CHUYỆN NHỎ NHẶT PHẢI HỌC
Nguồn tin: Góc nhìn Alan
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
Trong cuộc sống, có những bài học về văn hóa, ứng xử mà ta không được dạy ở bất kì trường lớp nào, chỉ có những trải nghiệm thực tế, tận mắt chứng kiến, ta mới học hỏi nhiều điều.
Dắt chó đi dạo nơi công cộng, việc đơn giản nhưng vẫn phải học!
Một người phụ nữ nước ngoài dắt hai con chó đi dạo, và bà không quên xách theo một túi nilong đựng giấy và dụng cụ vệ sinh để xử lý khi chó mình đi vệ sinh ở nơi công cộng. Hình ảnh này khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện thả chó chạy rông nơi công cộng ở Việt Nam.
Mặc dù đã có quy định cấm thả rông chó tại khu vực công cộng, đường phố nhưng nhiều người vẫn vô tư đưa chó ra chốn đông người mà không hề rọ mõm và còn để chó phóng uế bừa bãi.
Rất ít người có khái niệm mang theo các dụng cụ dọn vệ sinh để khi chó "làm bậy" ở ngoài thì phải dọn dẹp sạch sẽ.
Ở nước ngoài, bên cạnh việc phải buộc/xích chó cẩn thận để không gây nguy hiểm đến những người xung quanh, thì chủ nhân của những con chó cũng được yêu cầu phải dọn dẹp sạch sẽ ngay lập tức những chất thải mà thú cưng của mình thải ra để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nếu ai cũng học được thói quen tốt như người phụ nữ nước ngoài trên thì ắt hẳn chúng ta sẽ không còn phải bắt gặp những hình ảnh kém vệ sinh do chó thả rông gây ra ở nơi công cộng nữa.
Ý thức bảo vệ môi trường ngay từ chiếc ống hút
Khi chúng ta vào các nhà hàng, quán coffe uống nước, thường dùng những chiếc ống hút có bọc nilon bên ngoài. Khi tháo ra, nhiều người thường tiện tay thả luôn vỏ bao nilon ấy xung quang chỗ ngồi, khiến chúng vương vãi khắp nơi, gió bay đầy sàn nhìn rất kém sạch sẽ.
Và nhiều người đã tỏ ra bất ngờ khi xem bức ảnh chụp lại ly nước của một anh chàng người nước ngoài. Anh ta buộc vỏ bao nilong vừa tháo ra vào phần trên của ông hút một cách gọn gàng, uống xong vứt luôn tất cả. Vừa tiện lợi, vừa giúp giữ gìn vệ sinh môi trường.
Mẹ Tây và mẹ Việt trong chuyện ăn uống của con trẻ
Tình huống sau cũng diễn ra tại một quán coffee:
(1) Một bà mẹ Tây dắt hai đứa con tầm 4-5 tuổi vào quán. Khi xem menu, cô ấy đưa bọn nhỏ xem và hỏi ý con muốn ăn gì uống gì.
Bọn nhỏ chọn không hợp lý, cô ấy góp ý: món này cay lắm, món này không ngọt như con thích đó nha! Và bọn nhỏ sẽ là người quyết định chọn cho chúng món gì!
Khi món ăn ra, một đứa thích, còn một đứa không thích, cô ấy nói mẹ đã tư vấn cho con rồi, con quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, con phải ăn hết món ấy nhé!
Nếu quá khó, mẹ có thể đổi một nửa suất món của mẹ với món của con. Và đứa trẻ vui vẻ với sự giúp đỡ đó và ăn hết!
(2) Cũng một bà Mẹ Việt Nam với một đứa con bước vào. Đứa bé vòi vĩnh, con muốn ăn kem, ăn kem! Bà mẹ quát: im nào, rồi chủ động không nói không rằng gọi cho con món cháo cá hồi bổ dưỡng!
Món ăn ra, đứa con nhìn mặt quá thảm sầu vì có lẽ đây là món bé ngán ngẩm. Mẹ liền mắng: ăn đi con, món này có DHA, rất tốt cho trí óc, con người ta không có mà ăn!
Và đứa trẻ bắt đầu đánh vật với tô cháo hì hục, bỏ thừa và bị quát tháo khoảng 7 lần mới ăn xong tô cháo pha nước mắt.
Mẹ quay sang nói với bà bạn, nuôi dạy con giờ vất vả quá cộ ạ!
Câu chuyện về việc ép con ăn không còn là xa lạ trong tâm lý các chị, các mẹ khi nuôi con. Chúng ta có thể thấy những đứa trẻ bị nhồi ăn sữa, ép đút cháo ở bất cứ nơi đâu, từ sân khu tập thể, ngoài nhà hàng, trong các bữa cơm gia đình hay thậm chí cả ở trong các lớp mầm non.
Nhiều chị em nghĩ rằng ép con ăn là…tốt cho trẻ. Tuy nhiên, có một sự thật là ép con ăn bằng mọi giá là phản khoa học.
Cũng như việc ru ngủ, bố mẹ nên hình thành cho con thói quen ngồi vào bàn ăn một cách nghiêm túc, tự giác nhất.
Để có thể khiến cho bé thích thú với việc ăn uống, bố mẹ cần có những biện pháp khéo léo để bé luôn muốn thử các món ăn mới, dần dần vị giác của bé sẽ được phục hồi và không còn chán ăn nữa, chứ không phải là ép buộc.
Các bố mẹ hãy yên tâm là con mình sẽ không bao giờ bị "chết đói" vì biếng ăn. Theo bản năng, trẻ luôn biết lượng thức ăn nạp vào cơ thể bao nhiêu là đủ và cũng cảm thấy rất nhanh nếu bị ngấy.
Vì vậy bố mẹ không nên ép con ăn quá mức, rất dễ dẫn đến chứng sợ ăn và chỉ làm cho bữa cơm mất ngon mà thôi.
Người Việt và người Nhật bàn về "văn hóa"... nhậu
Hôm qua tôi mới ngồi nhậu với ông bạn Người Nhật. Tôi lấy cái hình dưới đây ra khoe, mày thấy hay không, dân Việt Nam tao ăn nhậu có phong cách không, đứa nào bị vợ gọi về trước phải trả tiền nha.
Nó nhấp ngụm sake rồi nói: Tôi lạ dân Việt Nam các ông thiệt. Các ông ăn nhậu rất nghiêm chỉnh nha, đi đúng giờ, trễ phạt, về đúng giờ, về sớm phạt. Uống đúng loại bia giống nhau, uống đủ số, không được thiếu... rồi lô lốc luật lệ ăn nhậu hà khắc lắm.
Nhưng các ông làm việc thì ngược lại, đi trễ về sớm chả phạt vạ gì, bắt mặc đồng phục giống nhau thì nhăn nhó, bắt làm đạt số lượng thì khó khăn, rồi nội quy kỷ luật công tác thì chả thèm nhớ, chả tuân thủ gì.
Người Nhật tụi tôi ngược lại, làm việc kỷ luật 100%, còn ăn nhậu ai rảnh tới sớm, ai bận về trước, uống bia gì mình thích, ai uống bao nhiêu thì uống, không ép uổng, chả cần luật lệ gì hà khắc cả, vui mà!
Từ cuộc đối thoại trên, nhiều người nhớ đến một vài nhận định nhỏ về đàn ông phương Tây, cũng là bức tranh đối lập với đàn ông Việt của tác giả Danh Gia đăng trên báo Tuổi trẻ như sau:
"Đàn ông các nước công nghiệp, tức các nước kinh tế thị trường nhất, đến giờ tan sở mệt nhoài vì công việc chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng, ba chân bốn cẳng leo lên tàu điện, đổi dăm ba tuyến đường mới về được đến nhà phụ vợ con dọn cơm, rửa chén rồi đi ngủ sớm, đến cuối tuần cần tranh thủ sửa sang nhà cửa, chở vợ đi chợ.
Đủng đỉnh lắm thì tối thứ sáu đưa vợ, đưa con đi ăn tiệm hoặc đưa vợ con đi nghỉ mát cuối tuần, chứ không ai rỗi hơi nát rượu tối này sang tối khác với bạn bè.
Không tin, nếu có dịp đi Tây, chiều tối cứ xuống các trạm xe điện ngầm ở Paris chen chúc với bốn triệu người, ta sẽ thấy rõ thế nào là nếp sống kinh tế thị trường đích thực...
Trừ một thiểu số nhung lụa hoặc của ‘thế giới về đêm’, người lao động lĩnh lương trong tháng, cho dù có là giám đốc, chẳng mấy khi đến quán xá vào những tối trong tuần.
Khi người ta phải đóng thuế thu nhập giá chót cũng 30%, khi người ta ở nhà thuê hay mua trả góp mỗi tháng cũng phải đóng từ 1/3 đến 1/5 lương cho tiền nhà, khi người ta sắm cái xe hơi, cái máy giặt, cái máy sấy khô quần áo…sao cho cuộc sống gia đình tiện nghi hơn, để rồi cuối tháng bị ngân hàng tự động trừ nợ, người ta mới không dám vứt thì giờ và tiền bạc cho các độ nhậu triền miên vì sợ ngày mai dậy không nổi, mất năng suất, mất óc sáng tạo dễ có ngày thất nghiệp".
Tôi lặng người xấu hổ khi nhiều người bạn Nhật nói thẳng "Người Việt sang đây làm gì mà lắm thế, toàn thấy sang trộm cắp".
Nguồn: Thế Giới Trẻ/Soha
The post CHUYỆN NHỎ NHẶT PHẢI HỌC appeared first on GÓC NHÌN ALAN.
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét