Tin tức Việt

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Cảm tạ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

12183845_936671243080504_2347815475405519411_o

Kính thưa quý vị,

Linh cửu của T/s. Alan Phan được an táng ở : Nghĩa Trang Westminster Memorial Park. 14081 Beach Blvd, Westminster, CA 92683

http://ift.tt/1RdReaI

(Dưới Chân Tượng Đài Chúa Cứu Thế, góc đường Bolsa và Beach).

12183845_936671243080504_2347815475405519411_o

The post Cảm tạ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

ALAN PHAN VÀ DI SẢN!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

alanphan

Tác giả: Vincent V. Le alanphan Khi sinh ra TS Alan Phan cũng như tất cả mọi người, không mang theo điều gì ngoài tấm thân bé nhỏ nhưng khi Ông nhắm mắt xuôi tay Alan Phan đã để lại một di sản cho cả thế hệ trẻ đang khao khát dấn thân trên con đường lập nghiệp. Di sản Ông để lại không phải là tiền tài vật chất vì đó cũng chỉ là những thứ tạm bợ nay còn mai mất nhưng điều cao quý mà ông để lại là những giá trị về đời sống, kinh nghiệm và kiến thức được viết qua những quyển sách và những bài viết tại www.gocnhinalan.com Nếu ai đã từng đọc qua những bài viết của Ông tại gocnhinalan.com thì đều công nhận rằng Ông không chỉ là một người giỏi kinh doanh mà còn là một người viết tài ba. Những vấn đề rất phức tạp về kinh doanh và kinh tế đã được ông diễn đạt một cách đơn giản qua lối viết dản dị, dí dỏm nhưng tràn đầy sức lôi cuốn để dẫn dắt người đọc vào thế giới của những kinh tế gia. Tôi có nghe người này nói “Alan Phan là một thiên tài” nhưng cũng có người kia nói “Ông gặp nhiều điều may mắn”. Tôi cũng có nghe người này khen “Ông là một người hào phóng” nhưng có người kia chê “viết sách mà không tặng cho giới trẻ”. “Nhân vô thập toàn”, đã là con người thì không ai hoàn mỹ và dù có đóng góp thế nào cho xã hội thì cũng bị người đời chỉ trích. Hơn 2,000 năm trước ngay chính Đức Phật là người phát tâm bồ đề để giáo hóa chúng sinh thoát khỏi bể khổ mà Ngài cũng bị kẻ thù tìm đủ mọi cách hãm hại. Đức Giê Su cũng không ngoại lệ, chính Ngài đã chữa bệnh, trừ tà và rao giảng tình yêu tha nhân cho dân tuyển chọn thế mà Ngài cũng bị đóng đinh trên thập giá bởi chính dân Ngài. Tuy nhiên không ai có thể chối bỏ được là những gì các Ngài đã làm vẫn còn ảnh hưởng đến nhân loại trong suốt hơn 2 ngàn năm nay và còn mãi mãi trong tương lai. Alan Phan cũng là con người bình thường như bao người khác nhưng Ông đã để lại biết bao nhiêu dấu ấn, tình cảm và lòng kính mến vì những điều Ông đã làm. Ông đã ra đi nhưng những bài viết của Ông vẫn còn. Những lời khuyên, lời tâm tình và bài học của Alan vẫn vang vảng trong tâm trí của thế hệ trẻ đang khát khao tìm con đường mới cho một tương lai tốt đẹp hơn. Cái khác của TS Alan Phan không phải là kiến thức hơn người nhưng là cái dám chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người khác để họ gặt hái được thành công như ông. Cái giỏi của Alan Phan không phải là khoe khoang những thành công mà là dám nói về những thất bại mà ông đã từng trải. Cái hay của Alan Phan không phải là sống cuộc đời hưởng thụ một cách nhạt nhẽo nhưng sống đời sống rất giản dị và gần gũi với mọi người. Ông không lấy danh hiệu giáo sư, tiến sĩ để khoe khoang dạy đời nhưng lấy chính những kinh nghiệm thương trường và tấm chân tình để làm nền tảng cho những buổi chia sẻ rất giá trị cho giới trẻ. Giới trẻ ngưỡng mộ Ông như một người thầy khả kính. Giới trí thức xem Ông như một người tài ba lỗi lạc đáng để học hỏi. Người đầu tư thì tìm đến Ông như một cố vấn không thể thiếu trong sự nghiệp kinh doanh. Trên thương trường có những người không thích Ông vì Ông nói ngay, nói thẳng nhưng họ phải nể trọng Alan Phan vì kiến thức, kinh nghiệm và phong cách làm việc của Ông. Hàng ngàn người yêu mến, kính trọng và nể phục Alan Phan không phải Ông là một nhà kinh tế lỗi lạc, cũng chẳng phải là một tỷ phú hay một người lãnh đạo quyền lực nhưng mọi người yêu mến Ông vì Ông là một con người "sống thực", dám cho đi, dám phục vụ mọi người với tất cả tấm chân tình. Vì thế sự ra đi đột ngột của Ông đã để lại cho nhiều người sự cảm kích, tiếc thương và đau buồn. Ông đã ra đi nhưng di sản của Ông còn đó. Ông sẽ không còn chia sẻ những kinh nghiệm giá trị nữa nhưng lời nói của Ông vẫn vang vảng bên tai những bạn trẻ đang khát khao kinh doanh. Ông đã yên nghỉ nhưng hình ảnh của Ông vẫn còn in sâu đậm trong tâm trí của biết bao nhiêu người mến mộ. Ông đã đi, đã thấy và thuật lại kinh nghiệm và những bài học giá trị mà ghế nhà trường không bao giờ dạy. Cuộc đời của TS Alan Phan đã không còn gì hối tiếc. Ông đã sống xứng đáng để đến ngày Ông lặng lẽ ra thì hàng triệu người Việt nói về Ông và hàng ngàn người thương tiếc tiễn đưa Ông. Với tất cả lòng kính trọng đối với một bậc thầy, Con xin chân thành cảm ơn Bác và phu nhân đã cho con buổi phỏng vấn trực tiếp cuối cùng tại tai San Jose. Con xin chân thành cảm ơn những bài học giá trị và những lời nhắn nhủ chân tình của Bác Alan đến với mọi người trong buổi tâm tình cuối cùng này. Chúc Bác yên nghỉ bình an nơi vĩnh hằng và xin Bác luôn phù hộ cho những bạn trẻ Việt Nam đang khao khát tiếp nối con đường Bác đã đi để tiếp tục đóng góp và phục vụ cho toàn thể cộng đồng. Trích đoạn những lời nhắn cuối cùng của TS Alan Phan qua buổi phỏng vấn trực tiếp cuối cùng tại San Jose. Lê Vũ: TS có lời nhắn nhủ nào đối với giới trẻ? Alan Phan: “Đối với Tôi, nếu mà có đam mê thì cứ việc lên đường, mà khi lên đường thì phải biết sẽ biết khó khăn, sẽ có trở ngại, thì phải có bền chí, có kiên nhẫn, phải có can đảm để vượt qua…. Cái chuyện kinh doanh là một chuyện, cái vấn đề chính là mình có tìm được cái hạnh phúc và cái thanh bình cho con người của mình hay không? Đối với Tôi đó là điều quan trọng nhất.” Lê Vũ: Điều gì làm TS mãn nguyện nhất trong suốt 45 năm kinh doanh? Alan Phan: Tôi cũng mang nhiều thất vọng, nhiều cái khó khăn, nhiều cái bực tức, thất bại và những cái đôi khi hối tiếc. Nhưng cái điều mà tôi thỏa mãn nhất cho đến giờ này, 70 tuổi, mỗi sáng Tôi ngủ dậy người vẫn mạnh khỏe và nhìn vào tấm gương không có gì để hổ thẹn. "Mình sống như điều Mình nói". Mình không làm gì bậy bạ và đối với Tôi điều đó là hạnh phúc rồi. Chỉ có thế thôi!” Lê Vũ: Ở Tuổi 70, TS có những dự án và định hướng nào cho tương lai? Alan Phan: “Đương nhiên, Đối với Tôi còn sống thì còn làm việc, còn sống thì còn phải đam mê, còn sống thì phải tìm những chuyện mình thích mình làm. Cái mà gọi là xa xỉ phẩm đối với Tôi là bây giờ Tôi không còn phải làm vì tiền, vì mưu sinh hay để chật vật, thì bây giờ tương đối cái đó bỏ qua một bên và Tôi làm được điều gì mình thích. Đối với Tôi đó là điều hạnh phúc” Lê Vũ: Xin TS gửi lời chào đến toàn thể quý vị. Alan Phan: “Cám ơn Anh Vũ và cám ơn tất cả mọi người đã bỏ thì giờ nghe những cái lời lảm nhảm của Tôi nhưng mà Tôi tin là nó cũng là những điều để mà Tôi chia sẻ nhất là với những bạn trẻ và Tôi chúc mọi người thành công và an bình. Cảm ơn!” Không thể ngờ đây là buổi nói chuyện cuối cùng của TS Alan Phan. https://www.youtube.com/watch?v=VdZPgSoLVAA

The post ALAN PHAN VÀ DI SẢN! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Măng tây

Măng tây xanh (Asparagus officinalis) là một loại cây trồng có nguồn gốc từ Mỹ. Đây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe, đã hàm lượng dinh dưỡng rất cao với 2,2 % protit, 2,3% xenluloza, 21mg% canxi, 1,2% gluxit và 0,6% tro, sắt, kẽm, chất xơ, chất đạm, các vitamin C, A, K, B6, B2, B1, acid folid… và đặc biệt là chất Innulin, có tác dụng rất tốt cho hệ thống ruột.

mang-tay-la-gi-va-tac-dung-cua-mang-tay-tam

 

Măng tây có 3 loại tương ứng với 3 màu sắc khác nhau là măng trắng, măng xanh và măng tím.

mang tay la gi va tac dung cua mang tay hai

Măng trắng và măng tím mềm và có vị nhẹ hơn măng xanh nhưng măng tím lại ngọt hơn. Trong khi đó măng xanh chứa nhiều chất xơ hơn 2 loại măng còn lại.

Tác dụng của măng tây

Tốt cho tim mạch: Măng tây có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa huyết áp nhờ chứa lượng potassium và folate cao, giúp tim khỏe mạnh. Bên cạnh đó chất xơ trong măng tây cũng giúp giải tán cholesterol gây phiền nhiễu trong máu. Trong khi đó chất saponin lại có khả năng gắn kết cholesterol ở đường tiêu hóa.

mang tay la gi va tac dung cua mang tay mot

Măng tây là gì và tác dụng của măng tây, rất tốt cho tim mạch

Tốt cho đường ruột: Với việc chứa lượng lớn chất inulin nên măng tây sẽ giúp hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Bên cạnh đó chất Inulin cũng giúp cho các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bifidobacteria và Lactobacilli tăng trưởng, chất xơ trong măng tây cũng có tác dụng nhuận tràng.

mang tay la gi va tac dung cua mang tay nam

Măng tây là gì và tác dụng của măng tây, có lợi cho đường ruột

Tăng cường hệ miễn dịch: Chất xơ và protein có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch và măng tây rất giàu hai dưỡng chất này.

Tốt cho hệ hô hấp: Rễ măng tây có tác dụng rất tốt trong việc chữa đau cổ họng, khản tiếng, ho.


Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Bầu

Bầu Hồ Lô Mini

Giống bầu hồ lô siêu nhỏ , quả trung bình có đường kính 5cm . Dùng trang trí nội thất và làm quà tặng rất tuyệt. Thời gian trồng ngắn hơn các giống bầu thông thường 1 chút ~ 100 ngày.

 

Giống Bầu Khổng Lồ BUSHEL GOURD ( Gourd Ornamental Bushel )

Bushel_Gourds_Seeds(1)
Giống bầu khổng lồ thuộc chi Lagenari a thường dùng chế biến đồ vật trang trí .Rất dễ trồng ,quả có đường kính lên đến 50cm,sau khi thu hoạch phơi khô có vỏ cứng chế biến đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ .
Có thể trồng quanh năm , thời gian trồng 120 ngày ở nơi khí hậu ấm áp.

 

 

Hạt giống Bầu Con Vụ

Tên tiếng Anh là SPINNING | DANCING GOURD , quả nhỏ xinh cân đối, khi phơi khô có thể làm đồ chơi như con quay rất được thiếu nhi ưa thích.

Bầu bông vụ

SPINNING OR DANCING GOURD

Tên tiếng Anh là SPINNING | DANCING GOURD , quả nhỏ xinh cân đối, khi phơi khô có thể làm đồ chơi như con quay rất được thiếu nhi ưa thích.

Bầu Thiên Nga Sọc

Giống bầu tương tự bầu hồ lô , quả  vỏ cứng màu xanh xen trắng có cổ dài như cổ thiên nga, để ăn và trang trí .Phân bổ tự nhiên ở Châu Phi.

Giống Bầu Chim Cánh Cụt (PENGUIN GOURD )

Giống bầu độc đáo giống như Chim Cánh Cụt , thuộc loài bầu nậm (Lagenaria siceraria ) , quả ăn được nhưng thường dùng trang trí và làm đồ mỹ nghệ.

Giống Bầu Táo ( APPLE GOURD)

Có hình dạng và kích cỡ như 1 quả táo lớn, giống bầu này để trang trí và ăn .

Tên khoa học: Lagenaria siceraria

Tên tiếng Anh: APPLE GOURD

Tên tiếng Việt : Bầu táo

 
Hạt Giống Bầu Tổ Chim ( Birdhouse Gourd ) LAG100024

Giống bầu thuộc chi Lagenaria thường dùng chế biến đồ vật trang trí .Rất dễ trồng ,quả có đường kính 30cm,sau khi thu hoạch phơi khô có vỏ cứng chế biến đồ trang trí, thủ công mỹ nghệ .

Có thể trồng quanh năm , thời gian trồng 100 ngày ở nơi khí hậu ấm áp.

Hạt Giống Bầu CAVEMANS CLUB GOURD

Giống Bầu lạ mắt này chủ yếu dùng trang trí ,thời gian trồng 125 ngày , khi chín cho quả dài ~40 cm .

Lagenaria siceraria

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Thông báo về bác Alan

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

pray

pray Kính gửi BCA, Vừa qua bác Alan có trở bệnh và hiện nay tình trạng sức khỏe của bác đang diễn ra rất xấu. Ngay lúc này, gia đình và bạn bè của bác vẫn đang cầu nguyện cho bác, do đó, dù là một sự hy vọng từ phép màu, nhưng cũng mong mọi người hãy chung tay nguyện cầu cho bác mau bình phục và sớm trở lại với trang Gocnhinalan.com thân thuộc của chúng ta. Chân thành cám ơn. Admin

The post Thông báo về bác Alan appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015

1. Kỹ sư phần mềm

Thu nhập trung bình năm: 124.000 USD

Thu nhập cao nhất: 169.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 23%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: B. Cơ hội làm việc tại nhà: A. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 1

 

Điểm thú vị nhất của công việc: Những vấn đề mới có thể phát sinh mọi lúc và công nghệ mới nảy sinh từ đó. Vì vậy, mỗi ngày đi làm của kỹ sư phần mềm đều khác biệt.

2. Nhà thiết kế video game

Thu nhập trung bình năm: 79.000 USD

Thu nhập cao nhất: 115.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 19%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: B.  Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 2

Điểm thú vị nhất của công việc: Ngành này còn khá mới mẻ, nên vẫn là một lĩnh vực đổi mới. Nhà thiết kế game Warren Spector chia sẻ: “Cơ hội để xác định được phương thức thể hiện mới chỉ xuất hiện 1 - 2 lần trong một thế kỷ, bởi vậy bạn cần phải vô cùng sát sao và toàn tâm toàn ý với công việc”.

3. Môi giới dầu mỏ

Thu nhập trung bình năm: 103.000 USD

Thu nhập cao nhất: 160.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 13%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: A. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 3

Điểm thú vị của công việc: Một trong những điểm tuyệt vời nhất của nghề này là được chứng kiến dự án từ khi mới bắt đầu tới lúc hoàn tất. Khi đó, môi giới nhận được khoản tiền khổng lồ.

4. Nhân viên cấp bằng sáng chế

Thu nhập trung bình năm: 126.000 USD

Thu nhập cao nhất: 182.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 13%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: A. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 4

Điểm thú vị về công việc: Xem xét những phát minh mới đồng nghĩa với việc bạn có cơ hội để tiếp xúc với rất nhiều ý tưởng tuyệt vời.

5. Quản trị viên bệnh viện

Thu nhập trung bình năm: 114.000 USD

Thu nhập cao nhất: 207.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 23%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: A. Mức độ căng thẳng thấp: C

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 5

Điểm thú vị của công việc: Thách thức xuất hiện từng ngày từng giờ, bởi vậy mỗi ngày của quản trị viên bệnh viện đều không giống nhau. Jake Golich, quản trị viên tại một bệnh viện chia sẻ: “Có vô vàn vấn đề khác nhau nảy sinh từ việc chăm sóc người bệnh”.

6. Nhân viên quản lý cải tiến liên tục

Thu nhập trung bình năm:  96.600 USD

Thu nhập cao nhất: 130.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 12%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: B. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 6

Điểm thú vị của công việc: Những giải pháp khả thi sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong toàn bộ công ty. Ed Noack tại Nestlé Waters chia sẻ: “Điều khiến tôi cảm thấy hào hứng nhất với công việc này đó là tôi phải nỗ lực làm việc để mọi người có được cuộc sống tốt đẹp hơn”.

7. Chuyên viên điều dưỡng lâm sàng

Thu nhập trung bình năm: 89.300 USD

Thu nhập cao nhất: 130.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 19%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: A. Mức độ căng thẳng thấp: B

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 7

Điểm thú vị của công việc: Tìm ra kế hoạch chăm sóc tốt nhất hoặc nghĩ ra một quy trình mới  để cải thiện công tác chăm sóc bệnh nhân chính là những điểm thú vị nhất của công việc này. JoAnne Phillips cho biết: “Là một chuyên gia điều dưỡng lâm sàng, bạn có sức ảnh hưởng đối với công tác chăm sóc bệnh nhân, bởi các nhân viên luôn tìm đến bạn để có được sự hưỡng dẫn và hỗ trợ. Còn gì tuyệt vời hơn khi nhìn thấy tia sáng lấp lánh trong mắt các nhân viên như thay lời muốn nói:

8. Nhân viên phát triển cơ sở dữ liệu

Thu nhập trung bình năm: 88.200 USD

Thu nhập cao nhất: 126.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 23%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: B. Lợi ích cho xã hội: C. Cơ hội làm việc tại nhà: A. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 8

Điều thú vị ở công việc: Công nghệ thay đổi nhanh chóng, đem lại cho người ta thật nhiều cơ hội để học hỏi những cái mới. Joanne Chan chia sẻ: “Tôi rất yêu công việc của mình, bởi gần như tôi bị thách thức mỗi ngày. 90% những thứ tôi đang làm lúc này là những thông tin mà 3 năm trước tôi không hề hay biết”.

9. Chuyên gia bảo mật thông tin

Thu nhập trung bình năm: 96.400 USD

Thu nhập cao nhất: 126.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 37 %

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: B. Lợi ích cho xã hội: B. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 9

Điều thú vị ở công việc: Việc bảo mật thông tin phải thực hiện 24/7. Ngày nay, khi có quá nhiều công ty đang canh cánh mối lo bảo mật thông tin, nhu cầu đối với nghề này cũng không ngừng tăng lên.

10. Giáo viên dạy Yoga

Thu nhập trung bình năm: 62.400 USD

Thu nhập cao nhất: 119.000 USD

Tăng trưởng việc làm 10 năm tới: 13%

Đánh giá về chất lượng cuộc sống:

Mức độ hài lòng: A. Lợi ích cho xã hội: A. Mức độ căng thẳng thấp: A

Những nghề lý tưởng nhất tại Mỹ năm 2015 10

Điểm thú vị của công việc: Đối với nhiều giáo viên dạy Yoga, điều thú vị nhất trong nghề chính là khả năng thay đổi lối sống của học viên, cả về mặt thể chất và tinh thần.

Điều ít thú vị ít nhất là : ở việt nam đéo có nghề nào thu nhập cao cả.

 

Bí quyết bổ sung dinh dưỡng để mẹ vui – con khỏe.

Từ lâu, sữa đã được xem là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với sức khỏe con người. Đặc biệt khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sẽ tăng cao.

Cụ thể mỗi ngày mẹ cần 600mcg folate, 60mg sắt, 1.000mg canxi, 30g chất xơ, 15mg kẽm, 200mcg i-ốt, tăng thêm khoảng 15g đạm so với khi chưa mang thai và cần đảm bảo đủ 2.500Kcal năng lượng. Do có một số vi chất dinh dưỡng rất khó được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn uống thông thường.

Sữa bầu nên được các bà mẹ tương lai bổ sung ngay từ khi biết mình đã mang thai, thậm chí ngay cả trước khi có ý định mang thai 3 tháng.

Chia nhỏ thành nhiều lần để uống

“Nếu bị “nghén”, mẹ bầu đừng nên cố ép mình uống một lượng sữa lớn, hãy chia nhỏ để uống nhiều lần trong ngày. Việc chọn thời điểm uống thích hợp cũng giúp mẹ bầu hứng thú với việc uống sữa hơn” .Nhiều nghiên cứu cho thấy các cơn nghén thường đến nhiều hơn vào buổi sáng sớm, việc uống sữa bầu vào thời gian này càng dễ khiến mẹ nghén sữa bầu hơn. Mẹ có thể bắt đầu uống với lượng vừa phải (khoảng 110ml) và chia thành nhiều lần uống mỗi ngày và tăng dần theo thời gian.

Chọn một hương vị sữa yêu thích

Khi mang thai, người mẹ thường rất nhạy cảm với các loại thực phẩm và mùi vị. Việc chọn cho mình một hương vị yêu thích cũng có thể giúp mẹ dễ dàng thích nghi với việc uống sữa bầu hơn. Đó là bí quyết được chị Phương Thanh (30 tuổi) – một thành viên của diễn đàn webtretho áp dụng. “Khoảng 3 tháng đầu mang thai, mình nghén nặng nên hầu như không uống sữa. Nhưng cũng may sau đó được bạn bè giới thiệu, mình đã thử Anmum và thấy cũng hợp. Ngoài ra mình cũng nghĩ ra cách dùng sữa kèm với bánh quy, bánh mì, hạt ngũ cốc… để giúp giảm đi cảm giác “nghén” mùi. Việc uống sữa nhờ đó cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều” - chị chia sẻ.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Là người Việt Nam!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Là người Việt Nam!

Tác Giả: Huy Phương – Người Việt – 11 Oct 2015

vn vô địch

Cách đây khoảng 10 năm, sau một chuyến đi xa, trên đường trở lại California, vợ chồng chúng tôi và hai người bạn đang ngồi chờ đổi máy bay tại phi trường Atlanta, thì bất chợt một ông Việt Nam trung niên, áo vest, thắt cà vạt, tiến về phía ghế ngồi của chúng tôi. Một cách mừng rỡ và vội vã, không kể người trước mặt mình là đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ, y thọc tay về phía chúng tôi: – “Các bác là người Việt Nam!” Không đợi câu trả lời, quơ được bàn tay của chúng tôi đưa ra một cách phản xạ, y lắc đấy lắc để.

 

Phải nói là chúng tôi phản ứng quá chậm hay gần như không có phản ứng gì.

 

Cho đến lúc người đàn ông lạ mặt này thấy không mấy phấn khởi với cuộc làm quen này, quay lưng đi, chúng tôi vẫn ngồi yên tại chỗ, lặng lẽ và ngao ngán không nói một câu gì. Phải, chúng tôi là người Việt Nam, nhưng cuộc gặp gỡ với một người Việt Nam kỳ này không đem lại điều gì hứng thú cho chúng tôi, qua ngôn ngữ và cách xử thế, chúng tôi thấy có một khoảng cách khá lớn, và cũng là người Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy y không giống tôi, ngoài một thứ ngôn ngữ đã khá dị ứng, con người này như đến từ một xứ sở nào khác.

 

Như thế, ít ra tôi cũng đã hiểu vì sao một người Tàu ở Hồng Kông trước năm 1999 chỉ nhận họ là người Hồng Kông, hay sau 1949, những người Tàu ở Đài Loan, cho rằng mình là người Đài Loan (“Trung Hoa Dân Quốc” hay “Trung Hoa Đài Bắc”) để khỏi nhầm với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Hoa lục địa hay Cộng Sản Trung Hoa). Hẳn không một người Nam Hàn nào thích hiểu lầm họ là người Bắc Hàn (được Việt Nam gọi là Triều Tiên) và trước đây giữa người Đông và người Tây Đức mặc dầu nguồn gốc của họ là người Đức. Người ta không thể phủ nhận nguồn gốc của mình nhưng có thể phủ nhận chính thể đương thời và lựa chọn quốc tịch cho mình.

 

Chỉ có hai tiếng Bắc Kỳ thôi, và chỉ trong vòng 30 năm, người Việt Nam cũng đã chọn chỗ đứng rõ ràng khi phân biệt ai là Bắc Kỳ cũ, Bắc Kỳ mới, ai là Bắc Kỳ “chín nút” (54), ai là Bắc Kỳ 75! Nếu trong câu chuyện nói, còn có chút gì kỳ thị, thì chúng ta cũng không nên trách, đây không phải là chuyện đoàn kết dân tộc, mà là chuyện văn hóa và chính kiến, nó phát xuất từ những khổ đau và bất hạnh mà con người ta phải gánh chịu, qua những thăng trầm của lịch sử.

 

Tôi là người Việt Nam, và những ngày còn nhỏ, tôi vẫn thường hãnh diện mình là người Việt Nam, với “bốn nghìn năm văn hiến,” “con Rồng cháu Tiên,” lớn lên trong thời loạn lạc, người chẳng ra người, ta lại được hãnh diện thêm vì quê hương mình “rừng vàng biển bạc,” thủ đô “là đỉnh cao trí tuệ của loài người,” “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ!” “mỗi buổi sáng thức dậy ước mơ mình trở thành một người Việt Nam,” “Việt Nam dân chủ gấp vạn lần các nước Tây phương,” “vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế!” thì không còn gì để có thể hãnh diện hơn được nữa!

 

Gom tất cả tinh hoa của người Việt trên thế giới để làm những tác phẩm vĩ đại để ca tụng con người Việt Nam là điều không khó, vì những khuôn mặt thành đạt vẻ vang này ở nước ngoài, sau ngày phải bỏ nước ra đi, chúng ta không chỉ có hàng chục nhân vật đủ làm một tác phẩm mà con số này có thể lên đến hàng trăm, hàng nghìn người. Nhưng nếu tập họp họ lại, xếp hàng ngay ngắn như trong một cuộc “diễu hành,” có một mỹ nhân mặc quốc phục dẫn đầu cầm một tấm bảng lớn mang dòng chữ “Tôi là người Việt Nam” thì điều này quả còn quá nhiều gượng ép.

 

Đồng ý nguồn gốc họ đều là những người Việt Nam, có người bỏ nước ra đi từ ngày chủ thuyết Cộng Sản đến Việt Nam, nhưng cũng có người sinh ra ở nước ngoài, mỗi người có một cuộc đời, hoàn cảnh, tình cảm và chính kiến khác nhau. Nếu có ai hỏi họ: – “Ông bà là người Việt Nam?” thì câu trả lời sẽ là: – “Phải, tôi là người Việt Nam! Nhưng đó là câu chuyện cách đây 40 năm. Đó là một câu chuyện dài!”

 

Trong chúng ta, ai cũng có một câu chuyện dài phải được kể lại, hay bây giờ mới được kể lại!

 

Những nhà tuyên truyền thường nhắc đến tình tự dân tộc, biểu tượng từ một tiếng đàn bầu, một tiếng hò trên sóng nước để gợi cho con người nhớ đến quê hương. Người ta lập lại mãi câu nói “quê hương chỉ một” hay anh em đi xa là “khúc ruột ngàn dặm” và không ngừng kêu gọi một sự trở về tha thiết, – “Nếu đi hết biển thì đến đâu hở mẹ!”- “Đi hết biển thì sẽ trở về làng cũ!” Vì sao con chim phải bay trở lại cái lồng đã giam hãm nó, có khi là cái thòng lọng hay cái cũi nhốt của một con vật. Đó là con người của tự do, có ý thức, không phải chiếc xe lửa chạy lui tới trên đường ray.

 

Có người đem chuyện người Việt lưu lạc của Kiến Bình Vương Lý Long Tường (1136-1175) là con thứ sáu của vua Lý Anh Tông, đã cùng họ hàng vượt biển Bắc vào đầu thế kỷ thứ 13 vì bị phe cánh Trần Thủ Độ hãm hại, sau đó trôi giạt đến Cao Ly, để nói chuyện người Việt trở về tìm lại nguồn cội. Xin quý vị yên tâm đi, không cần phải nói chuyện đạo lý, nhân nghĩa, Cộng Sản thôn tính miền Nam mới nửa thế kỷ, dòng dõi Lý Long Tường bỏ nguồn cội đã bảy tám thế kỷ này. Thời gian hãy còn quá sớm để cho những người Việt lưu lạc tha phương trở về.

 

Hình ảnh tìm về cội nguồn hẳn là đã được ca ngợi rất nhiều.

 

Truyền thống dân gian cho rằng loài cá hồi trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng, nhưng cuộc nghiên cứu đã cho thấy hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ thuộc vào ký ức khứu giác và thói quen, hẳn không hề có ý nghĩa về cội nguồn. Và trong một câu chuyện khác, hàng năm vào mùa Xuân, những đàn én từ phương Nam đã bay trở về nhà nguyện San Juan Capistrano (California) và về phía Nam Mỹ là để trốn mùa Đông giá rét. Đến mùa nắng ấm, chúng lại bỏ gác chuông nhà thờ để ra đi, không hề có có ý niệm trở về hay qui cố hương.

 

Nếu câu hỏi đặt cho một người và câu trả lời dành cho một người, nó mang một ý nghĩa khác, nhưng khi chúng ta tập trung họ lại, cố tình hướng dẫn họ thành một đám đông và mở đường, sắp xếp cho họ có chung một câu trả lời theo dụng ý của những nhà đạo diễn, tôi cho đây là điều thiếu đạo lý.

 

Vả lại, điều dễ thấy rõ, hàng chục người vừa tuyên bố mình là người Việt Nam ở đây đều nằm trong 3 triệu người, bỏ nước ra đi, bằng lý do này hay lý do khác; họ không có nổi một tờ giấy tùy thân hay một “sổ đăng ký hộ khẩu thường trú” của chế độ đương thời, vậy thì họ là ai, người Việt nhưng người Việt nào? Câu trả lời gần như được xếp chung một loại “thấy sang bắt quàng làm họ!” Quơ vào những cái quả thực không phải của mình. Mục đích của người làm phim đã quá rõ ràng. Chẳng qua là khán giả của loại chương trình này quá dễ dãi, họ dễ chấp nhận một cái vui nhỏ, một cái cười cợt dính ngoài môi, để quên đi những điều cốt lõi mà họ đang được mời tham dự, mà nội dung đã được tính toán, có dụng ý chính trị, của ông chủ chi tiền.

 

Phải chăng trong không khí rộn ràng của màu sắc, âm nhạc, da thịt, phấn son, ít ra trong một thời gian ngắn người ta quên được những khuôn mặt Việt Nam cần phải được cởi áo che tại Nhật, hàng nghìn khuôn mặt phụ nữ khổ đau xấu hổ không dám nhìn ai trên quê hương nhầy nhụa hôm nay.

 

Rõ ràng là chế độ tham lam, ham muốn chạy theo những thành công nhất thời của mỗi con người không phải trong xã hội của mình để áp đặt hai chữ Việt Nam, mà không chịu xây dựng được một con người tử tế ngay trong xã hội của mình.

 

Chúng ta hãy nghe phát biểu của ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẫn, cố bí thư thứ nhất đảng CSVN, trên vietnam.net trong vài ngày gần đây: “…tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: ‘Chẳng lẽ đây là người Việt Nam chúng ta?’”

 

 

The post Là người Việt Nam! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?

Tác Giả: Hoàng Giang – VOA – 9 Oct 2015

phố hà nội

Người dân ngồi dưới bóng râm để tránh nắng tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Tôi về Hà Nội từ hè đã thấy vô số thông tin liên quan đến các loại “đường” cơ bản gặp vấn đề: đường cáp quang dưới biển bị đứt không ngừng, đường điện quá tải nên cắt luân phiên và gần nhất là đường ống nước vỡ, lần thứ 15 liên tiếp. Lạ là vụ vỡ ống nước sông Đà rõ ràng không được nhiều người quan tâm đến như việc mạng internet bị chậm hay đứt giữa chừng, mặc dù vỡ lần này là lần thứ 15, mới vào sáng ngày 26/9, trở thành một ký tích.

Tôi đem chuyện đi tán phét, bạn bè tôi chẹp miệng nói “ôi dào chuyện thường, hết nước tao tranh thủ đi bơi rồi tắm luôn tại đó” hay vài đứa khác vẫn vui vẻ an tâm vì nhà còn nước sạch dự trữ. Thì rõ là vỡ như cơm bữa, còn ai hơi đâu mà ngóng nghe bán tán. Tôi về nhà không có nước tắm ngày nào cũng “gào thét” khổ sở nhưng ngay lập tức bị bố mẹ than vãn đại loại như “sung sướng quá nên mất có tí nước cũng kêu, ngày xưa bố mày có nước đâu, nước gánh từ sông suối về phải tiết kiệm lắm đấy”… Tôi ngạc nhiên quá, ngạc nhiên vì mất nước toàn thành phố to gần nhất cái thế giới này 1, thì ngạc nhiên vì thái độ bình thản vô cùng với tình trạng không nước sạch của dân thủ đô 10.

Thế giới đang vươn tới 1 tầm cao mới, đó là dự trữ và cung cấp nước sạch cho các nước nghèo thiếu nước như ở châu Phi. Đây là một vấn đề cấp bách đến nỗi UNESCO ngay lập tức cho ra nghị quyết 64/292 thừa nhận quyền con người về nước sạch. Đây là một quyền cơ bản của con người trên thế giới. Chắc chắn ai cũng biết rằng con người có thể nhịn ăn, nhịn mặc chứ không thể nhịn uống nước. Việc uống nước sạch liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính bởi vậy, việc xây dựng hệ thống đường ống nước một cách hiệu quả nhất để cung cấp đủ nguồn nước sạch mà không bị dư thừa đang là một trong những chính sách quan trọng tại các nước phát triển.

 

Nổi tiếng là đất nước Hà Lan với 2 Bộ riêng biệt chuyên xử lý về nước và có trách nhiệm ngang bằng Bộ giáo dục hay Bộ quốc phòng, do chính người dân sống tại đất nước không kể quốc tịch, độ tuổi bầu người lãnh đạo. Chính vì vậy, hệ thống cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt tại đất nước này luôn hoạt động hiệu quả với mức giá rất rẻ. Tôi không muốn so sánh phẩm chất đường ống hay hệ thống xử lý nước sạch giữa 2 nước, điều tôi muốn nhấn mạnh là người dân Hà Lan luôn luôn biết và yêu cầu được sống với quyền cơ bản nhất của mình. Nhân dân đóng thuế và xứng đáng nhận được dịch vụ tốt nhất từ phía chính phủ.

Dân Việt Nam không như thế. Chỉ mới cách đây vài ngày, người Việt xôn xao vì một bài báo “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: nước… không chịu phát triển.” Một câu nói đùa đáng buồn và đáng suy nghĩ về nền kinh tế của Việt Nam so với thế giới. Tuy nhiên, có lẽ vì đi kèm chữ “nhất” trong tựa đề, nên tôi vẫn thấy mọi người nói về nó một cách hả hê, hãnh diện, ngầm ý rằng “là do ta không muốn mà thôi, chứ đã muốn là không phải dạng vừa đâu!” Đó là điều tôi nghĩ thầm vậy. Không phát triển có lẽ nào bởi từ chính những cá nhân nhỏ bé, đang hàng ngày không có nước uống cũng không một lời kêu ca, thay vào đó là chấp nhận và cảm thấy bình thường. Họ không lên án, không đấu tranh vì quyền lợi của chính bản thân mình.

 

Có những khu vực còn tự chế và cải tạo những giếng khoan cũ, không màng đến phẩm chất nước đã tồn đọng lâu ngày dưới lòng đất. Sống giữa lòng thủ đô mà người dân cứ ngày một ngày hai phải tự tìm cách sinh tồn như những người nguyên thủy. Họ có thể cứ ngày ngày vừa đào giếng, vừa chửi đổng chế độ với nhau 1-2 câu rồi vẫn xách nước về nấu cơm tắm rửa. Cùng phát triển nước giàu, dân mạnh cứ như câu nói đầu môi. Và rõ ràng, không chỉ là câu chuyện quyền con người về nước sạch, những quyền cơ bản khác cũng đã và đang tuột dần khỏi tay mỗi người dân sống trên đất nước này vì sự thờ ơ quá đỗi hồn nhiên.

 

Hoàng Giang

Trong lòng Hà Nội Blog

 

The post Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chợ Trời

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chợ Trời

Minh Văn – ABS -  7 Oct 2015

“Xã hội bấy giờ người ta mua “ghế”, mua “dự án”, rồi “chạy chức”, “chạy quyền”, thật chẳng khác nào một cái chợ. Phong trào “mua” và “chạy” này nhố nhăng, thảm hại như một cơn lốc điên cuồng. Cơn lốc đó cuốn phăng đi nhà cửa, đất đai, mồ hôi công sức, máu và nước mắt của nhân dân. Không ai trao cho họ cái quyền được bán, nhưng họ vẫn bán, biết mua phải hàng lậu, họ vẫn cứ mua”.

Chợ Trời Hà Nội

Chợ Trời Hà Nội

Ở thủ đô Hà Nội có một cái chợ gọi là “Chợ Trời”. Tại đây người ta mua bán đủ thứ, cứ gọi là thượng vàng hạ cám vậy. Hàng cũ, hàng mới, hàng lậu, thậm chí là đồ ăn cắp cũng có nữa. Nếu xe máy bạn vừa bị mất trộm đôi gương, cứ ra chợ Trời thì sẽ thấy nó được bày bán, có điều bạn phải mua lại tài sản của mình với cái giá cắt cổ. Cái sự vô lý như vậy nhưng vẫn mặc nhiên được thừa nhận, cho nên chợ Trời là một hiện tượng rất độc đáo.

Hẳn chúng ta còn nhớ sự kiện đồng bào miền Bắc di tản vào Nam năm 1954. Lúc đó Cộng Sản vừa mới chiếm được miền Bắc, nhiều người dân đã phải bỏ nhà cửa và quê hương để chạy nạn. Ở Hà Nội tình hình cũng như vậy, những người này phải bán tất cả tài sản của mình mà ra đi. Để khách hàng dễ nhận biết, họ tập trung bán hàng thành một khu vực riêng, và chợ Trời được hình thành từ đó.

Thời bao cấp, chợ Trời lại là nơi tiêu thụ hàng “phe phẩy”, vốn có xuất xứ từ các cửa hàng tem phiếu quốc doanh. Hàng ăn cắp và “phe phẩy” đã trở thành đặc trưng của thời kỳ này. Lâu dần người Hà Nội quen hiểu chợ Trời theo nghĩa xấu đó, vì vậy mà dân gian gọi ví von là “Chợ Giời”, với hàm ý diễu cợt. Chợ Giời bao gồm đoạn cuối phố Huế và một phần của các phố Đồng Nhân, Trần Cao Vân, Chùa Vua, Thịnh Yên…ngày nay.

Chuyện cái chợ là vậy, nhưng chuyện nhà nước mà cũng giống như thế mới gọi là kỳ.

Xã hội bấy giờ người ta mua “ghế”, mua “dự án”, rồi “chạy chức”, “chạy quyền”, thật chẳng khác nào một cái chợ. Phong trào “mua” và “chạy” này nhố nhăng, thảm hại như một cơn lốc điên cuồng. Cơn lốc đó cuốn phăng đi nhà cửa, đất đai, mồ hôi công sức, máu và nước mắt của nhân dân. Không ai trao cho họ cái quyền được bán, nhưng họ vẫn bán, biết mua phải hàng lậu, họ vẫn cứ mua.

Trong cái chợ Trời rộng mênh mông bằng cả một đất nước này, người dân sợ nhất là các dự án công. Vì sau khi nhà nước quy hoạch những dự án đó, họ phải mua lại đất đai, nhà cửa cửa mình với cái giá đắt hơn gấp nhiều lần. Mọi chuyện chỉ xẩy ra trong thời gian ngắn, bằng một quyết định thành lập dự án, và sau đó là quyết định cưỡng chế có đóng con dấu đỏ chót. Trong cuộc mua bán ngược đời này, phần lỗ bao giờ cũng thuộc về nhân dân.

Chuyện quy hoạch và cưỡng chế thì nhiều lắm, vì nó diễn ra trên khắp đất nước hình chữ S này. Đặc trưng dễ nhìn thấy là sự hiện diện của đông đảo bộ đội, công an, dân phòng và những vụ đàn áp đẫm máu. Chuyện những người dân khiếu kiện và phản đối các dự án bị bắt bỏ tù cũng nhiều rồi, chúng ta sẽ không kể ra ở đây nữa.

Liên quan đến điều vừa nói trên, báo chí nhà nước cũng có đăng một câu chuyện như thế này. Ở tỉnh miền núi nọ, chính quyền địa phương lập dự án quy hoạch xây dựng một khu dân cư. Tất cả những hộ dân trong khu vực này đều được người ta đền bù đất đai, nhà cửa với giá rẻ mạt rồi đuổi ra khỏi nhà. Thế là họ trở thành những kẻ vô gia cư, phải đi ở nhờ nhà người thân thích. Chỉ vài tuần sau đó, họ thấy những mảnh đất của mình được nhà nước rao bán với cái giá đắt gấp năm lần. Muốn mua lại mảnh đất yêu quý của mình, nhưng những người dân đó làm gì có tiền, họ đành gạt nước mắt rồi ra đi. Chẳng ai biết họ đi đâu, vì nhà nước đâu có lo chuyện này. Thật là một vụ mua bán có hời, nhiều nước mắt và lắm đắng cay.

Những kẻ ham đường danh lợi bỏ ra cả đống tiền để chạy chức chạy quyền. Người ta rỉ tai nhau cái ghế này bao nhiêu, ghế kia thì bao nhiêu, cứ như là mua hàng ngoài chợ vậy. Những chức vụ lẽ ra do dân cử, bây giờ bị ngang nhiên đem bán. Một khi đã là mua bán thì phải có lãi. Dĩ nhiên là sau khi mua chức quyền, họ không thể kiếm lãi bằng cách phục vụ nhân dân, mà phải ra sức tham nhũng, lừa bịp và cướp bóc.

Ở thời buổi này, học sinh đi học phải chạy trường, sinh viên sau khi tốt nghiệp phải chạy việc. Người dân lấy tiền ở đâu để “chạy”? Dĩ nhiên là tiền mồ hôi công sức của mình, vì dân đâu có tham nhũng được.

Nhục nhằn và bất lực, người dân ngửa cổ lên trời mà than rằng: “Đây là nhà nước hay cái chợ Giời vậy?”.

Quả thực, bấy giờ Nhà Nước hay chợ Giời, chẳng ai còn phân biệt được nữa. Cho nên, nếu ví nó như cái chợ Giời cũng chẳng có gì là không đúng cả.

 

The post Chợ Trời appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Những ảo tưởng về TPP (Trans-Pacific Partnership)

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Những ảo tưởng về TPP (Trans-Pacific Partnership)

Alan Phan

27 July 2015

clouds-300x149

Đời sống không phải là một bài toán cần giải đáp mà là một thực tại cần trải nghiệm – Life is not a problem to be solved, but a reality
to be experienced – Soren Kierkegaard

Khoảng 2002, trong cuộc tranh cãi với một đại gia Mỹ, hai chúng tôi đánh cược vào một tình thế chính trị đang “hot” lúc bấy giờ. Khủng bố Hồi Giáo đã đánh sập tòa nhà World Trade Center ở New York năm ngoái, dân Mỹ sôi sục với an ninh quốc gia, và TT G. W. Bush đang chuẩn bị đổ quân vào Iraq, lấy lý do tiện lợi là Hussein có thể đe dọa Mỹ và thế giới với “weapons of massive destruction” (WMD, vũ khí có sức tàn phá diện rộng). Ông bạn đại gia Mỹ hờ hởi tin rằng cuộc chiến mới sẽ thay đổi bộ mặt chính trị và xã hội của Trung Đông, đặc biệt là kinh tế dầu khí… Là siêu cường duy nhất còn lại, khi Mỹ kiểm soát nguồn năng lượng quan trọng này, thế giới sẽ có Pax Americana (thời đại thanh bình kiểu Mỹ)….

Quan điểm trái ngược của tôi là bộ mặt Trung Đông đã hình thành qua cả ngàn năm lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… nó sẽ không thể thay đổi trong vài năm chỉ vì Mỹ và ông Bush có ước muốn như vậy. Dù lý tưởng và triết thuyết có hay đẹp đến đâu, thực tại luôn là một “son of a bitch” (con chó đẻ). Tôi kết luận là sau 2 nhiệm kỳ (nếu ông Bush tái cử) , Iraq sẽ không khác gì ngày nay, a messy nation under some form of dictatorial regime (một quốc gia hỗn loạn dưới một hình thức độc tài nào đó). Riêng Trung Đông, it’s the same old story (thành ngữ VN là –vũ như cẩn).

Lúc đó, căn nhà ở Hồng Kông của tôi có trưng bày một lộc bình thời Khang Hy rất quý. Tôi không sưu tầm đồ cổ, nhưng mua được với giá quá hời từ một công ty nhà nước nhỏ ở Xian (Tây An).  Ông đại gia Mỹ thèm thuồng đòi mua lại, thuê cả người định giá là khoảng 30 ngàn đô la, nhưng tôi không bán. Sẵn đó, ông cược với tôi là nếu nhận xét của ông đúng, khi Iraq và Trung Đông đã ngoan ngoãn trong vòng tay Mỹ, thì 6 năm nữa, ông sẽ làm chủ chiếc lộc bình này. Nếu ông sai, ông sẽ ghé Hồng Kong và trả tôi 30 ngàn tiền thua cuộc. Tôi đồng ý, nhưng năm sau, vợ tôi bán chiếc lộc bình khi trang trí lại nhà cửa (không biết sau này ông TBT Trọng có là chủ nhân?). Tôi thấp thỏm cả mấy năm trời, nghĩ là phải mất 30 ngàn nếu thua cược. May mắn sao, trước khi TT Bush hết nhiệm kỳ hai, ông đại gia Mỹ ghé Hồng Kong, tìm tôi và trả tôi chi phiếu 30 ngàn đô la như một gentleman.

TPP và cao trào của hy vọng

Vừa rồi, khi đài truyền hình Saigon TV ở California phỏng vấn tôi về TPP, tôi tranh luận với ông bạn cũ Lương Đức Hợp, là TPP sẽ chẳng thay đổi gì bộ mặt chính trị và xã hội của Việt Nam chút nào trong thập niên tới. Về kinh tế vĩ mô thì TPP có thể ảnh hưởng nhưng không nhiều; riêng lợi và hại cho Việt Nam cũng chưa chắc đã cân xứng như những lời xưng tụng.

Trước khi tôi trình bày quan điểm, anh Hợp cho rằng TPP, theo pháp lý, sẽ bắt Việt Nam phải thay đổi cơ chế theo thị trường, quyền điều hành công đoàn sẽ tự do hơn, nhân quyền được tôn trọng, bản quyền trí tuệ được bảo vệ và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt. Khi vào TPP, Việt Nam sẽ được công nhận chính thức là một thành viên mới của nền kinh tế liên thông, sẽ gia tăng xuất khẩu, cùng thu nhập của người dân và quan trọng nhất, là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ để thoát Trung.

Tôi nhắc lại, thực tại là son of a bitch. Về pháp lý và cơ chế “hành” chính, Việt Nam có một hiến pháp vừa hoàn thiện, một bộ luật dầy đặc những khôn ngoan của mọi triết thuyết, và một bộ máy gồm toàn các tiến sĩ, giáo sư, học giả…với đủ loại bằng cấp đen trắng đỏ vàng. Nhưng mọi tầng lớp của xã hội, từ người làm ra luật, thi hành luật, hay “chịu đựng” luật… đều giống nhau ở chỗ “nobody give a shit” (không ai quan tâm). Xui bị công an kêu lại thì lo mà móc túi nộp mãi lộ. Không mấy ai mất thì giờ (hay mất mạng) để tranh cãi trừ khi mắc bệnh tâm thần (kiểu VN).

Ảo tưởng muôn đời của lý tưởng Âu Mỹ

Mọi điều phân tích khác của anh Hợp rất tương tự với  lý luận mà Nixon và Kissinger đã “bán” cho dân Mỹ 43 năm trước, khi ôm hôn Mao và “mở cửa” Trung Quốc. Hai ông chính trị gia cho rằng nếu giúp cho Trung Quốc giàu có thịnh vượng hơn, chính quyền Cộng Sản sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ, tự do, nhân đạo, hòa bình…hơn. Sau đó, tiền ào ạt đổ vào Trung Quốc, vô sản biến thành “tư bản đỏ” nhưng các vị tư bản COCC này lại rất khác biệt với những hình tượng về tư bản mà Mỹ mong ước. XHCN theo sắc mầu Trung Quốc hay Thiên An Môn là một miếng xương hóc búa khó nhai cho Mỹ và những đồng minh.

Lợi và hại của TPP trên nền kinh tế Việt

Ngoài cái ảo tưởng phổ thông nói trên, hiệp định TPP còn chất chứa nhiều ảo tưởng khác. Nhưng trước khi bàn sâu về ảo tưởng, cho tôi định vị lại những “lợi” và “hại” của TPP với nền kinh tế Việt Nam.

Những cái lợi thì các mạng truyền thông và chuyên gia của chính phủ đã “ca cảnh” quá nhiều:

-          Mở rộng thị trường xuất khẩu qua nhiều quốc gia thành viên, tạo hiệu ứng tăng trưởng mạnh mẽ cho GDP và thu nhập cá nhân (dựa trên GDP);

-          Lượng FDI và FII (đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài) sẽ gia tăng vì theo TPP, hàng rào thuế quan, bản quyền trí tuệ và thao túng tỷ giá…sẽ giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, khi đầu tư nhà máy vào Việt Nam, những dự án FDI từ Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ thị trường của các quốc gia thành viên. Cũng trong khung cảnh tích cực đó, kiều hối (một thành tố vô cùng quan trọng cho ngân sách) sẽ tát nước theo mưa.

-          Khi kinh tế phát triển và hội nhập sâu, nhu cầu lao động sẽ lên cao hơn và cấp chuyên viên sẽ hăng hái trau luyện kỹ năng thêm để tăng thu nhập.

-          Với chuẩn mực mới về cạnh tranh quốc tế, có thể sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt sẽ được cải thiện về chất lượng, công nghệ và thương hiệu.

Những cái lợi trên cũng đi kèm với vài thực tế hơi chua chát và  những cái hại mà TPP sẽ gây ra cho nền kinh tế:

-          Hiện nay, 72% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam là từ các doanh nghiệp FDI. Tôi không tìm ra dữ liệu là phần chia lại cho lao động và thuế lợi tức của Việt Nam được bao nhiêu phần trăm? Tôi đoán là dưới 5% vì giá nhân công quá rẻ, gia công những phân khúc sản xuất nhỏ là chính, rồi chánh phủ lại miễn trừ nhiều loại thuế với giá khuyến mãi cho đất đai hạ tầng. Như tình trạng đã xẩy ra cho Trung Quốc, khi những điều kiện kiếm tiền của nhà đầu tư ngoại kém đi (giá nhân công, thuế, luật, giá đất…lên cao) , họ sẽ đi tìm những nơi chốn khác.

-          Kỹ năng chuyên viên và chất lượng sản phẩm có tăng nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu. Như một cậu học trò mẫu giáo được khuyến khích để bắt kịp các bạn đã vào đại học. Việc khả thi sẽ là một vấn nạn về khoảng cách kiến thức, tư duy và thời gian.

-          Với TPP, chúng ta không kiếm được nhiều ở các thị trường Âu-Mỹ-Nhật, nhưng thị trường nội địa phải được rộng mở để hàng ngoại tự do xâm nhập. Khi sản phẩm Việt bị giá rẻ của hàng Trung Quốc, Thai Lan cạnh tranh từ phía thấp, còn lại bị đè bẹp bởi chất lượng của hàng Âu, Mỹ, Nhật…ở phía trên; thì lợi thế cạnh tranh càng ngày càng thu hẹp cho mọi doanh nghiệp Việt.

-          Đáng quan tâm nhất là lĩnh vực nông nghiệp: lúng túng với bộ máy “hành” chính nông thôn, phí thuế ngất ngưỡng cao rồi lối canh tác cổ truyền manh mún, nông dân Việt sẽ chịu gánh nặng khủng của TPP.

-          Trong khi đó, với dòng tiền mới từ FDI và kiều hối, quyền lợi và quyền lực của nhóm nhỏ siêu giàu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các phe nhóm không những kiểm soát mọi hoạt động huyết mạch như tài chánh ngân hàng chứng khoán; mà còn tạo ra các chính sách hổ trợ đắc lực cho những dự án BDS, xây dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản…của phe nhóm.

Chuyện nhân quyền

Giữa lợi và hại, tùy vị thế chánh trị và xã hội, TPP sẽ khiến vấn đề “nhân quyền” trở nên ít cấp bách hơn vì người Việt chỉ cần chút cải thiện về mức sống vật chất là đã thỏa mãn và chấp nhận mọi bất cập từ chính phủ. Chúng ta thấy rõ là sau khi “đổi mới”, cho đến nay, môi trường sinh hoạt của Việt Nam còn xuống cấp, tệ hơn cả Lào, Kampuchia (chưa cần so sánh với Singapore hay Hàn Quốc); nhưng phần lớn người Việt, kể cả các giới trẻ, đã happy ăn nhậu, cà phê, mê chuyện siêu sao, đá bóng…mà không quan tâm đến chính trị hay văn hóa. Mặc cho nước ngập mỗi ngày mưa tại Hà Nội và Saigon, hay ô nhiễm thực phẩm, không khí, hay kinh tế bị Trung Quốc đô hộ; dân Việt vẫn được tiếng là “hạnh phúc và lạc quan” nhất nhì thế giới. Khi người dân địa phương không “care” thì mọi hoạt động về nhân quyền của các hội đoàn trong hay ngoài nước sẽ èo uột hơn. Các chính phủ Âu, Mỹ…cũng sẽ thờ ơ với vấn nạn này, không cần phải đánh võ mồm để làm vui lòng nhóm cử tri gốc Việt.

Ảo tưởng của hai bên

Cùng với một thực tại khá chua chát, TPP là xúc tác cho vài ảo tưởng khác của nhiều thành phần.

Ngoài ảo tưởng về dân chủ tự do như đã nói bên trên, chính phủ Mỹ luôn mơ về một Việt Nam mạnh mẽ, liên minh với các đồng minh tư bản để chặn tham vọng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. TT Obama còn gắng hoàn thành việc “xoay trục về châu Á” và TPP như một di sản lịch sử vào cuối nhiệm kỳ. Cái giá phải trả cho ảo tưởng này thực ra không to lớn lắm so với kích cỡ của kinh tế Mỹ, nhưng thất vọng là thất vọng. Quan hệ giữa chính phủ và đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc sâu xa hơn cả 16 chữ vàng. Thực ra nó là “lá chắn” của cả 2 đảng bộ trước “diễn biến hòa bình”, đồng nghĩa với sự sinh tồn và quyền lực của vài chục triệu đảng viên tại 2 nước.

Trong khi đó, nhiều quan chức và chuyên gia Việt Nam lại ảo tưởng quá nhiều về “con bài” Mỹ trong bàn cờ mà họ cho là khôn ngoan, thủ đoạn của họ. Họ tin rằng chỉ việc để cho tư bản Mỹ vô làm ăn; rồi chém gió vô tội vạ về nhân quyền, tôn giáo, công đoàn…là chính phủ Mỹ sẽ mở rộng hồ bao (và biên giới) để các quan chức kiếm tiền và giấu tiền. Thêm vào đó, nếu đàn anh Trung Quốc có ức hiếp bóc lột nhiều quá, như chiếm đất chiếm biển…thì quân đội Mỹ sẽ mạnh tay can thiệp. Chính phủ Mỹ dù đôi khi giả vờ ngây thơ, nhưng khối điều nghiên chính trị, kinh tế của họ luôn nhậy bén. Họ biết tính ra từng con số (tiền hay sinh mạng) để thẩm định giá phải trả. Không cân xứng là không thực hiện, mặc cho những sáo ngữ “đối tác toàn diện” hay “toàn bịp”.

&&&&&

TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement –FTA) duy nhất của Việt Nam. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã ký 8 FTA với ASEAN, ASEAN + , Hàn Quốc, Chile, Liên Minh Nga-Kazakistan-Belarus…Kết quả của các FTA này không gì là ấn tượng, vì ngoài những doanh nghiệp FDI, công ty nội địa Việt chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cao để xâm nhập những thị trường này. Mức sống người dân không có cải thiện gì đáng kể. Nghịch lý và mâu thuẫn còn trùng điệp trong xã hội và cơ chế. Chỉ có những quan chức và đại gia là có thêm những phần bánh ngon ngọt.

Bây giờ, nếu được gia nhập TPP, miếng bánh này có thể lớn gấp nhiều lần các FTA hiện tại. Và may mắn thì người dân sẽ có chút mảnh vụn tung tóe đâu đó. Các lãnh đạo 2 chánh phủ Việt, Mỹ sẽ hờ hởi khen tặng nhau vì dù sao, TPP cũng là một cột mốc lịch sử như… hiệp định Geneva, hiệp định Paris, hay WTO hay hiệp ước song phương Việt-Mỹ.

Nhưng với khách quan của người ngoài cuộc, thì TPP là khi kẻ cắp gặp bà già.

Alan Phan

The post Những ảo tưởng về TPP (Trans-Pacific Partnership) appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Cầu An

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

CẦU AN

Ông Giáo Làng – Blog - 3 Oct 2015

peace of mind

Nói theo ngôn ngữ tâm linh thời thượng, vừa rồi, tôi có “hạn”. Chuyện là thế này:

Sau chuyến đi Hà Giang cuối tháng 9, tôi bị đau mắt. Chỉ qua một buổi tối, hai mắt sưng húp, nhức nhối, nhìn rất khó khăn. Hôm sau đi khám, bên cạnh việc kết luận bị đau mắt đỏ, cho đơn mua thuốc, bác sĩ còn cảnh báo:

- Hai mắt bác thủy tinh thể đều đục, nên xử lý sớm.

Tháng sau, gặp một nguời bạn Trưởng khoa mắt của một bệnh viện, anh khẳng định họ khuyên thế là đúng, nên thay thủy tinh thể nhân tạo sớm vì kỹ thuật đơn giản, tránh để lâu ngày, sau đó xử lý sẽ phức tạp.

Thế là tôi quyết định đi mổ mắt.

Sau vài lần tới bệnh viện làm các loại xét nghiệm, chiếu chụp, siêu âm, … bác sĩ bảo sang ngồi chờ ở phòng mổ. Phấn khởi vì bao “cửa ải” đã qua, vừa đi được mấy bước thì… ngã. Và cái tay bị gãy. Thế là việc mổ mắt phải tạm hoãn nhường chỗ cho việc bó bột cánh tay.

Nhiều nguời, khi gặp những sự không may thường tìm nguyên nhân từ những lực lượng siêu nhiên qua mấy ông thầy tướng. Con ốm, thầy phán do bà cô Tổ phạt vì cha mẹ trễ nải việc hương khói. Gặp tai nạn giao thông, thầy phán  do gặp phải ngày xấu, lại ra khỏi nhà vào giờ xấu, … nghĩa là những nguyên nhân không thể ai biết được, trừ thầy.

Xem ra trong lịch sử nước Nam ta, khó có ai giỏi hơn được Trạng Trình Nguyễn  Bỉnh Khiêm cả về nho, y, lý, số. Trong đời, cư sĩ am Bạch Vân chắc đã “phán” cả trăm nghìn câu, nhưng cho tới nay, hình như nguời ta chỉ thấy đúng đâu có chưa được dăm câu. Thế mà các thầy tướng số tân thời, phán câu nào được nguời ta tin sái cổ câu ấy (kể cả các vị mang học hàm học vị giáo sư tiến sĩ) thì quả là các bậc cao minh hiếm gặp.

Những chuyện “tâm linh”, “ngoại cảm” gần đây, đem xương trâu xương lợn biến thành hài cốt liệt sĩ, chuyện “hô phong hoán vũ” được “chém gió” ầm ầm càng tỏ cái thiếu sáng suốt của niềm tin mà căn cứ rất mù mờ của không ít nguời.

Tôi vốn “văn dốt vũ dát”, không đủ trình độ hiểu được cái “huyền bí” của Tạo Hóa nên khi gặp phải sự gì không may, thường trước hết tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình. Ngay khi ngồi chờ kết quả chụp phim chuyện gãy tay, tôi đã “tự kiểm điểm” một cách nghiêm khắc bản thân:  tôi bị ngã gãy tay vì hôm ấy chân trái đau, lại bước đi hơi vội. Hơn nữa, đôi giày đi hôm ấy chỉ phù hợp với đất vườn (đế giày có đinh cứng, có thể cắm sâu vào đất tránh bị trượt ngã), lại đi trên sàn gạch men láng bóng nên việc bị trượt là điều dễ hiểu. Và (không biết có phải tinh thần AQ hay không), trong cái rủi lại thấy có cái may: ngã ngay trong bệnh viện nên việc cứu chữa rất “tiện lợi”, ngã trong bệnh viện chứ không phải trên đường đi chơi bằng xe máy nên không thể bị trách cứ rồi dẫn tới bị “cấm vận”; và sau đó, suốt hàng tháng mang cái tay bó bột lại thấy thêm may vì có cơ hội để phần nào thấm thía với  câu tục ngữ (dù đã thuộc từ lâu) “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”.

Vì “thực sự cầu thị”, không trông chờ vào những lực lượng siêu nhiên, những việc tôi tính, tôi làm thường “thông đồng bén giọt”.

Không có điều kiện tìm hiểu nhưng qua những điều được chứng kiến cùng kinh nghiệm bản thân, tôi tin vào những hiểu biết mang tính chất “duy vật thô sơ” của mình. Cuộc sống của mỗi nguời do chính bản thân con nguời đó quyết định  có được sự hỗ trợ thêm của gia đình, quê hương và nơi, hoàn cảnh  sinh sống,… Chẳng nên tin vào một lực lượng thần bí nào.

Tôi biết trong cuộc sống, vẫn có nhiều điều bí ẩn, chưa thể giải thích được đó là do khoa học chưa phát triển chứ không còn tin có những lực lượng thần bí chi phối cuộc sống con người. Chẳng lẽ nguời phương Tây họ ở một thế giới khác ta? Vì sao không cầu cúng, lễ bái như ta, họ vẫn có cuộc sống văn minh, có nhiều thành tựu, … hơn ta. Cho nên, tín ngưỡng là một nét đẹp văn hóa thì nên gìn giữ, đây chính là “bản sắc dân tộc” khiến con người  trên Trái đất này có sự đa dạng, phong phú về văn hóa. Thế thôi!

Ngay triết lý “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” tôi cũng chỉ nghĩ đó là mơ ước nghìn đời của con người. Mơ ước đó khiến cuộc sống của chúng ta nhân ái, thiện lương hơn nên cần khuyến khích. Thực tế cuộc sống, vô khối nguời hiền lành, nhân đức đã chịu những “tai bay vạ gió”, còn những kẻ gian ác, xảo quyệt, thậm chí phạm vào vô khối điều cấm kỵ vẫn sống, thậm chí còn giàu sang phú quý, công danh đàng hoàng.

Với các bậc tiền nhân, tôi cúng giỗ chu đáo là do lòng thành của con cháu với cha ông, một cách tỏ tấm lòng “uống nước nhớ nguồn” chứ không phải sợ các vị “tác phúc giáng họa”. Tôi tử tế với mọi người, không ganh ghét, giành giật, sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai trong phạm vi khả năng của mình  chỉ vì từ nhỏ, Ông Bà, Cha Mẹ  đã dạy, và một khi nhân hòa với đồng loại, tôi thấy cuộc sống của mình thanh thản hơn chứ không phải để hy vọng gặp may mắn hơn. Tôi không làm điều ác không phải vì sợ “ác giả ác báo” mà vì được dạy nhân hậu, khoan hòa từ bé, không thể làm những điều trái với lương tâm. Thỉnh thoảng, có tham gia những  hoạt động từ thiện cũng chỉ vì lòng “thương nguời như thể thương thân” chứ hoàn toàn không nghĩ tới làm thế là để “tích phúc” cho con cháu vì tôi vốn nghĩ  chuyện “tích phúc”, chẳng qua đó là cách để nguời xưa khuyến khích những hành vi này mà thôi.

Cứ xem hàng năm, nguời ta đi lễ cầu an, chen vai thích cánh nơi chùa chiền, hàng nghìn nguời ngồi lấn ra cả  hè, cả đường mà thấy vừa buồn cho ý thức chấp hành luật pháp, vừa buồn vì cái sự thảm hại khi toàn các trai thanh gái lịch, nguời khỏe mạnh sức dài vai rộng, các ông các bà bằng cấp học vị đầy thân, .. không tự mình  quyết định cuộc đời mình lại đi trông ngóng, cầu xin ở những đẩu những đâu!

Hãy cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ theo đúng cách mà khoa học đã khuyên bảo; cầu an bằng cách đừng rượu bia, cà phê thuốc lá quá mức cho phép; cầu an bằng cách giữ đúng luật giao thông mỗi khi ra đường; cầu an bằng cách cẩn trọng mỗi khi nói năng, hành động; cầu an bằng cách đừng ham hố danh lợi, vừa lòng với cuộc sống đạm bạc về vật chất nhưng phong phú về tinh thần; cầu an bằng cách luôn luôn để trong lòng thanh thản, không phải ăn năn về những lầm lỗi, cũng không phải bị kích động vì những ước muốn viển vông, …

Còn một khi đã cẩn thận giữ gìn nhưng có gặp “tai bay vạ gió” thì âu cũng coi đó là một trong những sự ngẫu nhiên (có may và có rủi) mà ta có muốn tránh cũng không tránh được.

Nguời xưa đã dạy: “Linh tại ngã, bất linh tại ngã”. Đôi chút tâm sự để mọi người nhất là các bạn trẻ tham khảo.

 

P/S: Bài này tôi viết từ lâu, nhưng khi có dự định Xuyên Việt lần thứ 2 chưa dám “công bố”, sợ “nói trước bước không qua”.

 

The post Cầu An appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Đã Trở Lại “bình thường”

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Nghịch lý chua chát

Song Chi – Blog – 3 Oct 2015

Kể từ khi những dòng người VN đầu tiên liều mình một sống một chết để tìm đường vượt biên, thoát khỏi “thiên đường XHCN” trên những chiếc thuyền nhỏ bé giữa biển khơi mênh mông, dữ dằn cho đến nay, đích đến được nhiều người nhắm nhất là nước Mỹ. Vì vậy mà cộng đồng người Việt lớn nhất ở nước ngoài là ở Mỹ với khoảng hơn 2 triệu người.

thuyen nhan

Hơn 40 năm trôi qua, người Việt vẫn tiếp tục tìm mọi cách ra đi, bằng nhiều con đường khác nhau, đi lao động xuất khẩu rồi tìm cách trốn ở lại, đi bằng đường hôn nhân thật và giả, đi học rồi kiếm được việc và ở lại, đi theo diện work permit-đi làm, đi theo diện kinh doanh, cho con đi học gọi là “tỵ nạn giáo dục”, học xong tìm cách ở lại v.v…Dòng người, cả chất xám và tiền bạc tiếp tục thoát ra khỏi ngôi nhà VN tràn về các nước có đời sống tốt đẹp hơn, trong đó nhiều nhất, vẫn là Hoa Kỳ.

Tự dưng thắc mắc, ừ thì hồi xưa người Việt ở miền Nam chạy trốn khỏi chế độ cộng sản muốn đến Mỹ vì đó là nước đồng minh (cho dù đồng minh đã phản bội nước mình) cũng là điều dễ hiểu, bất chấp việc bị nhà cầm quyền và cả người dân miền Bắc hồi đó chưa hiểu chuyện mắng nhiếc là chạy theo đế quốc để ăn cơm thừa bơ sữa cặn. Người Việt sau này tìm đường đi Mỹ vì đó là cường quốc có nền tự do dân chủ lớn nhất thế giới, cho con đi học ở Mỹ vì Mỹ là một trong những nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới…cũng hiểu được luôn; ngay cả việc gần đây tù nhân lương tâm bị nhà cầm quyền tống thắng sang Mỹ cũng vì chỉ có Mỹ chấp nhận không điều kiện “món hàng đặc biệt” này. Nhưng còn những quan chức của chế độ, những người miệng ra rả chửi Mỹ, bênh đảng bênh chế độ họ cũng chạy qua Mỹ là sao?

 

Từ những người không có chức vụ gì như một người quen mà tôi biết trước đây luôn tự hào về quá khứ từng là văn công đi phục vụ chiến trường, rất bênh chế độ, sẵn sàng nổi đóa lên nếu có ai “nói xấu” chế độ và một hai bảo mình chỉ sống ở VN, ra nước ngoài buồn lắm, chán lắm…Mấy năm không nghe tin, hỏi lại mới biết cũng đã lấy một ông Việt kiều và đi sang Mỹ rồi! Cho tới hạng tôm tép về mặt quyền chức nhưng là một bồi bút có cỡ, lúc nào cũng cao giọng bênh đảng bênh chế độ như một bà cựu Tổng biên tập một tờ báo mà giới blogger, nhà báo “lề trái” quá rõ mặt, cũng chạy sang Mỹ, cả gia đình. Và hàng trăm hàng ngàn quan chức Việt Cộng từ thấp đến cao, đến cả …..!

 

Nghĩ thật chua chát, oái ăm. Suốt mấy chục năm đảng cộng sản tìm cách đẩy cả dân tộc vào con đường chiến tranh, quyết đánh và đánh tới cùng bất chấp lương tri, đạo nghĩa, xương máu của bao người, cả dân tộc này, đất nước này phải trả một cái giá vô cùng đắt cho cái mục tiêu mà họ gọi là “chống Mỹ cứu nước”. Còn bây giờ, sau khi vơ vét cho bằng hết mọi tài nguyên, tài sản của nhân dân đất nước, họ thu tóm về cho mình, cho gia đình để làm một cuộc rút chạy êm ả và công khai sang Mỹ và các nước tư bản mà ngày xưa họ chửi rủa không tiếc lời. Chỉ có nhân dân, nhất là tằng lớp dân nghèo, là muôn đời khốn nạn, biết chạy đi đâu?

 

Mà ngẫm nghĩ lại thì trên đất nước này kể từ khi có đảng, có cái gì mà không trở thành nghịch lý, đảo ngược 180 độ, bất bình thường, đi ngược mọi quy luật phát triển bình thường của thế giới?

 

Song Chi

 

The post Đã Trở Lại “bình thường” appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Rau muống và thịt bò.

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Rau muống và thịt bò.

Tác Giả: Cánh Cò – Blog – 6 Oct 2015

Nếu ai từng sống ở miền Nam sau ngày 30 tháng 4 có lẽ sẽ khó quên câu chuyện truyền miệng lấy ra từ một bài báo trích lời Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng: “một ký rau muống có chứa chất bổ dưỡng ngang với một ký thịt bò”.

rau-muong-xao-thit-bo

Người miền Nam tuy dễ tin, dễ tin đến độ ngây thơ, nhưng cũng tỏ ra nghi ngờ sự so sánh có vẻ “gập ghềnh” này mặc dù dân Nam vốn quen với cách leo trèo trên những chiếc cầu khỉ ở quê mình. Người Sài gòn thì khác, rau muống và thịt bò được mang ra mổ xẻ trên các bàn tiệc thanh đạm khi nhà có khách hay giổ quẩy, tang tế. Cho tới năm 1978, miếng thịt bò trở quý hiếm cùng cực, ngoài chợ họa hoằn lắm là vài ba lạng thịt của những chú bò kiệt sức từ Hóc Môn hay Bình Chánh chở về. Nhiều chợ nội thành rộ lên việc mua bán bắp hạt, khoai mì hay rau lang, rau muống…những thứ có thể nấu độn với cơm. Bà nội trợ lận lưng vài ngàn bạc, ngẩn ngơ nhìn bó rau muống đã được gia đình ăn đến ngấy và có thể nói chỉ nhìn thôi cũng đã cạn dòng nước giải.

 

Rau muống và thịt bò lúc ấy được dân miền Nam rạch ròi và họ rất tự tin rằng nếu ai nói rau muống có thể thay thế thịt bò thì ngay lập tức sẽ nhận ánh mắt không khinh bỉ thì cũng lạnh lùng lảng tránh.

 

Rau muống và thịt bò tưởng đã an giấc nghìn thu bỗng dưng sống dậy, hiện hình ở một dạng khác, tinh vi hơn, thuyết phục hơn…có lẽ do người dân đã biết phân biệt giữa thực tế và câu chữ luyến láy sệt mùi tuyên giáo nên lần này rau muống ngụy trang kỹ hơn, thịt bò được sơn phết trông tươi tắn dưỡng chất và giống hơn ngày xưa, cái thời miếng thịt bò chỉ nằm trên trang giấy của báo Sài gòn Giải phóng.

 

Thịt bò lần này là chủ nghĩa xã hội tại Cuba và rau muống là những công ích mà nhân dân trên ốc đảo này đang thụ hưởng.

 

Người tận dụng sự hiểu biết về chủ nghĩa xã hội của mình là một cán bộ dưới cái tên Trí Lê, đã đặt tựa bài báo rất kêu, có thể nói đầy thách thức nữa là khác: Bao giờ Việt Nam mới được như Cuba? (1)

 

Bài viết mở đầu bằng tất cả sự trân trọng dành cho hai đất nước, một là Bắc Triều Tiên và hai là Cuba. Bắc Triểu Tiên thì tác giả dẫn lời ông Lê Quảng Ba khẳng định đây là một nơi đáng sống vì họ lo cho trẻ em rất đảm bảo và đường xá, hạ tầng cơ sở rất được coi trọng.

 

Ông Lê Quảng Ba từng được báo chí cả hai lề ném đá và không cần thiết phải nhắc lại ở đây. Chỉ xin một câu ngăn ngắn nhắn lại với ông Trí Lê: Bình Nhưỡng vẫn đang kêu cứu với LHQ xin gạo cứu đói trong đợt mất mùa mới nhất và LHQ vừa công bố bản phúc trình của trẻ suy dinh dưỡng tại Bắc Triểu Tiên đấy ông ạ.

 

Còn về Cuba, cái tựa khá khiêu khích ấy làm nhiều người ngẩn ngơ: thì ra bao lâu nay mình bị bịt mắt, bị phân tán tư tưởng và nhất là bị bọn tư bản nó đầu độc, làm méo mó thông tin về một đất nước đáng sống và đáng ngưỡng mộ.

 

Ôi, vậy mà năm ngoái ông Thủ tướng lại bày đặt tặng không cho Cuba 5.000 tấn gạo không biết làm chi nữa? và lô gạo đầu tiên đã giao tại cảng Mariel (Cuba) vào ngày 26/10/2014, và số gạo này được giao đủ trong tháng 11/2014.

 

Cái tên cảng Mariel dẫn tới một câu chuyện khác mà người dân Cuba có lẽ vài thế kỷ nữa vẫn không thể quên được đó là “sự kiện Mariel” xảy ra vào ngày 15 tháng 6 năm 1980 khi Fidel Castro bị làn sóng người dân Cuba đòi vượt biên tị nạn sang các nước khác đã công khai ra lệnh không được đàn áp họ và cho phép người muốn ra đi chỉ được khởi hành tại cảng Mariel mà thôi. Kết quả là đã có 125 ngàn người tới bờ biển Miami của Mỹ để rồi sau đó chính phủ của Tổng thống Clinton phải cho phép rút thăm mỗi năm để nhận vào nước Mỹ 20 ngàn người Cuba ra đi hợp pháp, thay vì ra đi ào ạt như trước.

 

Sự quỷ quyệt của Fidel Castro cho một kết quả đáng suy gẫm: Mỗi năm người Cuba lưu vong gửi về cho gia đình mình 3 tỷ đô la, số tiền này tuy đã bị giới hạn của chính phủ Mỹ chỉ cho phép gửi về 2.500 đô la một năm, cũng đủ để nuôi sống chính phủ và gần 12 triệu người dân Cuba trong hơn 30 năm qua.

 

Và nhờ nó mà Trí Lê mới thấy được điều mà ông ta cho là chừng nào Việt Nam mới bằng Cuba.

 

Trí Lê viết: “Những kẻ trọc phú ở Việt Nam nhìn người dân Cuba bằng con mắt của kẻ lắm tiền. Nhưng họ không biết rằng, ở Cuba, có những điều mà ít nhất 2/3 dân số Việt Nam đang nằm mơ cũng không được như vậy”.

 

Để chứng minh, tác giả liệt kê một loạt những điều đang xảy ra tại đất nước suốt năm mùa hè này. Thứ nhất, Cuba là nơi bao cấp cho trẻ em học từ bậc tiểu học cho tới đại học mà không tốn học phí gì. Nhà nước lo cho các em ăn trưa tại trường và đặc biệt hơn em nào cũng được uống sữa không tốn tiền cho tới lớn.

 

Tác giả đã che đậy những thông số mà đáng lẽ phải liệt kê ra luôn cho người đọc so sánh. Bậc tiểu học của Cuba và ngay cả khi lên tới thạc sĩ được nhà nước bao cấp, đồng ý. Nhưng học gì và học như thế nào thì cần phải hỏi các định chế độc lập khác, những nơi mà ông Trí Lê không thể cho là bóp méo sự thật hay cố tình tuyên truyền chống phá.

 

Hãy xem bản phúc trình của World Bank về giáo dục tại Cuba.(2)

 

Điều đáng lưu ý trong bản phúc trình này là tất cả các sinh viên cao học, tức là những người được miễn học phí sẽ là cán bộ sau khi ra trường và họ được nhà trường huấn luyện về các môn học để thực hiện mục tiêu mà chính phủ đề ra.

 

Đây là khác biệt lớn nhất và cũng là mục đích mà chính phủ Cuba bao cấp cho giáo dục. Trong môi trường học vấn như thế liệu công dân tương lai của Cuba sẽ giúp ích được gì cho bản thân, gia đình và xã hội hay cuối cùng cũng chỉ là những con cừu trong cái chuồng trại chủ nghĩa xã hội mà tác giả Trí Lê hết lòng hâm mộ?

 

Ông viết: “giáo dục của Cuba được xếp vào hàng tiên tiến nhất thế giới, ngang với Đan Mạch. Y tế Cuba thì đứng vào hàng đầu và họ đã chế ra được vắc-xin phòng chống bệnh ung thư và nhiều loại thuốc đặc biệt khác”.

 

Có lẽ tác giả đã quá lời khi nâng rau muống ngang tầm với thịt bò. Khi so sánh hai nền giáo dục thì chính tác giả đã lậm vào việc phân tích trong rau muống có chất này, chất kia cũng y như thịt bò vậy, nhưng tác giả quên mất rằng, thịt là thịt mà rau là rau, ngay một đứa trẻ lên ba cũng biết thế nào là vị ngon của thịt mà rau muống không thể có. Cũng như mục tiêu của giáo dục Đan Mạch không hề đào tạo ra những con người phục vụ cho guồng máy độc đảng, mà họ đào tạo ra những công dân tự do, những tri thức có thể làm chủ thế giới vì vậy sự so sánh không thể gọi là khập khiểng mà hình dung từ “không lương thiện” sẽ chính xác hơn.

 

Tác giả gọi việc bao cấp y tế và giáo dục là thiên đường xã hội chủ nghĩa là điều mà Việt Nam thèm khát cũng không có được.

 

Vâng đúng là xã hội chũ nghĩa mới có những thành tựu rực rỡ như vậy, nhưng bù lại, người dân Cuba sống trong cái lồng xã hội chủ nghĩa ấy đang ra sao và họ làm gì khi được bao cấp?

 

Tưởng người dân Việt cũng nên hình dung ra cái mà tác giả Trí Lê gọi là thiên đường:

 

Theo thông tin từ nguồn của chính phủ Cuba thì người dân nước này đang được nhà nước cung cấp chế độ tem phiếu. Chi tiết mỗi tháng được cung cấp như sau: (3)

 

Gạo 2 ký 7, đậu các loại: 570 gr, đường cát trắng 1 ký 4, đường cát vàng 1 ký 4, Sữa chỉ cấp cho trẻ em dưới 7 tuổi 1 lit mổi ngày. Trứng chỉ cấp từ tháng 9 tới tháng 12: mỗi người 12 trứng. Khoai tây, chuối 6 ký 8.

 

Tất cả được bán với giá quốc doanh tức là rất rẻ.

 

Những ai từng ở miền Bắc sẽ hiểu thế nào là bao cấp, là tem phiếu, tưởng không cần nhắc nữa thì người dân đã đủ lạnh xương sống rồi và họ không cần ăn miếng thịt bò làm từ rau muống.

 

Còn rất nhiều điều khác mà tác giả nhìn thấy bằng con mắt của một cán bộ công an hơn là một du khách khi tác giả tự nhận rằng:

 

“Người viết bài này cũng đã được sang Cuba tới 4 lần từ năm 2006 đến nay; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba và lãnh đạo công an một số tỉnh, thành. Rồi cũng đã gặp gỡ không ít cán bộ, công nhân Cuba, trong đó có không ít người đã từng sang giúp ta mở đường Hòa Lạc – Xuân Mai, xây dựng khách sạn Thắng Lợi, mở đường Hồ Chí Minh…”

 

Có lẽ do làm việc nhiều với cơ quan bạn nên tác giả không có cơ hội tìm hiểu sâu hơn để biết rằng điều mà mình khẳng định (do bạn mớm lời) là hoàn toàn lệch lạc so với sự thật khi viết rằng: “bình quân thu nhập theo đầu người của Cuba còn gấp 3 lần người Việt Nam (khoảng 3.000USD/người/năm)”.

 

Hơn nửa ông còn viết: “Đúng là người dân Cuba còn thiếu thốn bởi cái lệnh cấm vận cực kỳ dã man của Mỹ. Nhưng trong phạm vi có thể, Chính phủ Cuba đã lo cho trẻ em và người già hết mức. Đấy chính là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.”

 

Con số 3 ngàn đô la ấy bao nhiêu là từ tiền của dân Cuba lưu vong gửi về và phải chăng tính luôn vào những chi phí bao cấp mà nhà nước bỏ ra?

 

Hãy tìm thêm dữ liệu về thông tin mà Trí Lê đưa ra, theo World Bank thì trong danh sách 196 nước nghèo nhất thì Cuba xếp hạng 73, thu nhập trung bình của người dân Cuba từ 12 tới 25 đô la một tháng. Tất cả mọi chi phí sinh hoạt chính như nhà ở, điện, nước, chăm sóc y tế và giáo dục nhà nước bao cấp và vì vậy 25 đô la một tháng họ vẫn đủ trang trải.

 

Nhưng trang trải trong sự ước mơ, từ cây kem đánh răng tới cục xà phòng giặt quần áo đều xa xỉ và mắc mỏ ông ạ. Đơn giản vì nhà nước không cung cấp cho họ.

 

Vâng, để được bó rau muống cho dù phải xếp hàng, phải làm đơn, phải đút lót cho nhân viên mậu dịch thì vẫn hơn là đói cả nhà. Thế nhưng khi nâng những thứ mà nhà nước bao cấp trở thành miếng thịt bò đáng mơ ước thì liệu tác giả có đi quá xa không?

 

Câu hỏi quan trọng nhất mà ai cũng muốn biết: Bao cấp phải chăng để vĩnh viễn cai trị vì khi người dân không còn biết nơi nào khác trên trái đất có đời sống tốt đẹp hơn thì họ nào cần tới miếng thịt bò, và vì vậy cứ âm thầm nhai bó rau muống mà anh em nhà Fidel đã bố thí cho người dân của mình trong gần thế kỷ qua?

 

Và rồi do trào lưu thế giới không còn như xưa, người dân có quyền sống trong môi trường tự lập và hưởng thụ quyền làm người của mình, đặc biệt từ sức ép của cộng đồng người Cuba tại Miami mà mới đây Cuba đã đắng lòng bắt tay với Mỹ nhằm chấm dứt chế độ bao cấp mà ông gọi là thiên đường xã hội chủ nghĩa này?

 

Cánh Cò
(1)http://ift.tt/1Z62co6

(2)http://ift.tt/1Z62co8

(3)http://ift.tt/1QVMF4r

 

The post Rau muống và thịt bò. appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chút ký ức cho một ngày ngợi ca phụ nữ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chút ký ức cho một ngày ngợi ca phụ nữ

Tác giả: Tuấn Khanh – Blog – 5 Oct 2015

Trong tất cả những câu chuyện về những người phụ nữ mà tôi nhớ được, có một câu chuyện luôn ám ảnh tôi trong nhiều năm tháng. Đó là một người phụ nữ vô danh, nghèo khó như bao nhiêu người nghèo khó trên đất nước này. Tôi chọn ngày 20-10 để ghi lại chút ký ức về bà, vì nếu lỡ quên đi, chắc là tôi sẽ hối tiếc nhiều.

banh mi saigon

Bà là một người bán bánh mì, đứng khép nép ở lề đi bộ gần cửa trường Pétrus Ký cũ, nơi tôi vẫn đạp xe đi học ngang qua mỗi sáng. Thời sinh viên Đại học, tiền chưa bao giờ đủ cho 2 ổ bánh mì một ngày, xe bán bánh mì của bà là nơi ưa thích của tôi và nhiều sinh viên khác vì bà vẫn luôn có một thái độ ưu ái thầm lặng với bọn mài đũng quần trên giảng đường.

 

Thêm một chút nước thịt, một vài miếng dưa leo; Thậm chí liếc thấy ai đó gầy gò, bà vẫn cho thêm được 1,2 miếng thịt mong mỏng. Một thông điệp quý giá và thầm lặng, nhưng mãnh liệt hơn cả những hứa hẹn về học bổng hay tài trợ tương lai từ Bộ Giáo Dục, khiến giới sinh viên rỉ tai nhau và hay ghé vào mua bánh mì trong một niềm tin trong sáng.

 

Nơi đó quen thuộc đến mức nhiều khi buổi chiều, đi ngang, tôi vẫn nhìn xem có bà bán nơi đó không. Nhiều năm như vậy, bức tranh ngày thường đó, tôi đã mang theo suốt cuộc đời.

 

Rồi một ngày, khi đạp xe đến mua bánh mì, bà chỉ còn bán bằng chiếc thúng đặt trên yên sau của một chiếc xe đạp thồ. “Xe bán bánh đâu rồi bà?”, tôi hỏi.

 

“À, mấy ông dẹp lề đường bắt rồi”, bà nói, tay vẫn gói bánh. Đứa con gái phụ bà kể rằng mấy ông ở Phường đến tịch thu, và nói nếu xin đóng tiền phạt, thì có thể lãnh xe về. “Dì sao mà đủ tiền đóng con”, bà nói.

 

Xe thì không còn, nhưng ổ bánh mì của tôi vẫn y nguyên cái tình cảm của một người nghèo vẫn dành cho giới sinh viên. Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi đạp xe đi, ăn không hết ổ bánh mì và nghĩ rất nhiều về sự bình an đã mất trong trái tim mình.

 

Không chỉ là một lần. Chỉ mấy tuần sau, tôi lại thấy bà chỉ còn bán bánh mì trong một cái thúng cặp nách. “Xe cũng bị lấy rồi, mấy ổng nói má em cứng đầu quá, phạt cho tởn”, đứa con gái của bà nói. Trời cho thế gian này có thứ bậc quan và dân. Quan vẫn làm chuyện của quan, dân vẫn làm chuyện dân. Và tôi cũng cầm ổ bánh mì đầy đặn như mọi khi, chạy đi, ước mong trẻ con đến phát khóc rằng phải chi mình trúng số để cho tiền bà đóng phạt.

 

Bánh mì của người nghèo nuôi tôi lớn. Bài học ở trường dạy tôi biết. Cuộc đời cho tôi chứng kiến để tôi hiểu, nhưng tôi vẫn suy nghĩ trẻ con.

 

Tôi vẫn trẻ con đến mức thời gian ngắn sau đó, tôi chạy vòng tới vòng lui để tìm người đàn bà bán bánh mì quen thuộc, thậm chỉ trễ cả giờ học đầu. Bà không còn ở đó nữa cho đến tận hôm nay. Có lẽ bà đã mưu sinh ở một nơi nào đó khác, như người ta vẫn đùa rằng năng lượng đời không tự nhiên mất đi, mà chỉ bị xô đuổi từ nơi này sang nơi khác mà thôi.

 

Nhiều năm sau, tôi vẫn còn bị ám ảnh về thứ ký ức nhỏ nhặt này. Cho đến một hôm, thời hiện tại, tôi chứng kiến chiếc xe Jeep dân phòng dừng ở một nơi quen thuộc. Những người đàn ông cũng có vợ, có con gái, có mẹ… đang tần tảo, nhưng hùng hổ xô, giật, đạp những thứ buôn bán nhỏ nhặt của nhiều người phụ nữ. trên tay họ là gậy, là dùi cui. Trên miệng họ là khẩu lệnh và nụ cười gằn. Tiếng la hét, tức giận, và có cả tiếng khóc thét của những người đàn bà giữa phố. Nhưng điều đó chẳng là gì trước những bộ đồng phục lạnh lùng sừng sững, tựa như vô tri.

 

Cũng là những người bán hàng rong, nhưng rất nhiều người, ở rất nhiều nơi sẽ được để yên khi đã nộp tiền. Thậm chí những bộ đồng phục đó chỉ quần thảo với danh sách những ai chưa đóng tiền chỗ, mà những người bán hàng cười mỉa : “ứng trước tiền phạt”.

 

Tôi nhớ đến người đàn bà bán bánh mì mà tôi không biết tên. Tôi hình dung những gì bà đã mất nhưng vẫn giữ lại hơi ấm khi trao từng chiếc bánh mì cho bọn sinh viên khố rách áo ôm chúng tôi.

 

Tôi tin vào mọi lý thuyết của sự phát triển, nhưng tôi cũng tin rằng người ta sẽ buộc phải ‘cứng đầu’ để có thể sinh tồn. Nhất là khi sống trong một quốc gia đang quá khốn khó để sinh tồn.

 

Ngày 20-10 hàng năm, tôi thường nhìn thấy những người đàn bà to đẹp, trang phục đắt tiền trên truyền hình. Thậm chí họ được gắn huân chương mà tôi không rõ vì lý do gì. Những giờ phút đó, tôi vẫn hay nhớ đến người đàn bà bán bánh mì mà tôi biết, cũng như hàng triệu người phụ nữ vô danh khác đang trở thành kẻ phạm luật trong một cái khung công lý quá chật chội với thực tế của một con người trên đất nước này. Tôi tôn trọng luật pháp vì tin vào tương lai, nhưng tôi vẫn luôn nhìn trừng vào nó để có thể nhận ra, ghi nhớ rằng điều gì phải cần phải thay đổi một khi đất nước này thật sự có những người biết lắng nghe và, thật sự yêu thương dân tộc này.

 

Thật đơn giản, vì tôi đã mang ơn những ổ bánh mì nghèo hèn vô danh, nên tôi không bao giờ có thể quên những điều đó.

 

Tôi là người Việt.

 

Tuấn Khanh

 

(Blog Tuấn Khanh)

 

The post Chút ký ức cho một ngày ngợi ca phụ nữ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Cha nào con nấy

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Lênin làm gián điệp cho Đức được đưa vào sách giáo khoa ở Nga

Theo Đại Kỷ Nguyên VN - Tinh Vệ biên dịch – 29 Sep 2015

lenin

Gần đây, sách giáo khoa lịch sử thuộc cấp trung học phổ thông ở Nga đã phát hành phiên bản mới với một số sửa đổi quan trọng, trong đó nổi bật là việc cho rằng Liên Xô thuộc thời đại Lênin là một “địa ngục” và vạch trần bộ mặt thật của Lênin trong Thế chiến thứ nhất là nội gián của Đức.

 

Tài liệu chỉ ra: Trong Thế chiến thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức đã dùng thủ đoạn chiến tranh phi quân sự bằng cách mua chuộc phản đồ, gián điệp từ nước Nga, đối tượng mua chuộc chính là Lênin, kẻ ngông cuồng muốn tận dụng cơ hội chính phủ Nga trong lúc khó khăn để lật đổ một cách hợp pháp và lên nắm quyền.

 

Từ 1915, nước Đức luôn đứng sau yểm trợ cho Lênin.

 

Năm 1917, Lênin lưu vong ở nước ngoài đã ngồi “chuyến tàu kín” do nước Đức bố trí, có binh lính hộ tống đi tới Peterborough. Ngày 8/4, Bộ Tổng tham mưu Đức đã báo cáo với Hoàng đế Đức khi đó là Wilhelm II rằng: “Lênin đã trở về Nga thuận lợi. Ông ta quả thực đã làm đúng ý của chúng ta.”[ads1]

 

Theo thống kê, nước Đức đã chi 50 triệu mác (khoảng hơn 9 tấn vàng) hỗ trợ Lênin làm “cách mạng”. Sách lược của người Đức đã thành công, cuối cùng nhờ công ơn của nước Đức mà Lênin đã làm “cách mạng” thành công, giành được chính quyền. Còn nước Đức cũng được trả ơn gấp hàng ngàn lần: “Hai nước Nga – Đức cuối cùng đã đình chiến làm hòa, Lênin không quan tâm đến thực trạng kiên quyết phản đối trong nội bộ Đảng (gồm cả nội bộ Bolshevik), đã ký kết Hiệp ước Brest với nước Đức, cắt 1 triệu km2 để bồi thường đền ơn 6 tỷ mác mà người Đức chi viện giúp đỡ.”

 

Sự thực lịch sử này nhân dân thế giới, gồm cả người Nga, hầu như đều biết, nhưng việc chính quyền Nga đưa vào sách giáo khoa lịch sử hiện nay là một tiến bộ lớn của lịch sử nước Nga.

 

 

Biết Mình Biết Người

Những tuyên bố lịch sử của Vladimir Lenin
Một người với súng có thể điều khiển 100 người không vũ khí – One man with a gun can control 100 without one

Cách tiêu diệt bọn tư sản trưởng giả là nhiền nát chúng giữa cối chày của thuế phí và lạm phát – The way to crush the bourgeoisie is to grind them between the millstones of taxation and inflation
Lời nói dối lập đi lập lại mãi sẽ thành sự thực - A lie told often enough becomes the truth
Không có đạo lý trong chính trị, chỉ có sự tiện lợi. Một tên gian giảo có thể hữu dụng cho chúng ta vì hắn thuộc loại gian tà – There are no morals in politics; there is only expedience. A soundrel may be of use to us just because he is a scoundrel
Chương trình (hành động) của chúng ta cần phải bao gồm việc tuyên giáo cho chủ nghĩa vô thần – Our program necessarily includes the propaganda of atheism -

Chúng ta không có thì giờ chơi trò “đối lập” tại các hội thảo. Chúng ta sẽ giữ mọi đối lập chính trị của chúng ta …dù lộ diện hay dấu tung tích như không đảng bộ… TRONG TÙ – We do not have time to play at “oppositions” at “conferences.” We will keep our political opponents… whether open or disguised as “nonparty,” in prison.
Bọn tư bản sẽ bán cho chúng ta dây thòng lọng mà chúng ta sẽ dùng để treo cổ bọn chung – The Capitalists will sell us the rope with which we will hang them.

Khi chính nghĩa của dân tộc được giao cho bọn giáo sư, tất cả sẽ mất biến – Whenever the cause of the people is entrusted to professors, it is lost.”

Bạn dùng lưỡi lê để thử sức: nếu đối tượng mềm yếu, chúng ta đẩy mạnh tới. Nếu chúng là sắt thép, bạn rút lui – You probe with bayonets: if you find mush, you push. If you find steel, you withdraw”

Đưa chúng ta một đứa trẻ trong 8 năm, hắn sẽ thành một chiến sĩ Bolshevik suốt đời – Give us a child for 8 years and he will be a Bolshevik forever.

The post Cha nào con nấy appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Đại Tang

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Đại Tang

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo – Theo FB Đinh Long – 2 Oct 2015

tang le

Trước cổng cơ quan, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to:

 

- Ông kia! Tới có chuyện gì?

 

- Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận!

 

- Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất!

 

- Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không?

 

- Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất!

 

Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm:

 

- Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không?

 

- Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất.

 

- Vậy cho tôi gặp phó phòng!

 

- Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất!

 

- ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết đéo gì mà lắm thế?

 

- ĐKM! Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi một người chứ lấy đéo đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan!

 

- Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế?

 

- Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất!

 

 

The post Đại Tang appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới