Tin tức Việt

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Sumo đang ngày càng khan hiếm các đô vật

Thinker @ nguontinviet.com

Sumo là một môn thể thao của Nhật Bản, thường được tổ chức tại núi Phú Sĩ hay trong những lễ hội hoa anh đào, tuy nhiên môn thể thao truyền thống này đang phải đối mặt với một số vấn đề, từ việc tập luyện vất vả, cuộc sống thiếu thốn và quá khắc nghiệt khiến cho nhiều người không còn quan tâm đến nó nữa.



Takahiro Chino, một đô vật hạng ruồi, với cân năng ở mức 88 kg (194 pounds), chiều cao 1,75 m (5 feet 8 inches) đang tập luyện với bạn tập của anh, một đô vật hạng nặng, trông chả khác gì một ngọn núi thịt.


Một cái bụng khổng lồ được treo trên chiếc khố trông giống như cột đá cẩm thạch vậy, người đàn ông 130 kg này gập gối và đi theo bộ dạng 2 chân bành về phía trước, nghiêng thân về phía trước để trọng lực càng thấp càng tốt. Bất cứ khi nào Takahiro Chino nỗ lực để tung ra những cú tấn công để đối phương mất thăng bằng thì đều bị anh ta gạt phăng ra ngoài như thể đang bị một loại côn trùng cuối nhiễu vậy.


Những câu nói như “Giữ cánh tay thẳng sẽ có khởi đầu nhanh gọn hơn”, hay “cậu đang sử dụng trọng lượng cơ thể quá ít!” là những gì mà huấn luyện viên Sato, 52 tuổi sử dụng hàng ngày trong phòng tập.



Một người đàn ông khác với cân nặng 150 kg vừa bước vào phòng, anh đang có những động tác khởi động bên những trục gỗ phía góc phòng, có lẽ tý nữa sẽ đến lượt anh ta thi đấu.


Trở về với màn tập luyện của Chino, ban đầu anh phải xoay vòng quanh và tìm cách để quật ngã đối thủ. Anh rên rỉ, thở hổn hển vì mệt, mồ hôi ướt đẫm và chảy ròng ròng xuống sàn nhà. Liên tiếp những cú ra đòn đều bị đối thủ đẩy ngược trở lại, thật khó khăn để chiến thắng đối phương, khi mà người đó không cùng hạng cân. Cuối cùng sau 3 giờ đồng hồ tập luyện vất vả, cuộc tập luyện như tra tấn đã kết thúc, các đô vật cúi đầu chào nhau. Sau bữa trưa buổi tập luyện lại đi vào quỹ đạo, buổi tập luyện này sẽ diễn ra trong vòng 90 phút.


Được biết Takahiro Chino, 20 tuổi là đô vật trẻ nhất trong câu lạc bộ sumo Otake, nằm trong một tòa nhà tại Koto, Tokyo. Có thể gọi anh là người giúp việc hay thành viên mới đều được. Theo đó 7 đô vật sẽ ăn ngủ tại đây trong một căn phòng nằm ngay sát phòng tập luyện, hay còn được gọi là dohyo.



Chino hy vọng trong 3 năm anh sẽ trở thành một sekitori, một đô vật được nhận mức lương và những quyền lợi đặc biệt, là một trong 70 người có thể sống bằng nghề sumo tại Nhật Bản. Anh dự định sẽ giữ trọng lượng cơ thể khoảng 120 kg trong vòng 3 năm tới, tuy nhiên anh cho hay mình còn phải cố gắng rất nhiều.


Sumo là môn đấu vật thường được tổ chức tại núi Phú Sĩ và lễ hội hoa anh đào. Môn thể thao này có nguồn gốc từ Shinto, hòn đảo dành cho vua chúa xưa kia. Theo đó các trận đấu vật sumo đã được tổ chức tại triều đình cách đây khoảng 2.000 năm, trong khi đó các vận động viên sumo chuyên nghiệp đã tồn tại khoảng 300 năm nay. Tuy nhiên cho đến nay, do đời sống khó khăn và chế độ tập luyện kham khổ dẫn đến môn đấu vật này càng ngày càng bị mai một tại Nhật Bản.




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nguồn Tin Mới