Tin tức Việt

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Luôn nhìn thấy lỗi lầm ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

mnm-03-1504710019649

"Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi nưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão." Cuộc đời này ngắn lắm, chúng ta không thể quyết định được chiều dài của sinh mệnh, nhưng có thể tùy ý sử dụng chiều sâu của sinh mệnh, nhìn thế giới một cách thông suốt, giữ cho tâm không phê phán, hơn thua. Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. "Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn". Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân. Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?" Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy". Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là "lỗi lầm của người khác". Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng. Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.  

mnm-03-1504710019649

  Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen. Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai. Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là. Để rồi khi sự yêu thích bên trong mình giảm sút đi, thì hình tượng trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm? Khi nói lỗi ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta. Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời. Thời gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy màu nhiệm và bình an. Chúng ta không có lúc nào dừng lại để chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác. Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta. Nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác. Mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và xấu đi trong mắt của mọi người. Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời này ngắn lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác? Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích và chọc tức mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy giả trá. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an. Nên điều mà chúng ta cần làm, là quay trở vào bên trong để nuôi nưỡng mảnh đất tâm mình vốn đang ngập đầy giông bão. Bao nhiêu người trong số chúng ta vẫn đang hằng ao ước có được "một vé đi tuổi thơ"? Đã bao lâu rồi chúng ta không thể nở một nụ cười trọn vẹn? Chúng ta ao ước có được chút hồn nhiên, trong trẻo như trẻ nhỏ, để có thể dễ dàng hạnh phúc và dễ dàng thứ tha. Nhưng tại ai đã làm cho chúng ta ngày càng trở nên khô cằn, nóng nảy và bất hạnh? Tại ai đã khiến chúng ta luôn cô đơn, lạc lõng ngay chính trong gia đình mình, giữa bạn bè mình và bên cạnh tám tỷ người trên trái đất này? Là do chúng ta cố chấp mà đeo lên những cặp kính đầy phiền não, những cặp kính sai lầm ngăn cách chúng ta với hạnh phúc hiện tiền. Chỉ cần một lúc nào đó đủ dũng cảm tháo bỏ cặp kính ấy đi, thì cuộc đời sẽ hiện ra tươi mới, thế giới sẽ là chỗ để chúng ta trải nghiệm phúc lạc đủ đầy. Nguồn: Trí thức trẻ

The post Luôn nhìn thấy lỗi lầm ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Cạnh tranh kiểu Mỹ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Broncos Chiefs

Trong cuốn sách "42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc" Tiến sĩ Alan Phan có đề cập về cách thức cạnh tranh trong làm ăn của các doanh nhân ở hai thị trường lớn Mỹ và Trung Quốc với những phân tích rất sâu sắc và thú vị. Chúng tôi xin lần lượt trích đăng lại để cộng đồng bạn của Alan (BCAs) theo dõi.
Có thể nói, tất cả những yếu thế về cạnh tranh của Trung Quốc lại chính là lợi thế của Mỹ. Về thị trường, sản phẩm của Mỹ gần như có mặt khắp thế giới. Với tư duy tôn trọng và hết lòng phục vụ khách hàng, Mỹ đã tạo nên một niềm tin nơi thị trường và thúc đẩy sức sáng tạo trong sản xuất.
Ngoài chuyện làm theo nhu cầu khách hàng, các công ty Mỹ còn tung ra thị trường những sản phẩm “cách mạng” để tạo ra những nhu cầu mới. Ví dụ, tổng số ứng dụng trong một chiếc máy Iphone là 800.000, trong khi một khách hàng chỉ có thể dùng tối đa hơn 100 ứng dụng. Ngay cả chiếc điện thoại mới ra đời của Google cũng có tới 300.000 ứng dụng, do các thành viên cộng đồng mạng đóng góp. Đây cũng là một điểm lạ trong xã hội Mỹ. Khoa học công nghệ vốn thường được tạo ra từ nền giáo dục căn bản, nhưng sáng tạo tự phát lại rất phổ biến ở Mỹ. Có nhiều người suốt ngày chỉ ngồi ở nhà tập trung nghiên cứu để hi vọng phát minh của mình kiếm được tiền, dù chỉ là những phát minh nhỏ. Số lượng các nhà sáng chế tại gia này ngày một tăng lên, bởi kinh tế khó khăn khiến tỉ lệ thất nghiệp cao. Họ làm việc trong hi vọng là chỉ cần một ứng dụng đúng lúc đúng thời, họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền nhờ thị trường rộng lớn của Mỹ.
Yếu điểm khó khăn nhất trong cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ là chi phí dành cho nhân viên quá lớn. Tại Mỹ, chi phí trung bình phải trả cho một kỹ sư IT có 5 năm kinh nghiệm khoảng 150.000 USD/năm. Đem qua Trung Quốc, số tiền này có thể thuê được… sáu kỹ sư. Do đó, tại Mỹ, chỉ cần đầu tư không đúng người, tức là thuê một nhân viên làm việc không hiệu quả, thiệt hại dành cho công ty rất lớn. Trong khi đó, ông chủ Trung Quốc có thể thuê sáu kỹ sư, chỉ cần hai trong số nhân viên này làm được việc là tránh được rủi ro lớn.
canh tranh kieu my web
Yếu điểm khác là pháp lý của Mỹ quá nghiêm ngặt, tuy tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, nhưng đôi khi đem lại những rắc rối không đáng cho doanh nghiệp. Trước đây, tôi mua lại một nhà máy để sản xuất động cơ với giá 2,5 triệu USD tại New Jersey (Mỹ). Tôi hoàn toàn không biết rằng, tại đây một chủ đầu tư đã sản xuất sản phẩm pin cách đó 22 năm và đã chôn lấp một lượng axít xuống khuôn viên nhà máy. Họ đã không phạm luật vì thời đó chưa có luật cấm. Đến khi tôi mua lại nhà máy này, thì cơ quan môi trường lại điều tra và bắt tôi phải lập tức xử lý hết số chất thải nguy hại đó theo luật hiện tại. Theo tính toán, để làm đúng đòi hỏi, tôi sẽ phải tốn 4 triệu USD để xử lý, phí tổn này còn cao hơn giá trị của nhà máy. Nhiều nhà tư vấn khuyên tôi chơi bài… chuồn, tức là bỏ lại nhà máy và rút lui. Nhưng phía cơ quan chức năng cảnh báo là dù tôi có bỏ đi thì họ vẫn cứ tìm cách… đưa tôi ra tòa và có thể bản thân tôi phải đối mặt với mức án hai năm tù. Cuối cùng, vì nhờ có những ủng hộ cho ông thị trưởng ra ứng cử trước đó, nên khi tôi đưa ra kiến nghị tặng lại thành phố Trenton khuôn viên nhà máy để họ làm công viên và nhà giữ trẻ, lập tức lãnh đạo thành phố chấp nhận. Vậy là tôi mất trắng số tiền 2,5 triệu USD đã bỏ ra, bù lại thành phố sẽ lo giải quyết gánh nặng cải tạo môi trường.
Nếu Mỹ coi kinh doanh giống như một trận đấu bóng, chơi hết mình để thắng, nhưng có luật lệ, có trọng tài, có thứ hạng… thì người Trung Quốc coi kinh doanh như một cuộc chiến, mà người thắng kẻ thua đều dùng tới bất cứ phương tiện gì để giành chiến thắng, bất chấp luật lệ. Chính sự khác biệt này đã tạo nên sự cạnh tranh khác nhau ở hai thị trường.
Với Mỹ, ngoài sự cạnh tranh chính thống, các doanh nghiệp phải đối phó với nhiều phương thức quấy phá thường xuyên từ các đối thủ. Phổ biến nhất là chiêu thức kiện cáo, dù sai hay sẽ thua, cũng đủ làm đối thủ rối trí và mất thì giờ tập trung. Ngoài ra, các đối thủ luôn truy tìm những điểm yếu pháp lý qua thám tử tư hay các nguồn tin khác, để kiện thẳng hoặc kiện lên chính phủ. Nhìn trên bình diện khác, yếu tố này khiến các doanh nghiệp Mỹ luôn phải đề phòng, mà cách hay nhất là luôn giữ cho mình sự trung thực và minh bạch trên mọi hành xử, nhất là về pháp lý và thuế vụ. Thống kê cho thấy hơn 68% vụ trừng phạt doanh nghiệp trốn thuế là do các đối thủ hoặc nhân viên tố cáo. Còn lại là từ… các bà vợ hoặc tình nhân của lãnh đạo do xích mích trong chuyện riêng tư.
Cướp nhân viên giỏi - nhất là những nhân viên bán hàng và nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm - cũng là một phương thức cạnh tranh hữu hiệu. Nếu doanh nghiệp lôi kéo được nhân viên giỏi của đối thủ bằng mức lương cao thì đây là cách thức cạnh tranh hợp pháp. Nhưng nếu yêu cầu nhân viên đó lấy cho mình danh sách khách hàng thì sẽ bị coi là phạm luật. Đối thủ có thể kiện mình về mọi thiệt hại nếu việc “ăn cắp” nhân viên không diễn ra trong minh bạch và cho phép bồi thẩm đoàn suy diễn ra những thủ đoạn ngầm để trừng phạt mọi vi phạm.
Ngoài ra, việc gây áp lực về tài chính hay chính trị cũng là một phương thức cạnh tranh hay được sử dụng. Ví dụ, tôi và đối thủ cùng làm nhà máy lắp ráp xe cho một thị trường. Vì đối thủ có cơ sở nhỏ hơn tôi, nên tôi sẽ đến nhà cung cấp đèn pha và yêu cầu đừng bán cho đối thủ. Bù lại, công ty tôi sẽ trả giá cao hơn và bảo đảm một số lượng đặt hàng lớn. Về chính trị, nếu tôi là nhà đầu tư địa ốc, đang muốn xây một khu nhà cao ốc 20 tầng với vị trí tốt. Cùng lúc đó, một đối thủ cạnh tranh có thể đang xây dự án gần đó. Họ có thể ra trước hội đồng thành phố, dùng lý do môi trường hoặc ý kiến của cộng đồng dân cư xung quanh dự án để làm trì hoãn hoặc làm cho dự án của tôi gặp rắc rối. Phương thức này cũng hợp pháp, nhưng mọi việc phải công khai và minh bạch.
- TS. Alan Phan -

The post Cạnh tranh kiểu Mỹ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Cạnh tranh kiểu Trung Quốc

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Jeff Christensen Artwork

Trong cuốn sách "42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc" Tiến sĩ Alan Phan có đề cập về cách thức cạnh tranh trong làm ăn của các doanh nhân ở hai thị trường lớn Mỹ và Trung Quốc với những phân tích rất sâu sắc và thú vị. Không thể phủ nhận là phương thức làm ăn của doanh nhân Trung Quốc và doanh nhân Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng... Chúng tôi xin lần lượt trích đăng lại để cộng đồng bạn của Alan (BCAs) theo dõi. Tại Trung Quốc, sự hành xử giữa các đối thủ cạnh tranh khá đặc biệt. Nếu các đối thủ ở Mỹ luôn tỏ vẻ dè chừng nhau và sợ bị gài bẫy, vì nếu toa rập làm giá hay thao túng thị trường có thể bị tù tội. Với Trung Quốc, các đối thủ rất thân thiện, đối xử như bạn bè lâu ngày, thích mời nhau đi ăn nhậu, rồi còn đề nghị hợp tác. Nhưng với đường lối ngoại giao rất “hòa nhã” trước mắt, các đối thủ sẵn sàng giết nhau đằng sau lưng. Do đó, ít khi doanh nghiệp Trung Quốc kiện nhau, bởi quan điểm lâu đời của họ là không “vạch áo cho người xem lưng”. Cạnh tranh lớn nhất ở Trung Quốc là làm hàng giả, hàng nhái của những sản phẩm thành công. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ với phản ứng nhanh lẹ sẽ tung ra thị trường các mặt hàng giả để kiếm lời, đôi khi còn cố tình làm hàng giả thật kém chất lượng để phá tan uy tín của thương hiệu. Nếu doanh nghiệp có hệ thống quản lý chặt chẽ hàng giả trong hệ thống phân phối, lúc đó đối thủ sẽ làm hàng nhái. Với sự thực thi luật pháp lỏng lẻo tại nhiều địa phương, các mẫu hàng nhái rất khó phân biệt với hàng chính thống và cũng khó khởi kiện những vi phạm. Trung Quốc cũng có nhiều cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, với những con tem chứng nhận rất ấn tượng. Nhưng tem giả cũng được chào bán tràn lan. Một ví dụ điển hình là Trung Quốc có một loại cua rất đặc biệt từ Đại Hồ, tỉnh Chiết Giang, một năm chỉ có bán một tháng khi cua vừa lớn. Giá bán gấp 10 lần cua thường và chỉ những bậc quan chức lớn hay đại gia mới mua nổi để thưởng thức. Sau khi thị trường mở cửa, cua Đại Hồ tràn lan khắp nơi, với tem chứng nhận do tỉnh Triết Giang cấp, khiến người mua không phân biệt nổi đâu là cua Đại Hồ thật và giả nữa.

canh tranh kieu trung quoc web

Một phương thức cạnh tranh phổ biến khác là những tin đồn độc hại về đối thủ hay sản phẩm của họ. Người Trung Quốc rất chuộng tin đồn và luôn tin rằng “không có lửa làm sao có khói”. Lý do chính là các cơ quan truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, thường chỉ loan tin một chiều theo chỉ thị của chính phủ, nên người dân quay về với các nguồn tin “ngoài luồng” để dung hòa sự thật. Điều trớ trêu là các nguồn tin ngoài luồng này lại được tin tưởng và áp dụng nhiều hơn các nguồn tin chính thống, vì nó đa dạng và gần gũi với quần chúng hơn các lời tuyên bố khó hiểu và dài dòng của chính phủ. Lợi dụng khe hở này, các đối thủ cạnh tranh có thể hại nhau với những blogs trên mạng, những tờ rơi vô danh ngoài phố, những tin nhắn không rõ xuất xứ từ điện thoại di động… Thủ đoạn dùng áp lực chính trị từ chính quyền địa phương cũng gây rắc rối cho đối thủ. Hệ thống hành chính cuả Trung Quốc rất phức tạp bởi có nhiều cơ quan khác nhau, mà sự chia sẻ quyền lực không rõ ràng; cũng như các địa phương với rất nhiều quyền hành kiểu “phép vua thua lệ làng”. Khi công ty bia Heineken được giấy phép mở nhà máy, ngoài các tỉnh lớn như Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải… hãng này lại không được bán ở nhiều tỉnh khác, do các đại lý không được chính quyền địa phương cấp phép phân phối. Nếu có bán được, nhà sản xuất lại gặp vấn đề thu tiền từ các công ty nhà nước do địa phương quản lý. Và thủ đoạn quảng cáo gian dối gây thiệt hại, từ giá cả đến chất lượng, làm sai lạc đi hình thức cạnh tranh, hoặc thay đổi xuất xứ sản phẩm là những hình thức cạnh tranh bình thường ở Trung Quốc. Sự không tôn trọng hợp đồng hay các chuẩn mực đạo đức thông thường cũng là vấn nạn. Một công ty bạn tôi có hợp đồng phân phối độc quyền tại Trung Quốc cho một hãng sản xuất nổi tiếng về vật liệu xây dựng bên Mỹ. Anh bổ nhiệm một đại lý ở Quảng Đông để phân phối cho khu vực phía Nam. Chỉ một năm sau, đại lý cho người qua mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và tất nhiên bị công ty Mỹ từ chối. Nhưng họ lại đi vòng bằng cách mua hàng tại Brasil để qua mặt công ty của bạn tôi. Cuối cùng, họ thành công và một trận chiến phá giá ở Trung Quốc gây thiệt hại nặng cho mọi người, kể cả nhà sản xuất bên Mỹ. Một chiêu thức nữa là trả tiền gầm bàn cho nhân viên của đối thủ hoặc nhà cung cấp để lấy những bí mật kinh doanh hay phá rối nguồn cung cấp hàng, hệ thống phân phối, quản lý khách hàng. Biết điểm yếu, mạnh của đối thủ là biết cách gây thiệt hại, chiến lược này của Tôn Tử được các doanh nhân Trung Quốc thuộc lòng. Ngoài những tên tuổi lớn như Microsoft, Intel, Sony… ít bị đụng vào, còn những công ty nhỏ từ Âu, Mỹ chỉ sống được từ một đến 5 năm là ngắc ngoải với sự cạnh tranh phá rối này. Nếu muốn an toàn, tốt nhất nên thông qua một công ty của Trung Quốc có đủ sức chống chọi và để họ tự do phát triển thị trường. - TS. Alan Phan - 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc -

The post Cạnh tranh kiểu Trung Quốc appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Chiếc điện thoại Samsung ‘Made in Vietnam’: DN Việt chỉ làm nổi vỏ hộp và dây nối

