài quần như thế này đã vừa chưa? Chúng tôi có dịch vụ cắt ống quần ngoài kia thời gian rất nhanh và hoàn toàn miễn phí. Quý khách có thể làm ngắn nếu muốn.
 
4. Khi bạn mua nhiều mặt hàng cùng một lúc, nhân viên sẽ hỏi: Thưa quý khách, quý khách đang mua 2 áo phao size L và 2 áo phao size XL có đúng không ạ?
 
5. Thưa quý khách, quý khách muốn để từng món đồ vào túi riêng hay cho chung tất cả vào 1 túi?
 
6. Thưa quý khách, quý khách muốn thanh toán thẻ hay tiền mặt, mỗi lần thanh toán quẹt thẻ thành 1 lần hay bao nhiêu lần?
 
7. Thưa quý khách, xách nhiều món hàng nhiều túi thế này sẽ rất dễ rơi? Xin phép có thể cho tôi cho tất cả vào chung 1 túi lớn sẽ tiện hơn rất nhiều ạ.
 
8. Quý khách đã mua rất nhiều đồ, quý khách có muốn tôi xách ra cửa giúp cho đỡ mệt được không ạ?
 
Xin cám ơn quý khách đã mua hàng, mong gặp lại quý khách. Và rồi nhân viên sẽ cúi chào rất lịch sự.
quote-gna-76-nho
Cách chăm sóc khách hàng kiểu như trên không chỉ dành cho người mua hàng hóa xa xỉ mà dành cho tất cả các khách hàng, dù bạn chi tiêu bao nhiêu tiền đi nữa, có khi cũng chỉ là vài món đồ trị giá tương đương vài trăm nghìn đồng – con số cực thấp nếu so với giá cả hàng hóa và cuộc sống tại Nhật.
Từng có thời gian sống tại Thụy Sỹ, tác giả muốn có chút so sánh với dịch vụ khách hàng ở Thụy Sỹ. Nhiều lần, dù đã vào mua sắm ở những cửa hàng khá cao cấp, nhưng ngay khi bước vào cửa hàng với trang phục, diện mạo bên ngoài không phải quá đẳng cấp, nhân viên lập tức thể hiện thái độ "xem nhẹ" bạn và sau đó cũng chưa bao giờ có lời cám ơn khách vì đã mua hàng.
Ông Ric Phillps là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông sự kiện tại Canada từng sống và làm việc với khách hàng Nhật suốt nhiều năm, ông cũng tin là dịch vụ của Nhật tốt. Ông cho biết ông cảm thấy thực sự sốc khi đến thăm đất nước này lần đầu tiên vào năm 2006.
Dưới đây là trích đoạn chia sẻ tâm sự của ông về dịch vụ khách hàng tại Nhật:
"Tôi đã làm việc với khách hàng Nhật tại Toronto 8 năm trước khi tôi thực sự đến Nhật. Nhưng những gì tôi được trải qua ở đất nước này quả thực khiến tôi nhớ mãi.
Tôi dành 4 tuần tại Nhật ở nhiều thành phố, từ các thành phố lớn như Tokyo hay Yokohama cho đến các thành phố nhỏ như Kyoto, Shizuoka và Kamakura. Quan sát cách người Nhật làm dịch vụ, tôi choáng váng và hiểu được tại sao người ta lại ngưỡng mộ người Nhật đến như thế.
Người Canada vẫn luôn tự hào rằng họ rất lịch sự trong giao tiếp, chúng ta có nhiều phẩm chất tốt nhưng chúng ta cũng thiếu quá nhiều thứ, đặc biệt là khi so sánh với người Nhật. Lý do căn bản là bởi chúng ta coi trọng bản thân mình quá cao, trong khi đó với người Nhật, tập thể mới là số 1.
Triết lý làm dịch vụ của người Nhật chính là: Bạn làm việc cho công ty, công ty là số 1 và vì thế khách hàng mang doanh thu đến cho công ty, khách hàng được coi như “Chúa trời”. Nhân viên làm dịch vụ Nhật không đặt cảm xúc của họ lên trên trách nhiệm mà công ty giao cho họ. Vì thế văn hóa làm dịch vụ của Nhật mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn các nước phương Tây, ít nhất là theo cảm nhận của tôi.
Sự lịch sự là phẩm chất bắt buộc ở Nhật. Chính vì vậy tại rất nhiều các trung tâm thương mại có những nhân viên chỉ chuyên trách nhiệm mở cửa và cúi chào những người qua lại dù khách không mua hàng. Khi bạn thực sự bước vào gian hàng nào đó, nhân viên lại chào bạn lần nữa.
Nhân viên rất cẩn thận và lịch sự, họ cho bạn thấy rằng họ tôn trọng đồng tiền bạn bỏ ra cho họ. Hay nói tóm lại, dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.
Sự lịch sự và chuyên nghiệp của người Nhật trong làm dịch vụ không chỉ giới hạn trong các ngành kinh doanh bán hàng mà cả trong tất cả các ngành. Tôi có thể kể ra câu chuyện sau đây.
Vợ tôi và tôi đi xe bus từ sân bay về khách sạn. Trên đường đi, xe bus sẽ trả khách ở một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Khi chúng tôi về đến khách sạn và chuẩn bị xuống xe, có một nhân viên đến nói với chúng tôi rằng cô ấy xin lỗi đã chuyển nhầm hành lý của tôi xuống tại bến trước đó, và đến giờ hành lý đang được chuyển lại về khách sạn hiện tại của tôi, không có kiện nào mất cả.
Và cô ấy xin lỗi rất nhiều lần dù chúng tôi khẳng định rằng không có vấn đề gì cả, không mất hành lý là được rồi. Cuối cùng, hành lý đã đến tay chúng tôi thậm chí trước khi chúng tôi xong thủ tục để check in vào khách sạn. Nhưng điều bất ngờ nhất xảy ra khi chúng tôi check in.
Để cáo lỗi cho việc vận chuyển nhầm hành lý của khách và gây ra nhiều sự bất tiện (đó là theo cách nói của họ chứ tôi cũng chẳng thấy bất tiện gì), công ty vận chuyển chấp nhận bỏ tiền để nâng hạng phòng của chúng tôi trong khách sạn. Chúng tôi không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
Tôi không thể tưởng tượng rằng điều đó có thể xảy ra, tôi đứng đơ người mất vài giây và rồi tôi nói tôi chấp nhận lời xin lỗi và cũng không cần thiết nâng hạng phòng đâu, với tôi sự xin lỗi đã là quá đủ.
Nữ nhân viên lúc này đã nài nỉ tôi rằng việc nâng hạng phòng là để bù lại cho những gì khó chịu tôi đã phải chịu đựng, cô ấy nhìn tôi bằng một ánh mắt và khuôn mặt khẩn khoản mong tôi chấp nhận việc nâng hạng phòng.
Ngần ngừ mãi, cuối cùng tôi cũng không thể từ chối được sự nhiệt tình của cả nhân viên khách sạn và công ty vận chuyển, vợ chồng tôi chấp nhận nâng hạng phòng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà họ đã lập tức nhận ra vấn đề, tìm ngay được ra người chịu trách nhiệm và lên kế hoạch chóng vánh để bù đắp cho khách hàng. Văn hóa tập thể đã giúp mang lại chất lượng dịch vụ cực kỳ cao cho nước Nhật.
Tôi dám chắc rằng không ở nơi nào trên thế giới bạn sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tương đương như ở Nhật".
Có thể thấy, không chỉ với người châu Á mà người châu Âu hay Mỹ cũng đánh giá rất cao chất lượng dịch vụ của người Nhật. Chính điều đó làm nên thành công của nước Nhật trong bán lẻ, kinh doanh cũng như du lịch khách sạn.
Nguồn: Trí Thức Trẻ/Cafebiz

The post CÁCH LÀM DỊCH VỤ ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI NHẬT appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

HỌC CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI DO THÁI ĐỂ KHÔNG TẠO MỘT THẾ TRẺ “ĂN BÁM” BỐ MẸ NỮA

Nguồn tin: Góc nhìn Alan
“Không phải gia đình Việt nào ở Mỹ cũng vậy. Những gia đình quản lý và kiểm soát nhiều quá thì con sống tầm gửi; còn cởi mở thì con cái độc lập hơn. Gia đình giàu ở Việt Nam mà gửi tiền quá nhiều cho con thì chúng chỉ tiêu xài thôi. Rất nhiều đứa hư hỏng, do có tiền.”
- TS. Alan Phan -
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Người Do Thái coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Con chỉ việc học thôi, việc nhà để đấy mẹ làm cho” là câu nói khá quen thuộc với các bậc phụ huynh Việt Nam. Với bố mẹ Việt, chỉ cần con học giỏi là đủ. Thế nhưng với người Do Thái thì khác, Theo phụ huynh Israel, muốn bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn độc lập của con, trước hết phải bồi dưỡng kỹ năng làm việc nhà. Như thế thì dẫu con có đi khắp năm châu bốn bể, phụ huynh cũng không cần lo lắng cho cuộc sống của chúng.
Vì yêu con phụ huynh Việt Nam không nỡ để bàn tay nhỏ xinh của chúng dính bẩn, không nỡ chiếm dụng thời gian học tập quý báu của chúng vì sợ làm ảnh hưởng tới thành tích thi cử. Thật tình chúng ta không biết rằng, dạy con làm việc nhà chính là bước đầu dạy kỹ năng sinh tồn cho con. Nền giáo dục Do Thái tổng kết: Đứa trẻ không được cha mẹ dạy làm việc nhà, lớn lên sẽ có một số biểu hiện không tốt như sau:
- Năng lực làm việc kém, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa’’.
- Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ.
- Không hiểu được thành quả lao động không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ.
- Không có lòng cảm thông.
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, nhà bếp là “khu vực cấm” đối với trẻ em. “Đừng vào đây, nguy hiểm lắm.” “Trong này chỉ toàn mùi dầu mỡ, con mau ra ngoài đi.” Khi trẻ tò mò muốn vào bếp xem xét, thường bị cha mẹ ngăn ở ngoài. So sánh các bà mẹ Việt kéo con ra khỏi bếp với các bà mẹ Do Thái khuyến khích con vào bếp, họ cho rằng: Con người muốn sinh tồn, bắt buộc phải có cơ sở vật chất, mà ăn uống chính là nền tảng của cơ sở đó.
Trong trường hợp đảm bảo an toàn, chúng ta có thể bảo con nhặt rau, rửa rau, như thế cũng sẽ khiến chúng cảm thấy mình được người lớn tin tưởng hơn. Điều đó giúp con trẻ vun đắp cảm giác an toàn, lòng tự tin và tính độc lập. Không riêng gì các bà mẹ Do Thái, tại Nhật Bản, người ta còn mở nhiều lớp “cha mẹ dạy dỗ con trẻ.” Mỗi lớp học có khoảng sáu gia đình tham gia. Lũ trẻ sẽ học cách nấu nướng dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của phụ huynh. Ví dụ, cha mẹ dạy con đập trứng gà như thế nào thì vỏ trứng sẽ không rơi vào bát, hay không được dùng xà phòng rửa vỏ sò… Đối với việc vo gạo, rửa rau, thái rau… con sẽ mặc tạp dề, đeo găng tay, phụ huynh cầm tay hướng dẫn con thái cà rốt thành từng sợi nhỏ.
Làm việc nhà là rèn luyện kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất. Phụ huynh Do Thái khuyến khích con em mình tích cực tham gia làm việc nhà như: Thu dọn giường, đổ rác trong thùng, quét dọn vệ sinh trong phòng giặt quần áo, nhổ cỏ ngoài sân. Họ cho rằng, đứa trẻ có kỹ năng làm những việc này thì cũng có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa. Đồng thời họ cũng cho rằng, để trẻ gánh vác một phần việc nhà là giúp bồi dưỡng quan niệm gia đình và tinh thần trách nhiệm của chúng đối với gia đình, tăng khả năng gắn kết giữa các thành viên.
cn
Dưới đây là những công việc trẻ có thể làm được theo cấp độ tăng dần tương ứng với từng độ tuổi của trẻ, qua đó dạy trẻ chịu trách nhiệm với hành động của bản thân.
1. Trẻ từ ba đến bốn tuổi:
- Đánh răng.
- Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
- Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
- Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.
2. Trẻ từ bốn đến năm tuổi:
- Tưới nước cho cây trong nhà.
- Giúp cha mẹ lau bàn.
- Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.
3. Trẻ từ sáu đến tám tuổi:
- Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
- Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
- Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
- Biết dọn bàn ăn.
- Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
- Sắp xếp giường chiếu của mình.
4. Trẻ từ chín đến mười hai tuổi:
- Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
- Lau chùi đồ dùng trong nhà.
- Giặt một số quần áo.
- Lau sàn nhà phòng khách.
- Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.
5. Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi:
- Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
- Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
- Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
- Dự toán tiền cho mình.
- Lựa chọn mua sắm quần áo.
- Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
- Là quần áo.
6. Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên:
- Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
- Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
- Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
- Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
- Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.

The post HỌC CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI DO THÁI ĐỂ KHÔNG TẠO MỘT THẾ TRẺ “ĂN BÁM” BỐ MẸ NỮA appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

MỘT ĐÁM ĐÔNG LẠI HÔI CỦA, CẢ ĐẤT NƯỚC LẠI… CẢM THẤY Ê CHỀ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

hoi-cua-gna

Thời dân hôi xăng đúng là đói khổ để rồi chết thương tâm, dù không thể hiểu được, nhưng vì đói ăn vụng, túng làm liều. Nhưng thời nay không ai thiếu tới mức đi hôi bia mang về uống, lấy vài ba bịch đường, chai xà bông. Họ không thể quá nghèo, sắp chết đói, mà phải liều.
Hàn Quốc, tiền rơi không ai nhặt
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, một phụ nữ Hàn rút từ ngân hàng ra 25 triệu won rồi đem rải ngay quảng trường trước Tòa thị chính Seoul. Người phụ nữ bị cảnh sát bắt giữ ngay lúc đó, số tiền trên cũng được cảnh sát thu dọn trong trật tự và tuyệt nhiên không một ai nhặt tiền.
Nhưng có phải sự thật là người Hàn “thờ ơ” với tiền? Nói thẳng ra, ai cũng cực khổ vì tiền. Nhưng không phải vì vậy mà ai cũng tham tiền, nhất là khi tiền đó không thuộc về mình.
Kwon Hyun Woo - một người Hàn sinh sống ở TP.HCM trao đổi với phóng viên rằng theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, người lượm tiền bất hợp pháp sẽ bị phạt.
¼­¿ï±¤Àå¿¡ »Ñ·ÁÁø Çö±Ý
Hơn nữa, vụ việc xảy ra ngay giữa trung tâm Seoul, có nhiều người chứng kiến và nhiều camera theo dõi nên Kwon Hyun Woo cho rằng: “Ai mà dám!”. Anh nói: “Sở dĩ không ai lượm tiền lúc đó là vì họ phải xấu hổ. Đó là vấn đề của lương tâm, của đạo đức. Còn pháp luật cũng quy định là người nhặt được tiền phải báo cảnh sát, nếu không thì bị phạt!”.
Phạm Quang Văn - một người Việt hiện đang làm việc tại Seoul cũng chia sẻ: “Người Hàn Quốc không lượm tiền giữa đám đông, như vậy mất mặt lắm. Họ được giáo dục về điều đó. Hơn nữa, ở Hàn chỗ nào cũng có camera, ai nhặt cũng khó thoát. Người Hàn có ý thức dân tộc cao. Cứ ai mang vinh quang về cho đất nước là đắt sô quảng cáo. Họ ủng hộ vô điều kiện. Còn ngược lại lỡ làm xấu hình ảnh thì coi như hết đường sống”.
Một cư dân mạng tên Cát Tường cũng đồng tình điều này trên diễn đàn: “Ở Hàn Quốc nhặt tiền rơi hay ví rơi mà không trả thì bị khép vào tội ăn cắp, bị phạt tiền hoặc ở tù mà, trong hồ sơ đã có án thì rất khó tìm việc làm. Thế thôi!”.
Việt Nam - xăng, bia, nước mắm, bột giặt... lấy tất
Cách đây mấy năm (2013), mạng xã hội sôi sục về video clip hôi của tại Đồng Nai khi một xe tải chở bia bị nạn, những két bia văng ra đường, dân xô vào hôi bia mặc cho lái xe van xin.
Nạn nhân giao thông khi ngã xuống đường bất tỉnh nhân sự, tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, có khi ngất đi lần nữa vì phát hiện túi xách, giấy tờ tùy thân, tiền, điện thoại…không cánh mà bay.
Xe chở bồn xăng bị lật, lẽ ra phải tránh xa vì nguy cơ cháy nổ, thì dân bất chấp nguy hiểm, mang can, thùng, xô để hút xăng vì miễn phí.
Hay mới đây nhất, mặc cho tài xế khóc nức nở hàng chục người vẫn cầm bao và túi nilon chạy đến, lục xới và lấy những vật dụng còn sót lại như bột giặt, bếp, bột ngọt, sữa... trên chiếc ôtô tải đang cháy.
