Tin tức Việt

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Rồi như đá ngây ngô

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Rồi như đá ngây ngô

Tác Giả: Tuấn Khanh – Blog – 24 June 2015

da ngay ngo

 

Báo chí Việt Nam đang rộ lên chuyện một bộ phim truyền hình của Ấn Độ kéo dài đến gần 2000 tập. Các ý kiến được dẫn lời về bộ phim, cái thì khen tài làm phim dài hơi, cái thì chê bai mọi chuyện cứ kéo lê thê một cách không cần thiết và buồn chán.

 

Khán giả hôm nay thật khó mà chìu chuộng được. Báo chí cũng khó mà chìu lòng được. Thật khác với trước kia, khi truyền hình vẫn lê thê và chán chường với các buổi chiếu Đơn giản tôi là Maria, Người giàu cũng khóc…  dù không thích nhưng nhiều gia đình vẫn tụ họp nhau trước màn ảnh để xem – như một trong những món giải trí quan trọng nhất trong ngày. Và những ngày ấy, dù phim nhạt hơn nước ốc, cũng có không ít những bài viết ca ngợi nền điện ảnh Mỹ Latin, ca ngợi những tập phim tố cáo chế độ tư bản ung nhọt và thối nát… Đời sống chợ đêm hay Khi người ta yêu cũng chỉ là các cuộc trò chuyện lãng đãng, rồi kéo dài như vô tận, cũng có thời từng được nhiều báo khen ngợi.

 

Một bộ phim nhiều tập, tự nó đâu có lỗi lầm gì, phải không?. Nhân loại đã chứng kiến không ít các bộ phim dài tập đến giật mình, diễn viên già nua theo năm tháng vẫn phải bám theo diễn xuất. Mô-típ kịch bản thế nào rồi cũng đoán được. Phim giải trí vẫn được làm thêm tập theo nguyên tắc “còn người xem còn chiếu”. The Friends với David Schwimmer, Jennifer Aniston… được kéo đến 10 năm, các diễn viên phải năn nỉ xin thôi vì không còn sức để diễn những vai độc thân hài hước và trẻ trung nữa. Vậy mà khi phim ngừng, không ít khán giả đã khóc than, tiếc nuối.

 

Có vài lý do suy đoán về chuyện báo chí đột ngột lên tiếng chê bai phim dài tập:  gắng nói vì không còn gì để nói, hoặc vì khán giả ai nấy hôm nay không còn đủ kiên nhẫn như xưa nữa. Cuộc sống rầm rập những đổi thay bên ngoài bất tận như giá xăng, giá dầu, giá điện, giá thực phẩm… khiến người ta không còn an nhiên nữa để ngồi thưởng thức những câu chuyện dài không hồi kết.

 

Có lẽ mất kiên nhẫn trước cuộc sống đang sôi sùng sục, là một lý do quan trọng. Giới trẻ mất kiên nhẫn trước thể kỷ hiện đại, nên chọn cho mình một lối thưởng thức âm nhạc hiện đại dồn dập, thôi thúc. Các nhà điện ảnh cũng không còn kiên nhẫn trước các kịch bản dàn trãi, mà vào phim phải lập tức bắn, giết và nude. Các nhân vật nổi tiếng thì tranh nhau nói những điều rỗng tuếch và ngu ngốc để được báo chí đưa tin, chỉ vì sợ thua một bước chân của chúng bạn trên đường đua vô nghĩa.

 

Con người Việt Nam đang mất kiên nhẫn với điện ảnh, với thảm họa âm nhạc, với văn chương trộm cắp lẫn nhau… âu thì cũng là một niềm vui. Cũng đến lúc mà sự mất kiên nhẫn cho thấy mặt tích cực của nó: thôi thúc sự đổi thay và nhận diện đúng mọi thứ chung quanh mình. Con người không còn thụ động ngó nhìn và im lặng, như đá ngây ngô.

 

Nhưng mong rằng sự mất kiên nhẫn đó của người Việt sẽ lớn hơn, đi xa hơn trong một cuộc sống đang cần thật nhiều lửa trong trái tim mình, cần nhiều tiếng đập cửa để nghe tiếng vọng lại, để phá vỡ không gian phong bế vô hình, không chỉ là chuyện phim ảnh tầm ruồng.

 

Cũng đã đến lúc người Việt cần nhận ra rằng, chính cuộc sống thực tế hôm nay, không khác gì những cuốn phim dài tập không kết cục đến đáng giận. Người Việt cũng cần tắt bỏ những hình ảnh chớp lóa thôi miên trước mặt, dụi mắt và đòi chấm dứt trong một cái kết có hậu tức thì. Lúc này, người Việt rất cần mất kiên nhẫn để đứng dậy, rời khỏi gánh hát xã hội chính trị vô tận ngu xuẩn vẫn thấy.

 

Sự mất kiên nhẫn đó, đã được thể hiện bằng lời mỉa mai nhức nhối về chuyện xã hội Việt Nam.  Như ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), luôn miệng cười tươi và kiên cường khuyên nhủ dân chúng ăn thực phẩm có chất độc nhập từ Trung Quốc. Sự mất kiên nhẫn đó là cách dân chúng liên tục chỉ ra nạn bạo hành, lạm dụng quyền lực và coi thường công dân trong giới cảnh sát giao thông, công an đang ngày càng dâng cao, thông qua các bài viết và video. Sự mất kiên nhẫn đó là câu hỏi được nhắc từng ngày về sự công chính cần thiết trong vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng… về những tượng đài vụn vỡ vì bị ăn bớt, về những đền đài, dinh thự xây âm thầm, về đại lộ, cầu cống ngàn tỉ sụp đổ vì nạn tham nhũng, do các quan chức coi thường nhân dân mình.

 

Đừng nói với tôi là bạn không thấy xã hội và thông tin ở Việt Nam đang ngày càng mất kiên nhẫn nhé?

 

Sự mất kiên nhẫn đó cũng đang được nhìn thấy ở vỉa hè, ở facebook, lan rộng ở các câu bình luận trong các trang báo điện tử… người ta đang nói với nhau về những bộ phim không có hồi kết, những bộ phim đời thật sự nhức nhối cần phải nói, hơn là những tập phim truyền hình duy giải trí.

 

Tôi vẫn nghĩ có thể vào lúc nào đó, xã hội Việt Nam sẽ còn mất kiên nhẫn hơn và quyết liệt hơn nữa khi đưa ra những câu hỏi, cần phải được trả lời cho chuyện tàu cá Trung Quốc ngày đêm liên tục đâm tàu Việt Nam – ngay trong biển Việt Nam, mà quốc hội thì ngủ gật, về sớm và lặng im. Cuốn phim kéo dài và vô lương về chuyện khai thác bauxite cho Trung Quốc càng làm càng lỗ, sau ba năm lỗ đến gần 38 triệu USD, vì sao cứ phải lầm lũi kéo dài? Ôi những cuốn phim đau thương đó trong đất nước này, đang chồng chất, đợi trình chiếu với kết cục đau thương.

 

Kiên nhẫn là điều cần thiết, nhưng luôn nằm trong vùng ước lệ, qua việc nhìn thấy thực tế hiển hiện. Mất kiên nhẫn là điều thường được coi là không tốt. Nhưng mất kiên nhẫn khi phải chứng kiến các bộ phim đời vô đạo và khó hiểu kéo dài lại là điều cần thiết.

 

Kiên nhẫn tột bật có thể là thánh nhân. Nhưng kiên nhẫn trước những điều ngụy lý bại thường quanh mình, có thể biến mình thành vô tri như đá cuội – biến mình thành như đá ngây ngô, phải không, người bạn đang đọc tôi?

 

Tuấn Khanh

 

 

The post Rồi như đá ngây ngô appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

 Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ

Tác giả: Viết từ Saigon – RFA – 23 June 2015

Năm ngoái, chuyện này cũng đã rùm beng, thậm chí được báo chí trong nước đẩy lên thành sự kiện chính trị, nhiều tờ báo loan tin, đại khái: “ngành an ninh đã bắt được một số lượng lớn nón cối, quần áo, giày dép nhà binh Mỹ. Có thể đây là nguồn hàng có liên quan đến những nhân vật ‘anh hùng rừng lá thấp’ đã âm thầm hoạt động chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và bản tin kiểu đó xuất hiện khá nhiều. Sau đó bặt đi gần một năm, mãi đến khi chuyện hợp đồng may quân phục Mỹ của một doanh nghiệp Việt Nam bị hủy, doanh nghiệp Việt Nam mất đứt hợp đồng trị giá hai tỉ USD, chuyện mới vỡ xòa.

us uniform

Mà buồn cười nhất là vấn đề cái dốt, sự ngu muội luôn đi đôi với tính bảo thủ thành một chân lý. Cái chân lý buồn cười này không phải quốc gia nào cũng vinh hạnh có được giống như Việt Nam. Cũng xin nói thêm, vụ tịch thu hàng mẫu trong hợp đồng quân phục Mỹ này do an ninh một sân bay quốc tế Việt Nam lập công. Cũng giống như bao cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hệ thống an ninh sân bay rất gắt gao, soi từng cọng lông nhưng hành lý của khách mất vẫn cứ mất, Việt Kiều thì mất càng bạo tay hơn.

 

Đó chỉ là chuyện mất vặt, nhưng mất hợp đồng hai tỉ đô la Mỹ thì chuyện chẳng phải đùa nữa. thế nhưng mất hợp đồng thì doanh nghiệp tự chịu lấy, chẳng có ông an ninh nào, bà hải quan nào đứng ra chịu trách nhiệm hay xin lỗi “khổ chủ”. Và trong trường hợp này, cũng khó mà kiện được bởi bị đơn là một hệ thống đang được nhà cầm quyền trung ương ưu ái nhất – hệ thống công an.

 

Không phải đơn giản muốn cấm thì cấm, muốn thu thì ngang nhiên tịch thu hay muốn khoắn thì tha hồ khoắn mà đây là vấn đề hệ trọng, liên quan đến danh dự nghề nghiệp, danh dự quốc gia. Một khi phạm tội, sai phạm nhiều lần mà hệ thống này vẫn cứ hoạt động nhịp nhàng, vẫn cứ khoắn của hành khách đều đều và gây tổn thất hợp đồng hai tỉ USD cứ như chuyện đùa thì chắc chắn bên trên hệ thống đó phải có cái dù to lớn đến mức che cả mặt trời, che cả công lý và che cả lòng dân rồi.

 

Thiết nghĩ cũng không cần bàn thêm về cái dù mà thử đặt câu hỏi tại sao có những cái dù hết sức kì cục như vậy, vừa bao che cho cái xấu, đỡ đầu cho tội ác lại vừa gián tiếp bán rẻ danh dự quốc gia, bôi tro trét trấu lên gương mặt dân tộc?

 

Vì gì? Câu trả lời không thể xoay vào đâu được ngoài cái vì độc tài, độc đoán và bảo thủ. Vì độc tài, người ta tôn vinh tính độc đoán và để đảm bảo độc đoán, người ta hành xử bảo thủ. Bởi vì chỉ có bảo thủ mới đảm bảo được những yêu cầu của độc đoán và độc tài. Và để đảm bảo sự bảo thủ của mình được thông suốt, không bị lực cản, người ta buộc phải dùng đến hệ thống khát máu, gian xảo, bất chấp thủ đoạn. Hiện tại, để có hệ thống theo chiều dọc nhằm đảm bảo tính bảo thủ của chế độ cầm quyền để bảo vệ nền độc tài, người ta đã sử dụng lực lượng mang tính chất vừa nêu.

 

Và an ninh sân bay là một trong những nhóm tay chân, bộ hạ nhằm bảo vệ nền độc tài. Đặc biệt, an ninh sân bay có công việc tương đối phức tạp, vừa liên quan đến nghiệp vụ an ninh thuần túy lại vừa liên quan đến chức năng bảo vệ đảng, bảo vệ nền độc tài. Chính vì kiểu làm việc kiêm nhiệm, đôi khi phải chịu khổ nhục về thể diện trước con mắt quốc tế như vậy mà an ninh sân bay được ưu ái nhiều thứ. Trong đó có ưu ái để ăn cắp vặt, ưu ái để phá hoại.

 

Sự việc an ninh sân bay phá hoại hay ăn cắp không còn xa lạ gì trong con mắt hành khách quốc tế cũng như hành khách trong nước. Nó vẫn diễn ra ngày càng mạnh bạo hơn và ngang nhiên không coi ai ra gì. Bởi vì nó được bảo kê bởi một hệ thống quyền lực bên trên. Nhưng vì sao người ta lại chọn phương thức tồn tại nhục nhã như thế? Bởi suy cho cùng, bất kỳ phương tiện nào đi đến mục đích có tính chất gian manh đều cho thấy mục đích chẳng tốt đẹp của nó.

 

Trong trường hợp này, lực lượng công an cùng với hệ thống hành vi hết sức vô văn hóa, gian manh và giảo hoạt của họ đều là phương tiện nhằm bảo vệ chế độ. Và một khi phương tiện ưu tú cỡ đó thì chắc không mấy khó khăn đoán ra mục đích cũng như bản chất tồn tại của nó. Bởi chỉ có sự ngu dốt mới đảm bảo cho tính bảo thủ đi cạnh nó lâu dài. Và bao giờ còn bảo thủ, còn nhũng nhiễu, còn độc tài thì sự ngu dốt còn hiện hữu, còn hoành hành mảnh đất Việt Nam này.

 

Rất tiếc là câu chuyện ngu dốt và bảo thủ, độc đoán, độc tài vẫn là câu chuyện chưa bao giờ có hồi kết thúc trong chế độ công an trị tại Việt Nam hiện tại! Và một khi nó còn hiện hữu thì cơ hội để tiến bộ cũng như cơ hội làm giàu, góp tay xây dựng đất nước của mọi doanh nghiệp, cá nhân đều bị con mắt soi mói của nó chiếu cố. Đợi cho nó đồng thuận sau một chu kì soi mói để được tiến bộ, làm giàu, chắc người ta đã già đi hoặc người ta đã phá sản vì nó. Đó là cái giá của một công dân sống dưới bóng mây độc tài, bảo thủ!

 

Viết Từ Sài Gòn

 

 

The post Ngu dốt luôn đi đôi với bảo thủ appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thân Tàu Nên Mất Nước ?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Thân Thanh Triều Nên Mất Nước

Luật sư Nguyễn Xuân Phước -  BBC – 12 June 2015

(Luật sư Nguyễn Xuân Phước từ Texas viết về bài học Triều Nguyễn và xu hướng thân Trung Hoa đưa tới chỗ mất nước và so sánh với tình trạng lệ thuộc tư tưởng ngày nay)

hoang-tu-canh

Năm 1802 Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi lấy hiệu là Gia Long và chọn Phú Xuân làm kinh đô. Đến đời Minh Mạng cố đô Thăng Long đổi thành Hà Nội. Nhưng quá trình thống nhất và sự sai lầm trong việc chọn lựa con đuờng phát triển đất nước ở các triều đại nhà Nguyễn đã đánh mất cơ hội phục hưng tổ quốc, làm tiêu tán nội lực dân tộc, dẫn đưa đất nước đến giai đoạn đánh mất nền độc lập.

Khi Nguyễn Ánh phát động chiến tranh chống lại nhà Tây Sơn, ngài đã dựa vào hai thế lực ở nước ngoài. Ðó là lực lượng của người Tây phương và lực lượng người Trung Hoa.

Đứng đầu lực lượng Tây phương phò Nguyễn Ánh là đức giám mục Bá Ða Lộc. Nguyễn Ánh gặp giám mục Bá Ða Lộc khi ngài bôn tẩu ở Vọng Các, kinh đô của Xiêm La, tức Thái Lan. Từ đó, mối quan hệ của hai nguời trở nên mật thiết. Ðể vận động sự trợ giúp của Pháp quốc, Nguyễn Ánh đã giao hoàng tử Cảnh lúc mới lên bốn cho giám mục Bá Ða Lộc. Đồng thời giám mục có toàn quyền ký hiệp định với hoàng đế Pháp để giúp cho Nguyễn Ánh đánh nhà Tây Sơn. Sau đó ông trở về Pháp để vận động viện trợ cho Nguyễn Ánh. Ngài đã thay mặt Nguyễn Ánh ký hiệp ước 1787 dùng các đảo Côn Sơn và các đảo ngoài khơi Đà Nẵng (là Hoàng Sa) để đổi lấy viện trợ quân sự. Nhưng việc thi hành hiệp ước 1787 với Pháp thất bại.

Sau đó giám mục Bá Ða Lộc đã bỏ tiền túi cũng như vận động tài chánh riêng để mua khí giới và đưa sĩ quan Pháp về huấn luyện cho quân Nguyễn Ánh. Những người Pháp giúp cho Nguyễn Ánh như Sạc Ne (Charner) và Sai Nhô (Chaigneau) đều được tham dự triều chính của vua Gia Long khi ngài lên ngôi.

Chúng ta có thể khẳng định rằng vua Gia Long là vị vua Á Châu đầu tiên biết xử dụng nhân tài Tây Phương để phục vụ cho đất nước.

Hai phe đấu đá

Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Tây phương trong triều đình Gia Long là hoàng tử Cảnh. Hoàng tử Cảnh được vua cha Gia Long cho theo đức giám mục Bá Ða Lộc từ lúc ông mới 4 tuổi. Ở tuổi thơ ấu này, hoàng tử Cảnh rất dễ tiếp thu văn hoá và ngôn ngữ Tây phương. Có lẽ hoàng tử Cảnh là vị hoàng tử Á Châu đầu tiên được theo Tây học ở cuối thế kỷ thứ 18. Tuy lịch sử không nói nhiều đến cuộc đời của hoàng tử Cảnh, ngày nay chúng ta có thể suy luận được rằng hoàng tử Cảnh là người tiếp cận văn hoá tây phương rất sớm, thông thạo Pháp ngữ, Latin và có quan hệ rất tốt với Tây phương.

Ngoài ra, cánh quân sự trong triều đình Gia Long là thành phần chịu ảnh hưởng của Tây phương. Họ là những người trực tiếp xử dụng vũ khí của Tây phương. Đứng đầu cánh thân Tây phương này là tả quân Lê Văn Duyệt cùng các tướng lãnh như tiền quân Nguyễn Thành.

Phe thân Trung Hoa là những người Minh Hương đã gia nhập lực lượng của Nguyẽn Ánh để chống Tây Sơn. Người Minh Hương là những người Trung Hoa phục vụ cho nhà Minh xin tỵ nạn chính trị tại Đại Việt khi nhà Thanh diệt nhà Minh. Những người Minh Hương thoạt đầu là những người của tổ chức Thiên Địa Hội có ý chí phản Thanh phục Minh.

Tuy nhiên từ thời Khang Hy trở đi, nhà Thanh đã bắt đầu bị đồng hoá vào Trung Hoa và Khang Hy bắt đầu những chính sách kinh tế, chính trị làm cho Trung Hoa càng ngày càng phồn thịnh và phát huy văn hoá Trung Hoa lên cao độ. Do đó, ý chí phục Minh của những người Minh Hương không còn nữa. Sau hơn 100 năm sống ở Đại Việt, những người Hoa kiều nầy trở thành một bộ phận của dân tộc nhưng họ vẫn có những mối quan hệ chặt chẽ với mẫu quốc Trung Hoa. Tại Việt Nam lúc bấy giờ người Minh Hương trở thành một lực lượng có xu huớng thân Trung Hoa trong triều Gia Long.

Ðứng đầu lực lượng nầy là Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh và Ngô Nhơn Tịnh. Ba ngưòi nầy là học trò xuất sắc của một nhà thâm nho gốc Minh Hương là Võ Trường Toản và cả ba được người đương thời gọi là Gia Định Tam Hùng. Cả ba đều tham gia hoạt động phò Nguyễn Ánh từ năm 1788.

Khi Gia Long lên ngôi, Trịnh Hoài Ðức được bổ nhiệm làm thượng thư bộ lại kiêm bộ hình và phó tổng tài Quốc Sử Quán. Lê Quang Ðịnh được làm Binh Bộ thượng thư, tương đương với bộ trưởng quốc phòng ngày nay. Ngô Nhơn Tịnh sau được thăng Công Bộ thượng thư. Cả ba ông đều dóng những vai trò quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.

Nhưng vai trò quan trọng nhất của Trịnh Hoài Ðức là được vua Gia Long ủy thác để dạy dỗ cho hoàng tử Ðảm. Hoàng tử Ðảm sau lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng.

Hai xu hướng thân Tây phương và thân Trung Hoa trong triều Gia Long xung đột gay gắt về vấn đề kế vị hoàng tử Cảnh sau khi hoàng tử qua đời. Khi Trịnh Hoài Đức thuyết phục được Gia Long phế dòng trưởng lập dòng thứ, vua Gia Long đã chọn Minh Mạng làm người kế vị. Khi Minh Mạng lên ngôi, dưới ảnh hưởng của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh, Việt Nam đã nghiêng hẳn theo mô hình Nho giáo của Thanh triều (Thanh Nho) để phát triển đất nước.

Sau khi phe thân Trung Hoa tạo được ưu thế trong triều đình thì thanh trừng bắt đầu xuất hiện. Tiền quân Nguyễn Thành, tổng trấn Bắc Thành, đã bị gièm pha đến phải uống thuốc độc tự vẫn thời Gia Long. Sau khi lên ngôi, Minh Mạng (1820-1840) triệt hạ dòng dõi của hoàng tử Cảnh bằng cách xử tử vợ và người con trưởng của hoàng tử Cảnh, giáng ngưòi con thứ làm thường dân.

Đối với Lê Văn Duyệt, Minh Mạng chưa dám làm gì và vẫn cho làm tổng trấn Gia Định Thành. Khi Minh Mạng ban hành lệnh cấm đạo thì Lê Văn Duyệt tại Gia Định vẫn chủ trương thân Tây phương và không thực hiện lệnh cấm đạo. Khi Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình với sự giúp đỡ của một số người Tây phương trong đó có một linh mục Công giáo. Khi cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi bị dẹp tan thì Minh Mạng mới kết án Lê Văn Duyệt, tước hết các chức vụ và cho xiềng lăng của ông bằng xích sắt.

Về phương diện ngoại giao, Minh Mạng cho giảm dần quan hệ với Tây phương. Những ngườì Pháp làm việc với Gia Long chán nản bỏ về nước. Với những người Minh Hương thân Trung Hoa cầm nắm vận mạng của triều đình, Minh Mạng đã thi hành một loạt các chính sách ngoại giao đi ngược với đưòng lối của Gia Long. Từ một nền chính trị ngoại giao khai phóng của Gia Long với những quan hệ rộng rãi với các quốc gia trên thế giới, Minh Mạng và các vua kế vị Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883) cùng triều đình thân Trung Hoa đã bắt đầu một nền chính trị cục bộ, thiển cận với chính sách bế môn toả cảng, đoạn tuyệt với Tây phương, ban hành lệnh cấm đạo.

Mê văn chương xao nhãng quân sự

Do ảnh hưởng của Thanh Nho, triều đình nhà Nguyễn từ Minh Mạng trở đi chỉ chú trọng đến văn chương thi phú biền ngẫu, đi theo con đường trọng văn và xao lãng vấn đề quân sự và quốc phòng.

Ðây là lý do, sau khi Gia Long băng hà, sức mạnh quân sự của triều Nguyễn suy giảm hẳn. Khi các tướng lãnh thuộc thế hệ Gia Long qua đời, các tướng lãnh thế hệ kế thừa không đủ tài thao lược để thực hiện chính sách quốc phòng hữu hiệu.

Lực lượng quân sự của Trương Minh Giảng không đủ khả năng duy trì guồng máy cai trị ở Nam Vang. Và Trương Minh Giảng đã bị người Miên đánh đuổi về nước dưới triều Thiệu Trị.

Đến thời kỳ Tự Đức, xu hướng thân Trung Hoa hoàn toàn nắm trọn quyền trong triều đình. Sự kiện này được xác định khi triều đình họp nhau bác bỏ bản điều trần canh tân đất nước của Nguyẽn Trường Tộ. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là một nho sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông nổi tiếng thông minh và hay chữ, được người đời gọi là Trạng Tộ. Ông cũng thông thạo nhiều ngôn ngữ Tây phương.

Ông làm thông ngôn cho các giáo sĩ Thiên Chuá trong việc truyền đạo tại Việt Nam. Sau một thời gian đi chu du thế giới, đặc biệt là Pháp và Ý, ông trở về Việt Nam dành mấy năm trời đem tâm huyết của một người yêu nước viết nhiều bản điều trần cải cách và canh tân đất nước dâng lên Tự Đức. Nhưng triều đình Tự Đức với đầu óc cổ hủ của Thanh Nho không đủ tầm nhìn để hiểu được những thế lớn đang bùng ra trong thiên hạ thời bấy giờ. Sau hoàng tử Cảnh năm mươi năm, Việt Nam đã mất đi cơ hội phát triển một lần nữa khi triều đình nhà Nguyễn quay mặt trưóc những yêu cầu canh tân của Nguyễn Trường Tộ.

Điều bất hạnh hơn cho dân tộc là lúc ấy giáo điều Thanh Nho đã bắt đầu rã mục. Triều đình nhà Thanh đang trên đà phá sản. Năm 1839 chiến tranh Nha Phiến bùng nổ, nhà Thanh phải ký các hiệp ước biên giới nhượng đất cho Anh và Pháp. Với hiệp ước Nam Kinh, Anh chính thức chiếm đóng Hương Cảng năm 1842.

Với hiệp ước Hoàng Phố 1844, Pháp chính thức đặt chân lên lãnh địa Trung Hoa. Ở mạn bắc, năm 1850 quân đội của Nga Hoàng tràn xuống Hắc Long Giang chiếm đóng Mãn Châu, quê hương của nhà Thanh. Từ 1854 đến 1860, Hồng Tú Toàn và phong trào Thái Bình Thiên Quốc đã chiếm gần một nửa Trung Hoa. Cuối cùng, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 của phong trào cách mạng Quốc Dân Đảng dưới sự lãnh đạo của Tôn Văn đã lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh để xây dựng chế độ Cộng Hoà.

Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn vẫn còn như mơ ngủ. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ năm 1860, tức là 20 năm sau khi nhà Thanh bị liệt cường xâu xé và đang dãy chết, triều đình Tự Đức vẫn còn cho người sang Trung Hoa cầu viện. Những tiếng nói đòi cải cách của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch trở thành nổi trăn trở kéo dài hàng thế kỷ của nhiều thế hệ.

Ý hệ Thanh Nho làm triều đình nhà Nguyễn u mê đến nổi không thấy được một thế giới mới đang ra đời với cuộc cách mạng kỹ nghệ đang đẩy xã hội Tây phương lên đỉnh cao của sự phát triển. Và cuộc cách mạng kỹ nghệ đó làm thay đổi cục diện thế giới, cùng lúc làm thay đổi lịch sử nước Việt.

Khi Pháp tấn công Nam Kỳ thì triều đình hoàn toàn không có đủ năng lực quân sự và chiến lược quốc phòng để đối phó. Những võ tướng uy tín trong triều như Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản (cũng gốc người Minh Hương) dù thừa khí phách của nho gia nhưng không đủ tài thao lược quân sự để lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược. Khi Pháp chiếm Sài Gòn thì súng ống và đạn dược của quan quân Triều đình có rất nhiều nhưng quân đội ô hợp không có khả năng chống trả quân xâm lăng. Hậu quả tất nhiên là đất nước đã mất vào tay thực dân.

Với Hoà Ước Nhâm Tuất 1862 và hoà ước Patenôtre 1884, công cuộc thống nhất đất nước của Gia Long được coi như cáo chung. Việt Nam bước qua trang sử mới, đó là trang sử nô lệ. Và sau 1000 năm giành được độc lập từ Trung Hoa thời Ngô Quyền, nước Đại Việt lại một lần nữa mất quyền tự chủ.

Cái nhục mất nước, tụt hậu của dân tộc Đại Việt ở thế kỷ 19 phát xuất từ nhiều yếu tố lịch sử khác nhau.

Thế nhưng sự chọn lựa mô hình phát triển đất nước, sự ỷ dốc vào Thanh triều trên mặt trận ngoại giao và văn hoá thời kỳ hậu Gia Long, chính sách giao thương phụ thuộc kinh tế Trung Hoa và sự tin tưởng mù quáng vào giáo điều Thanh Nho bất chấp các bản điều trần yêu cầu canh tân của các sĩ phu tiến bộ, là những yếu tố quyết định đưa đất nước vào giai đoạn nô lệ.

Ngày nay, nếu thay giao điều Thanh Nho bằng giáo điều Mao, thì tình trạng Việt Nam gần như tương tự.

(Bài thể hiện quan điểm riêng của Luật sư Nguyễn Xuân Phước và đã được đăng trên Tuần san Trẻ Dallas, Texas, Hoa Kỳ.)

 

The post Thân Tàu Nên Mất Nước ? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Tự Hào Vì Lý Do Gì?

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Tự Hào Vì Lý Do Gì?

 

Alan Phan

 

27 June 2015

ve dep vn

 

Tuần qua, một thân hữu gởi link về một bài hát trong băng nhạc gần đây của Trung Tâm Thúy Nga. Tôi nghe lần đầu, kể cả tiếng hát của người ca sĩ trẻ hải ngoại, ấn tượng với clip video, nhất là những hình ảnh thiên nhiên tuyệt vời của quê hương.

 

Xin mời các bạn nghe xong để hiểu thêm những gì tôi sắp nói:

 

“Tôi Là Người Việt Nam”

 

https://www.youtube.com/watch?v=k4S2w5z2X7A

 

Thực ra, một người đi du lịch khắp thế giới sẽ nhận ra là vẻ đẹp thiên nhiên hiện hữu cùng khắp, tại mọi lục địa, từ đồi núi biển khơi đến sa mạc rừng sâu. Mỗi vẻ đẹp dù khác biệt vẫn làm chúng ta nín thở trước sự cấu tạo tuyệt vời của Thượng Đế. Việt Nam có thể may mắn hơn vài nước khác vì núi biển sát kề nhau; nhưng thiên nhiên vẫn chia sẻ nhiều thần kỳ cho mọi nơi chốn và cho mọi con người, lớn hay bé, giàu hay nghèo, mạnh hay yếu, hạnh phúc hay đau khổ. Chúng ta nên cảm tạ ân phúc đó vì đây là một món quà “miễn phí” hàng ngày.

 

Tuy nhiên, trong cái tôn kính món quà thiêng liêng của thiên nhiên, con người phải lo gìn giữ, chăm lo, bồi đắp… tài sản này nếu chỉ để tỏ lòng biết ơn. Sự vô tâm phá hoại môi trường với nạn chặt rừng bừa bãi, đổ rác tràn lan gây ô nhiễm trên sông rạch, đất cát, không khí…, nạn giết sạch mọi loài thú để thỏa mãn khẩu vị, nạn cướp đất ruộng của dân, phá hủy di tích lịch sử, nạn pha chế độc chất vào bất cứ sản phẩm nào… để làm đầy túi tiền cho phe nhóm…có thể liệt kê vào những tội phạm mà các xã hội văn minh sẽ nghiêm trị. Thâu ngắn đời sống đồng loại có phải là diệt chủng? Dùng khủng bố để tiến chiếm quyền lực lợi ích có phải là cướp cạn?

 

Một điều nữa. Cái đẹp Trời cho, hay do người khác tạo nên, có phải là lý do để chúng ta tự hào? Suy ngẫm lại, tự tay chúng ta đã sáng chế, phát minh, tìm tòi…những gì cho nhân loại? Một đột phá về công nghệ đang được ứng dụng khắp thế giới; hay một tác phẩm nghệ thuật đang được trầm trồ tại những triển lãm; hay một triết lý sống đặc thù cho hạnh phúc an bình?

 

Một cá nhân, một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia…chỉ biết sống bằng cách “lấy cướp” từ họng súng, hay bằng miệng lưỡi dối trá, lừa đảo…sẽ chịu những nhân quả gì trong cuộc sống này?

Câu nói của Edith Sitwell tôi đã dùng để minh họa cho một bài viết cách đây vài tháng được nhiều đọc giả ưa thích và đồng cảm,” Tôi kiên nhẫn với sụ ngu dốt, nhưng không thể chịu được những kẻ tự hào vì nó – I am patient with stupidity but not those who are proud of it”.

“Tôi là người Việt Nam” nhưng tôi chỉ có thể tự hào vì những thành tựu xã hội này tạo dựng. Một quốc gia muốn được thế giới kính nể không thể chỉ cóp nhặt văn hóa, lối sống, ngay cà quá khứ của một quốc gia khác. Chắc chắn là không thể đi xin đi vay đi làm đầy tớ…như từ cả thế kỷ qua.

 

Alan Phan

The air we breathe, the water we drink, and the land we inhabit are not only critical elements in the quality of life we enjoy- they are a reflection of the majesty of our Creator (Rick Perry)

 

The post Tự Hào Vì Lý Do Gì? appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Chất lượng sống thấp hơn Lào à?…Thôi kệ!

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chất lượng sống thấp hơn Lào à?…Thôi kệ!

Theo Báo Đất Việt – 26 June 2015

(GNA: Quality of life is not an act, it’s a habit – Aristotle)

saigon ngap

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành chia sẻ suy nghĩ xung quanh kết quả khảo sát Việt Nam có chất lượng sống thấp hơn Lào và Campuchia.

“Do tính lạc quan cao nên người Việt vẫn sống hạnh phúc. Dù chất lượng cuộc sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.

PV: – Đáng lưu ý, theo xếp hạng này, chất lượng sống của Việt Nam xấp xỉ nhưng ở mức thấp hơn Campuchia và thua hẳn so với Lào. Điều này có đồng nghĩa chúng ta tụt hậu hơn so với Lào (như đã xếp kém Lào về năng lực sáng tạo) hay không? Nếu không thì có thể giải thích điều này như thế nào cho hợp lý?

Ông Nguyễn Văn Đực: – Đúng vậy! Hiện nay người dân sống ở Lào, Campuchia cảm thấy an toàn hơn, không sợ mất trộm, không sợ lừa đảo, không sợ thức ăn bẩn độc, không sợ cướp giật, ra đường không sợ tai nạn. Việt Nam có thể giàu hơn Campuchia, Lào, thu nhập có thể hơn nhưng cuộc sống của người Việt kém hơn, người không tin người, ra đường như ra trận, chất lượng cuộc sống thấp, đặc biệt sự an toàn trong cuộc sống đã xuống quá thấp.

Cách đây vài năm, người dân đâu có ngại thức ăn mà giờ tất cả trở thành ma trận thực phẩm bẩn độc với rau tắm hoá chất, thịt thối, các chất bảo quản… Những gì người ta cho súc vật ăn nay người ta đều làm cho đồng loại ăn. Bởi không ăn thì chết liền mà không ăn thì chết từ từ nên đành nhắm mắt mà ăn.

PV: – Dù bị đánh giá đang thua ở top các nước có chất lượng sống thấp nhất thế giới song trong nhiều cuộc khảo sát về mức độ hạnh phúc hay lạc quan, người Việt Nam luôn xếp hàng đầu thế giới. Phải hiểu điều này như thế nào?

Trong việc nâng cao chất lượng sống, phẩm chất lạc quan bẩm sinh của người dân có giúp ích cho việc điều hành chính sách hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: – Trước đây, học giả Phạm Quỳnh có viết bài Cười vì cái gì người dân mình cũng cười, cười vui vẻ, cười hả hê bất chấp nghèo đói, lạc hậu.

Đôi khi họ tự huyễn hoặc rằng: Nói gì thì nói bây giờ mình khá hơn ông cha mình rồi, có TV, iPad, iPhone… Họ tự so sánh với ông cha mình chứ không so sánh với người hàng xóm, thành ra họ vẫn lạc quan, miễn là năm sau cao hơn năm trước, dù người ta tăng 5-10%/năm còn mình tăng 1%/năm cũng vui rồi.

Tính lạc quan của người Việt rất cao nên nhiều người vẫn sống hạnh phúc. Bởi thế, cứ nói đất nước có chất lượng sống kém nhưng thử kêu ai qua Lào, Campuchia sống chưa chắc người ta đã qua.

Như tôi bây giờ sống thế này, dù chê bai vậy nhưng bảo tôi qua Mỹ, qua Úc sống thì tôi không qua bởi ở Việt Nam vui hơn, có những cái phù hợp với nếp sống, tính tình, phong cách sống của tôi hơn.

Người Việt Nam lạc quan ở chỗ họ chấp nhận những gì họ có, giống như câu thơ của Nguyễn Công Trứ trong bài Chữ Nhàn: “Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc/Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?” (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn).

Do đó, vấn đề người ta chọn ở lại không phải vì chất lượng cuộc sống mà vì không gian sống, nếp sống có phù hợp không bởi nơi phù hợp luôn là nơi tốt nhất.

Tuy nhiên, việc chấp nhận hiện tại trở thành một sức ỳ rất lớn, cản trở sự phát triển. Nó xuất phát từ hai yếu tố: văn hoá lâu đời và xã hội không mở cửa. Người Việt có câu cửa miệng rất độc đáo: Thôi kệ!

Chữ Thôi kệ có phần an phận, chấp nhận số phận giống như một kiếp mình phải trả, nó khiến người Việt lạc quan và bình thản trước mọi sự việc, kể cả lạc quan trước sự bất công, nghèo đói, tụt hậu của dân tộc, không thấy đó là nỗi nhục để vươn lên. Đấy là một nhược điểm lớn của người Việt!

Cần có cuộc vận động từ chính quyền, đoàn thể, tổ chức để nâng cao dân trí, dân khí lên, để mỗi người dân thoát khỏi sức ỳ của chính mình mà nhìn xa hơn và cảm nhận mình quá thua thiệt, thấy nghèo đói, tụt hậu là nỗi nhục và cần phải thay đổi một cách nhanh chóng.

PV: - Qua khảo sát trực tuyến, website Numbeo.com – trang web dữ liệu lớn nhất về các thành phố và quốc gia trên thế giới – vừa công bố đánh giá Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống thấp bậc nhất trên thế giới dựa trên các tiêu chí: mức độ an toàn, chăm sóc sức khỏe, giá tiêu dùng, sức mua, giao thông đi lại, mức độ ô nhiễm và giá nhà đất so với thu nhập.

 

Cá nhân ông có bất ngờ trước kết quả xếp hạng trên không? Dựa trên các yếu tố khảo sát, theo ông, mức độ đáng tin của khảo sát này như thế nào? Và cảnh báo với Việt Nam từ bảng khảo sát này ra sao?

 

Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi hơi buồn khi nghe thông tin này nhưng phải thừa nhận rằng cái gì người ta đánh giá cũng có cơ sở. Theo tôi, có 4 điều đáng lo trong chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.

Thứ nhất, về chất lượng nhà ở, đại đa số người dân Việt Nam, nhất là người thu nhập trung bình thấp hiện nay có chất lượng nhà ở rất thấp. 80-90% người dân ở độ tuổi 20-35 đều chưa có nơi ở riêng, phần đông ở nhà cha mẹ hoặc thuê trọ. Họ ở với cha mẹ, ông bà không phải trong một vila mà là nhà phố chia 3-5 phòng, mỗi phòng là 1 gia đình. Còn cảnh ở nhà trọ cũng không khác mấy khi những người trẻ mới lập gia đình phải thuê phòng trọ trên dưới 20m2.

 

Trong khi đó, cơ quan chức năng cứ thống kê diện tích nhà ở bình quân đầu người 17-18m2/người nhưng điều đó không chính xác bởi thực tế có nhiều người giàu có 200-300m2 hoặc cả ngàn mét vuông nhà ở nhưng những người nghèo phải ở trong diện tích chật hẹp 2-10m2, không thể cứ cộng lại rồi chia bình quân.

 

Thứ hai, về an toàn trong thực phẩm, hàng ngày chúng ta phải ăn những thức ăn bẩn độc, chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm như chất tăng trưởng kích thích làm trái cây chín vàng, ngọt, rau muống mỗi ngày dài thêm 2-3 tấc…

 

Thứ ba, về giao thông, mỗi năm Việt Nam có hơn 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, tương đương với một sư đoàn khiến người dân có cảm giác mỗi lần ra đường giống như ra trận, sống chết hên xui.

 

Thứ tư, về văn hoá sống. Văn hoá sống của người Việt Nam hiện đang ở  tình trạng báo động: người ta tranh cãi, chửi bới nhau, dùng vũ lực, trả  thù nhau… Đó là do pháp luật Việt Nam không nghiêm dẫn đến tình trạng người ta xử nhau bằng vũ lực chứ không phải bằng pháp luật.

 

Những vụ bắt trộm chó rồi đánh trộm đến chết là ví dụ điển hình. Trên thế giới có lẽ không có đất nước nào có hiệp sĩ đường phố như Việt Nam, mọi chuyện lẽ ra phải được lực lượng chức năng giải quyết chứ không phải người dân tự xử. Một điều đau lòng khác xảy ra ở Thủ đô Hà Nội là nạn nói tục, đến nỗi người ta sắp phải có quy định xử phạt hành vi này.

 

Kết quả khảo sát trên là hợp lý và có nhiều vấn đề đáng buồn mà họ phản ánh là có cơ sở. Nó cảnh báo Việt Nam đang bị tụt hậu dần về mọi mặt, trong khi nền kinh tế của Lào và Campuchia bắt đầu phát triển và ở chừng mực nào đó có phần hơn Việt Nam.

 

Thế giới đã đánh giá như vậy, chúng ta nên tiếp thu, lắng nghe, nghiệm lại và có sự cải tổ, canh tân một cách quyết liệt, dứt khoát. Ví dụ thông tin Hà Nội cấm nói tục, tại sao không làm cách đây 5-10 năm mà bây giờ mới phát động? Việc phát động phải được tiến hành từ lãnh đạo trở xuống.

 

Nguồn: baodatviet.vn (Bài nhậy cảm, đã bị gở xuống. Truy cứu Google Archive)

 

 

The post Chất lượng sống thấp hơn Lào à?…Thôi kệ! appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Cảm ơn đảng và nhà nước

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

 Dân trí mình đúng thấp thật rồi, cảm ơn đảng và nhà nước!

Theo Triết Học Đường Phố – 27/06/2015 –

Câu nói của ông đại biểu: “Dân trí nước ta còn thấp.” Bị người dân, chủ yếu dân mạng phản đối ầm ĩ. Còn lại đa phần số đông, những người dân, người lao động không bao giờ online thì chẳng biết, chẳng bận tâm. Mà cho dù có biết đi chăng nữa thì cũng kệ vì chả thấy liên quan gì tới mình. Đấy, mình bị cái đứa mình nuôi nó chửi thẳng mặt là ngu mà cũng không biết, không quan tâm, thì thử hỏi mình có ngu thật hay không?

dan tri viet

Chưa kể,

Dân trí cao cỡ nào khi mà ngoại trừ những người quan tâm chính trị ra thì còn mấy ai biết cụ thể công việc, trách nhiệm của những chức danh như Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân, Ủy ban mặt trận Tổ Quốc… là cái gì? Họ làm những công việc gì? Trách nhiệm của họ đến đâu? Tại sao ông Đại Tướng chẳng bao giờ thấy mặt mũi trên các thông tin chiến trận ngoại trừ có mặt ở một vài cuộc họp vớ vẩn với ngoại bang? Tại sao những vụ doanh nghiệp Nhà Nước thua lỗ động trời không một ai phải đứng ra chịu trách nhiệm hay nói một lời xin lỗi?

Dân mù tịt không biết đâu mà lần, thậm chí cũng là không quan tâm chút nào hết. Thế thì hỏi có là ngu không? Ngu vì không được dạy hay ngu vì không biết tự tìm hiểu hay ngu vì tìm hiểu mãi cũng không ra… Dù cho là ngu vì bất cứ lý do gì thì vẫn là ngu. Ngu thì là dân trí thấp. Đúng quá rồi còn gì.

Dân trí có cao không khi đa phần người dân không hề muốn nghe muốn nói đến chuyện chính trị vì cho rằng nó không liên quan tới cuộc sống của mình. Không hề biết rằng chuyện chính trị chính là quyền của mình để lập ra một chính phủ có trách nhiệm chăm lo cho đời sống của mình.

Chính trị chính là nội dung giáo dục con cái mình nên người. Chính trị chính là niềm tự hào dân tộc của dân mình khi bước ra khỏi đất nước. Chính trị chính là liều thuốc con mình tiêm vào người, là con đường mình đi, là hàng hóa mình tiêu thụ, là không khí mình hít thở, là sức khỏe của chính mình và gia đình mình?

Tách rời chính trị khỏi cuộc sống và trách nhiệm của bản thân trong khi nó ảnh hưởng sâu sắc và gắn liền mật thiết đến nhau. Cho rằng nó thì không liên quan đến mình, mình thì không làm gì được nó, thì thử hỏi có ngu không, có dân trí thấp không?

Dân trí cao cỡ nào mà để cho “nước lạ” nó ngang nhiên chiếm đảo chiếm đất xây dựng sân bay, công trình mà vẫn im lặng không nói một lời.

Dân trí cao chắc chắn sẽ phải biết biểu tình và giữ im lặng khi bị bắt là hai trong những quyền cơ bản nhất của con người trên bất cứ vùng đất văn minh nào.

Dân trí cao thì đâu thể im lặng đi trên những cây cầu mới xây đã sập, bê tông cốt tre, đường cao tốc sóng trâu, công trình trăm ngàn tỷ vừa khánh thành đã hư hỏng, đập nước bờ kè mưa một trận đã sụt lún…

Dân trí cao thì nỡ nào mà để người dân mình tự lừa đảo người mình, tự đầu độc dân mình, tự làm hại đồng bào mình. Giúp người ta tiêu thụ hóa chất độc hại, nông sản độc hại còn nông sản của dân mình thì phải đổ bỏ đi vì thừa mứa và rẻ mạt.

Dân trí cao thì sao để chính quyền tự ý lấy thuế xây cái miếu vài trăm tỷ thờ một ông học giả ngoại bang rồi còn trơ trẽn tuyên bố xây thế thôi chứ chưa quyết định thờ ai. Hẳn là chính quyền dư nhiều tiền lắm. Nhưng dư tiền sao lại phải đi vay Trung Quốc tiền xây cái đường tàu cao tốc để rồi bị họ chèn ép. Dư tiền sao lại phải đi vay viện trợ bảo vệ môi trường trong khi tiền phí bảo vệ môi trường thì tận thu từ trong giá xăng giá điện?

Dân trí cao thì sao mà có mấy chuyện hy hữu cười ra nước mắt rằng cuộc sống của ta là hạnh phúc nhất, yên bình nhất.

Dân trí cao làm sao chịu nổi khi chính quyền làm được một việc nhỏ thì bắt dân mang ơn, tạc tượng. Còn khi chính quyền làm sai những việc tày đình thì không cần xin lỗi, từ chức, chịu trách nhiệm, chỉ cần rút kinh nghiệm là xong?

Dân trí cao thì hẳn đã chẳng phải xấu hổ khi dân ta ra nước ngoài mang bao tiếng xấu, trộm cắp, mại dâm, vô ý thức vô văn hóa.

Nếu dân trí mà có cao thì phụ nữ Việt đã chẳng phải lũ lượt ra nước ngoài bán dâm, bị mua làm vợ, bị hành hạ, bị xúc phạm. Người dân Việt đã chẳng phải qua Cam, qua Lào làm giúp việc, lao động nặng nhọc, chui nhủi.

Nếu dân trí mà không thấp thì hàng trăm ngàn sinh viên thạc sĩ tiến sĩ ra trường hẳn đã phải có công ăn việc làm, có những đồ án, công trình giúp ích cho cộng đồng chứ không xếp hàng dài thất nghiệp ăn bám gia đình xã hội.

Nếu dân trí cao thì hẳn phải biết đất nước đã đi thụt lùi thế nào sau những năm tháng “giải phóng”. Từ một nước tự sản xuất được xe hơi nội địa thành một nước không sản xuất được con ốc con vít. Từ một nước được miễn phí học hành, y tế biến thành có nhiều tiền cũng chưa chắc có được môi trường học hành, y tế đủ tốt. Từ một nước được bao nước thèm muốn, ước ao trở thành một nước bị xem thường.

Nếu dân trí cao hẳn đã phải nhận ra những mâu thuẫn, nhìn thấy những sự thật đang được giấu kín thay vì nói gì biết đấy, kêu gì làm đấy.

Nếu dân trí cao liệu có để cho các ngài lãnh đạo xem như trò hề, muốn làm gì thì làm, muốn chặt cây thì chặt, hứa một đằng làm một nẻo, muốn thay cây gì thì thay, muốn bán đất cho ai, bán tài nguyên cho ai, cho ai thuê đất bao lâu thì cho.

Nếu dân trí cao hẳn không thể để mặc cho những người được mình ủy quyền lộng hành tác oai tác quái. Sâu mọt khắp nơi từ trung ương đến địa phương, từ trong ra ngoài, từ lớn đến bé, từ xưa đến nay mà không một động thái ngăn cản.

Nếu dân trí cao người ta hẳn sẽ phải thích đọc sách hơn xem truyền hình, thích nghiên cứu tìm hiểu hơn là đọc tin tức giải trí. Nhưng xem kìa, Việt Nam là một trong những nước đọc sách ít nhất thế giới.

Nếu dân trí cao thì hẳn sẽ không cười xòa khi đọc tin tức “Cá mập cắn đứt cáp” “Nhím gà dê hỗ trợ nông dân đi lạc vào nhà bí thư, chủ tịch”.

Nếu dân trí cao hẳn người dân phải biết hợp sức lại, biết cất tiếng nói của mình, biết liên kết với nhau tạo nên sức mạnh.

Và quan trọng nhất, nếu dân trí cao thì người dân chắc chắn phải biết chuyện gì đang xảy ra với đất nước mình, với dân tộc mình.

Đấy, xin mời các bạn xem lại, tự vấn lại bản thân một chút. Rằng so với một vài biểu hiện của dân trí cao như trên, thì tự xem dân trí của mình có cao không? Nếu có, thì xem tiếp, xung quanh mình có bao nhiêu người có dân trí cao giống mình trên tổng số người mình quen biết và tiếp xúc hàng ngày? Còn nếu không, thì thôi, ông đại biểu nói đúng, dân trí mình thấp thật, nói thẳng tuột, mình thật là ngu, dân mình cũng ngu, rất ngu, đấy là sự thật không còn nghi ngờ và bàn cãi gì nữa.

Ấy thế thì, thay vì phản bác và chê trách ông đại biểu, người dám nói dân trí ta thấp, thì có lẽ, nên tuyên dương ông. Vì dám nói ra sự thật, sự thật mà các ngài lãnh đạo đều biết nhưng chưa ai có can đảm nói. Nhưng mà cũng không được, vì ông đại biểu này khi bị phản đối đã lại kịp có bài thanh minh rằng ông ta không nói ra điều đó. Ý ông không phải vậy, dân hiểu lầm ý ông rồi. Đấy, lại một lần nữa, dân trí thật thấp, thật ngu, lãnh đạo phát biểu gì người dân cũng hiểu lầm hết.

Từ “dân trí thấp” “quyền im lặng và biểu tình là nguy hiểm” “xu thế ghét Trung Quốc là nguy hiểm cho dân tộc” “nước ta còn dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản” “đa số người dân ủng hộ chặt cây” “chưa quyết xem thờ ai trong miếu” “chúng ta phải cố gắng xây dựng quân đội mạnh như Triều Tiên” “dân sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai”…

Đấy, câu phát ngôn nào cũng bị người dân hiểu lầm. Thế thì giờ sao? Lãnh đạo phải coi lại cách phát biểu sao cho dân hiểu. Hay người dân phải cố mà hiểu cho đúng ý lãnh đạo? Ôi tôi cũng không biết nữa, vì như đã nói, dân trí tôi thấp lắm. Sao hiểu được ý mấy ông.

Nhưng mà dù dân trí tôi thấp đi chăng nữa, thì có một điều tôi dám cam đoan, rằng bất kể chuyện gì xảy ra bất kể kết quả thế nào, cũng là nhờ ơn Đảng và Nhà Nước. Nên dù cho cả nước có bị dân trí thấp, tôi cũng xin thay mặt toàn dân, cảm ơn Đảng và Nhà Nước!

 

TP

 

The post Cảm ơn đảng và nhà nước appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Câu Chuyện của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ

Trà Mi – VOA – 26 June 2015

Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.

Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.

Pham D Khanh

Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.

Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..

Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu, nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày, và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.

Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?

TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được, và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.

Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực, và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?

TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.

Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của mình có giống ngày hôm nay không?

TS. Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh thì ở trong hay ngoài nước mình đều có được, nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước, nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.

Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, vì sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đòi hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?

TS. Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.

Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?

TS. Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.

Trà Mi: Vì sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới mình có thể làm gì để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chăng?

TS. Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học thì ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này thì dần dần họ sẽ trở về thôi.

Trà Mi: Theo ý kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lãnh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?

TS. Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lãnh đạo, đối với giới trẻ, nếu mình có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, mình nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lãnh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.

Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói gì?

TS. Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đã giúp tôi thành công. Và mình cũng không nên quên nguồn gốc gia đình của mình và bản thân mình là ai.

Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

 

The post Câu Chuyện của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Tin Thị Trường




Thiên nhiên


nguon tin phu nu

Hoa anh thảo

Anh thảo ( còn gọi là tiên khách lai, hoa tai thỏ, hải đường rau cải, viôlet Ba Tư) khi loài hoa này nở báo hiệu một mùa lạnh giá đang về.

hải đường rau cải, hoa tai thỏ, tiên khách lai, viôlet Ba Tư

nguon tin phu nu

5 ‘siêu thực phẩm’ ngăn ngừa ung thư, đột quỵ

6 “siêu thực phẩm” nên thêm vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư và đột quỵ.

siêu thực phẩm,bệnh tim mạch, ung thư

RSS




Sức Khỏe


Thuốc Hay

Thuốc trị ung thư Avastin có thể gây viêm cân mạc

Các nhà khoa học Canada đã phát hiện loại thuốc trị ung thư Avastin có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm cân mạc (fasciitis) đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Avastin, thuốc trị ung thư

RSS




Mua sắm

Vườn Thảo Mộc


Máy đo độ ẩm đất dùng cho nhà vườn hiệu Eteckcity

Đặc tính sản phẩm Máy đo độ ẩm đất dùng cho nhà vườn hiệu Eteckcity:

Máy đo độ ẩm,Eteckcity

RSS

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Một Chút Hương Xưa…Xe gắn máy trước 1975

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Một Chút Hương Xưa…Xe gắn máy trước 1975

 

Tác giả: Phi Long – 21 May 2015

.

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.

yamaha 12

Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobilette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và Mobylette xanh.

Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ hơn, chỉ có ống nhún phía trước, còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn .

Xe Mobilette xem chừng ra không thay đổi nhiều lắm qua nhiều năm. Xe Mobylette trong thập niên 1950 thân là những ống tuýp hàn lại. Qua thập niên 1960 thì thân làm bằng tôn ép. Màu sắc cũng ít thay đổi. Có lúc Mobylette vàng đổi thành Mobylette xám. Xe Mobylette được chế tạo để dễ sử dụng.

Xe không cần sang số mà dùng embrayage automatique, vặn ga lớn thì xe chạy nhanh, vặn ga nhỏ lại thì xe chạy chậm và đứng lại. Khi muốn nổ máy thì chỉ cần đạp cho nhanh là xe nổ máy. Đạp hoài không nổ thì chỉ gần gạt môt cái chốt ở đĩa có dây couroie ăn vào động cơ để tách rời động cơ và bánh sau thì có thể đạp bộ về nhà.
mobylette

Mobylette vàng 1956

 mobylette 2

Mobilette xám, 1967

mobylette xanh

 Mobylette xanh

Nếu có khi nào trong lúc bạn đạp xe đạp rồi nghĩ bụng sao không gắn một cái động cơ nhỏ lên xe đạp để khỏi phải đạp thì ý nghĩ đó đã có người nghĩ đến và chế tạo ra chiếc Vélosolex. Xe Vélosolex là một chiếc xe đạp có gắn động cơ lên bánh trước. Động cơ này làm lăn một cục đá tròn phía dưới .

 

Khi người lái kéo cái cần trước mặt thì cục đá dở hổng lên khỏi bánh trước và có thể đạp như xe đạp. Khi đạp đến một tốc độ nào đó, hạ cần xuống thì tốc độ của xe làm cho động cơ nổ máy và động cơ kéo chiếc xe đi bằng bánh trước. Khi xe đã chạy ngon trớn thì người lái có thể rút chân lên miếng để chân nhỏ ở giữa xe mà ngồi một cách thoải mái. Từ một ý kiến rất giản dị phát xuất giữa thế kỷ 20, xe Vélosolex vẫn còn tồn tại qua đến đầu thế kỷ 21.

 

Vì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.

  velosolex 2

Velosolex

velosolex 3

 

Ở một hạng cao hơn là các xe scooter của Ý: Vespa, Lambretta. Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50 cc, nhỏ nhất là 125 cc hoặc 150 cc hoặc 200 cc tùy theo kiểu, nên không còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng tương đối khá vì xe scooter đắt hơn.

 

Xe Vespa hàng chục năm nay không thay đổi mấy. Thân xe làm băng tôn ép. Có lẽ vì thế nên làm hình tròn như quả trứng để chịu lực tốt hơn. Máy được đặt ở chỗ phình bên phải, còn bên trái là ngăn để chứa đồ. Vì thế xe Vespa khi chạy hơi nghiêng về phía phải vì bên này nặng hơn. Xe Lambretta tuy trông bề ngoài giống Vespa nhưng cấu tạo lại khác.

 

Khung xe bằng ống sắt hàn lại, máy đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt. Xe Lambretta hồi đâu thập niên 1960 có đường nét cong. Cuối thập niên 60, qua đầu thập niên 70 thì kiểu dáng thẳng, theo như mốt của thời đó, nên trông thanh nhã. Cả hai đều sang số bằng tay, bóp embrayage vào và vặn để đổi số.

vespa 1

Vespa 1963

 lambretta 62

Lambretta 1962

 lambretta 66

Lambretta 1966

 

Từ cuối thập niên 1950, miền Nam cũng nhập cảng các xe gắn máy Đức như Goebel, Sachs, Puch. Các xe này đều có chung đặc điểm là có bình xăng đặt trước người lái, sang số bằng tay, có ống nhún cả trước lẫn sau, và máy đều là 50cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.

Mỗi xe lại có những đặc điểm riêng như máy xe Puch luôn luôn được bọc trong lớp vỏ bằng nhôm, có quạt chạy để làm mát. Như thế có lợi điểm là máy xe được làm mát ngay cả khi ngừng đèn đỏ. Vì là xe có sang số nên tuy chỉ có 50cc, xe gắn máy Đức có sức kéo mạnh hơn các xe Mobylette ở số 1, 2, nên cũng được dùng để kéo xe lôi, có thể kéo được thêm được bốn năm hành khách và hàng hóa phía sau. Hãng Puch và Sachs ngày nay vẫn còn tồn tại.

goebel 65

Goebel 1965

 

puch 64

Puch 1964

 

sach 61

Sachs 1961

fips

Fips, máy Sachs, 1955

 

Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam để đi làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường người Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi công Mỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh trại ra chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút.

 

Có xe Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là chiếc được ưa

chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp và máy mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích.

 

Cách đặt máy này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ, đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50 trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi chiếc Honda dame nhập cảng hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng chân.

honda 67

Honda S90 1967

 honda 64

Honda S65 1964

 

honda 66

Honda C110 1964

 honda p50

Honda P50, 1964

Chiếc xe Honda được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame năm 1965. Hãng Honda thì gọi là kiểu C50, nhưng mọi người thường gọi là Honda Dame. Có Honda Dame nhưng không ai gọi Honda Homme, mà gọi là Honda đàn ông.

Những chiếc xe Honda Dame đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn thu hút được sự chú ý của người đi đường. Những ngày đầu tiên xe bán ra ngoài, trên các nẻo đường phố người ta nhìn thấy các chiếc xe Honda Dame màu đỏ hay xanh lá cây nhạt. Có người bị tắt máy xe, hý hoáy nhìn xuống chân vì chưa quen với cách sang số bằng chân. Sang lộn số có thể làm xe tắt máy. Khi thấy có một số người dắt xe Honda đi bên đường, có người nói hãng Motobécane của Mobilette thuê người dắt xe Honda Dame đi khắp các đường phố để người dân thấy xe Nhật dở, bị chết máy hoài, sợ không dám mua. Không biết là có đúng hay không.

 

Một số người lúc đó nói là hàng Nhật không bền, chỉ vài năm là hỏng và tiên đoán rằng chừng năm mười nữa thì các xe gắn máy Pháp, Đức vẫn còn chạy, còn xe Nhật thì lúc đó vứt đi. Những người đó có lẽ căn cứ vào phẩm chất hàng hóa của Nhật trước thập niên 1960. Nhưng qua thập niên 1960, các hãng xe gắn máy Nhật đã trải qua những năm cạnh tranh khốc liệt trong nước.

 

Vào đầu thập niên 1960, nhiều hãng xe gắn máy ào ạt ra đời tại Nhật, cuối cùng theo luật thư hùng đào thải chỉ có những hãng có khả năng cải tiến mới sống còn. Lúc xe Nhật sang Việt Nam cũng là lúc các hãng xe gắn máy Nhật bắt đầu tung ra thế giới với nhiều cải tiến làm cho phẩm chất xe Nhật vượt hẳn các xe Tây phương.

honda dame 65

Honda Dame C50 1965

 

Xe Honda Dame được làm để cho phái nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dame, Yamaha Dame cũng giống thế. Còn các xe gắn máy Nhật kiểu đàn ông được vẽ kiểu giống như những chiếc mô tô phân khối lớn ở chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để chân, bên phải là thắng chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay trái, thắng trước tay phải, bình xăng phía trước.

honda dame 652

Các xe này còn giống mô tô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp vào cho êm. Điều đáng kể là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á Châu khiến cho việc leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn khi sử dụng các xe gắn máy Tây phương. Tay ga vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe Tây phương. Máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ.  Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật khiến cho các chiếc xe gắn máy sử dụng dễ dàng, tiện nghi hơn khiến cho người dùng thấy rất thoải mái khi đi xe.

 

Sau chiếc xe Honda Dame là sự xuất hiện của Honda đàn ông 66 (SS50). SS là chữ viết tắt của Super Sport. Chiếc Honda 66 xuất hiện vào năm 1966, với màu đỏ hay đen, tay lái ngắn ngủn để người lái thu hẹp khoảng cách hai tay, giảm tiết diện cản gió, xe không có đèn signal, hộp số có năm số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một chiếc xe máy 50 cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của xe đua.

Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay lái quá ngắn nên khó điều khiển. Sang năm 1967, Honda sửa lại kiểu xe cho tay lái rộng hơn, hộp số có bốn số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn signal, ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 90k/giờ. Kiểu xe 67 (SS50) đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa chuộng và có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam cùng với xe Honda Dame. Về sau Honda có ra các kiểu khác nhưng Honda 67 vẫn được nhiều người biết đến nhất. Vì máy mạnh nên chiếc Honda 67 được dùng để kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.

honda ss 69

Honda SS50 1966, tay lái 67

 honda 7b

 Honda SS50, 1966, tay lái original

 honda 67

Honda SS50 1967

Cả tứ đại gia của làng xe gắn máy Nhật, Honda, Yamaha, Suzuki, Kawasaki đều có mặt tại miền Nam lúc đó. Hãng Suzuki tung ra kiểu xe nam M15 và M12 và xe Suzuki Dame, M31. Hai kiểu xe nam đại khái giống nhau, dùng cùng một động cơ nhưng kiểu thể thao có ống pô vắt cao và vè trước ngắn để trông có vẻ thể thao hơn.

suzuki67

Suzuki M12 1967 

 

suzuki15

Suzuki M15 1967

suzuki31

Suzuki Dame M31 1967

Hãng Yamaha có hai kiểu xe đàn ông, trong đó có kiểu YF5, và một kiểu Yamaha Dame. Xe Yamaha đàn ông kiểu đẹp, nhiều bộ phận xi bóng loáng. Yamaha Dame sơn màu xanh da trời, với đường cong dịu dàng, trông rất mỹ thuật. Các xe Yamaha xem ra không được ưa chuộng bằng Honda vì máy không mạnh bằng.

yamaha 50

Yamaha nam kiểu thể thao YF50, 1967

 yamaha 502

Yamaha nam F5, 1970

 yamaha dame

Yamaha Dame U5 1966

Xe Suzuki Dame và Yamaha Dame đèn trước thấp hơn xe Honda Dame, trông vẻ nhu mì thích hợp với các cô mặc áo dài.

 

Kawasaki là hãng nhỏ nhất trong các hãng xe Nhật lúc đó, chỉ đưa sang một kiểu xe đàn ông. Xe Kawasaki chạy tuy tốt nhưng bị chê là nặng và máy yếu. Xe Kawasaki đem sang Việt Nam là kiểu dùng sườn của xe 80 cc, thay vào đó bằng động cơ 50 cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.

kawasaki 66

 Kawasaki M10 1966

 Hiệu xe ít người nhớ đến có lẽ là Bridgestone. Bridgestone là hãng chuyên chế tạo vỏ bánh xe nhưng lúc đó cũng có một phân bộ chuyên sản xuất xe mô tô để đua. Kiểu Bridgestone đem sang Việt Nam năm 1966 có máy 65 cc.

 

Vì thế xe Bridgestone vọt rất mạnh. Đặc điểm của Bridgestone là hộp số có bốn số quay vòng giống như các xe đua, nghĩa là sang đến số bốn thì nhấn thêm sẽ trở về số một mà không phải trả số ngược lại. Xe Bridgestone chìm vào quên lãng của người Việt khi phân bộ xe mô tô của hãng đóng cửa năm 1967 vì lý do là nếu sản xuất xe đua thì các hãng xe gắn máy Nhật khác không muốn mua vỏ xe của hãng kình địch với mình trong các cuộc đua.

bridgestone 66

Bridgestone 65 1966

bridgestone sports 66

Bridgestone 65 kiểu thể thao 1966

 

Không như các hãng xe châu Âu giữ các kiểu xe y nguyên nhiều năm, các hãng Nhật ào ạt tấn công thị trường Việt Nam với các kiểu xe mới ra mỗi năm. Qua 1968, Honda tung ra xe CL50. CL là chữ viết  tắt của Scrambler. Đó là kiểu xe được chế tạo để chạy các đường đất lồi lõm nên chỉ có bốn số, xe kéo mạnh ở số một và số hai, nhưng tốc độ tối đa kém xe Honda 67. Ống pô vắt cao để khỏi va chạm vào mô đất hay ngập nước.

 

Qua 1969, Honda tung ra kiểu SS50M. Cũng dùng cùng máy và sườn như xe Honda 67 nhưng bình xăng dài hơn cho có vẻ thể thao. Qua năm 1970, Honda đưa sang kiểu CD50. Xe này cũng dùng cùng loại sườn và động cơ như SS50 nhưng bình xăng và hộp đựng đồ phụ tùng vẽ kiểu khác nên trông bề ngoài khác hẳn. Xe được chế tạo để chạy trong thành phố nên chỉ có bốn số với các số đầu kéo mạnh, thích hợp với cách chạy xe trong thành phố phải luôn luôn dừng lại đèn đỏ rồi lại bắt đầu vọt lên. Cùng là kiểu SS50E, đến 1971, 1972, Honda tung ra kiểu xe với sơn đỏ metal và vè xi bóng, ghi đông cao kiểu sừng bò trông rất hấp dẫn.

 

Honda thay đổi hình dáng bề ngoài thu hút thêm khách hàng mới. Năm 1969, Suzuki cũng tung ra kiểu xe mới AS50 trông rất thể thao và rất đẹp. Ngoài các kiểu xe Honda chính thức nhập cảng, trên đường phố Sài Gòn thỉnh thoảng xuất hiện một số kiểu xe Honda lạ như Honda Monkey, nhỏ xíu như xe con nít, hoặc Honda CT50, CT70, với chữ T là viết tắt của Trail, loại xe Honda dùng để đi dạo chơi ở đồng quê, trên các đường mòn nhưng tại Việt Nam trở thành phương tiện để đi học, đi làm tuốt luốt.

honda cl 50

Honda CL50, 1968

 

honda cd 50 70

Honda CD50, 1970, pô nằm original, vè trước vè sau cùng màu với thân xe

honda c 70

 Honda SS50lM 1969

suzuki 70

 Suzuki AS50 1970

suzuki152

 

 Honda CT70 1970

honda monkey

Honda Monkey 1970

Trong tất cả các loại xe Nhật, chỉ có Honda là dùng loại động cơ bốn thì, với xăng và nhớt chứa riêng còn các hãng kia dùng loại động cơ hai thì, chạy xăng pha nhớt.

Với các đủ loại xe tung vào thị trường, đường phố miền Nam trở nên nhộn nhịp với các loại xe đủ màu sắc. Đường phố Sài Gòn náo nhiệt với các coureurs cúi rạp trên con ngựa sắt ra sức phóng, lạng, máy nổ ròn, đinh tai nhức óc. Đúng ra máy xe Honda chạy rất êm. Nhưng vì nhiều người đã tháo bỏ ốm tiêu hãm thanh gắn ở đầu ống khói nên máy nổ lớn. Ống này nhỏ như ống tiêu, với thân có đục nhiều lỗ, dài khoảng gang tay. Chỉ cần tháo

honda 8

Phi Long

 

The post Một Chút Hương Xưa…Xe gắn máy trước 1975 appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Báo “Cách” Kiểu Gì Cũng Lạc Hậu

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Báo “Cách” Kiểu Gì Cũng Lạc Hậu

Tác giả: Phạm Trần – VietCatholic – 25 June 2015

Làng báo Nhà nước Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 90 năm ngày gọi là “báo chí cách mạng” 21/06/1925 -21/06/2015, nhưng càng “cách” bao nhiêu thì 35 nghìn người làm báo càng lạc hậu và dân càng xa đảng bấy nhiêu.

Hiện tượng này không lạ từ mấy năm qua khi báo đài nhà nước phải kéo cờ trắng đầu hàng các mạng báo xã hội và các nhà báo công dân tự do về phương diên thông tin nhanh đến đại chúng. Từ yếu điểm này, báo in của 849 cơ quan, 67 đài phát thanh – truyền hình, 98 báo, tạp chí điện tử, Thông tấn xả Việt Nam (TTXVN) phần lớn đều lâm vào tình trạng tài chính khó khăn vì số người mua báo càng ngày càng giảm đi.

banh-bao-nhan-lap-xuong

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhìn nhận tại một phiên họp với các đại diện tòa báo: “Trong bối cảnh mới, báo chí phải làm được nhiệm vụ chính trị của mình trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh rất gay gắt, kinh phí Nhà nước lại không thể bao cấp. Đây là một việc rất khó”. (theo Infonet của Bộ Thông tin&Truyền Thông)

 

Tuy nhiên ông Dũng đã không có ngay chiếc đũa thần để cứu nguy mà đề nghị:” Các cơ quan báo chí cùng suy nghĩ, đề xuất xem nên làm thế nào để vừa làm được nhiệm vụ chính trị – tuyên truyền thông tin định hướng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa có nguồn thu, thu nhập. Nếu không có thu nhập thì khó có thể tồn tại, phát triển được trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.”

 

Một giải pháp của Bộ Thông tin và Truyền Thông gọi là “quy họach báo chí” đã được trình cho Bộ Chính trị xem xét nhưng chưa thi hành vì còn nhiều vướng mắc giữa nhà nước và các cơ quan chủ qủan báo (đứng tên chủ báo).

 

Mụch đích quy họach là thu gọn lại, không để cho báo chí ra báo phụ và báo điện tử tràn lan như hiện nay. Bộ trưởng Thông tin và Truyển Thông Nguyễn Bắc Son nói : “ Quy hoạch để báo chí ngày càng phát triển hơn, ngày càng chất lượng tốt hơn, định hướng của Bộ chính trị ghi rõ, trong quy hoạch phải khẳng định làm sao cho báo chí tốt hơn, không có báo tư nhân, không được tư nhân núp bóng; không cần nhiều, nhưng cần chất lượng.”

 

Tuy nhiên, phiá báo chí thì lo ngại dự án quy họach sẽ làm mất việc làm của không ít 35 nghìn người, trong số có 18,000 nhà báo từ trung ương xuống địa phương.

 

Vẫn theo Infonet thì nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho biết: “Việc nhiều người chuyển sang đọc báo điện tử khiến cho báo giấy khó khăn. Thậm chí các công ty phát hành tư nhân, bám rất sát thị trường, năng động, cũng không sống nổi. Theo lời chủ một công ty phát hành lớn nhất ở miền Nam vừa cho biết thì trong năm ngoái, công ty này đã sụt giảm mất 40% sản lượng phát hành”.

 

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Vietnamnet (cũng của Bộ Thông tin &Truyền thông) trình bày : “Báo điện tử đang rất khó khăn về mặt kinh tế vì phát hành miễn phí, chủ yếu sống bằng quảng cáo. Chúng tôi phải sống như một doanh nghiệp nhưng lại phải làm nhiệm vụ chính trị. Chúng tôi mong muốn được quan tâm hơn để không phải làm kinh tế như doanh nghiệp bình thường”.

 

Nhưng tại sao Bộ Thông tin&Truyền Thông lại có tới 2 báo Điện tử để cạnh tranh với các báo khác ? Nhân viên của hai báo này là cán bộ nhà nước hay dân thường có nghiệp vụ làm báo được tuyển dụng ?

 

Cũng như cơ quan Thông tấn quốc gia TTXVN lại có thêm báo điện tử Tin Tức để làm gì ?

 

Theo Infonet nhà báo Lê Xuân Sơn thừa nhận : “Đúng là chúng ta có nhiều cơ quan báo chí, nhiều đầu báo, đầu tạp chí thật, nhưng cũng có thông tin rằng số lượng đầu báo/đầu người của Việt Nam khá thấp so với thế giới. Nếu loại bỏ nhiều cơ quan báo chí thì tỷ lệ ấy còn thấp hơn nữa, ảnh hưởng tới quyền được thông tin cũng như dân trí.”

 

Ở Việt Nam không có báo tư nhân. Tất cả báo đều do các tổ chức hay cơ quan của đảng nắm giữ. Được tài trợ ít hay tòan phần, tùy đơn vị chủ qủan. Vì vậy, mỗi cơ quan, đơn vị có báo đều tìm mọi cách, đôi khi có cả những hành động làm mất phẩm chất của báo chí, để kiếm tiền nuôi nhau béo thêm.

 

BÁO ĐẢNG VÀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

 

Tuy nhiên, với dân số trên 90 triệu người như Việt Nam mà chỉ có 849 cơ quan có báo in thì qúa chậm tiến so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng số người bỏ tiền ra mua báo đọc lại không nhiều nên các báo chính thống của đảng như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Hà Nội Mới v.v… đã được “ép bán” cho các cơ quan, đơn vị, hay các cơ sở thương mại để tồn tại.

 

Bên cạnh các báo in, hầu hết các cơ quan chủ qủan đã in thêm nhiều loại báo phụ và lập ra báo mạng để lấy qủang cáo và làm áp-phe kiếm tiền.

 

Tuy nhiên không ai biết mỗi ngày đã có bao nhiêu người Việt Nam vào Internet để đọc các báo điện tử của nhà nước, hay còn được gọi là “báo lề đảng”, nhưng số người vào các trang báo “lề dân”, hay mạng xã hội tự do thì có hàng triệu người.

 

Lý do báo “lề dân” phát triển nhanh, được nhiều người truy cập hơn báo “lề đảng” vì tin của “lề dân” nhanh hơn, tuy đôi khi cũng có sai trái vì thiếu kiểm chứng. Các bài bình luận hay phân tích thời sự Việt Nam và Thế giới của báo “lề dân” hòan toàn tự do, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Ngược lại, các bài viết, kể cả tin tức của báo “lề đảng”, trước khi được phổ biến, phải qua kiểm duyệt bởi nhiều cấp trong Ban Tuyên giáo đảng hay các cơ quan chủ qủan để bảo đảm không gây khó khăn cho cơ quan, có lợi cho nhà nước và đạt mục tiêu tuyên truyền theo ý muốn của đảng.

 

Ngược lại, vì được hoạt động tự do nên các báo điện tử của “lề dân” đưa tin nhanh gấp 100 lần hơn “lề đảng”. Các loại tin mà nhà nước Việt Nam gọi là “nhạy cảm”, có thể gây tranh cãi, sợ lộ ra thì xấu mặt, nhất là có dính líu đến người hàng xóm “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Quốc thì báo đảng phải tránh xa.

 

Các loại tin thuộc loại “cấm kỵ” như tin dân oan xuống đường đòi công lý bị công an đánh đập, hay người dân biểu tình chống Trung Quốc bị côn đồ tấn công, bị công an hốt lên xe đưa về trại “phục hồi nhân phẩm”, như đã xẩy ra ở Hà Nội và Sài Gòn từ năm 2007 đến 2014 thì phải coi như không có chuyện gì xẩy ra !

 

Vì vậy mới có chuyện ngược đời không biết xấu hổ của làng báo tự phong “cách mạng” nhưng rất lạc hậu, ấu trĩ hơ cả làng báo Ai Lao và Cao Miên. Đó là khi cả Thế giới được đọc, được xem hình và cả Video cảnh người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Sài Gòn và Hà Nội thì “dân cả nước An Nam” không hay biết gì, cứ ngớ ra như người ngoài hành tinh !

 

Vì vậy để cạnh tranh tìm miếng cơm manh áo, nhiều “nhà báo cách mạng” đã biến thành “cách miệng” , miễn sao kiếm được đầy túi, không cần bận tâm đến mấy chữ “đạo đức nghề nghiệp” cho mất thời giờ.

 

Nhà báo 83 tuổi Hữu Thọ, Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương đã phê bình sự xuống cấp này tại một cuộc Hội thảo vào dịp 90 năm báo chí.

 

Ông nói: “những tồn tại không ít và có việc không nhỏ, nổi lên là thông tin sai sự thật quá nhiều, thậm chí bịa đặt, suy diễn gây bức xúc xã hội, có những sai sót mà chúng tôi cũng không thể ngờ…, cùng những hành vi tiêu cực khác mà tôi rất đau lòng khi phải nói lên một sự thật rằng uy tín của giới báo chí đang giảm sút.

 

Theo dõi thì thấy kỳ họp báo chí toàn quốc nào cũng được phê phán, nhắc nhở nhưng tôi có cảm giác là hiệu lực không cao, những sai phạm vẫn tiếp tục.”

 

“Vì sao có tình trạng đó?”, ông Hữu Thọ hỏi và trả lời : “Đây là đề tài có thể thảo luận sôi nổi, và chắc chắn còn có nhiều ý kiến khác nhau, có cuộc hội thảo đã nêu ra 6 nguyên nhân. Với sự hiểu biết có hạn, tôi nghĩ, phải chăng những nguyên nhân chính là:

 

Trước hết, nhiều tờ báo hiện đang khó khăn cân đối thu chi cho nên một số tờ báo tìm cách đưa tin giật gân, câu khách để bán báo, câu số người truy nhập để có thêm quảng cáo, có tiền nuôi quân, giữ cây bút giỏi. Các số phụ, các trang tin điện tử ồ ạt ra đời trong mấy năm vừa rồi (đã có tới 1.500 trang thông tin điện tử), phải chăng là nguyên nhân quan trọng của xu thế thương mại hóa báo chí?

 

Nhưng nguyên nhân chính và căn bản phải nói tới việc kém rèn luyện, tu dưỡng của phóng viên và sự giám sát lỏng lẻo của các Ban biên tập về hành vi đạo đức của những người viết báo, không chỉ là những người làm báo trẻ; trong đó trách nhiệm của các đồng chí Tổng biên tập các tờ báo là rất quan trọng.”

 

Nhưng suy thoái đạo đức trong nghề bào có nguy hiểm cho chế độ bằng suy thoái tư tưởng và đạo đức trong hệ thống cầm quyền của đảng và nhà nước không ?

 

Tất nhiên anh nhà báo không thể nào tham nhũng bằng một cán bộ có chức có quyền, và càng không tạo được vây cánh để bảo vệ cho quyền lợi phe nhóm như đang sôi nổi diễn ra trong đảng.

 

Vì vậy, theo ông Hữu Thọ thì “báo đã bị lợi dụng”, căn cứ vào những gì đã và đang diễn ra trong hoạt động của báo chí hiện nay.

 

Ông kể ra các hình thức báo bị các thế lực lợi dụng gồm:

 

- “Lợi dụng báo chí như công cụ để tự đề cao, để nổi danh hòng trúng cử trong các cuộc “thi”, không chỉ có chuyện “loạn Sao, loạn Hậu” mà cả trong những cuộc tranh giành chức vụ chính trị;

- Lợi dụng báo chí để hạ đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh và trong cả chính trị;

- Lợi dụng báo chí để trả thù cá nhân;

- Lợi dụng báo chí đế che chắn tội ác, bảo vệ tội phạm…”

Vậy sự lạm dụng thế lực của nhà báo có không ? Ông Hữu Thọ liệt kê ra 6 nhóm như:

- Ép, van nài, đe dọa các doanh nghiệp để xin quảng cáo, ăn hoa hồng;

- Viết bài tâng bốc theo lối quảng cáo để nhận thù lao các kiểu;

- Mang thư bạn đọc đi đe dọa các đơn vị và người bị “tố cáo” để đòi tiền;

- Hùa nhau đánh thuê, đánh lên cao theo kiểu “Erostat đốt đền”;

- Viết bài bảo vệ tội phạm theo kiểu “dùng chữ nghĩa, hình ảnh để bảo kê”;

- Lợi dụng sự quen biết rộng rãi để tham gia đường dây chạy các thứ, kể cả chạy chức, chạy quyền…

 

Những người bị lợi dụng hay lạm dụng như trên tôi vừa nói, thực sự không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà còn không xứng đáng với đạo làm người, có trường hợp vi phạm luật pháp. Họ thực sự không còn giữ được sự trung thực, thẳng thắn là cái cốt lõi trong đạo đức của người cầm bút, gõ máy.”

 

TÁT NƯỚC THEO MƯA

 

Cùng hùa theo mạt sát báo chí là Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Ông thừa nhận có “ Một bộ phận những người làm báo vẫn còn non kém về nhận thức chính trị, đã bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…”

 

Ông nói: “Người đứng đầu một số cơ quan báo chí đã buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, coi trọng lợi nhuận, khai thác nhiều đề tài mặt trái của xã hội với mức độ thông tin dày đặc… Cùng với những thông tin giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong mỹ tục là xu hướng xem nhẹ quy trình thẩm định nguồn tin, thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân…

 

Những hạn chế, khuyết điểm của báo chí là một trong những nguyên nhân làm giảm tính chính trị, tư tưởng, tính văn hóa, giáo dục của báo chí cách mạng Việt Nam.”

 

Rất ngạc nhiên không thấy ông Son nhận có trách nhiệm gì trong tình trạng xuống cấp của làng báo “cách mạng”.

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đọc diễn văn tối 21/06 (2015) để lên lớp đội ngũ làm báo. Ông nói : “Báo chí cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, góp phần củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, tạo sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các gương người tốt, việc tốt; bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phê phán, đấu tranh với cái xấu, cái ác, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực trong mọi lĩnh vực.” (theo Thôn tấn Xã Việt Nam, TTXVN)

 

Đã vậy, ông còn bắt nhà báo phải gánh thêm trách nhiệm “nguy hiểm” gọi là : “Ngăn chặn những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị; nói không đi đôi với làm; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính lọt vào cấp ủy các cấp như tinh thần Nghị quyết Trung ương và bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua đã chỉ rõ, góp phần vào thành công của Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XII của Đảng.”

 

Nói như ông Sang thì ai nói cũng được, chỉ cần không thèm nghĩ gì đến cái dạ dầy đói meo của anh nhà báo và sinh mạng của anh ta nếu nghe ông xúi dại mà lào đầu vào các “bãi mìn cá nhân” trong khi lãnh đạo đảng không dám mon men đến.

 

Đến phiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ghê gớm hơn. Ông phán trong một bài viết : “Những yếu kém của báo chí hiện nay, trước hết là do một bộ phận người làm báo còn non kém về chính trị, nghiệp vụ, đặc biệt là thiếu trách nhiệm xã hội và vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, quá nhấn mạnh chức năng giải trí, chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà xem nhẹ các chức năng định hướng, giáo dục và thẩm mỹ của báo chí; thậm chí còn lợi dụng báo chí để mưu lợi cá nhân, lợi ích nhóm.”

 

Sau đó, ông chỉ trích thái độ bàng quang của báo chí hiện nay: “ Trong kháng chiến với muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, cái chết luôn cận kề, nhưng nhà báo vừa cầm bút, vừa cầm súng để chiến đấu và sáng tạo nên tác phẩm báo chí, gắn kết triệu người như một, cùng hướng về một mục tiêu, đó là giải phóng đất nước, giữ vững độc lập dân tộc. Ngày nay, trong hòa bình, bên cạnh đội ngũ nhà báo chân chính, cũng có những người muốn nhân danh “nhà báo” đứng ngoài công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lợi dụng phản biện xã hội để nói lên tiếng nói lạc lõng, xa rời tôn chỉ mục đích của báo chí, thiếu trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Đó là điều không thể chấp nhận.”

 

Ông Trọng không đưa ra con số có bao nhiêu tờ báo và số người làm báo đã thờ ở với đảng như thế, nhưng ông gay gắt thêm : “

 

Nhân đây, cũng cần nhắc lại rằng, báo chí là công cụ đấu tranh xã hội, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Báo chí cách mạng không chỉ là phương tiện thông tin thuần túy, càng không phải là công cụ giải trí đơn thuần, mà nó có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành động của các tầng lớp xã hội. Trên thế giới, dù nói ra hay không nói ra, các thế lực chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội,… đều sử dụng báo chí như những công cụ phục vụ cho lợi ích của họ. Dù có nói nhiều đến tính “khách quan”, “dân chủ”, “tự do”, “giải trí”… của báo chí thì thực tế người ta vẫn sử dụng báo chí vào mục đích chính trị, coi đây là vũ khí lợi hại của họ. Ta hãy xem hằng ngày báo chí của họ nói gì? Tại sao họ chỉ đưa tin này không đưa tin khác? Họ bình luận theo chiều hướng nào? Tấn công ai và bảo vệ ai? Có thật là họ không chịu sự quản lý, chi phối của ông chủ họ không? Cho nên chúng ta không thể mơ hồ. Không mơ hồ trước hết về bản chất, chức năng của báo chí, để từ đó xác định rõ chỗ đứng , góc nhìn và cách nhìn của mình trong việc thu nhận thông tin, phân tích thông tin và công bố thông tin. Ai cũng nói là báo chí phải thông tin đúng sự thật, phải khách quan. Nhưng sự thật đó là sự thật nào? Sự thật nhìn dưới góc độ nào? Động cơ dụng ý nói ra để làm gì? Có lợi cho ai và có hại cho ai? Nói ra để xây dựng hay để phá hoại?…”

 

Qủa thật chưa bao giờ thấy ông Trọng đã nóng giận với báo chí đảng đến mức độ này, kể từ khi ông còn là Bí thư Thành phố Hà Nội. Nhưng tại sao ông đã “đỏ mặt tía tai” với người làm bào đến thế, vào thời điểm đảng chuẩn bị tổ chức Đại hội XII vào tháng 1/2016 ?

 

Ông dằn vặt tiếp : “ Đây cũng là dịp để chúng ta khẳng định nhất quán quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, lợi dụng tự do, dân chủ, đòi đa nguyên, đa đảng; lợi dụng chống tham nhũng, tiêu cực, thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, kích động, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước ta, gây nghi ngờ, chia rẽ nội bộ. Báo chí phải là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo, cảnh giác, lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn công, vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”

 

Sau ông Sang xúi dại báo chí lao đầu vào lửa đạn chết thay cho lãnh đạo đảng lại đến lượt ông Trọng lên lớp dậy “báo chí cách mạng” phải biết tô son điểm phấn cho chế độ trong khi chính ông đã không ngăn chặn được tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng, và có nhiều người làm báo không còn muốn đi theo định hướng của đảng nữa.

 

Tại sao lại có tình trạng này ? Điều dễ hiểu là nếu báo chí cứ tiếp tục bị bịt miệng, nhắm mắt tuyên truyền sai trái theo lệnh đảng và làm ngơ trước cái đau, chậm tiến và lạc hậu của người dân thì người làm báo chỉ lạc hậu thêm mà thôi. -/-

 

 

Phạm Trần

The post Báo “Cách” Kiểu Gì Cũng Lạc Hậu appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Vô trách nhiệm và vô cảm

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Vô trách nhiệm và vô cảm

Tác Giả: Nguyễn Hưng Quốc – Blog VOA – 25 June 2015

Xã hội Việt Nam hiện nay có nhiều khuyết tật, nhưng hai khuyết tật chính, theo tôi, có ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của đất nước là: Một, sự vô trách nhiệm của các cán bộ, kể cả các cán bộ lãnh đạo; và hai, sự vô cảm của dân chúng, kể cả các thành phần trí thức.

vo_cam_SZNC

Đã có nhiều người viết và nói về sự vô cảm của dân chúng. Nói một cách tóm tắt, sự vô cảm ấy có ba biểu hiện chính.

Thứ nhất, vô cảm trước những đau khổ của người khác. Đã đành ở Việt Nam vẫn có những người quan tâm đến dân oan, đến những người bệnh tật và nghèo khổ trong xã hội. Nhưng rõ ràng đó chỉ là thiểu số, một thiểu số cực kỳ ít ỏi. Còn đại đa số thì vẫn dửng dưng. Tai nạn xảy ra ngoài đường: người ta dửng dưng. Vô số người không có đủ cơm ăn, áo mặc: người ta dửng dưng. Bao nhiêu người bị chà đạp: người ta dửng dưng. Hình ảnh tiêu biểu nhất cho loại dửng dưng này là các youtube ghi hình ảnh một số học sinh bị bạn bè đánh đập một cách tàn nhẫn: Tất cả những người chung quanh đều yên lặng đứng nhìn, không có chút nỗ lực can thiệp hay thậm chí, cũng không bày tỏ một thái độ nào cả. Họ nhìn một cách hờ hững như không có chuyện bất bình thường nào đang xảy ra ngay trước mắt mình cả.

Thứ hai, vô cảm các các tệ nạn trong xã hội. Ai cũng biết xã hội Việt Nam đầy những tệ nạn. Tệ nạn từ trong nhà đến trường học và ngoài xã hội. Tuy nhiên số người thực sự quan tâm rất ít. Thấy kết quả điều tra của quốc tế về chất lượng sống, ở đó, Việt Nam bị xếp vào dưới đáy cùng của thế giới, thậm chí, còn thua cả Campuchia và Lào, cũng không có mấy người động lòng. Mỗi người hầu như chỉ nhìn vào sự thành công hay thất bại của bản thân mình, còn tệ nạn xã hội nói chung là thuộc về trách nhiệm của những ai khác.

Thứ ba, vô cảm trước tình hình của đất nước. Ở đây lại có nhiều khía cạnh. Kinh tế Việt Nam càng lúc càng sa lầy trong nợ nần: người ta mặc kệ. Giáo dục Việt Nam càng ngày càng xuống dốc: người ta mặc kệ. Văn hoá càng lúc càng suy thoái: người ta mặc kệ. Đạo đức càng ngày càng suy đồi: người ta mặc kệ. Quan trọng nhất, Việt Nam càng ngày càng đối diện với nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược: người ta cũng mặc kệ. Tất cả những thái độ mặc kệ ấy có một cái tên chung: sợ chính trị. Ai cũng né tránh chính trị. Người ta phó thác chuyện chính trị, từ đối nội đến đối ngoại, cho chính phủ và đảng cầm quyền. Người ta thừa biết chính phủ và đảng cầm quyền cũng đang bế tắc, không tìm ra một phương hướng hay sách lược nào để giải quyết cả, người ta vẫn bất chấp.

Tôi có khá nhiều bạn bè thuộc giới trí thức trong nước. Hỏi chuyện, ai cũng biết tất cả những nguy cơ mà Việt Nam đang đối diện, trong đó có cả nguy cơ mất nước, nhưng hầu như ai cũng chỉ thở dài ngao ngán: Trung Quốc bây giờ mạnh quá, làm sao chống lại được? Rồi thôi. Người ta xem đó như những chuyện không thể tránh khỏi. Và vì không thể tránh khỏi, chúng cũng không còn là vấn đề nữa. Sau đó, người ta an tâm tập trung hết tâm trí vào việc kiếm sống. Chuyện nước non như thuộc về ai khác.

Dân chúng như thế, còn cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo thì sao? Thì ở đâu cũng thấy một điều: Vô trách nhiệm.

Biển hiện đầu tiên của tinh thần vô trách nhiệm ấy được nhìn thấy trong công việc làm hàng ngày của họ. Ví dụ gần đây nhất là những chuyện liên quan đến cây xanh ở Hà Nội. Thành phố chủ trương chặt hơn 7000 cây xanh mà không hề nghiên cứu cẩn thận những cây nào là đáng chặt. Đến lúc dân chúng phản đối kịch liệt, người ta mới dừng lại. Sau đó, trồng cây thế. Hứa trồng cây vàng tâm nhưng thực tế lại trồng cây mỡ, một loại cây rẻ tiền hơn. Cũng chưa hết. Sau trận dông lốc vừa rồi làm hàng ngàn cây bị bứng gốc đổ nhào, người dân mới phát hiện rễ những cây mới trồng còn để nguyên cả bao ny lông chung quanh. Đến lúc dân chúng tố cáo, người ta mới lén lút để cào đất và cắt các bao ny lông ấy ra. Tất cả diễn tiến chặt cây rồi trồng cây ấy cho thấy điều gì? – Sự vô trách nhiệm. Không phải chỉ những người thợ chặt cây hay trồng cây vô trách nhiệm mà cả giới lãnh đạo của họ, thậm chí, lãnh đạo của cả thành phố cũng vô trách nhiệm.

Những hành động vô trách nhiệm ấy xuất hiện ở khắp nơi: xây đường thì chỉ vài tháng, hay có khi, vài tuần là bị sụp lún. Trồng trụ điện thì không có cốt sắt nên cứ gặp gió lớn là bị đổ. Dây điện treo lằng nhằng và lòng thòng ngay trên đầu dân chúng cũng không ai để ý.

Nhưng nguy hiểm nhất là thái độ vô trách nhiệm đối với đất nước. Trong cái gọi là đất nước ấy, khía cạnh quan trọng nhất là độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ; trong khía cạnh ấy, yếu tố nòng cốt là các hiểm hoạ đến từ Trung Quốc. Chỉ nêu các sự kiện gần đây nhất làm ví dụ. Đó là việc Trung Quốc cho bồi đắp các bãi đá ngầm hoặc rạn san hô làm đảo nhân tạo. Việt Nam phản ứng ra sao? Cũng chỉ là những lời phản đối lấy lệ của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao. Ngay trên diễn đàn cuộc đối thoại Shangri-la ở Singapore vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng không tham dự. Chỉ có Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh hiện diện. Nhưng ông Vịnh cũng không phát biểu gì cả. Ông chỉ làm một việc như ông tự nhận là “lắng nghe”. Như những diễn biến mới nhất liên quan đến cuộc tranh chấp ở Biển Đông là thuộc trách nhiệm của ai khác.

Theo dõi tin tức từ báo chí những tháng gần đây, người ta thấy rõ quốc gia có phản ứng gay gắt nhất trước hành động xây đảo nhân tạo ở Trường Sa chính là Mỹ. Cho máy bay vờn qua vờn lại chung quanh các hòn đảo nhân tạo ấy là Mỹ. Tố cáo và phản đối âm mưu xây đảo nhân tạo ấy của Trung Quốc cũng là Mỹ. Vận động dư luận thế giới, đặc biệt các quốc gia thuộc nhóm G7, để mọi người thấy rõ âm mưu của Trung Quốc cũng lại là Mỹ. Việt Nam, từ trước đến sau, giữ một sự im lặng rất khó hiểu.

Dường như nhà cầm quyền Việt Nam xem chuyện mang Trung Quốc ra các toà án quốc tế là trách nhiệm của Philippines và lên án các hành động xây dựng đảo nhân đạo trái phép ở Trường Sa là nhiệm vụ của Mỹ. Giới chức Việt Nam thì chỉ khoanh tay đứng nhìn.

Khoanh tay thật ra cũng là một hình thức bó tay.

Bó tay ngay cả trước khi nỗ lực làm một cái gì đó là một sự bó tay rất vô trách nhiệm.

 

The post Vô trách nhiệm và vô cảm appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

Nguồn Tin Mới