2/3 sinh viên ra trường muốn làm ở khu vực nhà nước
Nguồn tin: Góc nhìn Alan
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
Trong bài viết Thế hệ 9x: Làm quan hay làm ăn vào năm 2011, TS. Alan Phan có nhận xét rằng: "trong mỗi người Việt Nam đều hiện diện một ông quan nhỏ. Thế hệ “trí thức” tiếp nối của Việt Nam vẫn coi chuyện làm quan là con đường của lựa chọn. Làm doanh nhân vất vả và mất nhiều thời gian quá. Chỉ có một ít anh chị ngu và liều hay nghèo và cô đơn mới đi vào đường này". Và đáng buồn là sau hơn 5 năm nhìn lại thực trạng đó vẫn tiếp tục xảy ra.
Nên nhớ, đại đa số "những dân tộc thích làm ăn thường có mức sống và thu nhâp khả quan hơn các bạn láng giềng (Phi thương bất phú). Một người Mỹ vẫn thích kinh doanh hơn một người Mexican, người Tàu thích buôn bán hơn người Mã Lai, người Đức thích làm ăn hơn người Tây Ban Nha?". Muốn bản thân giàu, đất nước phát triển phải thay đổi ngay trong tư duy cá nhân và rộng hơn nữa là phương pháp giáo dục, đào tạo nhân lực của xã hội.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Theo một điều tra mới công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
- Gần hai phần ba sinh viên Việt trong năm 2015 cho biết thích làm việc trong khu vực nhà nước, chủ yếu là do công việc ổn định.
- 26% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc mà họ đang làm (sinh viên thất nghiệp đi làm công nhân?). Đồng thời, có khoảng 23,5% lao động trẻ có trình độ thấp hơn yêu cầu công việc mà họ đang làm (COCC, lao động cơ bản?)
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chưa tận dụng hết tiềm năng, năng suất của nhiều lao động trẻ, mặt khác lại không thể hoạt động ở mức năng suất lao động tối đa của mình bởi họ tuyển dụng lao động thiếu khả năng.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
“Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm” của ILO được thực hiện tại 53 quốc gia từ năm 2012 đến năm 2016 và khảo sát hai lần tại một số nước. Tại Việt Nam, đợt đầu tiên được thực hiện trong năm 2012-2013 với mẫu khảo sát hơn 2.700 thanh niên và đợt thứ hai trong năm 2015 với hơn 2.200 mẫu khảo sát.
Theo báo cáo này, sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trung bình cần khoảng 7,3 tháng để tìm được công việc đầu tiên mà họ thấy ổn định và hài lòng. Lao động có trình độ trung học phổ thông cần thời gian dài hơn, trung bình là 17,8 tháng, để tìm được công việc đầu tiên họ thấy ổn định và hài lòng.
Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng 26% lao động trẻ có trình độ học vấn cao hơn yêu cầu công việc mà họ đang làm. Đồng thời, có khoảng 23,5% lao động trẻ có trình độ thấp hơn yêu cầu công việc mà họ đang làm.
"Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chưa tận dụng hết tiềm năng, năng suất của nhiều lao động trẻ, mặt khác lại không thể hoạt động ở mức năng suất lao động tối đa của mình bởi họ tuyển dụng lao động thiếu khả năng", Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee giải thích.
Theo kết quả báo cáo này, gần hai phần ba sinh viên trong năm 2015 cho biết thích làm việc trong khu vực nhà nước, chủ yếu là do công việc ổn định.
Báo cáo cũng ghi nhận tỷ lệ không tận dụng được hết tiềm năng của lực lượng lao động trẻ vẫn ở mức cao, 43% trong năm 2015 so với 47% trong năm 2013. Khái niệm không tận dụng được hết tiềm năng lao động bao gồm những người thất nghiệp, những người không tham gia hoạt động kinh tế nhưng cũng không đi học, hoặc những người làm những công việc không thường xuyên (các công việc tự làm hoặc làm các công việc với hợp đồng ngắn hạn).
Trong khi đó, với những lao động trẻ có việc làm, chất lượng việc làm không đảm bảo đang là rào cản lớn để Việt Nam cải thiện năng suất lao động. Hơn 1/3 thanh niên tự làm hoặc làm cho gia đình không được trả lương, và gần một nửa thanh niên làm việc được trả lương nhưng không có hợp đồng bằng văn bản.
Nguồn: Thesaigontimes
-> Xem bài viết "THẾ HỆ 9X: LÀM QUAN HAY LÀM ĂN?": http://ift.tt/2iB5aA1
The post 2/3 sinh viên ra trường muốn làm ở khu vực nhà nước appeared first on GÓC NHÌN ALAN.
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét