Những Con Đường …Vượt Biên Của Nhà Giàu
Những Con Đường …Vượt Biên Của Nhà Giàu
Tấm vé tới thiên đường
Tác Giả: Phương Linh – Theo Trí Thức Trẻ/The Economist – 6 July 2015
Trở thành công dân của những quốc đảo nhỏ bé thuộc Caribbean sẽ giúp bạn có thể truy cập vào Anh và nhiều quốc gia phát triển khác tại châu Âu miễn phí.
Trở thành công dân của những quốc đảo nhỏ bé thuộc vùng Caribbean được coi là “tấm vé tới thiên đường” bởi một khi có được tấm hộ chiếu của những quốc gia đó, bạn sẽ có quyền truy cập vào rất nhiều quốc gia khác.
“Đây là ngành kinh doanh sinh lời”, Timothy Harris – thủ tướng quốc đảo St Kitts & Nevis nói trong một hội nghị cùng các nhà lãnh đạo của 3 quốc đảo nhỏ bé khác gồm Antigua, Dominica và Grenada vào tháng trước.
Thực tế, bán hộ chiếu không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc đảo kể trên mà cho cả các khách hàng của họ. Với tấm hộ chiếu này, họ sẽ được miễn visa nhập cảnh vào rất nhiều nước, bao gồm cả Anh và 26 nước châu Âu thuộc khối Schengen. (Vào tháng 5 vừa qua, Grenada và Dominica cũng gia nhập nhóm các quốc gia được miễn thị thực vào châu Âu).
Điểm đặc biệt là, ngoài tiền, việc làm hộ chiếu tại những hòn đảo này không yêu cầu quá nhiều điều kiện. Bạn chỉ cần dành 5 ngày ở tại Antigua, còn những hòn đảo khác thậm chí không yêu cầu điều kiện này.
Riêng quốc đảo St Kitts tuyên bố rằng doanh thu bán hộ chiếu sẽ là “trụ cột” đóng góp vào tổng ngân sách năm nay của họ. Trước đó vào năm 2013, doanh thu bán hộ chiếu của St Kitts cũng ở mức cao hàng đầu, lên tới 100 triệu USD, chiếm 13% GDP. Dù bắt đầu tham gia vào ngành kinh doanh này từ năm 1984 nhưng doanh số bán hộ chiếu chỉ tăng mạnh sau khi nhiều điều kiện được điều chỉnh vào năm 2007.
Ví dụ, với những người muốn mang quốc tịch St Kitts, họ có thể đầu tư hoặc đóng góp 250.000 USD vào quỹ đa dạng hóa ngành công nghiệp đường (Sugar Industry Diversification Foundation) một quỹ phát triển quan trọng của chính phủ nước này, hay mua bất động sản trị giá ít nhất 450.000 USD.
Antigua cũng quyết định gia nhập ngành kinh doanh hộ chiếu vào năm 2013. Chính phủ nước này tuyên bố rằng, doanh số bán hộ chiếu trong năm nay sẽ chiếm 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước. Tính đến cuối tháng trước, họ đã bán được 510 tấm hộ chiếu: 2/5 trong số đó là cho người Trung Quốc và 1/3 là cho người dân khu vực Trung Đông.
Tuy phổ biến và sinh lời như vậy nhưng đôi khi ngành kinh doanh hộ chiếu cũng gặp vướng mắc. Vào năm 2013, một người Iran đã bay tới Canada với tấm hộ chiếu St Kitts. Anh này đã đưa ra những tuyên bố giả dối để được gặp thủ tướng. Kể từ đó, để tránh xảy ra một trường hợp tương tự, Canada đã áp dụng quy tắc visa mới.
Năm ngoái, Kho bạc Mỹ nói rằng một người Iran đã sử dụng hộ chiếu St Kitts để thực hiện những giao dịch tài chính ngầm.
Trước 2 tình trạng kể trên, quốc đảo St Kitts thì khẳng định rằng họ sẽ xiết chặt hơn, cấm người Iran và Afghan mua hộ chiếu.
Đế chế kinh doanh…Hộ chiếu (Phần 1)
Theo Hoàng Nam – Bloomberg – ndh.vn – 16 Mar 2015
Chỉ cần 250.000 USD là có thể trở thành công dân của nước SKN. Khi trở thành công dân và có hộ chiếu, người mua được miễn thị thực khi đi du lịch tại 132 quốc gia, được hạn chế kê khai thông tin tài chính, không phải trả thuế thu nhập.
Trong khi các ngành kinh tế phải vật lộn trước khủng hoảng và những biến động trên thị trường thì có một ngành kinh doanh độc nhất vô nhị đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ mà không cần nguồn vốn hay nguyên liệu. Đố là ngành kinh doanh…Hộ chiếu. Ông Christian Kalin đã cho thấy những nước kém phát triển ít nhất có một nguồn tài nguyên để khai thác. Đó là kinh doanh…Hộ chiếu.
Năm 2006, quốc gia nhỏ bé St. Kitts và Nevis (SKN) tại vùng biển Caribe đã lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Những đồn điền trồng mía của nước này bị đóng cửa từ năm 2005, bạo lực và các băng đảng gia tăng khiến tỷ lệ các vụ giết người tại đây ở mức cao nhất thế giới. Hơn nữa, tỷ lệ nợ của quốc gia này cũng đứng thứ 3 thế giới.
SKN chỉ cách thành phố Miami của Mỹ có 3 giờ bay, với dân số khoảng 48.000 người nhưng lại không có nhiều người biết đến quốc gia này. Với một nước nhỏ không nhiều tài nguyên cũng như kém phát triển về du lịch, SKN không thể gây thu hút cho những người giàu trên thế giới.
Vì vậy, dù nước này đã thực hiện chương trình “trở thành công dân thông qua đầu tư” (hay còn gọi là chương trình nhập tịch – citizenship-by-investment program) từ năm 1984 nhưng không thu hút được nhiều chú ý. Có vẻ như ngành “kinh doanh hộ chiếu” này không có tiềm năng.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi luật sư Christian Kalin người Thụy Sĩ xuất hiện.
Nhờ vào luật sư Kalin, SKN đã trở thành địa điểm nổi tiếng nhất thế giới về ngành kinh doanh hộ chiếu. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành công dân nước này chỉ với 250.000 USD và không có điều kiện ràng buộc nào kể cả việc họ chưa bao giờ đặt chân đến SKN. Khi trở thành công dân và có hộ chiếu, người mua được miễn thị thực khi đi du lịch tại 132 quốc gia, được hạn chế kê khai thông tin tài chính, không phải trả thuế thu nhập.
Chương trình kinh doanh này thành công đến nỗi đưa SKN vượt xa các nước láng giềng trong khu vực và nổi lên như một hiện tượng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giám đốc chi nhánh SKN của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Judith Gold cho biết đất nước này giờ đây đã thay đổi hoàn toàn.
Trước khi đến với SKN, công ty Henley & Partners của ông Kalin là một công ty nhỏ chuyên quản lý tài sản và tư vấn cho người nhập cư. Tuy nhiên, luật sư Kalin cho biết chuyên môn của ông là về nghiên cứu chứ không phải là một nhà môi giới như hiện nay.
Với sự thành công của SKN, nhiều nước trên thế giới đã tìm kiếm sự giúp đõ của ông Kalin với hy vọng rằng vị luật sư này có thể tái tạo điều kỳ diệu một lần nữa. Trước đây, rất nhiều quốc gia đã cho phép giới nhà giàu nước ngoài có thẻ cư trú (residency cards) thông qua chương trình đầu tư vào đất nước. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng tài chính 2008 thì chỉ có SKN và Dominica là bán hoàn toàn quyền nhập tịch trở thành công dân. Kể từ thành công của SKN, có 5 quốc gia đã tham gia vào ngành kinh doanh này và nhiều nước khác cũng đang xem xét gia nhập cuộc chơi.
Doanh nhân Kalin cũng đã tư vấn chương trình trở thành công dân thông qua đầu tư tại Đảo Síp và Grenada tương ứng vào năm 2011 và 2013. Cũng vào năm 2013, vị luật sư này đã thiết kế một chương trình nhập cư tương tự như SKN cho Antigua và Barbuda. Đến năm 2014, luật sư Kalin lại xây dựng chương trình cho phép trở thành công dân đối với người nước ngoài tại Malta, thành viên nhỏ nhất trong Liên minh Châu Âu (EU).
Ông Kalin cho biết nhiều chính phủ đang có kế hoạch tham gia ngành kinh doanh này và đã nói chuyên với công ty của ông. Tại quốc gia St.Lucia, công ty Henley và nhiều doanh nghiệp khác đã đề xuất hỗ trợ thực hiện chương trình nhập tịch này. Một loạt các nước như Albania, Croatia, Jamaica, Montenegro, và Slovenia cũng đang xem xét tham gia cuộc chơi tiềm năng này.
Doanh nhân Kalin nói rằng điểm mấu chốt của ngành kinh doanh này là các quốc gia phải nới lỏng các chính sách để người nước ngoài có thể hưởng những quyền lợi công dân thông qua việc đầu tư tài chính. Theo ông, xu thế này hoàn toàn hợp lý bởi những người đóng góp nhiều nhất cho đất nước có quyền được nhập tịch thành công dân của quốc gia đó.
Kể từ thành công tại SKN vào tháng 11/2006, luật sư Kalin đã biến Henley trở thành một tập đoàn trong ngành công nghiệp mà hàng hóa chính là quyền công dân. Chỉ riêng trong năm 2014, các nhà đầu tư đã chi khoảng 2 tỷ USD để mua hộ chiếu. Doanh nhân Kalin dự đoán rằng nhu cầu trong ngành này sẽ còn tăng lên cùng với tỷ lệ giàu lên của các nước mới nổi. Đây đơn thuần là nhu cầu về sự linh động và tính an toàn. Nếu một quốc gia không ổn định về chính trị và những người giàu có không chắc chắn về tương lai thì họ sẽ muốn có một giải pháp dự phòng.
Tính đến cuối năm 2014, công ty Henley của ông Kalin đã hỗ trợ nhiều chính phủ thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các chương trình nhập tịch với tổng trị giá lên đến 4 tỷ USD. Doanh nghiệp này cũng đã tư vấn cho hàng nghìn siêu tỷ phú về việc làm thế nào để có thể mua hộ chiếu một cách thuận tiện. Do đó, Henley có thể đạt lợi nhuận cao nhờ thu lệ phí đối với cả 2 bên: chính phủ và giới nhà giàu.
Mặc dù vậy, ngành kinh doanh mà ông Kalin đi tiên phong cũng nhận được những lời chỉ trích. Nhiều chuyên gia cho rằng ngành kinh doanh này giúp giới nhà giàu trốn thuế và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những tội phạm làm giàu bất hợp pháp. Giám đốc chi nhánh Washington của Global Financial Integrity Raymond Baker phát biểu rằng các thương nhân đã tạo nên một hệ thống tài chính “đen” nhằm giúp giới nhà giàu giấu tiền trong 50 năm qua. Ngành kinh doanh hộ chiếu mới nổi lên này cũng là một phần trong hệ thống đó.
Theo hãng tin Bloomberg News, doanh nhân Paul Bilzerian (đã từng 2 lần ngồi tù vì tội lừa đảo) đã được cấp phép làm dịch vụ cung cấp hồ sơ nhập tịch vào SKN. Vị doanh nhân này đã giúp ông Roger Ver, một chuyên gia đầu tư tiền ảo (Bitcoin) nhập tịch vào SKN.
Sau đó, hai vị doanh nhân này đã mở một website tên là Passports for Bitcoin để giúp chuyển tiền thông qua tiền ảo. Khách hàng của trang web này thường là công dân của những nước có quy định giới hạn mức chuyển tiền, ví dụ như Trung Quốc. Ngay sau khi biết tin, SKN đã tuyên bố rằng quốc gia này không chấp nhận thanh toán bằng tiền Bitcoin.
Theo luật sư Kalin, ngành kinh doanh hộ chiếu cũng giống như mọi ngành khác khi tập hợp tất cả những người tài giỏi cũng như những kẻ lừa đảo.
Tuy nhiên, ngành này cũng không giống với bất cứ ngành kinh doanh nào khác khi có sự ảnh hưởng mạnh từ đạo đức xã hội. Câu hỏi về liệu quyền công dân có thể trở thành một loại hàng hóa hay không vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Ngay cả ông Kalin cũng nhận định đây là một vấn đề nhạy cảm.
Bên cạnh sự nhạy cảm về đạo đức xã hội, có nhiều chuyên gia cũng lo lắng việc bọn tội phạm hay những kẻ khủng bố sẽ mua hộ chiếu dự phòng. Tháng 5/2014, Bộ Tài chính Mỹ đã cảnh báo về việc SKN cấp hộ chiếu cho những công dân Iran đang tìm cách tránh trừng phạt thương mại của nước này. Canada cũng tuyên bố không cho phép công dân SKN nhập cảnh mà không có thị thực nhập cảnh, do lo ngại những nguy cơ từ việc quản lý nhân dạng trong chương trình nhập tịch thông qua đầu tư của nước này.
Để đáp lại, SKN đã cho thu hồi những hộ chiếu của mình và đổi lại hộ chiếu mới. Những trường hợp gặp vấn đề như trên trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến 7/2014 sẽ được cấp hộ chiếu mới với nơi sinh và tên tuổi trước đây. Công ty Arton Capital dự đoán rằng khoảng 16.000 hộ chiếu sẽ được thu hồi lại
Đế chế kinh doanh…Hộ chiếu (Phần 2)
Theo Hoàng Nam – Bloomberg – ndh.vn – 14 Mar 2013
de che kinh doanh ho chieu phan 2
(NDH) Tại những quốc gia nhỏ bé và nghèo khổ, họ chẳng còn gì để bán ngoài quyền “tự do làm mọi thứ mà mình thích.”
Tác giả cuốn “Treasure Islands” Nicholas Shaxson nhận định rằng ngành kinh doanh hộ chiếu được hỗ trợ bởi một nền văn hóa tham nhũng tại những nước nghèo, nơi mà các doanh nghiệp phớt lờ luật pháp. Theo ông Shaxson, những quốc gia nhỏ bé này chẳng còn gì để bán ngoài quyền “tự do làm bất cứ điều gì mà bạn muốn.”
Những nước đang phát triển cũng bị ảnh hưởng bởi các rắc rối tương tự. Bộ trưởng Nội vụ và là người đứng đầu Văn phòng nhập cư Bồ Đào Nha Miguel Macedo đã bị bắt giữ trong một cuộc điều tra liên quan đến việc cấp phép trái luật và tham ô trong chương trình nhập cư thông qua đầu tư tại nước này.
Ông Kalin thừa nhận rằng tất cả các chương trình nhập tịch thông qua đầu tư đều có chỗ trống cho tham nhũng. Đồng thời vị doanh nhân này cũng tuyên bố công ty Henley của ông chưa bao giờ hối lộ cho bất kỳ quan chức nào.
Trong buổi giới thiệu chương trình nhập cư thông qua đầu tư của Antigua và Barbuda, Thủ tướng Gaston Browne đã có một bài phát biểu về vị trí địa lý và những tiềm năng đầu tư của quốc gia. Trong đó bao gồm “365 bãi biển, một vùng biển nguyên sơ, khí hậu ôn hòa.”
Mức giá để trở thành công dân Antigua là một khoản “đóng góp” 200.000 USD hoặc một khoản đầu tư bất động sản trị giá 400.000 USD, cùng với khoản phí là 60.000 USD. Trong tuần trước, vị bộ trưởng này đã có bài phát biểu tại Toronto và Luân Đôn. Vào cuối tháng 10/2014, Bộ trưởng Brown đã có một bài giới thiệu khác tại Singapore nhân dịp hội nghị lần thứ 8 về Nhập cư và Nhập tịch toàn cầu (Global Residence and Citizenship Conference) được tổ chức bởi Henley.
Các vị thủ tướng của Malta, thủ tướng của Nevis, bộ trưởng thương mại của Cyprus và đại sứ Bồ Đào Nha cũng tham dự hội nghị theo lời mới của ông Kalin. Tại đây, mỗi quan chức đã có 15 phút để trình bày. Đối với Thủ tướng Malta Joseph Muscat, hội nghị trên là lần thứ 4 ông xuất hiện tại các sự kiện của Henley trong vòng 1 năm qua. Nguyên nhân là hợp đồng ký kết giữa Malta và Henley trong việc xây dựng chương trình nhập tịch thông qua đầu tư. Trong đó, các quan chức chính phủ cấp cao phải phát biểu tại các sự kiện của công ty “bất cứ khi nào được yêu cầu.”
Có khoảng 300 người tham dự, bao gồm luật sư, kế toán, người môi giới trong ngành kinh doanh hộ chiếu. Tất cả những người này không có nhiều quan tâm đến phát triển du lịch hay đầu tư. Khách hàng của họ chủ yếu là giới nhà giàu Trung Quốc, Nga, Trung Đông, những người cần một hộ chiếu dự phòng. Vì vậy, thời gian quy định cư trú thường niên cho công dân tại những nước trên càng ngắn càng tốt.
Một trong những quyết định đầu tiên khi ông Brown lên làm thủ tướng Antigua là giảm yêu cầu cư trú thường niên cho công dân tại đây từ 35 ngày/5 năm xuống 5 ngày/5 năm. Thủ tướng Brown cũng loại bỏ quy định kê khai tên thật của người làm hộ chiếu.
Hiện nay, ngoại trừ Maltan thì không có chương trình nhập tịch qua đầu tư nào làm như vậy. Theo vị bộ trường này, đây là một quyết định mang tính cạnh tranh. Đồng thời, bộ trưởng Antigua cũng giải thích về việc quy định mức cư trú thường niên là 5 ngày/5 năm chứ không bãi bỏ hoàn toàn như các nước khác. Quốc gia này muốn các khách hàng làm quen với “tổ quốc của mình” chứ không muốn đây chỉ là một thương vụ mua bán hộ chiếu đơn thuần.
Giám đốc điều hành Nuri Katz của Apex Capital Partners nói rằng các nước trên rất e ngại đối với cụm từ “mua bán hộ chiếu đơn thuần.” Đây cũng là lý do các quan chức như Thủ tướng Brown nói về nhuwngc bãi biển ít người lui tới, hay như việc ngành kinh doanh này sử dụng từ “chương trình nhập tịch ong qua đầu tư” thay vì “kinh doanh hộ chiếu.” Tất cả mọi người đều có ác cảm với những từ như vậy nên các quan chức đều tranh dùng những từ nhạy cảm đó.
Có những điều về tình hình Antugua mà Thủ tướng Brown không nhăc đến trong bài phát biểu của mình. Nền kinh tế nước này đã suy giảm 25% từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngành du lịch nước này cũng không khả quan. Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (USEC) đã buộc tội chủ ngân hàng Stanford International Bank tại Antigua vì tội lừa đảo. Đây là ngân hàng có số nhân viên lớn nhất tại quốc gia này. Thủ tướng Brown cũng đã phải thừa nhận “Chúng tôi cần tiền.”
Trong bài phát biểu về chương trình nhập tịch qua đầu tư, Bộ trưởng Thương mại Đảo Síp Yiorgos Lakkotrypis có một vài giới thiệu về những bãi biển của nước này và chỉ dùng 30 giây để nói về thủ tục nhập tịch tại đây. Quá trình nhập tịch vào nước nhỏ thứ 3 trong Liên minh Châu Âu này vô cùng đơn giản. Khách hàng điền ong tin vào mẫu đăng ký dài 3 trang giấy, đầu tư 2,5 triệu Euro và trả khoản phí 7.000 Euro. Sau đó, nếu khách hàng chứng minh được lý lịch không tiền án tiền sự của mình thì họ sẽ lấy được hộ chiếu trong vòng 90 ngày. Thậm chí, ngài bộ trưởng này nhấn mạnh rằng thủ tục chờ xét duyệt đã giảm xuống trong vòng 70 ngày và có “tỷ lệ chấp thuận rất cao.”
Doanh nhân Kalin lập luận rằng sự hấp dẫn của một hộ chiếu thứ 2 đến từ du lịch. Khách hàng có thể đi du lịch khắp mọi nơi mà không gặp phải khó ong về thị thực nhập cảnh. Ưu đãi về thuế chỉ là một yếu tố nhằm kích thích thị trường. Việc trở thành công dân của những nước như SKN hay Antigua có thể hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục về thuế
Khu nghỉ dưỡng Four Season thuộc SKN. Mua một biệt thự tại đây và trờ thành công dân…nếu bạn đủ tiền (ít nhất 400.000 USD)
Giám đốc Thomas Liepman của khu nghỉ mát Christophe Harbour tại SKN cũng tham gia Hội nghị Nhập cư và Nhập tịch Toàn cầu lần thứ 8 tại Singapore nhằm quảng bá những căn hộ đi kèm hộ chiếu với mức giá thấp nhất 400.000 USD. Công ty Henley giới thiệu khu nghỉ dưỡng Liepman và những khu nghỉ dưỡng khác khi nói về chương trình nhập tịch ong qua đầu tư do đã thu phí giới thiệu của những doanh nghiệp này. Việc mua nhà kèm hộ chiếu tại SKN đã trở nên vô cùng phổ biến với những khu biệt thự không người ở.
Doanh nhân Auyong Jeen là một người Indonesia với những thương vụ kinh doanh khắp mọi nơi trên thế giới. Ông cho rằng việc đi lại giữa các nước là vô cùng khó ong khi công dân Indonesia chỉ có thể đến 56 quốc gia mà không cần thị thực nhập cảnh, trong đó không bao gồm Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Một doanh nhân khác là Gul Chotrani, người Singapore, đã đến hội nghị với tư cách là khách mời của Ngân hàng Singapore. Theo ông Chotrani, hiện nay ong yêu nước đã không còn như ngày xưa nữa. Các nhà đầu tư chỉ lo bảo vệ tài sản của mình và đó là một thực tế vô cùng đơn giản.
Đế chế kinh doanh…Hộ chiếu (Phần cuối)
Theo Hoàng Nam – Bloomberg –ndh.vn – 15 Mar 2015
de che kinh doanh ho chieu phan cuoi
Ngành kinh doanh hộ chiếu không phải lúc nào cũng suôn sẻ, và không chỉ có những nước nhỏ nghèo mới tham gia ngành này.
Sau khi thành công với thương vụ tại SKN, công việc kinh doanh của Henley đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ông Kalin cũng tạo ra nhiều sự chỉ trích khi ký kết những thỏa thuận với điều kiện khắc nghiệt đối với những nước nghèo. Tại Antigua, chính phủ đã hủy bỏ thỏa thuận với ông Kalin chỉ 1 tháng sau khi vừa mới ký hợp đồng vào tháng 11/2012. Trong đó, chính phủ đồng ý cho công ty Henley độc quyền kinh doanh chương trình nhập tịch thông qua đầu tư tại Antigua. Tổng trưởng Antigua Justin Simon phát biểu rằng Henley đã lợi dụng khi quốc gia này đang trong tình trạng khó khăn.
Luật sư Kalin lập luận rằng ông chỉ là một nhà thương thuyết giỏi. Mặc dù những nhà cựu lãnh đạo và Thủ tướng Justin Simon của Antigua có thể thấy bất công hoặc bị chèn ép, nhưng quá trình đàm phán là công bằng và minh bạch. Theo ông Kalin, chính những quan chức của Antigua là những người không giữ lời hứa.
Trước khi ông Kalin xuất hiện, SKN đã có chương trình nhập tịch thông qua đầu tư từ nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chương trình này tiến triển chậm và có rất nhiều sự quan liêu. Như theo đánh giá của doanh nhân Kalin, chương trình thời đó của SKN là “một đống lộn xộn.” Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã từng cảnh báo rằng chương trình này của SKN có chứa nguy có cao về nạn tham nhũng và rửa tiền.
Ý tưởng đầu tiên của luật sư Kalin là đặt chương trình này nằm dưới sự giám sát trực tiếp của Thủ tướng SKN Denzil Douglas. Quyết định này của ông Kalin đã đưa đến những hệ lụy không tưởng.
Thỏa thuận của SKN với Kalin cho phép công ty Henley độc quyền kinh doanh chương trình nhập tịch thông qua đầu tư tại nước này. Đây là một hợp đồng độc quyền trong vòng 5 năm và có gia hạn thêm. Mới đầu, hợp đồng này khiến những thành viên trong Nội các chính phủ không hài lòng. Cựu Thủ tướng SKN Sam Condor từng phát biểu rằng quốc gia này không nên trao quyền sở hữu độc quyền cho bất kỳ công ty nào.
Về phía công ty Henley, ông Kalim phàn nàn rằng nhiều người nhận định công ty ông đã có một hợp đồng béo bở. Tuy nhiên, vị doanh nhân này cho biết công ty Henley đã “bắt đầu từ con số 0” và không ai trong số các quan chức dự đoán được chương trình trên sẽ thành công như vậy.
Sau khi Kalin tham dự vào chương trình nhập tịch thông qua đầu tư của SKN, chương trình này đã thành công một cách bất ngờ. Tháng 5/2009, Liên minh Châu Âu và 6 nước vùng Caribe, bao gồm SKN, đã ký thỏa thuận cho phép du lịch miễn phí thị thực nhập cảnh. Kết quả là hộ chiếu của SKN trở nên có giá rất nhiều
Khách hàng tại một hội nghị giới thiệu chương trình của Henley & Partners
Tuy nhiên, tình hình sau đó trở nên xấu đi. Canada bắt đầu hạn chế nhập cảnh đối với những du khách mang quốc tịch SKN thông qua chương trình “mua hộ chiếu.” Kể từ thập niên 90, SKN đã đề nghị chương trình nhập cư cho những người giàu có để đổi lấy những khoản vay 650.000 USD không tính lãi. Khi Chương trình nhập tịch của SKN bị đóng cửa vào đầu năm 2014, vẫn còn 75.000 đơn xin nhập tịch chưa được xử lý. Đây là một cơ hội lớn cho những nước cũng đang thu hút nhà đầu tư bằng cách này.
Cơ quan quản lý chương trình nhập tịch thông qua đầu tư của SKN không công bố rõ những ai đã mua hộ chiếu hoặc họ đã thu được bao nhiêu tiền. Cựu Bộ trưởng An ninh Quốc gia SKN Dwyer Astaphan nói rằng ông Douglas quản lý tất cả hộ chiếu và là người ký cho những hộ chiếu này. Không một ai tại SKN, kể cả những thành viên trong Nội các, biết về số lượng phát hành của những hộ chiếu.
Tổng thống SKN Douglas đã thất bại trước đối thủ chính trị Timothy Harris trong cuộc bầu cử ngày 16/2/2015.
Mùa hè năm 2013, doanh nhân Kalin đưa dịch vụ của mình đến Malta, một quốc đảo 420.000 người. Tình hình tại đây có vẻ khả quan hơn khi công dân Malta có quyền sống và làm việc tại bất kỳ đâu trong Liên minh Châu Âu. Đồng thời người Malta có quyền miễn thị thực nhập cảnh khi đến Mỹ.
Vào tháng 1/2014, Malta bắt đầu bán quyền công dân với mức giá 650.000 Euro. Trong năm đầu tiên, quốc gia này đã thu về hơn 500 triệu USD, tương đương 16% ngân sách nước này năm 2014. Công ty Henley được trả 4% tiền phí từ những khoản thu của Malta qua chương trình này. Ngoài ra, Henley còn thu khoản phí phụ thêm 70.000 Euro/người cùng những khoản phí khác nếu những khách hàng này có vợ/chống hoặc con cái muốn nhập tịch cùng.
Luật sư Kalin nói rằng chương trình nhập tịch mà ông thiết kế có mức chặt chẽ cao hơn những chương trình khác. Khách hàng phải hoàn thiện cơ sở dữ liệu và một công ty thẩm định sẽ kiểm tra những dữ liệu này. Thậm chí, một khách hàng có lý lịch sạch sẽ cũng có thể bị từ chối bởi nhân viên thẩm định thấy có điều gì đó không ổn
Mặc dù có những biện pháp bảo vệ như vậy nhưng Ủy viên Công lý Liên minh Châu Âu Viviane Reding vẫn phản đối chương trình này. Theo bà, quyền công dân không thể bị rao bán. Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu cũng không thể làm gì khác ngoài những bài phát biểu lên án bởi không có cơ sở pháp lý nào trong khu vực này cấm thành viên thực hiện chủ quyền của mình. Nguyên nhân khiến Hội đồng Liên minh Châu Âu phản đối chương trình này là bởi Malta đang “bán” hộ chiếu của chính Liên minh Châu Âu. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng không tin tưởng quốc gia này có thực sự kiểm soát được những người nhập tịch hay không.
Nghị sĩ đảng đối lập Jason Azzopardi tại Maltan cũng phản đối chương trình này. Ông cho rằng ngài thủ tướng đã lừa dối người dân bằng cách chờ đợi cho đến khi chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 6/2013 rồi mới đề cập đến chương trình này.
Ngược lại, ông Kalin phát biểu rằng phe đối lập đã nhận ra chương trình của ông có thể ngăn cản họ lên nắm quyền trong một thời gian dài. Nguyên nhân là ngành kinh doanh của ông mang lại rất nhiều tiền cho chính phủ và điều này là có lợi cho đảng cầm quyền.
Chương trình nhập tịch thông qua đầu tư của Maltan đã được sửa đổi để quy định mức cư trú thường niên trở nên dễ dàng hơn. Giám đốc của chương trình này Jonathan Cardona cho biết Maltan không yêu cầu khách hàng phải thực sự cư trú tại nước này. Chương trình trên quy định khách hàng phải ở tại Maltan một số ngày nhưng không nói rõ là bao nhiêu ngày cụ thể. Khi được hỏi liệu những khách hàng trên có định cư trú tại đây vĩnh viễn không, ông Cardona trả lời: “làm ơn, xin đừng tự lừa dối nhau nữa.”
Công ty Apex Capital nhận định rằng chương trình trên không coi trọng vấn đề cư trú. Thậm chí không có yêu cầu về trình độ học vấn trong bản kê khai. Các khách hàng có thể không cần tốt nghiệp trung học mà vẫn nhập tịch được, miễn là họ có đủ tiền mà không phải là tội phạm.
Thủ tướng Muscat của Malta lại trình bày quan điểm khác. Ông cho rằng chương trình trên là một “câu lạc bộ mở” cho “tầng lớp tinh hoa” trong giới nhà giàu. “Nếu bạn mong muốn nhập tịch với giá rẻ. Malta không phải là nơi cho bạn. Nếu bạn mong chờ một chương trình nhập tịch chấp nhận bất cứ ai (miễn là có tiền), vậy thì xin lỗi, chúng tôi cũng không phải nơi bạn tìm. Nhưng nếu bạn muốn gia nhập một nhóm những người tài năng nhất thế giới. Chúng tôi chào đón bạn.”
The post Những Con Đường …Vượt Biên Của Nhà Giàu appeared first on GÓC NHÌN ALAN.
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét