Tại Sao Dịch Vụ Bao Quanh Google Play Lại Quan Trọng Hơn Cả Android?
Tuần trước, Google mới giới thiệu phiên bản mới của hệ điều hanh Android với một số ít những cải tiến mới cho hệ điều hành này. Tuy nhiên hầu hết là những tính năng gây nhàm chán cho người dùng.
Vào năm 2012, Google giới thiệu một ứng dụng mới trên Play Store. Từ đó Google có thể phát hành những tính năng mới cho người dùng Android 2.2 trở lên mà không cần hoàn toàn phải nâng cấp lên version mới. Ứng dụng này chính là Google Play Services, nó là quân cờ của Google để tập trung vào mảng Google I/O. Và một lần nữa Android 4.3 đã chứng minh điều này là đúng, đây là một công cụ mạnh mẽ giúp đem lại những tính năng mới cho người sử dụng những phiên bản Android cũ kỹ.
Vậy những nền tảng mới hoạt động như thế nào, và làm thế nào phân biệt với Android.
Android Là Gì?
Để hiểu về Google Play Services, chúng ta phải hiểu về Android là gì trước đã. Hầu hết mọi người đều cho rằng Android có nghĩa là một chiếc điện thoại chạy phần mềm của Google. Thế nhưng nó không hoàn toàn đúng, về mặt kỹ thuật thì Android là một hệ điều hành dành cho các thiết bị di động, do tính mở của nó nên các hãng sản xuất có thể sử dụng, thay đổi, tùy biến và cá nhân hóa mà không cần liên quan đến Google.
Kindle Fire là một ví dụ điển hình, trong khi nó chạy Android nhưng lại không có Play Store và bất cứ dịch vụ nào của Google, thậm chí những gợi ý tìm kiếm của Google cũng không có mặt, thay vào đó Amazon đã xây dựng một kho ứng dụng riêng, dịch vụ riêng và phần cứng riêng cho mình. Đó chính là Android, một nền tảng cho bất kỳ hãng sản xuất nào cũng đều có thể bắt tay vào xây dựng.
Lý do Google và Android khăng khít với nhau chủ yếu là Play Store (hay Android Market) , khi muốn Play Store có mặt trên thiết bị của mình thì sẽ phải đi kèm những ứng dụng dịch vụ củ Google hoặc ngược lại.
Hầu Hết Ứng Dụng Của Google Đều Được Tách Riêng Ra Rồi
Từ thời Google phát hành Android 2.0, có tính năng dẫn đường turn-by-turn trên Motorola Droid mà Google tách riêng và phát hành trên Android Market vào tháng sau đó. Từ đó xu hướng phát hành những tính năng thông qua việc cập nhật ứng dụng thay vì cập nhật hệ điều hành bắt đầu được Google tiến hành.
Trong vòng vài năm Gmail, search (bao gồm cả Google Now và Tìm kiếm bằng giọng nói), Hangouts (hay Talk), Chrome, Youtube, Calendar, và thậm chí cả ứng dụng bàn phím gốc cũng được xé lẻ ra và lên lịch cập nhật thường xuyên. Điều này giúp cho người dùng không cần phải đợi đến 6 tháng để cập nhật cả phiên bản Android nữa.
Tuy nhiên vấn đề lại là kế hoạch, mỗi phiên bản mới của Android lại đi kèm những hàm API mới nên có những ứng dụng được xây dựng trên những hàm API mới này lại không chạy được trên những phiên bản cũ. Và hầu hết ứng dụng của các hãng thứ 3 đều đang phát triển như vậy, chúng thường được chia thành ứng dụng phiên bản 2.x và 4.x. Đây vẫn là vấn đề then chốt Google, cũng là câu trả lời cho việc phân mảnh rất khó được cải thiện.
Google Play Là Một Nền Tảng Mới
Năm ngoài tại sự kiện Google I/O, công ty đã thông báo một tập hợp các tính năng mới sẽ được thêm vào những thiết bị android.
Nhưng có điểm chung đó là không yêu cầu phiên bản Android mới. Trên thực tế, không có ai đề cập đến việc nâng cấp phiên bản Android trong suốt 3 giờ đồng hô tại sự kiện trên. Thay vào đó là những tính năng được thêm vào Google Play Services, hỗ trợ từ Android 2.2 trở lên. Lần đầu tiên sau vài năm, người dùng sử dụng những thiết bị cũ đã bị những nhà sản xuất quay lưng lại có thể tận hưởng những tính năng mới được thông báo trong sự kiện.
Tương Lai Vẫn Không Chắc Chắn, Nhưng Có Vẻ Sẽ Sảng Sủa Hơn
Tất cả những việc này có nghĩa là chúng ta không có những cập nhật then chốt trong những phiên bản Android trong tương lai? Không hoàn toàn. Do những hàm API vẫn được phát hành trên Play Services, thế nên Google chưa thể giải quyết hoàn toàn việc này được. Hơn nữa Google còn rất nhiều kế hoạch cho Android trong thời gian tới, hãng cũng không có bất cứ thông báo chính thức nào về những mục đích cho các bản cập nhật trong tương lai.
Tổng hợp lại chúng ta nắm được rằng Google sẽ đem những tính năng trên các phiên bản mới, cắt xén ra để giúp người dùng phiên bản cũ có thể sử dụng. Cập nhật trực tiếp từng ứng dụng mà không phải đợi từ 6 tháng đến 1 năm và cũng phải phải chờ đợi nhà sản xuất thiết bị nữa.
Và do các điện thoại Android đều có Google Play Services thế nên điện thoại sẽ luôn làm mới ứng dụng. giả dụ như vài tháng trước Google đã thay đổi dịch vụ xác nhận khi cài đặt ứng dụng trên Android 4.2 . Càng ngày càng thiết bị sẽ càng ít phụ thuộc vào nhà sản xuất nữa, và đó là điều mà Google mong muốn trong tương lai.
Đăng ký: Viet Blogs
Nguồn tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét