Tin tức Việt

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Life of Pi

Nguồn : Bình Minh Mua

jXv2-5kA6YYYTipU9koD6XbJuZ0



Có bấm tạm dừng đến chục lần để nghiệm thì vẫn không hiểu hết kết cấu, hình ảnh, mạch phim cho đến lời thoại mà đạo diễn Lý An đặt trong đó. Chỉ nghe người ta nói này nói nọ.


Một con hổ Bengal, một con đười ươi với cái phao chuối, một con linh cẩu nhe răng, một con ngựa vằn tội nghiệp.


Pi, mẹ, tên đầu bếp dã man và thủy thủ xấu số.

Xem hết phim cảm thấy như mình bị lừa, hóa ra cái sự thật với toàn bộ nội dung phim mình xem là hai câu chuyện khác nhau. Đầu óc cứ lẩn quẩn đoạn con hổ Richard Parker đi vào rừng và Pi nằm nhìn. Đạo diễn để người xem tự chọn câu chuyện đã xảy ra, như lời Pi “già” nói lúc đầu:“I tell, you choose the story to believe”. Từ một cậu bé đặt niềm tin vào Chúa nhưng không biết Chúa là Chúa trời, Thánh Alla hay Thần đạo Hindu. Lạc giữa đại dương mênh mông, đến loài cá cũng tự phát sáng, cậu thấy cả thế giới chảy bên trên mình và bên dưới mình.

Nhưng không, cả thế giới chảy bên trong mình và bên ngoài mình.

Một con người là đại dương, mở miệng ra là cả vũ trụ. Còn trái tim nơi bé bỏng nhất, cô đơn nhất. Hành trình của Pi cho con người thấy niềm tin Chúa dõi theo mình, cả câu chuyện “fantasy” về một hòn đảo nổi và một hồ nước ngọt Chúa đem đến. Con đười ươi chính là mẹ Pi, con hổ Richard Paker chính là Pi. Tại sao tựa đề phim không phải là “Journey of Pi” mà là “Life of Pi”? Tôi nghĩ rằng, đó là để xâu chuỗi những kết nối những flashback nhỏ bé và những sự kiện xuyên suốt một cuộc đời. Gã đầu bếp giết mẹ Pi, Pi giết gã đầu bếp, sinh tồn 227 ngày với cuộc đấu tranh giữa đại dương, giữa bản thân mình và niềm tin tôn giáo. Hơn hết, cuộc đấu tranh xuyên suốt của bộ phim vừa là Pi đối với Richard Parker, giữa Pi và cái ác được khơi dậy trong bản năng của mình.

Pi giằng xé giữa hai nhân vật, đến nỗi cậu cho mình vào con hổ Bengal và đau đớn khi nó rời đi. Cái này làm tôi nhớ một câu thoại trong The Dark Knight:


- Batman: You are the pure evil.

- Joker: No, I am the necessary evil.


Nó làm tôi khẽ mỉm cười. Nó cho tôi một cái nhìn mới và cả một câu trả lời mới, rằng tại sao Chúa cho phép tội lỗi xảy ra. Chúa cho phép “the necessary evil” trên giới hạn của mình và cho con người sự gằng co của một cái ác nguyên thể với bản chất thật Chúa làm nên. Tội lỗi không đến từ Chúa, nhưng Ngài yêu người có tội. Đoạn Pi hét to với Chúa rằng: “I surrender, what more do you want?” làm tôi thấy thương quá chừng. Chúa không tạo nên một chủng tộc được nhân bản vô tính, nhưng cho con người tự do trong lựa chọn, trong sự tổn thương, sự đấu tranh bên ngoài, sự đấu tranh bản ngã và tìm đến với Ngài. Tại sao Chúa không úm ba la cái vèo đế tất cả về lại với Ngài, biết đến Ngài? Nhưng Chúa cho con người tìm kiếm cái emptiness ở bên trong mình, đối diện với cái overwhelming ở thế giới bên ngoài rồi trở về với Chúa. Đó là cái niềm hạnh phúc lớn nhất khi chiên con đi đúng đường, cho cả với Chúa và với mình.

Cảnh mình ấn tượng nhất trong phim không phải là cảnh Pi đấu tranh, không phải là cảnh bao la của đại dương và sinh vật sống trong nó, mà là cảnh đêm khuya Pi trên mạn tàu cứu hộ nhìn con hổ Richard Parker. Pi đưa tay ra, thì thầm: “What are you looking at. Talk to me”

Pi hiểu hơn ai hết rằng cậu không chạm được con hổ, và nó chưa bao giờ là bạn của cậu.

Pi cô đơn và đau khổ.

Richard Parker kiêu hãnh và cô độc. Hình ảnh con hổ ngồi im, đưa mắt lên trời cứ ám ảnh mình.

Pi nói: “I know he never was my friend. But there was something more than just my reflection in his eyes.”

Đó là một cái tôi khác của cậu. Một cái tôi đứng từ đằng xa, nhếch môi mỉm cười. Một cái tôi khác đang chìm trong căm ghét. Cái tôi đó, một là Richard Parker, hai là hình ảnh Pi đang đấu tranh kia. Nhưng cuối cùng, con hổ rời Pi và đi vào rừng. Pi nói cậu đau đớn khi không hiểu tại sao con hổ rời bỏ mình. Nhưng không, thật ra con hổ chọn cách đi xa khỏi Pi, buông tha cậu. Pi ngừng đấu tranh, nói cách khác bản chất tốt đẹp trong cậu thắng.

Luôn luôn có điều gì đó đi cùng với bóng tối làm tôi buồn lòng. Tôi cũng biết rằng bóng tối thì tồn tại trong cái ác nguyên thể. Nhưng cái cảnh con hổ bỏ đi như thể biết rằng nhóc con không thể thắng được ta, nhưng ta chọn rời bỏ cậu. Cái này thì làm tôi hình dung đến câu chuyện trong Mưa ở kiếp sau của Đoàn Minh Phượng.

Chắc xem vài chục lần nữa thì may sao tôi (cùng với cái tư duy vốn dĩ hoạt động rất chậm chạp của tôi) mới có thể thực sự chạm đến cái đẹp và cái sâu thẳm như đại dương nó chứa đựng. Nhưng thật lạ, tôi không thật sự muốn xem lại nó. Có lẽ tôi muốn giữ lại nguyên vẹn cái cảm giác, cái chiều sâu đó và cho rằng nó là cái gì thuộc về mình, chỉ riêng mình mà thôi.


Frida Lei. 28/01/2013




Đăng ký: Viet Blogs

Nguồn tin


Related Posts:

  • Paris hay Sài Gòn ?Nguồn : Bình Minh Mua Tháng 7.2011Một mình ở Paris.Thức dậy từ rất sớm, mở mắt rồi lăn mình cố nhướng đầu nhìn ra cửa sổ, Paris tháng 7 đã chớm thu rồ… Read More
  • Một bài thơNguồn : Bình Minh MuaHy vọng như dúm thuốc lá ướtcòn sót dưới đáy túianh hơ trong lòng tay.Em về nhà, ngày mưa xámđặt lên bàn chiếc bánh mì lạnh khôbá… Read More
  • Tìm đâu?Nguồn : Bình Minh Mua Một hôm tôi thấy cơn sayTrách tôi sao đã bao ngày xa nhau.Ừ nhỉ, tôi đã đi đâuTìm mình trong những khổ đau loài người.Hình như … Read More
  • nỗi buồn của tự “vẫn”.Nguồn : Bình Minh Mua gửi em,là một trò đùa tệ hại đấy. tôi không định đề cập tới tự vẫn hay tự sát gì đâu. tôi chỉ muốn nói với em, về nỗi buồn của … Read More
  • Từ biệtNguồn : Bình Minh Mua© Gobugi Em về đi… con dế ngủ quên rồiTrong ngăn bàn một thời đi họcHình như là… đêm nay… trăng cũng khócCon đường dài hun hút dư… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Nguồn Tin Mới