hoi-cua-3
Thế kỷ trước ở Hà Tây, một làng có mấy chục người chết do hôi xăng do đường ống bị vỡ, dân chúng đổ xô đi lấy. Một vị hồi hộp, bật diêm hút thuốc lá và… tất cả hưởng dương đúng vào ngày hôi xăng.
Dư luận cố tìm hiểu tại sao nên nông nỗi hôi của thế này, thiếu ăn, đói rách hay do lòng tham cố hữu của con người.
Thời dân hôi xăng đúng là đói khổ để rồi chết thương tâm, dù không thể hiểu được, nhưng vì đói ăn vụng, túng làm liều.
Nhưng thời nay không ai thiếu tới mức đi hôi bia mang về uống, lấy vài ba bịch đường, chai xà bông. Họ không thể quá nghèo, sắp chết đói, mà phải liều.
Có lẽ nó bắt đầu từ những vụ phong bì cho được việc, cửa quan lấy tiền hối lộ của dân không bị ngăn chặn bởi pháp luật nên cứ biến thái dần, làm thui chột đạo đức xã hội.
Trộm cắp bắt đầu là bao thuốc thời xưa “nhờ anh giúp cho tình cảm”. Tiếp theo là chai rượu, hộp mứt dịp tết, rồi tiến tới phong bì dịp ma chay cưới xin. Trước là tiền Việt, sau đổi thành đô la, và cả kim cương. Ngày nay biến thái thành villa, căn hộ cao cấp, đôi khi cả một khu đất.
Mua chức bán quyền hàng tỷ, dân chỉ dám thì thầm, nhưng không ai dám nói vì không có chứng cứ. Két, bàn làm việc ở văn phòng bị trộm viếng thăm nhưng không dám báo công an.
Từ hôi ngàn tỷ đến hôi của cỡ vài chai bia hay mấy củ khoai lang là hình ảnh luật pháp không được thượng tôn, đạo đức xuống cấp, vô cảm, dối trá và ô nhục.
Sự hôi của thật còn lây sang cả hôi của… giả. Bộ KH&CN tổ chức tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ.
Khi vị chủ trì công bố vụ tiêu hủy bắt đầu thì người tham dự xô vào hôi hàng nhái có nhãn mác cao cấp như Luis Vuitton, Hermes. Trong số đó có cả nhà báo, cán bộ của Bộ và dân thường.
Tin cho hay, chuyện này từng xảy ra năm 2015 và nay chỉ lặp lại. Người cầm bút không thể là kẻ hôi của vì chữ nghĩa của họ ảnh hưởng đến hàng triệu người. Mang đồ giả do hôi của mà có lại càng không nên.
Vì tiền bạc, đất cát, chức vụ lắm lộc… người ta có thể bất chấp. Người sính ngoại, không đủ tiền lại thích hàng hiệu, đó là thói đạo đức giả, lừa dối người đời và cả bản thân bằng một cái túi LV giá 50$, nếu là hàng hiệu thật thì giá 5.000$. Trong túi chỉ có 50$ tại sao phải sỹ diện mình có gấp 100 lần như thế?
Hôi của thật làm cho đạo đức suy vong. Tới lúc hôi cả của giả kiểu vơ bèo vạt tép như vừa xảy ra tại Bộ KH&CN thì suy vong không còn chỗ để đi tiếp.
Từ chuyện lượm tiền ở Hàn Quốc nhìn lại Việt Nam để thấy rằng, một nền giáo dục tốt là giáo dục cho con người lòng tự trọng và sự tiết chế lòng tham. Một xã hội văn minh là biết khuyến khích những việc làm tốt, lên án những việc phạm pháp, đồng thời có những công cụ kìm chế, răn đe những lòng tham đột xuất dẫn đến hành vi phạm pháp hoặc vi phạm đạo đức của con người. Đến bao giờ nước ta mới đạt được điều đó?
Nguồn: Góc nhìn Alan tổng hợp từ Tuổi trẻ, Vtc

The post MỘT ĐÁM ĐÔNG LẠI HÔI CỦA, CẢ ĐẤT NƯỚC LẠI… CẢM THẤY Ê CHỀ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

CHUYỆN NHỎ NHẶT PHẢI HỌC

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

14516476-1069438873104158-596429697233815896-n-1477219269357-248-0-615-720-crop-1477219292517

Trong cuộc sống, có những bài học về văn hóa, ứng xử mà ta không được dạy ở bất kì trường lớp nào, chỉ có những trải nghiệm thực tế, tận mắt chứng kiến, ta mới học hỏi nhiều điều.
Dắt chó đi dạo nơi công cộng, việc đơn giản nhưng vẫn phải học!
Một người phụ nữ nước ngoài dắt hai con chó đi dạo, và bà không quên xách theo một túi nilong đựng giấy và dụng cụ vệ sinh để xử lý khi chó mình đi vệ sinh ở nơi công cộng. Hình ảnh này khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện thả chó chạy rông nơi công cộng ở Việt Nam.
Mặc dù đã có quy định cấm thả rông chó tại khu vực công cộng, đường phố nhưng nhiều người vẫn vô tư đưa chó ra chốn đông người mà không hề rọ mõm và còn để chó phóng uế bừa bãi.
Rất ít người có khái niệm mang theo các dụng cụ dọn vệ sinh để khi chó "làm bậy" ở ngoài thì phải dọn dẹp sạch sẽ.
Ở nước ngoài, bên cạnh việc phải buộc/xích chó cẩn thận để không gây nguy hiểm đến những người xung quanh, thì chủ nhân của những con chó cũng được yêu cầu phải dọn dẹp sạch sẽ ngay lập tức những chất thải mà thú cưng của mình thải ra để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nếu ai cũng học được thói quen tốt như người phụ nữ nước ngoài trên thì ắt hẳn chúng ta sẽ không còn phải bắt gặp những hình ảnh kém vệ sinh do chó thả rông gây ra ở nơi công cộng nữa.
Ý thức bảo vệ môi trường ngay từ chiếc ống hút
Khi chúng ta vào các nhà hàng, quán coffe uống nước, thường dùng những chiếc ống hút có bọc nilon bên ngoài. Khi tháo ra, nhiều người thường tiện tay thả luôn vỏ bao nilon ấy xung quang chỗ ngồi, khiến chúng vương vãi khắp nơi, gió bay đầy sàn nhìn rất kém sạch sẽ.
Và nhiều người đã tỏ ra bất ngờ khi xem bức ảnh chụp lại ly nước của một anh chàng người nước ngoài. Anh ta buộc vỏ bao nilong vừa tháo ra vào phần trên của ông hút một cách gọn gàng, uống xong vứt luôn tất cả. Vừa tiện lợi, vừa giúp giữ gìn vệ sinh môi trường.
3_61477
Mẹ Tây và mẹ Việt trong chuyện ăn uống của con trẻ
Tình huống sau cũng diễn ra tại một quán coffee:
(1) Một bà mẹ Tây dắt hai đứa con tầm 4-5 tuổi vào quán. Khi xem menu, cô ấy đưa bọn nhỏ xem và hỏi ý con muốn ăn gì uống gì.
Bọn nhỏ chọn không hợp lý, cô ấy góp ý: món này cay lắm, món này không ngọt như con thích đó nha! Và bọn nhỏ sẽ là người quyết định chọn cho chúng món gì!
Khi món ăn ra, một đứa thích, còn một đứa không thích, cô ấy nói mẹ đã tư vấn cho con rồi, con quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, con phải ăn hết món ấy nhé!
Nếu quá khó, mẹ có thể đổi một nửa suất món của mẹ với món của con. Và đứa trẻ vui vẻ với sự giúp đỡ đó và ăn hết!
(2) Cũng một bà Mẹ Việt Nam với một đứa con bước vào. Đứa bé vòi vĩnh, con muốn ăn kem, ăn kem! Bà mẹ quát: im nào, rồi chủ động không nói không rằng gọi cho con món cháo cá hồi bổ dưỡng!
Món ăn ra, đứa con nhìn mặt quá thảm sầu vì có lẽ đây là món bé ngán ngẩm. Mẹ liền mắng: ăn đi con, món này có DHA, rất tốt cho trí óc, con người ta không có mà ăn!
Và đứa trẻ bắt đầu đánh vật với tô cháo hì hục, bỏ thừa và bị quát tháo khoảng 7 lần mới ăn xong tô cháo pha nước mắt.
Mẹ quay sang nói với bà bạn, nuôi dạy con giờ vất vả quá cộ ạ!
Câu chuyện về việc ép con ăn không còn là xa lạ trong tâm lý các chị, các mẹ khi nuôi con. Chúng ta có thể thấy những đứa trẻ bị nhồi ăn sữa, ép đút cháo ở bất cứ nơi đâu, từ sân khu tập thể, ngoài nhà hàng, trong các bữa cơm gia đình hay thậm chí cả ở trong các lớp mầm non.
Nhiều chị em nghĩ rằng ép con ăn là…tốt cho trẻ. Tuy nhiên, có một sự thật là ép con ăn bằng mọi giá là phản khoa học.
Cũng như việc ru ngủ, bố mẹ nên hình thành cho con thói quen ngồi vào bàn ăn một cách nghiêm túc, tự giác nhất.
Để có thể khiến cho bé thích thú với việc ăn uống, bố mẹ cần có những biện pháp khéo léo để bé luôn muốn thử các món ăn mới, dần dần vị giác của bé sẽ được phục hồi và không còn chán ăn nữa, chứ không phải là ép buộc.
Các bố mẹ hãy yên tâm là con mình sẽ không bao giờ bị "chết đói" vì biếng ăn. Theo bản năng, trẻ luôn biết lượng thức ăn nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ và cũng cảm thấy rất nhanh nếu bị ngấy.
Vì vậy bố mẹ không nên ép con ăn quá mức, rất dễ dẫn đến chứng sợ ăn và chỉ làm cho bữa cơm mất ngon mà thôi.
Người Việt và người Nhật bàn về "văn hóa"... nhậu
Hôm qua tôi mới ngồi nhậu với ông bạn Người Nhật. Tôi lấy cái hình dưới đây ra khoe, mày thấy hay không, dân Việt Nam tao ăn nhậu có phong cách không, đứa nào bị vợ gọi về trước phải trả tiền nha.
Nó nhấp ngụm sake rồi nói: Tôi lạ dân Việt Nam các ông thiệt. Các ông ăn nhậu rất nghiêm chỉnh nha, đi đúng giờ, trễ phạt, về đúng giờ, về sớm phạt. Uống đúng loại bia giống nhau, uống đủ số, không được thiếu... rồi lô lốc luật lệ ăn nhậu hà khắc lắm.
Nhưng các ông làm việc thì ngược lại, đi trễ về sớm chả phạt vạ gì, bắt mặc đồng phục giống nhau thì nhăn nhó, bắt làm đạt số lượng thì khó khăn, rồi nội quy kỷ luật công tác thì chả thèm nhớ, chả tuân thủ gì.
Người Nhật tụi tôi ngược lại, làm việc kỷ luật 100%, còn ăn nhậu ai rảnh tới sớm, ai bận về trước, uống bia gì mình thích, ai uống bao nhiêu thì uống, không ép uổng, chả cần luật lệ gì hà khắc cả, vui mà!
Từ cuộc đối thoại trên, nhiều người nhớ đến một vài nhận định nhỏ về đàn ông phương Tây, cũng là bức tranh đối lập với đàn ông Việt của tác giả Danh Gia đăng trên báo Tuổi trẻ như sau:
"Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất, đến giờ tan sở mệt nhoài vì công việc chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dăm ba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm, đến cuối tuần cần tranh thủ sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ.
Đủng đỉnh lắm thì tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, chứ không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè.
Không tin, nếu có dịp đi Tây, chiều tối cứ xuống các trạm xe điện ngầm ở Paris chen chúc với bốn triệu người, ta sẽ thấy rõ thế nào là nếp sống kinh tế thị trường đích thực...
Trừ một thiểu số nhung lụa hoặc của ‘thế giới về đêm’, người lao động lĩnh lương trong tháng, cho dù có là giám đốc, chẳng mấy khi đến quán xá vào những tối trong tuần.
Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng 30%, khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp".
Tôi lặng người xấu hổ khi nhiều người bạn Nhật nói thẳng "Người Việt sang đây làm gì mà lắm thế, toàn thấy sang trộm cắp".
 
Nguồn: Thế Giới Trẻ/Soha

The post CHUYỆN NHỎ NHẶT PHẢI HỌC appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới