Tin tức Việt

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu

Nguồn tin: Góc nhìn Alan

Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu

Tác Giả: Daniel Altman Người Dich: Phạm Nguyên Trường – Foreign Policy – 16 July 2015

Nếu Hy Lạp và Trung Quốc cùng vấp ngã thì đây là kịch bản dẫn tất cả đến sụp đổ

vo-no_thumb

Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng tôi không biết kịch bản xấu nhất sẽ như thế nào, vì thực tế không ai biết chuyện đó. Bởi vì những sự kiện bất ngờ – những con thiên nga đen, những ẩn số chưa biết, hay, sử dụng thuật ngữ của thời điểm hiện nay, không chắc chắn Knight – không thể biết những chuyện xấu có thể xảy có thể xảy ra như thế nào với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng một vài quân bài domino có thể đổ và có thể gây ra những hiện tượng rất khó chịu trên thị trường, và cần xem xét xem thế giới lúc đó sẽ như thế nào.

Những rủi ro dễ thấy nhất là trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và Trung Quốc. Nếu Hy Lạp phá sản và cuối cùng phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung, tính không bị thương tổn của đồng tiền này sẽ không còn. Những điều không thể sẽ trở thành có thể, và các nhà đầu tư sẽ buộc phải xem xét sự kiện là những nước khác – Bồ Đào Nha có thể là nước tiếp theo – một ngày nào đó cũng có thể ra khỏi khu vực đồng euro.

Sự không chắc chắn về những giá trị của đồng euro sẽ tăng lên đáng kể. Sẽ không thể nào biết được đồng euro hoặc chứng khoán bằng đồng euro sẽ có giá trị thế nào nếu thành phần của khu vực đồng euro là không thể đoán trước. Các ngân hàng trung ương đã lập ra đồng euro như một đối trọng với USD trong những khoản dự trữ của họ trong suốt nhiều năm qua; xu hướng, đã quay sang chiều ngược lại, có thể biến thành một con thiên nga bổ nhào. Hy vọng của một thời là làm cho đồng euro trở thành đồng tiền chính cho nền thương mại toàn cầu đã biến mất, khi đồng nhân dân tệ chiếm được vị trí thứ hai sau đồng đô la, cách đây hai năm.

Nếu tất cả những thứ khác giữ nguyên thì việc Hy Lạp ra đi sẽ làm cho đồng euro có giá trị hơn. Những nước có vị thế tài chính yếu hơn và cần trái phiếu chỉ làm giảm sức mạnh của Đức, Pháp và những nước tích cực ủng hộ đồng euro mà thôi. Nhưng đồng euro tăng giá có thể làm hại lĩnh vực xuất khẩu từ chính các nước đó, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ít ỏi mà họ có thể đạt được – và đây là những nước quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu hơn hẳn so với Hy Lạp.

Bây giờ xin nói về bong bóng thị trường chứng khoán đang vỡ ở Trung Quốc. Các công ty ở đây đã lợi dụng giá cổ phiếu cao để trả nợ, thông qua những đợt IPO mới. Nhưng các nhà đầu tư đã vay hàng trăm tỷ để tài trợ cho danh mục đầu tư của họ, và đẩy giá lên cao hơn. Nếu thị trường sụp đổ – và thậm chí là nới lỏng các quy định về giao dịch ký quỹ cũng không thể ngăn chặn được sự trượt dốc gần đây của họ – các công ty tự do chi tiêu sẽ củng cố được vị trí của mình trong khi hàng triệu gia đình Trung Quốc bị thiệt hại. Hàng tỷ đồng mà người dân tiết kiệm được sẽ được dùng để tài trợ cho rất nhiều dự án vô nghĩa, nghĩa là phá hoại tài sản và làm méo mó động cơ diễn ra cùng một lúc.

Hậu quả đối với thế giới là xấu như nhau. Nhiều tổ chức tài chính đã chắc chắn đặt cược rằng thị trường Trung Quốc sẽ sụp đổ, nhưng những người mua chứng khoán Trung Quốc sẽ buộc phải rút những tài sản rủi ro hơn trong danh mục đầu tư của họ. Sự lây lan những vấn đề của Hy Lạp sang các nước kém uy tín hơn về mặt tín dụng khác sẽ bị khuếch đại. Trong khi đó, các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ phải bán cổ phần của họ ở nước ngoài để bù đắp những khoản lời và lỗ ở trong nước. Các thị trường lớn sẽ sụt giảm.

Có lẽ quan trọng hơn, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng sẽ giảm – không chỉ vì của cải đã mất đi, mà sự suy thoái của thị trường này sẽ làm cho đồng nhân dân tệ giảm giá. Một phần tư lượng hàng xuất khẩu của Australia, Hồng Kông, Mông Cổ và cả chục quốc gia ở phía nam sa mạc Sahara là xuất sang Trung Quốc. Chile, cả hai miền Triều Tiên, Oman, và Turkmenistan cũng thế.

Đối với một vài nước trong số này, sụt giảm xuất khẩu sẽ đặt ra thách thức đầy khó khăn. Một số nước, như Gambia và Mauritania, nợ công quá lớn, cần thu thuế để trả lãi vay. Những nước khác, như Burkina Faso và Sudan, cần nguồn vốn ngoại tệ mạnh để gia tăng các khoản dự trữ và che chắn cho đồng tiền lạm phát của họ, như số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra. Cuộc khủng hoảng tài chính và/hoặc tiền tệ ở những nước này tiếp tục có thể làm mất ổn định khu vực vốn đã phải vật lộn với những cuộc xung đột xuyên biên giới và đe dọa của các nhóm cực đoan.

Và nói về xung đột xuyên biên giới và các nhóm cực đoan, khả năng xảy ra bạo lực ở Trung Đông và Bắc Phi tiếp tục gia tăng. Khi bạo lực ở những khu vực này bùng lên, giá dầu có xu hướng leo thang – và do đó chi phí cho an ninh và bảo hiểm có thể ảnh hưởng tới thương mại toàn cầu. Kết quả là, nền kinh tế toàn cầu sẽ gặp trở ngại thêm ngay vào lúc thị trường tài chính đang lao đao.

Nếu tăng trưởng ở Hoa Kỳ bắt đầu chững lại cùng một lúc – và các dữ liệu lịch sử cho thấy có thể xảy ra như thế – thì sẽ xảy ra rối loạn trên toàn thế giới. Nến kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ thụt lùi, lật nhào nhiều nền kinh tế nhỏ hơn. Hoa Kỳ và Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trở lại trong vòng một vài năm, nhưng thiệt hại đối với sinh kế và sinh mạng thì đã xảy ra rồi. Sẽ không có trục trặc trong thị trường tài chính như thời gian vừa qua, vì bảng cân đối của các thiết chế tài chính hiện nay mạnh hơn. Nhưng chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, một vài năm suy thoái kinh tế sẽ làm mất mấy triệu chỗ làm mới.

Vậy kịch bản này sẽ như thế nào? Tuần này, các nhà phân tích cho rằng 50% là Hy Lạp sẽ rời khỏi khu vực đồng euro. Từ ngày 12 tháng 6 chỉ số Shanghai Composite đã giảm tới 20%. Các nhà kinh tế học và kinh tế gia của chính phủ cho rằng hiện nay cũng như trong năm 2016 kinh tế Mỹ ít có khả năng suy thoái, nhưng xác suất vẫn cao hơn so với vài năm trước đây.

Những sự kiện này không độc lập với nhau; mỗi sự kiện lại làm cho sự kiện kia dễ xảy ra hơn. Tuy nhiên, sắc xuất xảy ra kịch bản chưa-phải-là-xấu-nhất này trong thời gian trước mắt là khá nhỏ. Nhưng kịch bản này xấu đến mức, đây là rủi ro cần quan tâm.

Daniel Altman là biên tập viên cao cấp, nhà kinh tế học ở tạp chí Foreign Policy là giáo sư trợ giảng ở New York University’s Stern School of Business.

Nguồn http://ift.tt/1UhR6tL

 

The post Kịch bản xấu nhất cho nền kinh tế toàn cầu appeared first on GÓC NHÌN ALAN.


Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nguồn Tin Mới