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

photo-2-1510801184296

Phó TGĐ Samsung Việt Nam cho rằng cần ít nhất 10 năm để các doanh nghiệp Việt được tham gia sâu hơn của chuỗi sản xuất của tập đoàn này. Có một điều khó có thể chối bỏ trong thực trạng ở Việt Nam hiện tại là sự hiện diện của những ông lớn FDI như Samsung, Formosa... đã và đang mang đến nguồn sức mạnh đáng kể cho nền kinh tế. Năm nay, trên con đường đầy thử thách để cán đích 6,7%, kinh tế Việt Nam đã trải qua 2 quý gần đây tăng trưởng đầy thần kỳ, với mức 7,46% của quý III cao nhất sau nhiều năm. Tại buổi công bố số liệu thống kê quý này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê gián tiếp thừa nhận: ‘GDP tăng kỷ lục nhờ vào những chiếc Galaxy Note 8 và hoạt động mở rộng sản xuất của Samsung tại Việt Nam’ Mỗi sản phẩm tinh hoa được các doanh nghiệp FDI làm ra và xuất sang nước ngoài sẽ đều đóng góp một con số dương không nhỏ vào GDP nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là trong những chiếc điện thoại Samsung ‘Made in Vietnam’ (Sản xuất tại Việt Nam) kia, có bao nhiêu % thực sự là đóng góp của người Việt?     Khi câu hỏi này được nhắc đến thì truyền thuyết 'doanh nghiệp Việt không làm nổi chiếc ốc vít' bổng trở lại. Trong một chương gần đây của VTV mang tên "10 năm WTO viết tiếp con đường hội nhập", một chuyến khám phá đến các nhà máy Samsung tại Việt Nam để tiết lộ rằng doanh nghiệp Việt chỉ đóng góp được vỏ hộp điện thoại, dây nối và 20% cánh tay robot làm công việc đơn giản trong một dây chuyền sản xuất điện thoại Samsung. Đầu tiên là vỏ hộp điện thoại. Mỗi vỏ hộp có giá 2 USD, khi so với giá cả toàn bộ chiếc điện thoại là 1.000 USD thì vỏ hộp chiếm 0,2% giá trị. Hiện tại cũng chỉ có đúng 2 doanh nghiệp Việt có cơ hội cung cấp vỏ hộp cho điện thoại Samsung làm ra ngay trên đất Việt Nam. Thế nhưng, họ lại phải cạnh tranh với 6 nhà cung cấp có vốn nước ngoài khác. Với mức 0,2% giá trị trên mỗi chiếc điện thoại, tính ra giá trị doanh nghiệp Việt đóng góp chỉ là con số ít ỏi 0,04%. Tuy nhiên, dù chỉ tỷ lệ nhỏ này những để chen chân vào, doanh nghiệp đã phải đầu tư 1.400 tỷ đồng cho một dây chuyền chỉ chuyên sản xuất vỏ hộp điện thoại dành riêng cho Samsung. Đó là chưa kể áp lực có thể bị 'hất cẳng' bất cứ lúc nào. Ông Phạm Cao Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần in và bao bì Goldsun chia sẻ về cuộc chiến đầy áp lực của doanh nghiệp mình, dù sản phẩm làm ra mới chỉ là một phần quá nhỏ của chiếc điện thoại nghìn USD: "Có những lúc tôi đã phải đứng ở dưới nhà máy liên tục trong 15 ngày để tham gia sản xuất 24/24. Nếu chúng ta không đứng trong các nhà cung cấp cấp 1 thì sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc chơi rất nhanh chóng và có người thế chân ngay". Bộ phận thứ hai có doanh nghiệp Việt tham gia là cánh tay robot thực hiện hai động tác đơn giản là gắp và thả màn hình. Thế nhưng, một chủ doanh nghiệp làm ra chính những cánh tay robot nói trên là bà Phạm Thị Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần chế tạo máy Autotech Việt Nam, cũng phải thừa nhận rằng: 'tính chất Việt Nam' của những chiếc máy này chiếm khoảng 20%, còn lại 80% linh kiện là nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy, ''robot Việt' nhưng chưa hẳn đã thuần Việt. Tổng quát, với tất cả 5 bộ phận cốt lõi nhất của một chiếc điện thoại Samsung bao gồm: CPU, chip, màn hình, camera và pin thì 100% đều được nhập khẩu và sản xuất bởi các doanh nghiệp FDI là công ty thành viên của Samsung. Do đó, điện thoại Samsung tuy ‘Made in Vietnam’ nhưng người Việt hiện chỉ đóng góp rất nhỏ, linh kiện Việt mới ở vỏ hộp và dây nối. Ở Việt Nam lúc này, chỉ có 27 doanh nghiệp Việt cấp 1 tham gia chuỗi cung ứng sản xuất điện thoại cho Samsung, còn lại là 80 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài FDI. Trả lời phỏng vấn, ông Hyun Woo Bang, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho rằng phải cần tới khoảng thời gian 1 thập kỷ hoặc nhiều hơn thế để các doanh nghiệp Việt có thể tiến sâu hơn vào chuỗi sản xuất của Samsung trên chính đất Việt Nam. “Các doanh nghiệp Việt mới chỉ cung ứng một số linh kiện đơn giản như bao bì, in ấn và dây nối. Để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của chúng tôi, doanh nghiệp Việt cần tăng quy mô và đầu tư công nghệ hiện đại hơn. Để làm được điều này không thể ngày một ngày hai mà phải là 10 năm hoặc lâu hơn nữa” - Vị này nói. Điều đáng nói, điện thoại và linh kiện chính là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ở vào thời điểm này. Trong 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong vòng 5 tháng gần đây, xuất khẩu điện thoại đều xếp hàng đầu. Những chiếc điện thoại đó, có thể nói bao gồm phần lớn là những chiếc Samsung 'Made in Vietnam' - được làm ra tại Việt Nam nhưng 'tính chất Việt Nam' lại không hề nhiều.
Nguồn bài viết: Tri thức trẻ
Nguồn video: Vtv

The post Chiếc điện thoại Samsung ‘Made in Vietnam’: DN Việt chỉ làm nổi vỏ hộp và dây nối appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Chết gì mà lắm thế!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

chet-gi-ma-lam-the-goc-nhin-alan

Trước cổng cơ quan nhà nước, một bác nông dân thập thò, nghiêng ngó. Thấy vậy, anh bảo vệ quát to: - Ông kia! Tới có chuyện gì? - Tôi muốn gặp giám đốc xin cái giấy xác nhận! - Hôm nay giám đốc nghỉ lo đám tang. Bố giám đốc vừa mất! - Vậy cho tôi gặp phó giám đốc được không? - Cũng không được! Vì bố phó giám đốc cũng vừa mất! Vẻ thất vọng lộ rõ trên gương mặt bác nông dân, nhưng bác vẫn cố hỏi thêm: - Vậy cho tôi gặp trưởng phòng được không? - Không được! Bố chồng của trưởng phòng vừa mất. - Vậy cho tôi gặp phó phòng! - Không được! Hôm nay phó phòng nghỉ lo đám tang. Ông nội phó phòng vừa mất! - ĐKM! Anh đùa tôi đấy à? Chết gì mà lắm thế? - Ông chửi ai đấy hả? Đã không biết thì im mồm đi! Chết mỗi người chứ lấy đâu ra mà lắm! Bố của giám đốc thì cũng là bố của phó giám đốc, thì cũng là bố chồng của trưởng phòng và là ông nội của phó phòng. Vì giám đốc là anh ruột của phó giám đốc, là chồng của trưởng phòng và là bố đẻ của phó phòng. Ông dù chỉ chửi một người nhưng lại là chửi cả cái cơ quan này đó! Ông biết chưa hả? Thôi, về đi cho tôi đóng cổng cơ quan! - Vẫn sớm mà! Sao đóng vội thế? - Tôi phải về lo đám tang. Bác tôi vừa mất! Nguồn: Võ Tòng Đánh Mèo Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ Cười

The post Chết gì mà lắm thế! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Cuộc thi trèo cây…

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

cuoc-thi-treo-cay-goc-nhin-alan

 Tại một khu rừng nọ, nhằm tìm ra những con vật tài giỏi để giao một số trọng trách, người ta tổ chức một kỳ thi với sự tham gia của các con vật tại đó, gồm: Quạ, Khỉ, Chim cánh cụt, Voi, Cá, Hải cẩu và Chó.
Khi cả bọn đông đủ, vị giám thị ra đề. "Để công bằng, tất cả phải làm chung một bài kiểm tra: Hãy leo lên cái cây kia!".
Cuộc thi bắt đầu. Quạ thi đầu tiên và tạo được sự bất ngờ vì sự giỏi giang của mình, nó chọn con đường nhanh nhất là bay thẳng lên đỉnh cây.
Giám thị coi thi phán rằng: "Con rất giỏi và thông minh, chọn con đường nhanh nhất, không theo một trình tự nào và tới được đỉnh cây chỉ trong vài giây, con được 10 điểm."
"Cảm ơn thầy, đó là điều hiển nhiên." - Quạ đáp.
cuoc-thi-treo-cay-goc-nhin-alan
Đến phiên Khỉ thi, một sự khởi động nhẹ nhàng, Khỉ vặn mình để chuẩn bị trèo lên cây, chiếc cây cao nhưng khỉ vẫn mỉm cười và tự tin rằng chuyện này trong tầm tay mình vì ngày nào nó chả luyện trèo hết cây này, đến cây khác nhuyễn như cháo. Thật vậy, Khỉ chỉ cần chốc lát là leo lên tận đỉnh của cây và thầy giám thị vui vẻ chấm:
"Con làm tốt lắm, đi theo trình tự, theo đúng bài bản và đã leo lên được đỉnh cây nhưng con không có sự thông minh, con chỉ có ý chí và cần cù của con nên con cũng thành công. Ta cho 9 điểm."
"Cảm ơn thầy, cần cù, chăm chỉ là một phần của thành công ạ." - Khỉ đáp.
Đến phiên Chim cánh cụt thi, cảm thấy rụt rè và sợ hãi khi thấy cái cây quá to và cao, đang đứng rui rẩy thì Voi lên tiếng.
"Thưa, con xin phép cho con thi trước được không ạ?"
"Ta đồng ý." - Giám thị trả lời.
Thế là Voi thay Chim cánh cụt thi trước và điều bất ngờ xảy ra khi voi húc liên tục cả thân hình đồ sộ của mình vào thân cây, khiến thân cây rung chuyển, chao đảo và rồi ngã bật gốc xuống.
Thầy giám thị tức tối liền quát to:
"Cậu làm cái quái gì thế? Định phá kỳ thi của ta sao?"
"Dạ, không ạ, đó chỉ là cách của con, mặc dù có tổn hại nhưng con vẫn hoàn thành bài thi."
Voi ung dung đi từ gốc cây đến đỉnh cây. Và lần lượt từ Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó chỉ cần leo lên thân cây và đi từ gốc đến đỉnh cây 1 cách dễ dàng và về đích hoàn thành bài thi.
Nhưng riêng cá thì không thể, nó không thể nào ra khỏi bể để làm bài kiểm tra giống như các bạn mình, Quạ và Khỉ nhìn khinh khi, dè bỉu, giám thị cũng liên tục hối thúc không chút cảm thông.
Nó buồn lắm và tự trách mình thật tệ hại, kém cỏi so với người khác, một cảm giác bất tài, vô dụng choán tâm trí nó. Ý định nảy sinh trong đầu cá bây giờ là chết để được giải thoát, một kẻ bất tài thì chết cũng có gì đáng tiếc chứ.
Nhưng khi cá chưa kịp làm gì, bỗng nó thấy cả nhóm Voi, Chim cánh cụt, Hải cẩu và Chó cùng nhau đẩy cái cây xuống dòng sông gần đó, rồi nhanh chóng, bọn chúng đưa cá đến gần sông thả xuống nước và từ đó cá cũng bơi từ gốc lên đỉnh cây và hoàn thành bài kiểm tra một cách thuận lợi.
Hệ thống giáo dục của chúng ta cũng tựa như thế!
Nhân loại luôn cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng khi nhắc đến những bậc vĩ nhân như Albert Einstein, Alfred Nobel hay Leonardo da Vinci... hay Bill Gates, Steve Jobs.... Người ta gọi họ là "Thiên tài", là "Vĩ nhân" và khao khát mình cũng có được trí tuệ, khả năng như vậy. Nhiều người cảm thấy mình thật bé nhỏ, tự ti khi tự đặt mình lên "bàn cân" với những người tài giỏi xung quanh như thế và mất hẳn niềm tin vào chính bản thân mình.
Những lúc đó mong bạn hãy nhớ đến câu chuyện này và câu nói của Albert Einstein: "Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng nó thật sự thấp kém."
Hãy cứ cố gắng với những gì mình có, liên tục dùi mài, phát triển nó, không bằng đường này thì đường khác, chúng ta nhất định sẽ tìm được môi trường, điều kiện để thể hiện những khả năng của mình.
Nguồn: internet

The post Cuộc thi trèo cây… appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Jack Ma nói về con đường lập nghiệp cho các bạn trẻ Việt

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

jack-ma-gioi-tre-viet-nam

"Vì ngày nay hơn 54% dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh nhưng đa số vẫn dùng để chơi game online. Bạn nên bắt đầu vào chơi những trò chơi khó hơn mà có thể kiếm ra tiền."  "Như tôi đã chia sẻ, Việt Nam có khoảng 94 triệu người. 54% dân số sử dụng Internet nhưng chỉ 4 triệu người mua hàng qua mạng, hơn 90% giao dịch bằng tiền mặt. Các bạn không có hệ thống thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán qua điện thoại. Không có hệ thống chuỗi cung ứng hay thậm chí là những thị trường béo bở. Nhiều người nhận xét làm kinh doanh ở Việt Nam là chuyện không thể. Tôi muốn nói với bạn thế này, đây chính là cơ hội tốt nhất dành cho bạn. Nếu tất cả đã sẵn có thì đâu cần đến bạn nữa"
- Jack Ma - TS. Alan Phan khi còn sống đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong các cuốn sách cũng như những bài viết của mình về 6 lực chuyển sẽ làm biến dạng nền kinh tế, xã hội toàn cầu. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về công nghệ phản động học. (http://ift.tt/1nAFy5m). "Một hay nhiều công ty sẽ đề xướng một mô hình kinh doanh mới lạ, khác hẳn với cách kinh doanh truyền thống". Mô hình kinh doanh bằng Internet mà Jack Ma để cập hay cuộc cách mạng 4.0 với 3 ngành nghề được TS. Alan Phan dự đoán sẽ là nền tảng của kinh tế tương lai trong vài thập kỉ tới: 3d Printing, Robotic Command System (RCS), Internet of Things (IOT)... là một biểu hiện sinh động của lực chuyển Công nghệ phản động học này. Dòng chảy này đang ngày một mạnh và sẽ tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi tận cùng những gốc rễ truyền thống. Nếu bạn không chịu học hỏi tiếp nhận bạn sẽ bị nhấn chìm, nếu đoán bắt được dòng chảy và trang bị kiến thức về các lĩnh vực đã nêu trên ngay từ bây giờ bạn có thể "trở thành triệu phú đô la, sớm hay chậm tuỳ kỹ năng, lòng kiên nhẫn và ý chí theo đuổi đến cùng của bạn". Quyết định là ở bạn! Nguồn: Vnexpress Vietsub by Góc nhìn Alan

The post Jack Ma nói về con đường lập nghiệp cho các bạn trẻ Việt appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Trump -Tập: Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

donal trump tap can binh

Donald Trump là kiểu người đôi khi mắc kẹt trong các vấn đề về Trung Quốc của Tập Cận Bình. Một tỷ phú mạnh miệng, người luôn cho rằng ông ta vĩ đại hơn Đảng Cộng sản, vĩ đại hơn sự nghiệp quốc gia.
Một người như vậy có thể bị các nhân viên thực thi luật pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biến mất im hơi lặng tiếng một thời gian, rồi sau xuất hiện trở lại, lẩm bẩm những bài diễn văn cảm ơn về những gì Đảng Cộng sản đã làm cho mình.
Khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập chuẩn bị gặp nhau ở Bắc Kinh, sự tương phản giữa hai lãnh đạo của hai siêu cường về kinh tế càng rõ nét.
Trong khi cố vấn cấp cao thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump biến Nhà Trắng thành một "trung tâm nuôi dạy người lớn", thì các nhân viên thân cận trong Đảng Cộng sản của ông Tập lại mô tả chủ tịch của họ như một nhà lãnh đạo vĩ đại và khôn ngoan, "vị cứu tinh của chủ nghĩa xã hội".
 
Ông Trump không thể dựa vào các nhà tư bản Mỹ. Những người khổng lồ của giới công nghệ Mỹ không đến châu Á với đội ngũ thân cận của Trump. Thay vào đó là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook của Apple và Satya Nadella của Microsoft vai kề vai chụp ảnh chung cùng ông Tập tại Bắc Kinh tuần trước trong sự kiện ra mắt hội đồng cố vấn cho một trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Sự thiên lệch trong sùng kính tập thể giờ được nhìn thấy trong sùng kính giữa các cá nhân với nhau. Trump đã nhắc lại nhiều lần rằng ông ngưỡng mộ ông Tập và "sự phi thường" của ông, mô tả ông Tập như một người đàn ông quyền lực và một người bạn tốt.
Cựu chiến lược gia Stephen Bannon nói "không có nhà lãnh đạo nào được Trump ngưỡng mộ hơn thế".
 
Thế nhưng trước công chúng, ông Tập chưa bao giờ gọi ông Trump là ai đó vĩ đại chứ đừng nói coi ông Trump là một người bạn tuyệt vời.
donal trump tap can binh
Ông Tập tuyên bố đã đọc nhiều tác giả Mỹ từ Walt Whitman đến Mark Twain và Ernest Hemingway nhưng ông không liệt kê Donald Trump trong số đó. "Nghệ thuật đàm phán" của Trump có thể là cuốn bán chạy nhất ở Mỹ nhưng cuốn sách đưa ra những định hướng đáng tin cậy hơn cho sự nghiệp trị quốc của ông Tập là cuốn "Binh pháp Tôn Tử".
Ông Trump khuyên: "Bạn không thể có óc tưởng tượng hoặc óc kinh doanh nếu bạn suy nghĩ quá phức tạp. Tôi thích đi làm mỗi ngày và chỉ tập trung vào những gì đang phát triển."
 
Nhưng tài liệu quân sự cổ đại mà tất cả chiến lược gia Trung Quốc buộc phải đọc lại kêu gọi "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng".
Sự đối lập giữa Tập và Trump là sự tương phản của một đời người. Ông Tập đã trải qua 7 năm làm nông dân, sống trong hang đá trước khi bắt đầu leo lên các vị trí quyền lực của hệ thống chính trị Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ qua.
Để đạt tới vị trí cao nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc với 89 triệu Đảng viên trung thành, người ta cần phải có một ý‎ chí mạnh mẽ và kỷ luật thép, cùng sự kiên nhẫn chiến lược. Những phẩm chất này không được dùng để phác họa ông Donald Trump.
Không có gì ngạc nhiên khi có sự khác biệt về phong cách giữa hai ông. Ông Tập hiếm khi bắt đầu một câu bằng từ "Tôi", hàm ý ‎phẩm giá quốc gia bao trùm vai trò lãnh đạo của ông. Ông muốn thể hiện điều gì đó thiêng liêng, như "Giấc mộng Trung Hoa". Vì vậy ông Tập luôn luôn xuất hiện với phong thái tỉnh táo, ổn định, bất khả chiến bại.
Trong trường hợp ông có sự sùng bái cá nhân, đó là do bắt buộc phải thế. Các trường học, văn phòng hội đồng quản trị các công ty và cơ quan chính phủ trên khắp Trung Quốc hiện bắt đầu học và nghiên cứu "Tư tưởng Tập Cận Bình".
 
Ngược lại, ông Trump luôn mở miệng với đại từ nhân xưng "tôi". Khi ông công du châu Á, ông bỏ lại đằng sau một nước Mỹ mà truyền thông Trung Quốc gọi là "khủng hoảng và hỗn loạn."
Cặp đôi kỳ quặc
Nhưng vượt trên mọi sự tương phản, nhân vật suốt đời theo cộng sản và ông trùm bất động sản vẫn có hai điểm chung. Cả hai đều phô trương quyền lực và đều vô cùng tự mãn. Cả hai coi mình như những người cứu rỗi quốc gia và coi đất nước mình là ngoại lệ trên thế giới. "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình ra đời trước khi ông Trump muốn "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
Tuy thế hai ông đều có chung hứa hẹn: Khôi phục lại thời kỳ vàng son của quyền lực tối cao và không cho phép can thiệp bên ngoài nào cản trở đường lối này.
Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau tuần này trong sự kiện mà Trung Quốc mô tả như một "chuyến thăm cấp nhà nước", câu hỏi lớn nhất là liệu họ có thể tìm ra cách để hai quốc gia "trở nên vĩ đại cùng nhau" hay đây chỉ là một trò chơi "Tổng bằng không", nơi mà sự vĩ đại của một quốc gia này này đòi hỏi sự xuống nước của quốc gia kia.
Tất nhiên đây không chỉ là câu hỏi cho cặp đôi kỳ quặc tuần này mà là câu hỏi đeo đuổi chúng ta cả đời. Chúng ta rồi có thể nhìn lại chuyến đi châu Á của ông Trump như cơ hội tái hiệu chỉnh quyền lực ngầm của Hoa Kỳ, hoặc như một mốc quan trọng trong việc Mỹ hoán đổi vị trí quyền lực cho Trung Quốc.
Có lẽ lịch sử sẽ không mô tả cuộc gặp gỡ trong những bài tường thuật khô khan như thế này mà trong khung cảnh một tuần lễ với những nghi thức kỳ quặc cuối cùng của một thế giới đang tàn lụi, như việc sắp xếp lại ghế ngồi trên boong tàu
Kiềm chế
Chúng ta hãy xem lần lượt các kịch bản này.
Vào ngay hôm trước chuyến đi của ông Trump, chính quyền của ông đột nhiên bắt đầu sử dụng một khẩu hiệu chiến lược mới, nói về "một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Tuy nhiên cho tới khi chiến lược này được phác họa đầy đủ hơn, thật khó để biết chính xác nó gì so với tầm nhìn của chính quyền Hoa Kỳ trước đây.
Nhưng mục đích của chiến lược này hẳn phải là để trấn an các đồng minh và bạn bè quốc tế, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với Hoa Kỳ sau khi ông Trump bị chỉ trích về thâm hụt thương mại, chi tiêu quốc phòng và việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vốn đã được thúc đẩy đàm phán trong thời ông Obama.
Thông điệp được nêu ra ở đây là các cố vấn cao cấp của ông Trump, những người được gọi là "người lớn trong Nhà Trắng", đã kiềm chế được bản năng gây rối của tổng thống và khôi phục lại chính sách từng có của Mỹ ở châu Á. Nếu "Ấn Độ -Thái Bình Dương" cho thấy nó không chỉ là khẩu hiệu, lịch sử có thể mô tả chuyến đi này như là thời điểm mà cường quốc Hoa Kỳ củng cố mối quan hệ kinh tế và an ninh với châu Á, với các đồng minh và bạn bè thế giới hân hoan sát cánh bảo vệ Hoa Kỳ chống lại một Trung Quốc gai góc và quyết liệt.
Kịch bản thứ hai là lịch sử có thể mô tả chuyến đi châu Á của ông Trump như một điểm giao thoa giữa sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy tàn của Mỹ. Với tất cả nỗ lực lịch thiệp không mệt mỏi dành cho vị khách của mình, đây là phiên bản lịch sử mà Tập Cận Bình đang cố gắng viết. Ông Tập dự định thúc đẩy một chiến lược chặt chẽ từ nay đến giữa thế kỷ dựa trên quyền lực cứng và mềm đang gia tăng.
Ông Trump có thể tập trung vào châu Á trong tuần này, nhưng các tuần khác ông đều bị nhấn chìm bởi các vấn đề quốc nội, trong khi hình ảnh Trung Quốc xuất hiện trong khu vực mỗi ngày. Với năng lượng dồi dào và tham vọng lớn, Trung Quốc đổ tiền vào phát triển khu vực, ngoại giao, quan hệ quân sự và truyền thông, tiến hành những cuộc "tấn công hấp dẫn" đầy tính toán vào những quốc gia vốn là đồng minh của Mỹ trong 7 thập kỷ.
Các nước châu Á đều chứng kiến ông Tập nổi lên từ Đại hội Đảng Cộng sản với quyền lực tăng lên nhanh chóng, và ít nhất là nếu nhìn bề ngoài Trung Quốc không có sự chia rẽ và không thống nhất như ở Hoa Kỳ.
Vũ khí chiến thắng
Tuy nhiên, không một tổng thống Mỹ nào có thể tự nguyện trở thành một phần của câu chuyện lịch sử này. Trong cuộc vận động tranh cử năm ngoái, ông Trump giận dữ nói về việc Trung Quốc "cướp đoạt" kinh tế Mỹ và "trộm cắp công việc của người Mỹ". Ông hứa nếu được bầu, ông giải quyết vấn đề mà những người tiền nhiệm thất bại ... ; rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc "láu cá" sẽ không thể "thông minh, mưu kế và giỏi đàm phán hơn" các nhà lãnh đạo của Mỹ.
Sự thất vọng tiếp diễn trong giới tinh hoa chính trị và kinh doanh Hoa Kỳ, nơi nhiều người cảm thấy Trung Quốc đang giành chiến thắng trong cuộc chạy đua siêu vũ khí.
Cứ tổng thống Hoa Kỳ nào của thế kỷ 21 từng nói về dự định sẽ vượt qua thách thức chiến lược của Trung Quốc đều bị nốc ao bởi các sự kiện lịch sử. Đối với George W Bush, đó là vụ tấn công tòa tháp đôi ngày 9/11 và các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Đối với Barack Obama, đó là cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng quân sự tại Trung Đông.
Trung Quốc năm 2017 mạnh hơn và tự tin hơn nhiều so với năm 2001 hay năm 2009. Dưới thời ông Tập, Trung Quốc cam kết đấu tranh chống lại các giá trị và lý tưởng về tự do và dân chủ của Mỹ.
Tuần trước, ông Tập dẫn đầu đội ngũ đảng viên thân cận trong lễ nhậm chức, tay nắm chặt, tuyên thệ trung thành với lá cờ Đảng cộng sản. Trong khi đó, với tất cả hình ảnh về chuyến thăm dài ngày tới châu Á và những từ ngữ đẹp đẽ về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở ", Tổng thống Hoa Kỳ Trump chỉ đặt Trung Quốc vào một vị trí ít chiến lược hơn.
Ông Tập cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.
Thực tế là kể từ khi nhậm chức, các lãnh đạo Trung Quốc đã thở phào khi thấy tin về chuyến thăm Trung Quốc của Trump trên Twitter. Trump đã cảnh báo về trao đổi thương mại giữa Bắc Kinh và Bắc Hàn, đồng thời ra lệnh điều tra các hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, tuy nhiên không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm chống lại những nỗ lực làm tiêu tan khát vọng của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Điều này có thể thay đổi trong những tháng tới. Nếu Hoa Kỳ chuyển từ sự hợp tác đầy hậm hực với Trung Quốc sang cạnh tranh quyết liệt hơn, những tác động tới châu Á và thế giới sẽ vừa mạnh mẽ, vừa khó lường.
Ông Tập thì quyết tâm tránh né điều đó. Ông cần một thế giới ổn định, một thị trường xuất khẩu Mỹ ổn định để hoàn tất giấc mộng Trung Hoa. Tại Bắc Kinh tuần này, ông sẽ nỗ lực vô hiệu hóa ông Trump.
Cơ hội đánh bóng hình ảnh là cái mà Trung Quốc làm tốt hơn cả, lại rẻ hơn nhiều so với mở các thị trường trọng điểm hoặc kiềm chế kinh tế Bắc Hàn. Vì vậy, chủ nhà sẽ đặt vị khác ưa hào nhoáng của mình trong một quang cảnh tiếp đón lộng lẫy.
Ông Tập sẽ động viên ông Trump tưởng tượng rằng đây là một chương trong Nghệ thuật của đám phán chứ không phải là Binh Pháp Tôn Tử của Tôn Vũ.
Rốt cuộc, như Tôn Vũ đã chỉ ra trong cuốn sách cổ của ông, binh pháp, xảo quyệt, ngoại giao và chia rẽ là tất cả những vũ khí chiến thắng cho một chỉ huy vĩ đại.
"Chiến thắng đỉnh cao là đánh bại các kẻ thù mà không phải chiến đấu với chúng."
 
Nguồn: BBC

The post Trump -Tập: Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Dừng, và nhìn lại

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

kevin-392517

Đó là một lời khuyên hữu ích. Trước khi bắt tay làm một việc gì đó, bạn cần hiểu rõ mọi thứ có liên quan và phương pháp tối ưu để thực hiện công việc đó. Nếu cần, hãy tạm dừng để đánh giá lại công việc của bạn. Nếu miếng giẻ lau nhà của bạn đã bẩn mà bạn không xả lại thì mỗi lần lau bạn chỉ làm sàn nhà bẩn hơn mà thôi.
Có người đi đường nhìn thấy một anh thợ đang đốn cây. Anh ta tập trung và cần mẫn kéo cưa, nhưng dường như cái cây nọ không hề nhúc nhích. Lấy làm lạ, người đi đường bước tới xem thì thấy cái cưa rất cùn, hầu như chẳng ăn vào thân cây tí nào cả. Người đi đường bảo:
- Sao anh không nghỉ một chút, giải lao và mài lại lưỡi cưa cho bén hơn? Chắc chắn anh sẽ hạ cái cây này dễ dàng hơn!
Anh thợ không buồn nhìn vị khách qua đường, xua tay đáp:
- Đừng cắt ngang công việc của tôi. Anh không thấy tôi đang rất bận sao? Anh nghĩ tôi có thời gian ngồi đây nghỉ ngơi à? Tôi phải hạ cái cây này nội trong hôm nay nên tôi không còn đầu óc đâu mà nghĩ đến việc gì khác. Tôi đang bận và mong anh cứ để tôi một mình. Xin đừng làm mất thời gian của tôi.
Có lẽ bạn nghĩ không một người bình thường nào suy nghĩ như người thợ nọ, nhưng sự thật là nhiều người trong chúng ta lại hành động đúng như thế. Họ tự hỏi tại sao cái cây không chịu đổ, nhưng lại không nhận ra lưỡi cưa của họ cùn đến mức nào. Họ tự trách mình chưa đủ chăm chỉ và họ càng làm việc cần mẫn hơn, chứ nhất định không tìm cách khác thông minh hơn.
Abraham Lincoln từng nói: "Nếu tôi có 8 giờ để hạ một cái cây, tôi sẽ dành 6 giờ để mài sắc lưỡi rìu của tôi".
Đó là một lời khuyên hữu ích. Trước khi bắt tay làm một việc gì đó, bạn cần hiểu rõ mọi thứ có liên quan và phương pháp tối ưu để thực hiện công việc đó. Nếu cần, hãy tạm dừng để đánh giá lại công việc của bạn. Nếu miếng giẻ lau nhà của bạn đã bẩn mà bạn không xả lại thì mỗi lần lau bạn chỉ làm sàn nhà bẩn hơn mà thôi.
Tôi để ý thấy rằng điều các bạn trẻ ngày nay cần nhất không phải là một lý lịch đẹp mắt hay bảng điểm ấn tượng, mà là giá trị tự thân của chính họ. Họ thường bận rộn với các kỳ thực tập hay hướng nghiệp và học hỏi kinh nghiệm, nhưng ngạc nhiên thay, một số lượng lớn bạn trẻ không chú ý gì đến phương pháp giải quyết vấn đề hay cách thức sử dụng thời gian sao cho hiệu quả. Họ làm mọi việc theo quán tính. Họ làm việc đó vì cha mẹ họ bảo thế, vì bạn bè họ cũng đang làm thế, vì họ nên làm một việc gì đó – dù sao cũng tốt hơn là không làm gì cả!
Trừ phi bạn có mục tiêu rõ ràng và áp dụng các phương pháp thích hợp để đạt mục tiêu đó, nếu không bất cứ nỗ lực nào của bạn cũng đều là sự lãng phí thời gian. Tôi tin rằng thành quả theo nghĩa đúng nhất của nó chỉ có được khi bạn hội đủ ba yếu tố sau: có ý thức rõ ràng về mục tiêu, có phương pháp thích hợp và một cam kết thực hiện mục tiêu đến cùng. Tuy nhiên, quá nhiều bạn trẻ hành động giống người thợ nói trên - không mảy may quan tâm đến mục tiêu và phương pháp, mà chỉ chăm chăm rèn luyện tính cần cù và sự kiên định mù quáng.
dung-va-nhin-lai.png web
Nhưng đó là một biểu hiện của sức ỳ tâm lý – chăm chỉ làm việc nhưng lại nhàn rỗi khi cần tự soi rọi bản thân. Nếu không tự soi xét mình, bạn sẽ đi lệch mục tiêu hoặc không làm được việc gì đến nơi đến chốn.
Vậy bạn tự soi rọi bản thân như thế nào?
Tự soi xét mình là suy ngẫm kỹ lưỡng, thấu đáo về bản thân. Nhưng suy nghĩ sâu xa và trăn trở thôi vẫn chưa đủ. Điều quan trọng là kinh nghiệm. Bạn cần tích lũy kinh nghiệm cá nhân, đọc nhiều sách, giao tiếp nhiều hơn và đi đây đi đó nhiều hơn.
Không gì làm con người trưởng thành nhanh hơn những kinh nghiệm cá nhân. Người xưa từng nói: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Người châu Âu cũng có câu tương tự: "Tuổi trẻ biếng nhác, tuổi già khốn quẫn".
Tuy nhiên, hầu như không thể trải nghiệm tất cả mọi thứ vì chúng ta chỉ có quỹ thời gian hạn hẹp cùng nhiều rào cản về hoàn cảnh. Vậy chúng ta hãy đọc. Hãy đọc sách, báo, tạp chí... về gương thành công và cả thất bại của những người nổi tiếng. Hãy đọc, đọc và đọc nữa. Sau đó đối chiếu với chính bạn và suy ngẫm.
Giao tiếp với những người có kiến thức và kinh nghiệm hơn bạn cũng là một kênh hữu ích để mở mang đầu óc và tích lũy kinh nghiệm. Có thể bạn cho rằng mình đã giao tiếp đủ với bạn bè đồng trang lứa hay các sinh viên lớn hơn trong trường. Điều đó tốt, nhưng chưa đủ. Bởi vì họ chỉ có những kiến thức và kinh nghiệm ngang với bạn. Họ có thể có cùng mối quan tâm và chia sẻ những suy nghĩ của bạn, nhưng đa phần họ không thể khai sáng cho bạn. Hãy nói chuyện và tìm kiếm lời khuyên từ những người lớn tuổi hơn, có kinh nghiệm sống phong phú hơn, như các giáo sư và những nhà lãnh đạo công ty.
Đi du lịch cũng là một lựa chọn hay. Đi đây đi đó là cơ hội tuyệt vời để bạn học những cái hay, cái mới xung quanh. Đó còn là dịp để bạn suy nghĩ về ý nghĩa sự vắng mặt của mình đối với những con người thân quen hay cộng đồng của bạn. Đôi khi trên một chuyến tàu, tôi nhìn thấy những phong cảnh thiên nhiên mới lạ bên ngoài cửa sổ và liên tưởng tới việc chính mình đang vật lộn chật vật giữa chốn đô thị đông đúc và ngột ngạt. Thế rồi tôi có được bức tranh rõ ràng về chính mình - tôi đã làm điều gì đúng, điều gì sai - những điều bấy lâu nay tôi vẫn giấu kín dưới tấm thảm chùi chân nhà mình. Tôi nghĩ bạn cũng có thể nhìn thấy chính mình từ những góc nhìn khách quan, khi bạn ở một nơi khác, tại một vùng đất khác, với khung cảnh khác.
Một lợi ích nữa của việc đi du lịch là bạn sẽ nhận ra rằng những điều bạn luôn nghĩ là bình thường và chưa từng để tâm lại là những điều đáng chú ý, nhất là khi bạn ra nước ngoài. Bạn sẽ thấy những người xung quanh sống với một ý thức khác hẳn bạn về giá trị bản thân và giá trị cuộc sống. Bạn sẽ tự hỏi: "Tại sao mình phải làm việc cật lực và sống khó khăn như thế?". Đi du lịch cho bạn cơ hội hỏi những câu như thế mà không bị định kiến hay điều kiện nào chi phối.
Vì thế, hãy bỏ lại điện thoại di động và máy ảnh của bạn trong ngăn kéo và lên đường. Thay vì đến các điểm du lịch nổi tiếng để chụp ảnh về khoe với bạn bè, hãy bắt đầu cuộc hành trình gặp gỡ chính bạn.
Mục tiêu, phương pháp và hành động.
Để hoàn thành bất cứ điều gì trong cuộc sống – để đạt được thành công hay biến ước mơ của bạn thành sự thật – bạn phải kết hợp được ba yếu tố này lại với nhau. Mọi việc bạn làm sẽ là vô nghĩa nếu bạn không có mục tiêu, sẽ không hiệu quả nếu không có phương pháp đúng, và việc sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có kế hoạch hành động. Đó là chiếc kiềng ba chân. Thiếu một trong ba chân, chiếc kiềng sẽ không đứng vững được. Bạn phải liên tục soi rọi bản thân để bảo đảm rằng ba yếu tố này luôn ở trạng thái cân bằng.
- Rando Kim/Tuổi trẻ, khát vọng và nỗi đau -

The post Dừng, và nhìn lại appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Từ chiếc iPhone đến suy nghĩ trẻ là phải hưởng thụ hết mình của một bộ phận giới trẻ Việt

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

tu-chiec-i-phone-den-suy-nghi-phai-huong-thu-het-minh-cua-gioi-tre-goc-nhin-alan

Cầm chiếc iPhone mới cóng trên tay, A hí hửng khoe với cô bạn đồng nghiệp đang đi cùng thang máy. A cũng giống như nhiều cô gái công sở khác có cùng sở thích selfie bằng điện thoại sang chảnh và đều là những thượng đế được cưng chiều của Thế giới di động hay FPT Shop.
Những ông lớn ngành điện máy này còn đưa ra chính sách bán hàng trả góp, lãi suất 0% khi biết A sẵn sàng sở hữu một "em iPhone" gấp đôi mức lương tháng chỉ xấp xỉ chục triệu đồng. Chẳng thế mà năm 2016, iPhone 6 luôn giữ vững vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng của FPT Shop.
Không chỉ dân công sở, nhiều sinh viên chưa có thu nhập cũng muốn chứng minh bằng bạn bằng bè nhờ iPhone. Thậm chí có cậu sinh viên năm nhất sau khi đỗ đại học được bố cho hơn 20 triệu, để vừa mua được xe, vừa giải quyết khâu oai nên quyết định mua iPhone chợ trời.
Nên chẳng lạ khi năm 2015, tờ báo chuyên về công nghệ lớn của Mỹ từng có bài phóng sự phản ánh độ sùng bái iPhone của người Việt. Họ gọi đó là "cơn cuồng iPhone" trong giới trẻ Việt Nam. Trước đó năm 2014, tạp chí Fortune cũng từng xướng danh Việt Nam là thị trường nóng nhất của hãng Apple.
tu-chiec-i-phone-den-suy-nghi-phai-huong-thu-het-minh-cua-gioi-tre-goc-nhin-alan
"Những chiếc iPhone, iPad được xem là biểu tượng đẳng cấp cao tại Việt Nam đặc biệt là giới trẻ", Ryan Lai, một chuyên gia phân tích công nghệ tại Malaysia nhận định.
Một phần của hiện tượng này có lẽ đến từ bệnh sĩ của người Việt như câu đúc kết của dân gian "con gà tức nhau tiếng gáy". Nhưng nguyên do khác là sự mở cửa, hội nhập của nền kinh tế.
Điều này cũng từng được nhà sáng lập tập đoàn Daewoo Kim Woo Chung chỉ ra từ cách đây gần 30 năm tại Hàn Quốc. Ông lo lắng về khuynh hướng của một số người, những người với thói quen sống hoang phí mới học được, ứng xử cứ như thể họ sinh ra trong một quốc gia kinh tế phát triển.
Hiện tượng xã hội kèm theo được ông chỉ ra là thanh niên Hàn Quốc lúc bấy giờ dường như không thích từ "hy sinh," và xu hướng này bị ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân phương Tây và một không khí xã hội đòi hỏi một đời sống tốt hơn ngay khi đất nước vừa có dấu hiệu kinh tế cải thiện.
Tuổi trẻ là phải hưởng thụ hết mình?
Có lẽ cũng giống thanh niên Hàn 30 năm trước, giới trẻ Việt ngày nay cũng không thích từ "hy sinh" và thay vào đó là tư tưởng sống tận hưởng hết mình, ưu tiên đời cá nhân theo tư tưởng các nước phương Tây.
Với góc độ là người thế hệ trước, ông từng phê phán gay gắt điều này. Ông cho rằng: Sự thịnh vượng của một thế hệ tương lai tùy thuộc vào những hy sinh của thế hệ hiện tại; trên thực tế, có thể không đạt được thịnh vượng nếu không có sự hy sinh như vậy.
Ở cấp độ cá nhân hơn, hạnh phúc của trẻ em tùy thuộc vào những hy sinh của cha mẹ. Mồ hôi và nước mắt của một thế hệ tạo ra niềm vui cho thế hệ tiếp theo. Vì lẽ đó, những ông bố bà mẹ lười nhác, vô trách nhiệm sẽ góp phần tạo ra tương lai kém tươi sáng cho chính con cái mình.
Điều này đúng với mọi quốc gia thịnh vượng: Sự thịnh vượng được tạo dựng từ những hy sinh của cả một thế hệ. Ông lấy dẫn chứng tinh thần tiên phong hy sinh tồn tại qua nhiều thế hệ trong quá trình tạo dựng nên sự phồn thịnh của nước Mỹ, và Nhật Bản chính là kết quả của những hy sinh trong thời kỳ Phục hưng Minh Trị. Từ đâu nước Anh thành cường quốc? Chính là những người hy sinh bản thân sống như nô lệ trong những xí nghiệp khắc nghiệt thời Cách mạng Công nghiệp.
Ngày nay không hiếm người trẻ tầm 20-30 thường chê bố mẹ hay ông bà mình không biết tận hưởng cuộc sống như họ, theo cách nghĩ của họ gọi là "ki bo". Nhưng hiếm người hiểu rằng họ là những người trải qua thời kỳ bao cấp, khó khăn và hy sinh nhiều để có được thành tựu kinh tế như hiện tại cho thế hệ sau.
Một đứa trẻ hái quả trên cái cây do ông mình trồng. Nếu không có cái cây, không có gì cho đứa trẻ đó hái. Nếu cả một thế hệ chỉ nghĩ cho mình thì còn gì để lại? Câu hỏi này liệu có khiến giới trẻ giật mình nghĩ lại để suy nghĩ nhiều hơn cho thế hệ tương lai của chính họ sau này.
Tốt nghiệp Ngoại thương, Kinh tế, đi học thạc sỹ, vào làm công chức nhà nước: Nỗ lực cống hiến hay chọn sống cuộc đời nhàn hạ như một chú chim trong lồng?
Nguồn: Trí Thức Trẻ

The post Từ chiếc iPhone đến suy nghĩ trẻ là phải hưởng thụ hết mình của một bộ phận giới trẻ Việt appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Cả một nền kinh tế yếu kém bắt đầu từ một giấc ngủ trưa…

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

khong-phai-hoc-sinh-gioi-chinh-nhung-em-hay-gay-roi-moi-can-duoc-quan-tam-2-1484044484982

Ông Kim Woo Choong cho rằng sự khác biệt giữa các nền kinh tế trù phú và yếu kém có thể giải thích từ một giấc ngủ trưa. Mọi công nhân đều ngủ trưa, họ ra khỏi xưởng cùng giờ và phần lớn các cửa hiệu đóng cửa trước 8 giờ. Khi cả xã hội đều như vậy sẽ dẫn tới sự mất mát giờ lao động rất nghiêm trọng…
Cách đây chừng 3 năm, FPT từng vấp phải sự phản đối của nhiều người khi cấm nhân viên ngủ trưa. Ông Đỗ Cao Bảo – Phó Tổng Giám đốc CTCP FPT, lúc bấy giờ là Chủ tịch HĐQT FPT IS – đã giải thích rằng: Việc cấm cán bộ nhân viên FPT ngủ trưa tại khu làm việc là vì sự nghiệp toàn cầu hóa.
“Các đối tác đã chân tình khuyên chúng ta muốn lấy được hợp đồng của họ, muốn vượt lên so với Ấn Độ và Trung Quốc thì nên bỏ thói quen ngủ trưa”, ông Bảo giãi bày.
Tư duy này khá trùng hợp với suy nghĩ của huyền thoại kinh doanh Hàn Quốc – ông Kim Woo Choong, cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo.
Trong cuốn hồi ký của mình, ông chia sẻ: Mỗi khi du lịch sang Châu Âu, ông nhận thấy những miền ở Bắc nước Pháp, có nền kinh tế trù phú trong khi những miền ở phía Nam lại có nền kinh tế khá yếu kém.
“Có lẽ không có sự giải thích mang tính khoa học cho sự khác biệt này. Nhưng theo ý kiến của bản thân tôi, sự khác biệt đó có thể giải thích vì giấc ngủ trưa”, ông Kim nói.
Từ giấc ngủ trưa đến sự trì trệ của một nền kinh tế
KIM-WOO-CHOONG-goc-nhin-alan
Ở miền dọc theo bờ biển Địa Trung Hải, dân thành thị và nông thôn đều có tập quán ngủ trưa trong một hay hai tiếng sau bữa cơm trưa.
“Tôi không hiểu nổi làm sao người ta có thể ngủ vào thời điểm quan trọng như thế. Mọi công nhân đều ngủ trưa, họ ra khỏi xưởng cùng giờ và phần lớn các cửa hiệu đóng cửa trước 8 giờ. Khi cả xã hội đều như vậy sẽ dẫn tới sự mất mát giờ lao động rất nghiêm trọng”.
“Vì vậy, tôi nghĩ rằng ngủ trong ngày là điều mà chúng ta cần phải suy xét lại”, ông Kim chia sẻ.
Và ở miền có thói quen ngủ trưa ấy, có một vẻ chậm chạp dường như ăn sâu vào trong hành động và tinh thần của những người dân nơi này. Ở một mức độ nào đấy, điều này có thể hiểu như là một đặc tính cá nhân hay của một vùng, nhưng với cựu Chủ tịch Daewoo, ông coi đó như là một "hội chứng vừa đủ", nghĩa là làm một lượng công việc chừng mực và có một thời lượng giải trí vừa đủ.
Những người nỗ lực hết sức mình khi làm bất cứ việc gì cũng không bao giờ phí phạm thời gian và không có biểu hiện của hội chứng "vừa đủ" này. "Vừa đủ" không tốt chút nào cho những người cố gắng hết sức mình.
 “Làm đến thế là đủ rồi” và tư duy của những kẻ thua cuộc
Vào năm 1967, khi Daewoo mới được thành lập, hầu như mọi sản phẩm xuất khẩu vẫn còn được chuyên chở bằng tàu. Kỹ nghệ chuyên chở lúc ấy không phát triển cho lắm, đồng thời kéo theo sự cạnh tranh gay gắt để xếp được hàng lên tàu rồi chở đi.
Nếu không giành được tàu đúng lúc, Daewoo phải chờ ít nhất là một tuần mới có chuyến khác và mọi nỗ lực sản xuất căng thẳng trước đó cho kịp thời gian giao hàng đều về con số 0.
Toàn bộ tài sản của công ty phụ thuộc vào việc có giành được tàu hay không, vì vậy áp lực và trách nhiệm của các đại diện tại bến cảng vô cùng quan trọng. Thậm chí, có trường hợp hàng một công ty đã bốc lên tàu rồi và sau khingười đại diện trở về mãn nguyện thì hàng bị dỡ xuống và thay thế bởi hàng của công ty khác.
Theo quan sát của ông Kim, điều thú vị là có 3 loại đại diện công ty tại cảng.
Loại thứ nhất cảm thấy rằng đi về sau khi đã xác nhận là hàng công ty mình cập bến tàu thì cũng đủ tốt rồi.
Loại thứ hai muốn là hàng tới bến cảng và ở lại cho tới khi người ta bốc hàng.
Loại thứ ba ở lại để xác nhận là tàu đã nhổ neo đi.
Và ông nghiệm ra rằng: Loại đại diện thứ nhất thường bị thua cuộc. Loại thứ hai thua cuộc một hay hai lần trong tổng số 10 lần. Và loại thứ ba thì luôn luôn thành công.
“Hai loại đại diện đầu chỉ làm điều họ nghĩ rằng đủ tốt vào những lúc ấy, nhưng thường là thất bại. Tôi ra lệnh cho đại diện công ty ở lại bến cảng cho đến khi thực sự tàu đã vượt quá tầm chân trời. Đó mới gọi là hoàn tất xong sản phẩm. Kết quả là chúng tôi không hề bị chuyến hàng nào tắc tại bến cảng và luôn giao hàng đúng hẹn”, ông Kim kể.
“Tôi hy vọng lớp trẻ ngày nay sẽ đắm mình vào những hoạt động mang tính sáng tạo và nổi bật chứ đừng chỉ học vừa đủ và làm theo một số đông người khác. Hãy chọn những gì đúng cho bạn, những khả năng cơ bản và dành cho những việc đó với tất cả nỗ lực của mình. Chỉ lúc đó, mồ hôi của những nỗ lực ngày hôm qua mới tiếp tục đưa lại kết quả cho ngày mai. Dù đang học hoặc đang kiếm sống thì kháiniệm ‘Vừa đủ không bao giờ là vừa đủ cho bạn cả’”.
Nguồn: Trí Thức Trẻ

The post Cả một nền kinh tế yếu kém bắt đầu từ một giấc ngủ trưa… appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới